Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
lượt xem 15
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài "Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án" là nhằm làm rõ, đánh giá quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu; thông qua đó đưa ra các gợi mở, kiến nghị và định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật và thực tiễn xét xử liên quan
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LẠI THỊ NGỌC LIÊN XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LẠI THỊ NGỌC LIÊN XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI AN BÌNH DƯƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Hải An. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. TÁC GIẢ Lại Thị Ngọc Liên i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình và quý báu của Tiến sĩ Nguyễn Hải An và tập thể các giảng viên Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, Phòng Đào tạo và Viện đào tạo sau Đại học của nhà trường cùng các giảng viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập. Do thời gian có hạn, luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy/Cô và Quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lại Thị Ngọc Liên ii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BLDS Bộ luật Dân sự 2 HĐTC Hợp đồng thế chấp 3 HĐTD Hợp đồng tín dụng 4 LĐĐ Luật Đất đai 5 NHTM Ngân hàng Thương mại 6 QSDĐ Quyền sử dụng đất iii
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do thực hiện đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của nghiên cứu 10 7. Bố cục của luận văn 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU 13 1.1. Khái quát chung về xử lý hợp đồng chế chấp vô hiệu 13 1.1.1. Khái niệm xử lý Hợp đồng thế chấp vô hiệu 13 1.1.2. Đặc trưng của xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 15 1.1.3. Các biện pháp xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 18 1.1.4. Ý nghĩa pháp lý của xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 19 1.2. Quy định của pháp luật về các trường hợp hợp đồng thế chấp vô hiệu và xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 21 1.2.1. Các trường hợp hợp đồng thế chấp vô hiệu 21 1.2.2. Thời hạn yêu cầu xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 35 1.2.3. Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN 45 2.1. Pháp luật về Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu 45 2.1.1. Quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu 45 2.1.2. Quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai vô hiệu 47 2.1.3. Quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp là tài sản chung vợ chồng vô hiệu 49 2.1.4. Quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp là tài sản chung hộ gia đình vô hiệu 51 iv
- 2.2. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu tại Tòa án thông qua một số bản án tiêu biểu 56 2.2.1. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu 56 2.2.2. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai vô hiệu 61 2.2.3. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp là tài sản chung vợ chồng vô hiệu 68 2.2.4. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp là tài sản chung hộ gia đình vô hiệu 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN 78 3.1. Trường hợp Hợp đồng thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu 78 3.2. Trường hợp Hợp đồng thế chấp có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai vô hiệu 80 3.3. Trường hợp Hợp đồng thế chấp có đối tượng là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu 81 3.4. Trường hợp Hợp đồng thế chấp có đối tượng là tài sản chung của hộ gia đình vô hiệu 82 KẾT LUẬN CHUNG 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng phát triển và quan hệ pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội này cũng ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, mất mát. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản, trong đó có biện pháp thế chấp tài sản khi thực hiện giao dịch luôn được các bên quan tâm, để đảm bảo rằng các bên sẽ thực hiện đúng cam kết và phải chịu hậu quả pháp lý nếu vi phạm nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, là biện pháp hữu hiệu để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận tại hợp đồng. Tuy vậy trên thực tế, vì một số trở ngại khách quan và nguyên nhân chủ quan, hợp đồng thế chấp tài sản vẫn bị vô hiệu do không đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật đã gây ra nhiều hậu quả, thiệt hại không mong muốn đối với các bên giao dịch và cả bên thứ ba có liên quan. Trong đó phải kể đến một số vấn đề pháp lý như: Về chủ thể, các bên tham gia giao dịch thế chấp bằng tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên thứ ba nhưng chủ sở hữu không trực tiếp giao kết hợp đồng; giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất và/hoặc quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, bất động sản khác không được công chứng, không đáp ứng về mặt hình thức, không được đăng ký giao dịch bảo đảm; tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, bất động sản đưa vào giao dịch chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, không đáp ứng điều kiện giao dịch bảo đảm… Hiện nay, một số quy định của pháp luật về thế chấp và giải quyết hợp đồng thế chấp vô hiệu chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, gây khó khăn cho các chủ thể khi xác lập, thực hiện giao dịch cũng như gây lúng túng cho các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp và thi hành án. 1
- Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án” làm luận văn thạc sĩ của mình vì những lý do sau: Thứ nhất, tác giả mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng thế chấp vô hiệu và vấn đề xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. Thứ hai, việc nghiên cứu vấn đề xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn, sử dụng các biện pháp xử lý tương ứng một cách phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thế chấp. Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu tại một số Tòa án, tác giả nỗ lực tìm ra những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thực hiện pháp luật, từ đó giúp các cơ quan Nhà nước Việt Nam đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nhằm làm rõ, đánh giá quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu; thông qua đó đưa ra các gợi mở, kiến nghị và định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật và thực tiễn xét xử liên quan. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ các vấn đề pháp lý của hợp đồng thế chấp vô hiệu một cách có hệ thống trên cơ sở phân tích pháp luật, thực tiễn xét xử của Tòa án. - Đánh giá được hiệu quả cũng như bất cập của quy định pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. - Đưa ra được các khuyến cáo hữu ích cho các bên khi xác lập hợp đồng thế chấp; rút kinh nghiệm giải quyết và xử lý cho công tác xét xử trong các tranh chấp liên quan đến yêu cầu hợp đồng thế chấp vô hiệu. 2
- - Đưa ra các kiến nghị và định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp và xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đi vào thực hiện ba nhiệm vụ chính để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận chung về hợp đồng thế chấp vô hiệu, xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu bao gồm: Khái niệm, đặc trưng, trình tự và ý nghĩa pháp lý của xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. Thứ hai, phân tích các quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu qua một số bản án đã được xét xử. Thứ ba, từ việc nghiên cứu các nội dung trên, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, luận văn sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực tiễn giải quyết hợp đồng thế chấp vô hiệu thường liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? - Bản chất pháp lý của hợp đồng thế chấp vô hiệu? - Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết, xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu tại Tòa án như thế nào? - Những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình giải quyết hợp đồng thế chấp vô hiệu? - Giải pháp, kiến nghị nào để hoàn thiện quy định pháp luật và thực tiễn xét xử về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu? 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu, học viên nhận thấy vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản tại Tòa án không phải là vấn đề mới trong hoạt động nghiên cứu, bằng chứng là đã có công trình nghiên cứu có liên quan như: 3
- 3.1. Luận án, luận văn - Vũ Thị Hồng Yến (2013), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã làm rõ các khía cạnh pháp lý và thực tiễn của tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Qua đó xác định rõ những loại tài sản nào được phép dùng làm tài sản thế chấp, điều kiện của tài sản thế chấp, các điều kiện pháp lý và phương thức xử lý tài sản thế chấp, việc xác lập, công bố và chấm dứt quyền của bên nhận thế chấp trên tài sản thế chấp… Đồng thời, nhận định, đánh giá sự phù hợp của hệ thống pháp luật hiện hành qua thực tiễn áp dụng các quy định về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp, so sánh các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp, đưa ra các giải pháp tổng thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. - Hoàng Anh Tuấn (2006), “Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. Công trình khoa học này đã phân tích về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Tác giả đã phát hiện ra những bất cập của các quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm từ đó có những đề xuất, kiến nghị có giá trị trong việc hoàn thiện pháp luật và trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Lê Thị Thúy Bình (2016), “Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của những kết quả đạt được và những yếu kém, xác định được các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam 3.2. Sách tham khảo - Đỗ Văn Đại (2012), “Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án”, tập 1 và 2, Nxb. Chính trị quốc gia. 4
- Cuốn sách chuyên khảo về lĩnh vực nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với sự kết hợp các kiến thức pháp lý từ “cổ luật” Việt Nam đến luật thực định của Việt Nam có sự so sánh với quy định của Pháp là nước có nền pháp luật đại diện, tiêu biểu cho hệ thống pháp luật Châu Âu. Trên cơ sở tuyển chọn và trích dẫn các bản án, quyết định của tòa án các cấp, tác giả đã nghiên cứu, bình luận các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có biện pháp thế chấp tài sản. Các vấn đề pháp lý trọng yếu của giao dịch thế chấp như tài sản thế chấp và việc xử lý tài sản thế chấp được tác giả khai thác dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu về những điểm tích cực và hạn chế từ những bản án tiêu biểu đã được xét xử tại các cấp tòa án. Trên cơ sở đó nhiều giải pháp có giá trị được tác giả đề xuất góp phần hoàn thiện hơn nữa quy định của Bộ luật Dân sự 2005. - Nguyễn Văn Hoạt (2004), “Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản”, luận án tiến sĩ Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận về đảm bảo tiền vay và pháp luật về bảo đảm tiền vay; phát hiện và đưa ra những luận chứng có cơ sở khoa học về biện pháp thế chấp, các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản, cũng như chỉ ra nguyên nhân của những thực trạng đó, luận án đã đưa ra những giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp thế chấp ở nước ta. - Vũ Thị Hồng Yến (2013), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã làm rõ các khía cạnh pháp lý và thực tiễn của tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Qua đó xác định rõ những loại tài sản nào được phép dùng làm tài sản thế chấp, điều kiện của tài sản thế chấp, các điều kiện pháp lý và phương thức xử lý tài sản thế chấp, việc xác lập, công bố và chấm dứt quyền của bên nhận thế chấp trên tài sản thế chấp… Đồng thời, nhận định, đánh giá sự phù 5
