intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác nhận hiện tượng tiêu điểm có vai trò quan trọng trong cấu trúc thông tin khi sử dụng câu với tƣ cách nhƣ 1 đơn vị thông tin trong giao tiếp; đề tài góp phần miêu tả, phân tích các mô hình tiêu điểm hóa của cấu trúc câu tiếng Việt nhằm rút ra những những đặc thù của cấu trúc thông tin bên cạnh cấu trúc chủ - vị và đề - thuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐÀO THỊ MINH NGỌC BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- ĐÀO THỊ MINH NGỌC BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG CỔN Hà Nội - 2010
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 4. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu ................................................................... 4 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 5.2. Tƣ liệu khảo sát ............................................................................................................. 4 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT................ 6 1.1.Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 6 1.1.1.Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học ................................. 6 1.1.1.1. Lý thuyết phân đoạn thực tại ............................................................................... 6 1.1.1.2. Cấu trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng ....................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học ................................ 9 1.1.2.1. Về cấu trúc cú pháp ............................................................................................. 9 1.1.2.2. Về cấu trúc thông thông tin ............................................................................... 12 1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................... 14 1.2.1.Cấu trúc thông tin .................................................................................................. 14 1.2.2.Các thành tố của cấu trúc thông tin ....................................................................... 15 1.2.2.1. Cơ sở thông tin................................................................................................... 15 1.2.2.2. Tiêu điểm thông tin ............................................................................................ 17 1.2.3. Tiêu điểm hoá và phƣơng thức tiêu điểm hoá ...................................................... 20 1.2.3.1. Quan niệm về tiêu điểm hoá .............................................................................. 20 1.2.3.2. Phƣơng thức đánh dấu tiêu điểm ....................................................................... 21 1.2.4. Lý thuyết đánh dấu ............................................................................................... 26 1.2.4.1. Lý thuyết đánh dấu của Jakobson ...................................................................... 26 1.2.4.2. Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng .................................. 27 1.3. Tiểu kết ............................................................................................................ 29 CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ ................................. 30 2.1. Cơ sở xác định tiêu điểm thông tin................................................................ 30 2.1.1. Ngữ cảnh ............................................................................................................... 30
  4. 2.1.2. Tiền giả định ......................................................................................................... 33 2.1.3. Tỉnh lƣợc............................................................................................................... 34 2.2. Các phƣơng thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt ........ 35 2.2.1. Tiêu điểm hóa bằng trọng âm ............................................................................... 35 2.2.2. Tiêu điểm hóa bằng tỉnh lƣợc cơ sở thông tin ...................................................... 36 2.2.2.1. Phát ngôn tỉnh lƣợc chủ ngữ .............................................................................. 37 2.2.2.2. Phát ngôn tỉnh lƣợc vị ngữ................................................................................. 38 2.2.2.3. Phát ngôn tỉnh lƣợc chủ - vị ............................................................................... 38 2.2.3. Tiêu điểm hóa bằng hƣ từ ..................................................................................... 39 2.2.3.1. Trợ từ tiêu điểm ................................................................................................. 39 2.2.3.2. Tiểu từ ................................................................................................................ 40 2.2.3.3. Tổ hợp trợ từ…tiểu từ ........................................................................................ 40 2.2.4. Tiêu điểm hóa bằng thay đổi trật tự từ.................................................................. 41 2.2.4.1. Tiền đảo ............................................................................................................. 41 2.2.4.2. Hậu đảo .............................................................................................................. 44 2.2.4.3. Câu bị động ........................................................................................................ 