intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và cách tiếp cận về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại một số quốc gia, luận văn sẽ đề xuất cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh Tế NGUYỄN THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Người hướng dẫn: TS. Hà Công Anh Bảo HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của chính tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. Tôi đã trích dẫn đầy đủ tất cả những phần hoặc toàn bộ công trình mà tôi tham khảo, mọi ý tưởng của người khác mà tôi sử dụng. Tôi đã và sẽ không cho phép bất kỳ ai sao chép công trình của tôi với ý định xem luận văn của tôi như công trình của họ. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học trường đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi theo học tại đây. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam”, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Hà Công Anh Bảo, nếu không có sự hướng dẫn từ phía thầy, chắc chắn luận văn sẽ không thể hoàn thành. Tôi xin gưi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Luật đã chia sẻ những kiến thức quý báu giúp tôi nắm bắt được trọng tâm trong quá trình thực hiện luận văn và các thầy cô khoa sau đại học luôn tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp cho tôi đầy đủ thông tin về tiến độ và cách thức thực hiện luận văn này. Nguyễn Thị Thu Thủy
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ……………………………………………………………………………8 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ................................................................................ 8 1.1.2. Đặc điểm về thương mại điện tử ............................................................................ 9 1.2. Tranh chấp về thương mại điện tử .............................................................................10 1.2.1. Khái niệm tranh chấp về thương mại điện tử..................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm tranh chấp về thương mại điện tử ...................................................... 11 1.2.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ......... 12 1.3. Tổng quan về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ........14 1.3.1. Khái niệm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử 14 1.3.2. Đặc điểm của thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử ......... 16 1.4. Vai trò của việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử ...................................................................................................................................17 1.5. Thách thức trong việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử ............................................................................................................................19 CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA………………………...21 2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử theo phương thức tiếp cận của Hoa Kỳ ............................................................................................................21 2.1.1. Cách thức tiếp cận truyền thống của các Tòa án về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp............................................................................................................................... 21
  6. 2.1.2. Một số vụ án về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ở Hoa Kỳ .................................................................................................................. 22 2.1.3. Điểm yếu trong cách thức tiếp cận của Hoa Kỳ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử............................................................................... 27 2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử theo phương thức tiếp cận của Liên Minh Châu Âu .......................................................................................27 2.2.1. Phân tích Công ước số 68 của Brussels năm 1968 về các vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp ........................................................................................................... 27 2.2.2. Một số vụ án về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ở Liên Minh Châu Âu............................................................................................ 30 2.2.3. Điểm yếu trong cách thức tiếp cận của Châu Âu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử. ............................................................................. 31 2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử theo phương thức tiếp cận của Canada .............................................................................................................32 2.3.1. Một số vụ án về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ở Canada................................................................................................................... 33 2.3.2. Đánh giá phương thức tiếp cận của Canada về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử........................................................................................... 37 2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử theo phương thức tiếp cận của Ấn Độ ..............................................................................................................38 2.4.1. Quy định của pháp luật Ấn Độ trong Thương mại điện tử ............................. 38 2.4.2. Một số vụ án về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ở Ấn Độ .................................................................................................................... 40 2.5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử theo phương thức tiếp cận của ÚC ....................................................................................................................44 2.5.1. Cách thức tiếp cận truyền thống của Tòa án Úc về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp............................................................................................................................... 44 2.5.2. Một số vụ án về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử ở Úc ........................................................................................................................... 45
  7. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM…………………………………………………………53 3.1. Thực tiễn cách tiếp cận và xác định thẩm quyền GQTC TMĐT ở Việt Nam ....53 3.1.1. Thẩm quyết giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử thông qua Hòa giải………………………………………………………………………………53 3.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử thông qua Tòa án .................................................................................................................................... 56 3.2. Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ....................................................61 3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết trong Thương mại điện tử.........................................................................................64 3.4. Một số đề xuất với cơ quan giải quyết tranh chấp. ...................................................65 3.5. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một số trách nhiệm Pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài. .......66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...71
  8. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các cá nhân và tổ chức. Tác động của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề pháp lý quan trọng và khó khăn nhất hiện nay là việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay quyền tài phán trong không gian mạng. Thách thức mà Internet đưa ra là việc tuân thủ pháp luật địa phương hay quốc gia là chưa đủ để đảm bảo một doanh nghiệp hay cá nhân hạn chế được rủi ro pháp lý. Vì các trang web có thể truy cập trên toàn thế giới nên viễn cảnh chủ sở hữu trang web có thể bị vướng vào những tranh chấp pháp lý vượt ra khỏi biên giới. Để các doanh nghiệp có thể tận dụng được tiềm năng của Internet hay tham gia vào thị trường toàn cầu chỉ bằng một cú nhấp chuột thì việc nắm được các vấn đề pháp lý và lường trước những rủi ro là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, rủi ro không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp, người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử cẩn thận trọng và cân nhắc giữa nhiều yếu tố như chất lượng hàng hóa, bảo mật thông tin, hay vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là cần thiết và luận văn này tập trung vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề lý luận và cách thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Từ đó, đưa ra một số đề xuất đối với cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một số trách nhiệm pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài.