- hợp của hệ thống pháp luật hiện hành qua thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, so sánh các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và đưa ra các giải pháp tổng hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Luận án cho tác giả một nền tảng cơ bản về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bùi Thị Duyên (2014), “Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Luận văn đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhìn nhận đúng bản chất của thế chấp tài sản là quan hệ vật quyền bảo đảm, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong đó có các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như xây dựng luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Hoàng Văn Bích (2014), “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử các tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, từ đó chỉ ra những sai sót hay mắc phải của thẩm phán khi giải quyết án dẫn đến sai sót làm án bị sửa, bị hủy. Luận văn cũng đề ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng. Phạm Ngọc Trung (2017), “Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM. 6
- Luận văn nghiên cứu chủ yếu các tranh chấp phát sinh từ thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại Tòa án, chỉ ra những khó khăn và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Trương Tuấn Lương (2019), “Hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đi vào nghiên cứu pháp luật và phân tích các đặc điểm và nội dung của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại. Bài viết đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục hành chính để khắc phục những bất cập của pháp luật để cho phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Cả ba đề tài của tác giả Hoàng Văn Bích, Phạm Ngọc Trung và Trương Tuấn Lương đề cập đến đối tượng là hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng, và có phân tích các thực tiễn tài phán về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của tòa án trong khi nhiều án lệ về hợp đồng thế chấp vô hiệu ngày càng được ban hành. 3.3. Bài viết tạp chí - Hồ Quang Huy (2011), “Vật quyền bảo đảm - những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật dân sự của nước ta”,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Bài viết đã trình bày về lý thuyết của vật quyền bảo đảm và đánh giá những hạn chế của pháp luật Việt Nam khi đối chiếu với các nguyên lý về vật quyền bảo đảm. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2005 theo lý thuyết về vật quyền bảo đảm. - Trương Thanh Đức (2009), “Những điều không thể về giao dịch bảo đảm”, Tài liệu tọa đàm Tổng kết tình hình thi hành các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005, Hà Nội. Bài viết đã phân tích những điểm bất cập của pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện hành như quy định của pháp luật coi biện pháp bảo 7
- đảm là hợp đồng bảo đảm, quy định nghĩa vụ trong tương lai là hợp đồng trong tương lai, quy định tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thế chấp, có quá nhiều thủ tục bắt buộc đối với một giao dịch bảo đảm... Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định pháp luật bảo đảm cần phải được sửa đổi để bảo vệ tốt hơn cho người nhận bảo đảm. - Tưởng Duy Lượng (2020), Bàn về tài sản thế chấp và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp, Tạp chí Kiểm sát, Số 8, tr. 30 – 38. Bài viết đi vào phân tích các khía cạnh của các loại tài sản thế chấp như tài sản thế chấp được bảo hiểm, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất hoặc tài sản thế chấp là tài sản gắn liền với đất, từ đó chỉ ra một vài vấn đề xảy ra trong thực tiễn áp dụng. Bài viết còn phân tích kỹ lưỡng quy định Điều 319 BLDS năm 2015 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Đỗ Thị Hải Yến (2017), Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có vô hiệu hay không khi không đăng ký giao dịch bảo đảm: Kỳ I, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tr. 17-20 Bài viết phân tích quy định của pháp luật qua các thời kỳ về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Bài viết còn phân tích những quy định trong Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và cho rằng những quy định cụ thể này sẽ tạo thuận lợi cho mọi hoạt động xét xử của Tòa án trong trường hợp vụ việc phải đưa ra giải quyết tại Tòa. Vũ Thị Hồng Yến (2011), “Những tài sản không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp”, Tạp chí Luật học, số 7/2011, 63-69. Vũ Thị Hồng Yến (2011), “Xử lý tài sản thế chấp và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số Chuyên đề Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm), tr. 73-84. Có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu nói trên đã có những phân tích rất sâu sắc về các biện pháp bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản nói riêng, đã nghiên cứu về thế chấp tài sản ở nhiều góc độ khác nhau với ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đề tài mà tác giả lựa chọn là lĩnh vực hẹp, tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế 8
- chấp vô hiệu. Có thể nói, đây là công trình khoa học pháp lý mang tính ứng dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến thế chấp tài sản nói chung và thế chấp trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Do vậy, “Xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án” là đề tài luận văn nghiên cứu có tính mới và thời sự. 4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp vô hiệu, xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu (BLDS 2015); các quan điểm của các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên để đánh giá những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu của và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết, xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu tại Tòa án và kết quả tổng hợp tại các Báo cáo tổng kết chuyên ngành. Từ đó, giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Từ đối tượng nghiên cứu trên, luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của BLDS 2015 về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu và thực tiễn xét xử của Toà án về xử lý hợp đồng tín dụng vô hiệu. - Phạm vi không gian: Tòa án nhân dân tại các địa phương trên cả nước. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu khoa học của mình, tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, các thành tựu về triết học, lịch sử, các học thuyết chính trị - pháp lý của các nhà nghiên cứu đi trước cũng là những cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả có cơ sở đi sâu vào nghiên cứu. 9