48 2.3. Các loại tiêu điểm thông tin ........................................................................... 51 2.3.1. Tiêu điểm khẳng định ........................................................................................... 51 2.3.1.1. Câu trả lời gồm phần cơ sở và tiêu điểm ........................................................... 51 2.3.1.2. Câu trả lời chỉ có tiêu điểm ................................................................................ 57 2.3.2. Tiêu điểm hỏi ........................................................................................................ 59 2.3.2.1. Câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi ..................................................... 60 2.3.2.2. Câu hỏi chỉ có tiêu điểm hỏi .............................................................................. 62 2.3.2.3. Câu hỏi chỉ có phần cơ sở .................................................................................. 62 2.3.3. Tiêu điểm tƣơng phản ........................................................................................... 64 2.3.3.1. TĐTP thay thế: .................................................................................................. 65 2.3.3.2. TĐTP mở rộng: .................................................................................................. 66 2.3.3.3. TĐTP hạn định: ................................................................................................. 66 2.3.3.4. TĐTP lựa chọn: ................................................................................................. 66 2.3.3.5. TĐTP song song: ............................................................................................... 66 2.4. Tiểu kết .................................................................................................................... 67 CHƢƠNG 3: PHẠM VI TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ ............... 68 3.1. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là vị từ .......................................... 68 3.1.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ ............................................. 68 3.1.1.1. Đối với những câu hỏi ....................................................................................... 69
  5. 3.1.1.2. Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi ................................................ 70 3.1.2. Phƣơng tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là vị từ ................................................. 71 3.1.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm vị từ ............................................................ 71 3.1.2.2. Phƣơng tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ ........................................ 75 3.2. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là tham tố ..................................... 79 3.2.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là tham tố ........................................ 79 3.2.1.1. Đối với những câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin ............................................... 79 3.2.1.2. Đối với những câu hỏi nhằm xác nhận tính chân thực thông tin. ...................... 79 3.2.2. Phƣơng tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là tham tố ............................................. 80 3.2.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm tham tố ....................................................... 80 3.2.2.2. Phƣơng tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin tham tố ....................................... 84 3.3. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm thông tin là câu ......................................... 91 3.3.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là câu............................................... 91 3.3.1.1. Câu có TĐKĐ .................................................................................................... 91 3.3.1.2. Câu có TĐH ....................................................................................................... 91 3.3.1.3. Câu có TĐTP ..................................................................................................... 92 3.3.2. Phƣơng tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu ............................................. 92 3.3.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm thông tin là câu ........................................... 92 3.3.2.2. Phƣơng tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu .......................................... 93 3.3. Tiểu kết ............................................................................................................ 95 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 99 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 103 CẤU TRÚC CHỦ - VỊ CÓ TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN LÀ VỊ TỪ ................ 103 TƢ LIỆU TRÍCH DẪN ....................................................................................... 123
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta vẫn thƣờng gặp trƣờng hợp cùng một nội dung phát ngôn nhƣng trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ tạo ra những giá trị thông tin khác nhau (đƣợc biểu hiện qua việc đặt câu hỏi). Ví dụ: (1) Lan mua hai cuốn sách. (Ai mua hai cuốn sách?) (2) Lan mua hai cuốn sách. (Lan mua gì?) (3) Lan mua hai cuốn sách. (Lan làm gì?) (4) Lan mua hai cuốn sách. (Có chuyện gì?) Dễ nhận thấy đây là một hiện tƣợng ngôn ngữ phổ biến và có vai trò quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của tiếng Việt. Giới nghiên cứu ngôn ngữ học đã chú ý đến hiện tƣợng này và gọi nó bằng thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại". Tuy nhiên, khái niệm phân đoạn thực tại mãi đến năm 1939 mới bắt đầu đƣợc quan tâm nhiều mà khởi nguồn là Mathesius và các học giải thuộc trƣờng phái Praha. Sau đó, tƣ tƣởng của nhóm ngôn ngữ học này đã đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo nhiều hƣớng khác nhau nhƣ M.A. K. Halliday, S.Dik, J.Firbas, R.Dooley, Li & Thompson.... Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa học và ngữ dụng học, vấn đề nghiên cứu câu đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Ngƣời ta quan tâm sâu sắc đến nhân tố con ngƣời trong ngôn ngữ, xem giao tiếp ngôn ngữ là một dạng hoạt động của con ngƣời, trong đó con ngƣời sử dụng ngôn ngữ nhƣ một chủ thể có ý thức phục vụ cho lợi ích của mình. Theo cách tiếp cận nhƣ vậy, các nhà ngôn ngữ học đã chuyển trọng tâm nghiên cứu từ phân tích câu theo cấu trúc cú pháp sang phân tích câu theo cấu trúc thông tin của nó. Lí thuyết về cấu trúc thông tin cũng vì thế đã có sự phát triển trong hàng loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả (Trần Ngọc Thêm, Lý Toàn Thắng, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hồng Cổn...). Tham khảo, tiếp thu các công trình và bài viết của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đã ít nhiều gợi mở cho ngƣời đọc hình dung về cấu trúc thông tin của câu. Song, hầu hết họ chỉ lấy bản thân cấu trúc thông tin làm đối tƣợng nghiên cứu chứ không nghiên cứu một cách trực tiếp và chuyên sâu. Những vấn đề xung quanh một cấu trúc 1
  7. thông tin nhƣ các thành tố của cấu trúc thông tin, các kiểu cấu trúc thông tin… đƣợc họ gợi nhắc một cách sơ lƣợc và có phần đơn giản hóa. Tìm hiểu toàn diện và có độ sâu cần thiết thì phải nói tới tập hợp những bài viết của PGS. Nguyễn Hồng Cổn trong công trình nghiên cứu của mình. Lý thuyết về cấu trúc thông tin khơi dậy một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu các hiện tƣợng giao tiếp ngôn ngữ: đó là ngƣời nói muốn lƣu ý đến điều gì và muốn ngƣời nghe chú ý, tiếp nhận đến phần thông tin nào đƣợc cho là quan trọng. Dễ nhận thấy sự đánh giá, lựa chọn thông tin khác nhau của ngƣời nói trong những hoàn cảnh nhận thức khác nhau có thể làm cho một sự kiện đƣợc diễn đạt bởi cùng một nội dung mệnh đề, cùng một cấu trúc cú pháp nhƣ nhau nhƣng đƣợc thể hiện bằng những cấu trúc thông tin khác nhau. Từ đó đã gợi mở cho chúng tôi một đề tài nghiên cứu khá thú vị: đó là ngƣời Việt đã sử dụng những đơn vị ngôn ngữ sẵn có nhƣ thế nào để truyền đạt thông tin và đặc biệt là phần thông tin đƣợc nhấn mạnh. Trong cấu trúc thông tin có một bộ phận chứa đựng thông tin coi là quan trọng nhất và đƣợc gọi là tiêu điểm thông tin. Cùng một nội dung phát ngôn nhƣng thông tin tiêu điểm hoá lại rơi vào các thành tố cú pháp khác nhau để tạo ra những giá trị thông tin khác nhau. Chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất khi tiến hành phân tích cấu trúc thông tin của một phát ngôn là phải nhận diện đƣợc giá trị thông tin nằm ở bộ phận nào của phát ngôn (nhận diện tiêu điểm thông tin). Do đó, vấn đề cấu trúc thông tin của câu nói chung và thông tin mang tính tiêu điểm hoá của câu nói riêng đã đặt ra cho chúng tôi những câu hỏi nhƣ: Tiêu điểm thông tin đƣợc nhận diện nhƣ thế nào? Phƣơng tiện nào làm nổi bật những thông tin đƣợc cho là quan trọng đó? Cấu trúc thông tin và cấu trúc cú pháp của câu có mối quan hệ ra sao? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi muốn đi sâu vào hiện tƣợng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị - một phƣơng thức thể hiện sự tập trung thông tin để hy vọng những kết quả của luận văn sẽ phần nào hữu ích trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm tạo ra những hiệu quả giao tiếp nhất định. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các hiện tƣợng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị tiếng Việt trong đó tập trung vào những vấn đề sau: - Quan niệm về cấu trúc thông tin nói chung; tiêu điểm hóa và tiêu điểm thông tin nói riêng trong ngôn ngữ học và trong Việt ngữ học. 2
  8. - Các phƣơng thức đánh dấu và những mô hình tiêu điểm hóa trong cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt. - Vị trí đánh dấu tiêu điểm thông tin của câu tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc chủ - vị. Tuy nhiên do khuôn khổ và trình độ hạn hẹp của một luận văn cao học nên đề tài chỉ giới hạn phạm vi là những phát ngôn đơn phần (câu đơn) mà chƣa đủ khả năng để xem xét vấn đề tiêu điểm hoá ở các phát ngôn song phần (câu ghép) của tiếng Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khi thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau: - Xác nhận hiện tƣợng tiêu điểm có vai trò quan trọng trong cấu trúc thông tin khi sử dụng câu với tƣ cách nhƣ 1 đơn vị thông tin trong giao tiếp. - Đề tài góp phần miêu tả, phân tích các mô hình tiêu điểm hoá của cấu trúc câu tiếng Việt nhằm rút ra những những đặc thù của cấu trúc thông tin bên cạnh cấu trúc chủ - vị và đề - thuyết. Từ đó chúng tôi cần phải giải quyết những vấn đề sau: - Điểm lại những ý kiến về cấu trúc thông tin và tiêu điểm của các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. - Khảo sát và miêu tả các hiện tƣợng tiêu điểm của câu tiếng Việt. - Phân loại các kiểu cấu trúc tiêu điểm của câu qua đó thấy đƣợc sự phong phú của cấu trúc thông tin tiếng Việt. 4. Ý nghĩa của luận văn Về mặt lí luận, luận văn đã đi sâu vào việc nghiên cứu một cách tƣơng đối tỉ mỉ và có hệ thống về vấn đề tiêu điểm. Với việc miêu tả một cách hệ thống nhƣ vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định vào lí thuyết cấu trúc thông tin nói riêng và cấu trúc câu tiếng Việt nói chung. Về mặt thực tiễn, trên thực tế, nhƣ mọi ngƣời đều biết, bối cảnh ngôn ngữ học hiện nay đang đòi hỏi phải đẩy mạnh việc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống hơn những vấn đề liên quan đến cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt. Qua khảo sát trên ngữ liệu cụ thể về hiện tƣợng tiêu điểm hóa, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét trong thực tế giao tiếp của ngƣời Việt Nam. Bên cạnh đó, là ngƣời tham gia trực tiếp công việc giảng dạy ngôn ngữ cho sinh viên khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Hải Phòng, trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều 3
  9. thắc mắc của sinh viên có liên quan đến sự nhận diện bộ phận nào trong một cấu trúc chủ - vị đƣợc đánh dấu là nổi bật về mặt thông tin. Khi đó, ngƣời học đã vấp phải khó khăn trong việc phân tích và miêu tả ngữ nghĩa - ngữ dụng của phát ngôn. Hơn nữa, việc chỉ ra những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa, chức năng của các kiểu loại cấu trúc tiêu điểm còn nhằm phục vụ cho một số lĩnh vực liên quan đến cấu trúc tiêu điểm thông tin nhƣ báo chí, văn học…để góp phần tạo nên hiệu quả cao của các lĩnh vực đó. Xuất phát từ những lí do nhƣ trên, chúng tôi thấy đây là một địa hạt cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có một cái nhìn toàn diện về hiện tƣợng này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tìm ra hiện tƣợng tiêu điểm hoá thông tin, luận văn này đã chọn cách tiếp cận khoa học là: quy nạp kết hợp với diễn dịch. Bên cạnh phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là miêu tả, chúng tôi còn áp dụng phƣơng pháp: - Phƣơng pháp phân tích câu trên cơ sở lí thuyết chức năng. - Phƣơng pháp phân tích cấu trúc thông tin của câu theo quan điểm lí thuyết về cấu trúc thông tin. Từ những phƣơng pháp trên, chúng tôi đã tiến hành các bƣớc: - Ghi chép, thu thập các phát ngôn có chứa hiện tƣợng tiêu điểm trong 20 tác phẩm văn học cũng nhƣ các cuộc giao tiếp hàng ngày. - Thống kê, xác lập một danh sách các hiện tƣợng tiêu điểm đã thu đƣợc. - Phân tích, miêu tả rồi phân loại danh sách đã thu đƣợc đó thành những nhóm có những đặc điểm chung. Sau đó chúng tôi rút ra đƣợc những mô hình cấu trúc chung cho từng nhóm. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu nhƣ: cải biên, so sánh, thống kê… khi cần thiết để khẳng định đƣợc độ chính xác của các kiểu loại tiêu điểm đã phân loại. 5.2. Tƣ liệu khảo sát Tƣ liệu mà chúng tôi dựa vào khảo sát là những phát ngôn đơn phần (câu đơn) trong tác phẩm văn học của cả giai đoạn văn học hiện thực và văn học hiện 4
  10. đại. Hiện tƣợng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu nói chung trong tiếng Việt là phạm vi quá rộng so với đề tài nên luận văn này chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu tìm hiểu ở ngôn ngữ đối thoại và một phần rất nhỏ là ngôn ngữ đơn thoại thuộc 20 tác phẩm kể trên. Số lƣợng tƣ liệu thu thập đƣợc gồm khoảng hơn 5000 phiếu ghi lại các phát ngôn có chứa hiện tƣợng tiêu điểm. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của cấu trúc thông tin. Chƣơng 2: Các phƣơng thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt. Chƣơng 3: Phạm vi tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt. 5
  11. CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học 1.1.1.1. Lý thuyết phân đoạn thực tại Trong các công trình nghiên cứu những năm gần đây thƣờng hay nói tới thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại câu" (Actual Division of the Sentence), "phối cảnh chức năng của câu" (Functional Sentence Perspective). Tuy khác nhau về tên gọi nhƣng chúng đều cùng thuộc về lý thuyết phân đoạn thực tại câu. Ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết này là A.Weil (1818 - 1909) - nhà ngôn ngữ học Pháp. Những ý tƣởng của ông đã đƣợc V.Mathesius (1882 - 1945) phát triển và đề xuất ra thuật ngữ "phân đoạn thực tại câu". Theo bài viết của ông, "các yếu tố cơ bản của phân đoạn thực tại câu là điểm xuất phát [hay là cơ sở], tức là cái mà, trong tình huống đã cho, là cái đã biết hoặc chí ít cũng dễ dàng hiểu đƣợc và ngƣời nói xuất phát từ đó, và hạt nhân của phát ngôn, tức là cái mà ngƣời nói thông báo về điểm xuất phát của phát ngôn." (dẫn theo Diệp Quang Ban [1, 25 - 32]) Sau V.Mathesius, một số nhà nghiên cứu mà đại diện là nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc J.Firbas chủ trƣơng bổ sung thêm một thành phần thứ ba vào sự phân đoạn là "chuyển đề" (transition) với chức năng là phần chuyển tiếp từ chủ đề sang thuật đề (hoặc ngƣợc lại). Trái với xu hƣớng trên là quan điểm của R.Dooley khi tiến hành phân tích cấu trúc câu của tiếng Guarani (1982). Theo ông, phần duy nhất bắt buộc phải có trong câu là hạt nhân dụng pháp và phần này ít nhất phải chứa đựng một cái lõi hay tâm (core). Đó là một cái lõi mang tính thông báo cao độ, phần xung quanh chỉ là một cái khung (frame) mà nội dung là một tiền giả định đƣợc chia sẻ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe (ngƣời hỏi và ngƣời trả lời). Do vậy, cấu trúc thông báo của câu sẽ chỉ có một trung tâm hay còn gọi là tiêu điểm. Dù có những xu hƣớng khác nhau nhƣ vậy nhƣng đa số các tác giả thống nhất một quan niệm chung là xếp cấu trúc thông báo vào bình diện cú pháp. 1.1.1.2. Cấu trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng Lý thuyết do Mathesius và nhóm ngôn ngữ học Praha đề xƣớng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo những chiều hƣớng khác nhau. Cho đến 6
  12. nay, cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã phát triển và ngày càng có ảnh hƣởng đến giới ngôn ngữ học Việt Nam nói chung và giới nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. S. Dik (1981) tạo nền tảng lý thuyết cho ngữ pháp chức năng bằng cách giới thiệu về hệ hình chức năng qua việc trả lời một số câu hỏi về chức năng của ngôn ngữ tự nhiên. S. Dik cho rằng ngữ pháp chức năng xem ngôn ngữ nhƣ là một "công cụ giao tiếp xã hội". Chức năng chính của ngôn ngữ tự nhiên là "thiết lập giao tiếp" giữa những ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Giao tiếp có thể đƣợc xem nhƣ là một mô hình tƣơng tác tác động qua đó ngƣời sử dụng ngôn ngữ tạo nên một sự thay đổi nào đó trong thông tin dụng học của ngƣời cùng giao tiếp. Nhƣ vậy, ngữ pháp chức năng đề cao tầm quan trọng của dụng học, một khi nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ, ngƣời sử dụng ngôn ngữ (ngƣời nói và ngƣời nghe) và bối cảnh giao tiếp. Dik cũng đã phân biệt trong dụng học có 4 chức năng khác nhau đối với bản thân kết cấu vị ngữ: chủ đề (theme), hậu đề (tail), đề (topic), tiêu điểm (focus). Hai chức năng dụng học dƣới đây nằm ngoài khung vị ngữ: - Chủ đề (theme): chủ đề chỉ định toàn bộ diễn ngôn có liên quan đến điều mà kết cấu vị ngữ đi sau biểu thị một sự quan yếu. - Hậu đề (tail): hậu đề biểu thị, nhƣ một "hậu ý" đối với kết cấu vị ngữ, những thông tin làm rõ hay bổ nghĩa cho nó. Hai chức năng dụng học còn lại nằm trong khung vị ngữ: - Đề (topic): đề biểu thị những thực thể mà kết cấu vị ngữ xác định điều gì đó "về" nó trong bối cảnh đã biết. - Tiêu điểm (focus): tiêu điểm biểu thị những thông tin đƣợc xem là quan trọng hay nổi bật nhất trong bối cảnh đã biết. [10,35] Bên cạnh quan niệm của S.Dik, một công trình có tầm ảnh hƣởng sâu rộng khi nói tới ngữ pháp chức năng là "An Introduction to Functional Grammar"(Dẫn luận Ngữ pháp chức năng) đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào 1985 của M.A.K. Halliday. Ông cho rằng câu đƣợc dùng với 3 siêu chức năng khác nhau: câu trong văn bản ứng với siêu chức năng văn bản (textual), câu trong giao tiếp ứng với siêu chức năng liên nhân (interpersonal), câu dùng làm cái biểu hiện ứng với siêu chức năng quan niệm (ideational). Theo đó ứng với mỗi chức năng có một cách tổ chức 7
  13. đặc thù trong câu; mỗi cách tổ chức đặc thù đó làm thành kiểu cấu trúc dành riêng cho việc thực hiện một chức năng nhất định, không trùng lặp với cấu trúc của chức năng khác: qua cấu trúc đề - thuyết, câu với tƣ cách là một thông điệp ứng với siêu chức năng văn bản. Qua cấu trúc thức, câu với tƣ cách lời trao đáp ứng với siêu chức năng liên nhân. Qua cấu trúc nghĩa biểu hiện, câu với tƣ cách nhƣ là một sự thể hiện ứng với chức năng quan niệm. [3,18]. Từ đó, Halliday quan niệm khi đƣa câu vào văn bản, vào tình huống ngƣời sử dụng, ngƣời nói phải chọn từ ngữ làm điểm xuất phát cho việc tổ chức câu. Yếu tố đƣợc chọn làm xuất phát điểm cho câu đƣợc gọi là phần khởi đề, phần còn lại là phần trần thuyết, tức là phần diễn giải có liên quan đến phần đề, gọi gọn lại là phần đề và phần thuyết. Quan hệ giữa hai phần này đƣợc gọi là cấu trúc đề hay cấu trúc đề - thuyết. Theo ông, "có một mối quan hệ gần gũi giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ. Nếu mọi cái đều ngang bằng nhau thì ngƣời nói sẽ chọn đề ngữ từ trong thành phần thông tin cũ và đặt tiêu điểm, đỉnh điểm ở thông tin mới ở một nơi nào đó trong thành phần thuyết ngữ. Nhƣng mặc dù chúng có quan hệ với nhau, thông tin cũ - mới và đề ngữ - thuyết ngữ không giống nhau. Đề ngữ là cái tôi, ngƣời nói, chọn làm xuất điểm. Thông tin cũ là cái bạn, ngƣời nghe đã biết hoặc có và bạn có thể tiếp cận đƣợc. Đề - thuyết hƣớng tới ngƣời nói trong khi thông tin cũ - mới lại hƣớng tới ngƣời nghe" [16,478]. Có thể thấy, Halliday khẳng định cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin không đồng nhất với nhau. Từ những sự trình bày trên nhận thấy ngữ pháp chức năng của S.Dik và Halliday có nét khác biệt nhƣng nhìn chung đều tiếp cận vấn đề của ngôn ngữ theo một chiều hƣớng khác với ngữ pháp cấu trúc. Thực tế hai cách miêu tả bổ sung cho nhau và làm hoàn thiện công việc nghiên cứu ngôn ngữ để nhằm những mục đích nhất định. Bởi thiết nghĩ hai biểu thức ngôn ngữ khác nhau cho dù cùng diễn đạt một thông tin nội dung mệnh đề nhƣng chắc chắn để thể hiện cho hai mục đích khác nhau. Một trong những ý nghĩa có thể sản sinh khi ta sử dụng những cấu trúc ngữ pháp và từ vựng khác nhau là nêu bật một sự tình mang tính tiêu điểm mà luận văn của chúng tôi muốn bàn tới. Ý nghĩa khác nhau đó nằm trong tầm phạm vi của dụng học. Khi S.Dik [49,9] bàn đến cấu trúc thông tin dụng học, ông đã chia thành ba thành tố chính: 8
  14. (i) Thông tin chung: bao gồm những thông tin dài hạn về thế giới, những đặc trưng văn hoá và thiên nhiên của nó và những thông tin về bất kỳ một thế giới nào khác, dù thực hay tưởng tượng. (ii) Thông tin tình huống: bao gồm những thông tin xuất phát từ người tham gia giao tiếp hay tình huống giao tiếp. (iii) Thông tin ngữ cảnh: là những thông tin từ các biểu thức ngôn ngữ đi trước và sau thời điểm giao tiếp được xét đến. Từ sự phân loại thông tin trên cho chúng ta thấy phần thông tin tình huống sẽ rất đa dạng và phong phú vì xuất phát từ tình giao tiếp cụ thể trong thực tế. Do đó, phần thông tin dụng học mà luận văn này chúng tôi muốn xem xét khi bàn đến hiện tƣợng tiêu điểm hoá chỉ nằm trong phạm vi của phần thông tin thể hiện trong ngữ cảnh, nghĩa là chúng tôi muốn xét hiện tƣợng tiêu điểm chỉ trên cơ sở phát ngôn trong ngữ cảnh của văn bản mà thôi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học Bên cạnh việc điểm qua các quan niệm khác nhau ở trên, chúng tôi nhận thấy cấu trúc cú pháp và cấu trúc thông tin dù không đồng nhất với nhau nhƣng giữa hai loại cấu trúc này có mối liên hệ mật thiết trong từng ngữ cảnh cụ thể. Trong khi cấu trúc cú pháp chịu sự quy định đặc thù về loại hình cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ thì cấu trúc thông tin là một loại cấu trúc thực hiện chức năng. Bất cứ một thông tin mới nào trong phát ngôn cũng đều đƣợc thể hiện qua một hình thức cú pháp nhất định. Do đó việc xem xét cấu trúc thông tin không thể không đặt trong mối quan hệ với cấu trúc cú pháp để có cơ sở vững chắc lí giải đƣợc những quy tắc trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt. 1.1.2.1. Về cấu trúc cú pháp 1.1.2.1.1. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị Trong Việt ngữ học tồn tại hai quan điểm trái ngƣợc nhau về cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Sự khác nhau đó khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nhìn chung có hai đƣờng hƣớng chính xung quanh cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt. Đƣờng hƣớng nghiên cứu phổ biến vẫn tồn tại trong ngữ pháp nhà trƣờng cho đến nay là phân tích cấu trúc câu ở bình diện kết học theo quan hệ chủ - vị. Những nhà nghiên cứu theo hƣớng này là Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Lê Xuân Thại, Diệp Quang Ban… 9
  15. Tuy hầu hết các nhà nghiên cứu đều lƣỡng phân cấu trúc cú pháp của câu (đơn) theo quan hệ chủ - vị và dùng các thuật ngữ khác nhau nhƣ: cụm chủ - vị (Nguyễn Kim Thản, 1964; Diệp Quang Ban, 1984), kết cấu chủ - vị (Hoàng Trọng Phiến 1980), câu chủ - vị (Lê Xuân Thại 1994) nhƣng họ chƣa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ. Một số tác giả cho rằng cấu trúc chủ - vị biểu hiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thƣờng biểu thị chủ thể của hành động (quá trình hay trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ thể). Một số khác cho rằng cấu trúc chủ - vị không chỉ có chức năng biểu hiện của sự tình mà còn có chức năng truyền tải một thông điệp. (dẫn theo Nguyễn Hồng Cổn, [8,3]) Dù có sự khác nhau về chức năng nhƣ vậy nhƣng dễ nhận thấy rằng cách phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị có những hạn chế nhất định trong việc mô tả các kiểu câu tiếng Việt. Từ bối cảnh đó đã làm nảy sinh thêm một quan niệm khác là coi cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt; phân tích cấu trúc cú pháp là phân tích cấu trúc câu theo quan hệ đề - thuyết. 1.1.2.1.2. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ đề - thuyết Những ngƣời đi theo đƣờng hƣớng này phải kể đến Lƣu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo, nhóm tác giả của "Ngữ pháp tiếng Việt" (UBKHXH 1983). Cao Xuân Hạo (một trong những học giả đầu tiên của Việt Nam đi theo đƣờng hƣớng của ngữ pháp chức năng) là ngƣời đầu tiên áp dụng quan hệ đề - thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt. Theo ông, cấu trúc chủ - vị là kết quả của một quá trình quy chế hoá (hình thái hoá, ngữ pháp hoá) cấu trúc đề - thuyết, đƣa đến sự li khai giữa hai cấu trúc này [17,56]. Tác giả Lƣu Vân Lăng nhận định rằng "Phân biệt đề - thuyết khác chủ - vị cũng nhƣ phân biệt chủ ngữ khác chủ đề hay chủ ngữ tâm lý, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, hình thức và chủ ngữ logíc, ngữ nghĩa không những không cần thiết đối với tiếng Việt, tiếng Hán mà còn thiếu căn cứ vững chắc bởi đây là những ngôn ngữ không biến hình" [27,32]. Trƣớc sự tồn tại của hai đƣờng hƣớng lí thuyết nhƣ trên, nhiều tác giả đã chọn cho mình một giải pháp là tích hợp cả hai cấu trúc trên khi đề xuất ra một đơn vị ngôn ngữ là "cú" trong tiếng Việt và phân biệt nó với câu. Lƣu Vân Lăng trên cơ sở lý thuyết tầng bậc hạt nhân cho rằng câu và cú giống nhau ở chỗ đều là những ngữ đoạn thuyết ngữ tính (phân biệt với ngữ không có thuyết ngữ tính) có cấu trúc 10
  16. đề - thuyết nhƣng khác nhau ở chỗ: cú là một "ngữ đoạn chƣa kết thúc", mới "ít nhiều có chức năng thông báo" còn câu là một ngữ đoạn kết thúc, mang một nội dung thông báo hoàn chỉnh" [27,11]. Trên cơ sở phân biệt cú/ câu về mặt chức năng, PGS. Nguyễn Hồng Cổn đã chỉ ra: "chức năng quan trọng nhất của câu là chức năng truyền đạt một thông báo chứ không phải là chức năng biểu hiện phán đoán hay biểu hiện sự tình… Chức năng biểu hiện sự tình theo chúng tôi là của cú" [7,40]. Đồng thời tác giả cũng tán thành quan điểm cấu trúc cú pháp của câu đƣợc tổ chức dựa trên cấu trúc đề - thuyết còn cấu trúc chủ - vị là cấu trúc của cú (clause). Theo chúng tôi, việc đề xuất thêm khái niệm "cú" trong tiếng Việt và phân biệt nó với "câu" về mặt chức năng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu câu. Trong ngữ pháp hiện nay, nhiều ngƣời coi "cú" tƣơng đƣơng với cái gọi là "câu đơn" trong ngữ pháp truyền thống. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, mặc dù dùng tên gọi "cú" thay cho "câu đơn" thì vẫn không thể tránh khỏi tên gọi "câu". Do đó, ở đề tài này, thay vì dùng thuật ngữ "cú", chúng tôi sử dụng cách gọi là "câu" theo ngữ pháp truyền thống. Chúng tôi cho rằng việc xác định và phân tích cấu trúc câu theo cấu trúc đề - thuyết dù mang lại nhiều ích lợi song không thể thay thế cho cấu trúc chủ - vị. Xét về phƣơng diện tính phổ quát, nhiều nhà nghiên cứu nhận định quan hệ chủ - vị cũng là một phổ niệm có tần suất cao trong các ngôn ngữ của loài ngƣời. Xét ở phƣơng diện công dụng trong đời sống ngôn ngữ, quan hệ chủ - vị bám chắc hơn vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các thành tố trực tiếp trong cấu tạo cấu tạo câu; do đó làm thành cấu trúc hình thức của câu và góp phần chuyển tải nội dung thông báo của câu. Khi so sánh chủ ngữ với đề, Li, Ch.N & S.A.Thompson [56, 461- 466], cũng chỉ ra một số đặc điểm của chủ ngữ mà theo chúng tôi là khá ƣu việt: Trong khi đề luôn phải đƣợc đánh dấu bởi vị trí đầu câu thì chủ ngữ không nhất thiết lúc nào cũng phải cần có một vị trí xác định nhƣ vậy. Hơn nữa, nếu cho ta một động từ thì bao giờ ta cũng có thể đoán ra chủ ngữ vì nó đòi hỏi sự hợp dạng hay tuân theo quy tắc ngữ pháp nào đó với cấu trúc câu và các thành phần còn lại trong câu. Chính đặc điểm này đã tạo nên một thuộc tính cơ bản của cấu trúc chủ - vị là có tính ổn định cao. Trong luận văn này, khi xem xét cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu cơ sở làm nền tảng tạo nên hiện tƣợng tiêu điểm hoá thông tin, chúng tôi đi theo quan điểm hẹp, cấu trúc cú pháp là cấu trúc chủ - vị. Cơ sở chung của các yếu tố trong "cấu trúc cú pháp nòng cốt có thể 11
  17. đƣợc mô tả bằng ba chức năng ngữ pháp cơ bản là chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và bổ ngữ (BN), trong đó vị ngữ là trung tâm, chủ ngữ là thành tố bắt buộc thứ nhất (có ở mọi kiểu câu) và bổ ngữ là thành tố bắt buộc thứ hai (chỉ có ở một số kiểu câu)" [7,43]. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị cho thấy cách tổ chức chung của các kiểu câu có thể có trong một hệ thống ngôn ngữ cụ thể, giúp làm rõ các đặc điểm về cú pháp của ngôn ngữ đó. 1.1.2.2. Về cấu trúc thông thông tin Lý thuyết về cấu trúc thông tin (hay còn gọi là cấu trúc thông báo) là một vấn đề đƣợc các nhà ngôn ngữ học thế giới nghiên cứu và đã có những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ đƣợc chú ý nhiều năm trở lại đây nhƣng nó đã mở ra một hƣớng tiếp cận mới. Dƣới đây là những trình bày khái quát nhất về những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cấu trúc thông tin của các nhà Việt ngữ học. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng với bài viết "Giới thiệu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu". Trong bài này, ông chủ yếu giới thiệu về sự phân đoạn chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu. Tác giả đƣa ra hai cách hiểu về thành phần chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu: a) một cách hiểu cho rằng chủ đề là cái mà vào thời điểm giao tiếp ngƣời nghe đã biết (hoặc đoán nhận đƣợc) nhờ vào ngữ cảnh hoặc vốn tri thức chung. Còn thuật đề là cái mới, cái chƣa biết. Do đó mà có một số nhà nghiên cứu đề nghị dùng các thuật ngữ "cái đã biết" và "cái mới"; b) một cách hiểu khác cho rằng chủ đề là cái đƣợc nói đến, đƣợc nêu làm đề mục của câu, còn thuật đề là cái nói về chủ đề, là trung tâm thông báo của câu. Theo cách hiểu thứ hai này về chủ đề và thuật đề thì cái đã biết và cái mới không liên quan đến sự phân đoạn thực tại câu mà liên quan đến cấu trúc từ vựng- ngữ nghĩa của câu (trang 34). Tuy là những trình bày không trực tiếp về cấu trúc thông tin nhƣng qua việc đƣa ra những cách hiểu về chủ đề với thuật đề, ngƣời đọc bƣớc đầu tiếp cận về nó. Sau Lý Toàn Thắng, tác giả Trần Ngọc Thêm trình bày vấn đề cấu trúc thông báo của câu một cách rõ ràng hơn trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt". Các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản bao giờ cũng đƣợc chia thành hai phần rõ rệt xét theo sự phân đoạn thông báo: phần nêu (cái mà ngƣời đọc 12
  18. đã biết hoặc giả định là biết) và phần báo (cái mới). Chúng ta sẽ gọi sự phân đoạn này là phân đoạn thông báo (phân đoạn ngữ nghĩa). Cao Xuân Hạo lại bác bỏ ý kiến đồng nhất cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin. Ông khẳng định cấu trúc đề - thuyết thuộc bình diện cú pháp còn cấu trúc thông tin thuộc bình diện ngữ dụng. Theo ông, cấu trúc đề - thuyết với tƣ cách là cấu trúc cú pháp của câu, luôn "chia hết câu làm hai phần" còn cấu trúc thông báo trình bày "thông tin mới" có hạt nhân là tiêu điểm có thể hết cả câu hoặc một phần bất kỳ (đôi khi là một từ làm bổ ngữ hoặc định ngữ) hoặc hai phần cách nhau trong câu (chẳng hạn nhƣ khi trả lời một câu hỏi nhƣ "ai đánh ai?") [17,117]. Tác giả Diệp Quang Ban thì quan niệm câu với tƣ cách thông điệp có thể chứa phần nội dung "cho sẵn" (given) và phần nội dung "mới" (new) là phần mang tin. Cách tổ chức phần "cho sẵn" và phần "mới" tạo thành cấu trúc thông tin trong câu. Cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin cùng thực hiện chức năng văn bản nhƣng vẫn là hai hiện tƣợng khác nhau về bản chất, chúng đƣợc phân định trên những cơ sở khác nhau và trong câu các bộ phận của mỗi cấu trúc cũng đƣợc phân bố khác nhau. "Một hiện tƣợng thƣờng gặp là phần "cho sẵn" trùng với phần đề, phần "mới" trùng với phần thuyết trong cấu trúc đề - thuyết của câu, thực ra đó vẫn là hai cấu trúc tách biệt" [3,275]. Quan niệm về cấu trúc thông tin hay cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt với trung tâm là tiêu điểm hay trọng tâm thông báo cũng là quan điểm của tác giả Nguyễn Hồng Cổn. Tác giả chỉ ra rằng "để nhận diện cấu trúc thông báo của một câu hay phân biệt một cấu trúc thông báo này với một cấu trúc thông báo khác theo chúng tôi chỉ cần căn cứ vào bộ phận quan yếu của nó là tiêu điểm thông báo: phân tích cấu trúc thông báo của câu thực chất là chỉ ra thành tố (ngữ pháp và/hoặc ngữ nghĩa) nào của câu đóng vai trò là tiêu điểm thông báo" [5,46] Vấn đề cấu trúc thông tin: cấu trúc cho sẵn - mới (cũ - mới) đƣợc trình bày thống nhất trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng và ngữ pháp tiếng Việt nhƣ: Đỗ Hữu Châu ("Giản yếu về dụng học - Giáo trình Đại học từ xa, 1980"); Nguyễn Đức Dân ("Ngữ dụng học" tập 1, Nxb Giáo dục, 1998); Nguyễn Thiện Giáp ("Dụng học Việt ngữ", 2000); Nguyễn Thị Thuý (2001), Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc thông báo của câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi chính danh"; Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lƣơng (2007, "Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt"); Bùi Thị Bình 13
  19. (2008, Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin trong ca dao tình nghĩa"), Nguyễn Thị Thu Dung (2009), Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc tin và cấu trúc cú pháp trong câu đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn Nguyễn Công Hoan"; Khúc Bích Ngọc (2009), Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc tin của cặp thoại hỏi - đáp (dựa trên ngữ liệu trong các sáng tác của một số tác giả nữ)"… Điểm qua những công trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố trong thời gian gần đây để có thể thấy những quan điểm về cấu trúc thông tin đã nêu trên là nền tảng ban đầu về mặt lý thuyết cho chúng tôi nghiên cứu về hiện tƣợng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt. 1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1. Cấu trúc thông tin Cấu trúc thông tin đƣợc nhìn nhận và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn này, khi xem xét hiện tƣợng tiêu điểm trong cấu trúc thông tin là đối tƣợng nghiên cứu chính, chúng tôi tiếp cận quan niệm coi cấu trúc thông tin không phải là sự đối lập giữa hai phần đề - thuyết hay chủ đề - tiêu điểm, nêu - báo, cũ - mới mà cấu trúc thông tin theo đánh giá của tác giả Nguyễn Hồng Cổn là "hình thức cú pháp bề mặt của một câu phản ánh những khác biệt về sự phân bố thông tin của câu trong các tình huống giao tiếp cụ thể biểu hiện qua sự khác biệt về vị thế thông tin của hai bộ phận là tiêu điểm thông tin và cơ sở thông tin" [7,27] sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở mục sau. Chúng tôi phải nhấn mạnh thêm rằng dù trong cấu trúc thông tin có hai phần nhƣng chỉ có một bộ phận mang trọng tâm thông báo đƣợc gọi là tiêu điểm thông tin (information focus). Vì vậy, phân tích cấu trúc thông tin chính là chỉ ra bộ phận nào trong câu chứa đựng thông tin nổi bật nhất. Hơn nữa, cấu trúc thông tin của một phát ngôn sẽ chịu sự quy định của ngƣời nói, ảnh hƣởng của ngƣời nghe và có thể có cả hoàn cảnh giao tiếp. Chẳng hạn so sánh các tình huống sử dụng của câu "Bình làm vỡ lọ hoa" trong các ví dụ sau đây: [1:1] 1) a. Có chuyện gì thế? b. Bình làm vỡ lọ hoa. 2) a. Bình làm gì? b. Bình làm vỡ lọ hoa. 3) a. Bình làm vỡ cái gì? b. Bình làm vỡ lọ hoa. 14
  20. 4) a. Ai làm vỡ lọ hoa? b. Bình làm vỡ lọ hoa. Chúng ta thấy rõ ràng trong mỗi tình huống trên, dựa vào ngữ cảnh xung quanh xuất hiện trƣớc nó, cùng một nội dung câu "Bình làm vỡ lọ hoa" có thể có những trọng tâm thông tin khác nhau. Nhƣ vậy, yếu tố quan trọng nhất trong câu, quyết định cho một cấu trúc thông tin này khu biệt với một cấu trúc thông tin khác chính là trọng tâm thông tin hay gọi là tiêu điểm thông tin. Vì tiêu điểm thông tin liên quan chặt chẽ với cấu trúc thông tin và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân biệt các kiểu cấu trúc thông tin của câu nên chúng tôi sẽ đề cập ở mục sau. 1.2.2. Các thành tố của cấu trúc thông tin 1.2.2.1. Cơ sở thông tin Mặc dù tồn tại nhiều quan niệm cũng nhƣ cách dùng thuật ngữ khác nhau về thành tố cấu trúc thông tin của câu nhƣ đã trình bày ở trên song các tác giả đều có chung ý kiến rằng trong cấu trúc thông tin, có một thành tố "không mang tin theo đúng nghĩa của từ tin". Thành tố đó đƣợc chúng tôi gọi là cơ sở thông tin (thuật ngữ theo PGS.Nguyễn Hồng Cổn) trong sự phân biệt với tiêu điểm thông tin và gọi tắt là cơ sở. Phần cơ sở sẽ không mang lại những thông tin đƣợc coi là nổi bật trong ngữ cảnh hay trong tình huống giao tiếp cụ thể. Khi đề cập đến thành tố này, Halliday đã mô tả nó nhƣ một phần thông tin đƣợc ngƣời nói cho là có thể phục hồi đƣợc từ ngữ cảnh hay một phần văn bản đi trƣớc. Ví dụ: [1:2] a. Ngƣời ta vẫn chờ anh và mong anh tha lỗi? b. Chờ thì có. Nhƣng mong tha lỗi thì không. (CL:196) Trong ví dụ, phần in đậm đƣợc ngƣời nói chọn làm điểm khởi đầu trong câu trả lời của mình đồng thời cũng là nội dung đã đƣợc đề cập đến trong câu hỏi đi trƣớc. Nó chính là thông tin cơ sở của câu. Ủng hộ ý kiến này, Chafe [47] nhấn mạnh thêm thông tin cơ sở phải đƣợc giới hạn trong phạm vi kiến thức mà ngƣời nói cho là ở trong trạng thái nhận thức của ngƣời nghe tại thời điểm phát ngôn hay nói cách khác, tại thời điểm phát ngôn 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2