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển và đổi mới không ngừng của hệ thống mạng Internet và phương tiện điện tử đã mang đến xu hướng toàn cầu hóa cho nhiều doanh nghiệp và phát sinh khái niệm “Thương mại điện tử (TMĐT)”, từ đó thay đổi hoàn toàn cách các công ty hoạt động, cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Chính sự phát triển vượt bậc của Internet cho phép các doanh nghiệp tiếp cận số lượng lớn đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các website của họ. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường thông qua hệ thống máy tính với kết nối Intermet để có thể hiện diện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp và khách hàng có thể gặp phải một số rủi ro khi tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử. Trong TMĐT, các tranh chấp diễn ra đa dạng và phức tạp hơn bởi các đặc tính khác biệt so với thương mại truyền thống. Thực tế giải quyết các tranh chấp cho thấy việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông thường vào giải quyết tranh chấp TMĐT gặp nhiều bất cập như: khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thời gian giải quyết tranh chấp v.v. Quan trọng hơn, đặc tính toàn cầu duy nhất của Internet đã ngăn cản một cách tiếp cận thống nhất đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các giao dịch Thương mại điện tử. Việc thiếu khung pháp lý thống nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến các giao dịch qua Internet giữa các quốc gia khác nhau có nghĩa là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức có thể đối mặt với bất kỳ phán quyết pháp lý nước ngoài nào mà các trang web có thể truy cập. Những khó khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ khiến cho các công ty có trang web gặp khó khăn trong việc hạn chế trách nhiệm pháp lý và kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại điện tử hiện nay và đưa ra thống nhất về cách thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong TMĐT. Với lý do này, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử: Kinh nghiệm một số nước và đề xuất cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu cách thức tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong TMĐT của một số quốc gia, tìm ra những điểm
  10. 2 phù hợp và hạn chế và đưa ra đề xuất cho cơ quan giải quyết tranh chấp và doanh nghiệp Việt Nam để hạn chế một số trách nhiệm pháp lý liên quan. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, thương mại điện tử thu hút được sự quan tâm lớn về khía cạnh pháp lý của rất nhiều các quốc gia khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến cuốn sách: “The law of electronic commerce” của tác giả người Úc Alan Davidson, với những phân tích chuyên sâu về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đưa ra và áp dụng các hình thức thương mại điện tử khác nhau. Cuốn sách bao gồm nhiều chương tập trung phân tích các vấn đề chính của thương mại điện tử như: Khuôn khổ pháp lý của Úc liên quan đến thương mại điện tử, quy định của một số quốc gia về hợp đồng điện tử, các loại hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, vấn đề bản quyền trong không gian mạng, tên miền và các tranh chấp liên quan, thẩm quyền trong không gian mạng, bảo vệ an toàn thông tin trong không gian mạng và các vấn đề về tội phạm, bằng chứng, kiểm duyệt trong thương mại điện tử. Tác giả Alan Davidson đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về mọi khía cạnh pháp lý liên quan đến thương mại điện tử không chỉ dưới góc độ của luật pháp Úc mà còn nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, còn một số bài phân tích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở một số quốc gia như bài viết “United states and European union approaches to internet jurisdiction and their impact on e-commerce” năm 2014 của tác giả Cindy Chen về cách tiếp cận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU). Tác giả tập trung phân tích các phương pháp tiếp cận khác nhau mà Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện nhằm xác định quyền tài phán và cách thức mà sự thiếu thống nhất này hạn chế sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử vì các chiến lược khác nhau mà các doanh nghiệp phải sử dụng để hạn chế trách nhiệm pháp lý. Bài viết còn cung cấp cái nhìn tổng quan về Internet và cách các cơ sở hạ tầng của nó đồng thời khuyến khích và cản trở sự phát triển của thương mại điện tử. Bài viết: “Jurisdictional issues relating to e-commerce law in India” của tác giả Tanai Nadkarni phân tích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định
  11. 3 của pháp luật Ấn Độ và một số thử nghiệm mà Ấn Độ áp dụng để xác định quyền tài phán. Bài viết phân tích một số quy định của luật của Ấn Độ liên quan đến thương mại điện tử, khuôn khổ pháp lý để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp với các vụ việc có yếu tố nước ngoài. Từ đó tác giả Tanai Nadkami có chỉ ra một số hạn chế trong các quy định của pháp luật Ấn Độ trong cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện pháp luật. Bài viết “Jurisdictional Issues in Electronic Commerce: A Canadian Perspective” năm 2004 của tác giả Kornfeld LLP phân tích vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện từ từ góc độ của Canada và các thử nghiệm nhằm xác định mối liên hệ giữa vụ việc với nơi giải quyết tranh chấp để xác lập quyền tài phán. Bài viết tập trung phân tích khuôn khổ pháp lý chung xem xét khi nào các tòa án Canada có thể đảm nhận quyền tài phán đối với các nhà cung cấp trực tuyến nước ngoài và khi nào các doanh nghiệp Canada có thể phải tuân theo quyền tài phán của các tòa án ở xa vị trí của doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Một số thảo luận ngắn gọn về những rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến từ các trang web nước ngoài và các biện pháp khắc phục cũng như một số hướng dẫn cho các doanh nghiệp Canada để giới hạn trách nhiệm pháp lý tiềm tàng của họ trong các khu vực pháp lý nước ngoài khi tham gia vào thương mại điện tử cũng được tác giả Kornfelf LLP phân tích chi tiết. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam kéo theo rất nhiều những tranh chấp pháp lý xảy ra, từ đó nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cho vấn đề này. Đến nay, đã có một số đề án, công trình nghiên cứu về TMĐT và một số vấn đề pháp lý liên quan đến TMĐT. Một số đề án tiêu biểu tại Việt Nam như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Văn Thiệp với đề tài “Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” năm 2016 chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận, nội dung và thực tiễn thực hiện pháp luật thương mại điện tử từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử cho Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đoàn Quỳnh Thương về đề tài “Giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử ở Việt Nam” năm 2013 nghiên cứu một số vấn đề lý
  12. 4 luận và thực trạng giải quyết tranh chấp TMĐT ở Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý giúp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Luận văn thạc sĩ của tác giả Tô Hồng Ngọc về đề tài “Pháp luật Việt Nam về giải quyết Thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của Hiệp định thương mại tự do EVFTA” năm 2021 nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với các pháp nhân, cá nhân tổ chức tại Việt Nam khi tham gia tố tụng tại tòa án Anh nhằm cảnh báo trước những vấn đề và nguy cơ có thể gặp phải tại tòa án Anh nếu thiếu sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc. Bài viết của tác giả Lương Tuấn Nghĩa về “Đặc điểm vai trò của pháp luật thương mại điện tử và quan điểm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử trong thời gian tới” số ngày 13/06/2017 nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của pháp luật thương mại điện tử và đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam. Bài viết của tác giả Phạm Thị Hồng Nhung và Nguyễn Việt Dũng về “Pháp luật về Thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện” năm 2021 tập trung nghiên cứu tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử và một số hạn chế, bất cập từ đó đưa ra đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về thương mại điện tử cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử v.v. Xem xét về tình hình nghiên cứu về đề tài này, Việt Nam chưa thực sự có một đề tài đi sâu vào vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử hay phân tích cách thức xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, một trong những nội dung pháp lý quan trọng để các cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện vai trò của mình, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp có những phương án phù hợp để hạn chế các trách nhiệm pháp lý khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và cách tiếp cận về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
  13. 5 tại một số quốc gia, luận văn sẽ đề xuất cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử cho Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì đề tải phải đạt được các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về tranh chấp thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử - Xác định vai trò và thách thức của việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử - Tiếp cận và nghiên cứu cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu (EU), Canada, Ấn Độ, Úc để có những đánh giá, so sánh, tham khảo nhằm đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu thực tiễn cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở Việt Nam nhằm chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và đưa ra đánh giá ưu, nhược điệm của thực trạng. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử. - Đưa ra những đề xuất, kiến nghị với cơ quan giải quyết tranh chấp và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử để hạn chế một số trách nhiệm pháp lý liên quan đến các cơ quan tài phán nước ngoài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thẩm quyền giải quyết trong thương mại điện tử ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là một phạm trù rộng, gồm nhiều chế định, quy phạm pháp luật phức tạp về thẩm quyền. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp trong không gian mạng.
  14. 6 Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn cách xác định thẩm quyền của Tòa án tại một số quốc gia đối với các tranh chấp trong thương mại điện tử. Không gian: Phạm vị nghiên cứu của luận văn tập trung vào cách tiếp cận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Úc và Liên minh Châu Âu (EU) để từ đó phân tích, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp tiếp cận và đưa ra đề xuất về cách thức tiếp cận phù hợp cho các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam và cho các bên tham gia vào Thương mại điện tử. Các quốc gia đã đề cấp đều có lĩnh vực thương mại điện tử rất phát triển và có những cách tiếp cận nhất định đối với việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Mỗi quốc gia có những cách tiếp cận riêng thông qua những vụ việc cụ thể từ đó tác giả có thể so sánh và đưa ra những nhận định và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau như Civil law hay Common law giúp đưa ra cái nhìn đa chiều về cách tiếp cận xác định thẩm quyền tài phán trong không gian mạng. Đặc biệt hơn, một số thử nghiệm như “Thang trượt Zippo” được tòa án Hoa Kỳ áp dụng hay thử nghiệm “Real and substantial connection” được tòa án Canada áp dụng đã có những chỉ dẫn cụ thể về cách xác định mối liên hệ giữa vụ việc và cơ quan giải quyết tranh chấp và được tham khảo phổ biến trên thế giới. Thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật từ năm 1995 khi Bộ Luật Dân sự ra đời. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích các vấn đề được đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống dùng trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong không gian mạng giữa các quốc gia. Phương pháp phân tích đánh giá: được sử dụng trong toàn bộ Luận văn để phân tích các quy định pháp luật, các báo cáo, số liệu và những vụ án điển hình.
  15. 7 Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các quan điểm, các quy định của pháp luật và thực trạng để đưa ra quan điểm của tác giả. Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng các phương pháp logic, phương pháp quy nạp, hệ thống, đối chiếu v.v trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ các công trình khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước để phân tích các vấn đề đặt ra trong luận văn một cách thấu đáo 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận Văn gồm 3 chương, cụ thế như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thương mại điện tử và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử Chương 2: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tại một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3: Một số đề xuất về về cách tiếp cận và xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cho Việt Nam
  16. 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại trực tuyến” (online trade), “kinh doanh điện tử” (electronic business). Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử. Theo Luật mẫu của Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) của Liên Hợp Quốc về thương mại điện tử năm 1996, Thương mại điện tử được hiểu là việc sử dụng “thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại” (Điều 1) “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học và các phương tiện tương tự, bao gồm, nhưng không han chế ở, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax.” (Điều 2). Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tư, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Theo WTO, TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, mua bán và thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình như truyền thống hoặc giao nhận dưới dạng số hóa thông qua mạng Internet. Theo OECD, TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ liệu đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL).
  17. 9 Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/09/2021, của Chính phủ về Thương mại điện tử đã đưa ra định nghĩa về hoạt động thương mại điện tử: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Theo Khoản 4 Điều 6 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đưa ra khái niệm về giao dịch điện tử, theo đó, giao dịch điện tử là “giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”, “phương tiện điện tử ở đây là phương tiện hoạt động trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” (Khoản 4 Điều 10). Nhìn chung, phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử tương đối rộng gồm nhiều lĩnh vực từ thương mại đến các lĩnh vực khác như dân sự, công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Như vậy, Thương mại điện tử theo nghĩa rộng có thể được hiểu là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được các bên tham gia thực hiện thông qua các phương tiện điện tử từ điện thoại, telex, facimile, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử… tới các máy tính kết nối với nhau trong một mạng lưới kín hay một mạng lưới mở như Internet”1. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua hệ thống mạng Internet. 1.1.2. Đặc điểm về thương mại điện tử Thương mại điện tử có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, về hình thức: TMĐT được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Thứ hai, về phạm vi hoạt động: Thị trường trong TMĐT là thị trường phi biên giới. Trong TMĐT, các cá nhân từ tất cả các quốc gia không cần di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào mà có vẫn có thể thực hiện việc trao đổi thông tin thông qua mạng máy tính toàn cầu. 1 Đoàn Quỳnh Thương (2013), Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội
  18. 10 Thứ ba, về thời gian giao dịch: Các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và các phương tiện điện tử kết nối các mạng này. Thứ tư, về hệ thống thông tin trong TMĐT: Các bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin để tiến hành đám phán ký kết hợp đồng Thứ năm, TMĐT có tốc độ nhanh: Các phương tiện điện tử như máy tính xử lý dữ liệu cho phép truyền, gửi, nhận các thông điệp dữ liệu nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn nên các bước trong quá trình giao dịch đều được tiến hành nhanh hơn. Thứ sáu, TMĐT yêu cầu trình độ nhất định về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh: Để triển khai TMĐT cần có hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin phát triển, đội ngũ cán bộ, chuyên gia thành thạo về công nghệ, kỹ năng về thương mại, ngoại ngữ và pháp lý. 1.2. Tranh chấp về thương mại điện tử 1.2.1. Khái niệm tranh chấp về thương mại điện tử Trên thế giới hiện nay có đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tranh chấp thương mại, tuy nhiên hầu hết các cách tiếp cận đều đưa ra quan điểm tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có đề cập đến vấn đề này thông qua các quy định trong một số văn bản pháp luật. Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Theo khái niệm này, hoạt động thương mại bao gồm các hoạt động có mục đích sinh lời. Từ cách thức tiếp nhận của Luật Thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh doanh trong trong luật doanh nghiệp những năm trước cũng như Luật doanh nghiệp năm 2020. Tại Khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
  19. 11 số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm múc đích tìm kiếm lợi nhuận”. Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có liệt kê những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Những nội dung được liệt kê trong quy định này cũng tương đồng trong hướng tiếp cận của Luật Thương mại năm 2005.Từ đó cho thấy, quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định văn bản pháp luật khá nhất quán và có sự tương đồng với cách tiếp cận của thế giới. Từ việc tiếp cận khái niệm về tranh chấp thương mại, tranh chấp về thương mại điện tử được hiểu là sự bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hoạt động thương mại điện tử. 1.2.2. Đặc điểm tranh chấp về thương mại điện tử Thương mại điện tử có những đặc điểm khác cơ bản so với thương mại truyền thống như về hình thức, về phạm vi hoạt động, về chủ thể, về tốc độ giao dịch, về tính rủi ro…dẫn đến những đặc điểm khác biệt của tranh chấp về thương mại điện tử. Thứ nhất, về hình thức: TMĐT sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông, chủ yếu là Internet, các bên tiến hành giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc có thể không biết nhau từ trước. Vì vậy, việc phát sinh tranh chấp cũng diễn ra trong môi trường điện tử, các bên tham gia phát sinh xung đột về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các giao dịch như: ký kết hợp đồng điện tử, thanh toán, hóa đơn, tình trạng hàng hóa…. Thứ hai, về phạm vi hoạt động: Thị trường trong TMĐT là thị trường xuyên biên giới. Các bên tham gia có thể thực hiện việc trao đổi thông tin thông qua mạng Internet mà không cần di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào. Các tranh chấp phát sinh không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn giữa các bên giữa các quốc gia với nhau. Thứ ba, về chủ thể tham gia: Trong thương mại điện tử sẽ có sự tham gia của ít nhất ba bên, bên cạnh các bên giao dịch với nhau còn có sự tham gia của bên thứ
  20. 12 ba như các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Các chủ thể này không phải chủ thể của hợp đồng TMĐT, họ không tham gia trực tiếp vào các giao dịch nhưng là những người hỗ trợ, tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT được diễn ra đồng thời xác minh độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. Thứ tư, về tính chất rủi ro: TMĐT mang tính rủi ro cao so với thương mại truyền thống bởi khi hoạt động trong môi trường điện tử, việc xác định các yếu tố liên quan đến hợp đồng như xác định chất lượng hàng hóa, cách thức thanh toán, giao nhận hàng hóa sẽ rất khó khăn dễ dàng dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện. Thứ năm, về phương thức giải quyết tranh chấp: Cũng giống như tranh chấp trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Hiện nay giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến đang phát triển mạnh. 1.2.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử Thứ nhất, về hệ thống các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bao gồm các điều ước quốc tế, các văn kiện quốc tế như Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL, Đạo luật mẫu về chữ kí điện tử và hệ thống văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, các án lệ, tập quán, thói quen. Thứ hai, về phương thức giải quyết tranh chấp, trong TMĐT hiện nay, giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua 4 phương thức: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại và hệ thống tòa án. Thứ ba, về việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đối với các tranh chấp về Thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài Thứ tư, về chủ thể trong tranh chấp thương mại điện tử. Có 4 chủ thể tham gia phần lớn vào các hoạt động thương mại điện tử bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động. Do đó, các tranh chấp phổ biến trong thương mại điện tử bao gồm: tranh chấp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tranh chấp giữa doanh nghiệp và chính phủ, tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2