- Trong quá trình nghiên cứu khoa học, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp khảo sát, phỏng vấn ý kiến chuyên gia: Để thực hiện công trình nghiên cứu của mình, học viên thực hiện thu thập quan điểm của các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân,, Kiểm sát viên,…những người trực tiếp tham gia xét xử giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp vô hiệu để có cơ sở đánh giá những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu; từ đó, tìm ra nguyên nhân khó khăn, vướng mắc liên quan đề xuất, kiến nghị giải pháp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu hợp đồng thế chấp vô hiệu. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: Đây là hai phương pháp nghiên cứu quan trọng của đề tài, được sử dụng ở cả 3 Chương của luận văn, nhằm phân tích, giải mã và đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn xét xử về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng hợp và đúc rút kết quả của quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích bản án: Là phương pháp chủ đạo của đề tài, được sử dụng để phân tích, đánh giá và bình luận các bản án được xét xử bởi Toà án liên quan đến yêu cầu hợp đồng thế chấp vô hiệu. Từ đó, tạo tiền đề để phát hiện các vấn đề liên quan, cũng như tạo ra các luận cứ quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích bản án tập trung vào các lập luận của tòa án, các đương sự và bên liên quan để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy định của các văn bản pháp luật sau: (i) BLDS năm 2005 và BLDS 2015 về hợp đồng thế chấp và xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu; (ii) Quan điểm xét xử của các Tòa án về các vụ án có liên quan đến trường hợp hợp đồng thế chấp vô hiệu. Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt để làm rõ những quy định tiến bộ, nhằm gợi mở, kiến nghị cho cơ chế áp dụng chính xác, hiệu quả và đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật. 6. Đóng góp của nghiên cứu Ý nghĩa lý luận : 10
- Luận văn là một công trình khoa học có hệ thống, là một tài liệu tham khảo thiết thực và bổ ích cho các bạn sinh viên, học viên, các bạn nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo luật không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà còn hướng tới trở thành một tài liệu thiết thực và toàn diện cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp, … về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. Kết quả của đề tài sẽ là một nguồn kiến thức bổ ích phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu cho các chủ thể khi tham gia ký kết Hợp đồng, để họ có những hiểu biết cơ bản có thể áp dụng khi tiến hành ký kết Hợp đồng, tránh những nguy cơ rủi ro và các thiệt hại có thể xảy ra. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn với những nội dung cơ bản về hợp đồng thế chấp vô hiệu, xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu đã giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực giúp thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật liên quan. Luận văn đưa ra những đề xuất, định hướng và giải pháp tổng thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu, đồng thời tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật này phù hợp với yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kết quả từ những phân tích của luận văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu phù hợp. Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần đưa ra những kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện các quy định xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung Luận văn bao gồm có ba chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu. 11
- Chương 2. Thực trạng xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu thông qua hoạt động xét xử của Toà án. 12
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP VÔ HIỆU 1.1. Khái quát chung về xử lý hợp đồng chế chấp vô hiệu 1.1.1. Khái niệm xử lý Hợp đồng thế chấp vô hiệu Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Quan niệm về thế chấp tài sản qua nhiều thời kỳ lịch sử ở các quốc gia cũng có sự nhìn nhận khác khau. Khái niệm về thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam có những sự khác biệt rõ rệt theo từng thời kỳ khác nhau. Nhưng nhìn tổng thể, Việt Nam phát triển những quy định về thế chấp mang thiên hướng của hệ thống thông luật (Common Law). Theo đó, chủ nợ chỉ phát sinh quyền truy đòi tài sản thế chấp khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo pháp luật. Quyền sở hữu tài sản không được chuyển giao cho bên thế chấp khi xác lập hợp đồng. Theo BLDS 2015, tại khoản 1 Điều 317 Luật này quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”. Hợp đồng thế chấp là một loại hợp đồng đặc thù, nó phát sinh từ hợp đồng chính là hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (thường là hợp đồng vay vốn, vay tài sản hoặc hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng kinh tế khác) và để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp với bên nhận thế chấp quy định trong hợp đồng chính. Theo đó, hợp đồng thế chấp cũng là một loại hợp đồng dân sự. Hiện nay, pháp luật chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ hợp đồng vô hiệu hay hợp đồng thế chấp vô hiệu. Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Hợp đồng thế chấp là một trong các giao dịch dân sự bên cạnh các hành vi pháp lý đơn phương, nên ta có thể áp dụng điều luật này để định nghĩa về hợp đồng thế chấp vô hiệu. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 108 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 90 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn