intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung (đối chiếu với tiếng Việt)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu cách sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Qua việc đối chiếu những điểm giống và khác nhau của các cấu trúc câu có sử dụng chủ ngữ hình thức, luận văn đã thể hiện được tính linh hoạt trong việc sử dụng chủ ngữ hình thức nói riêng và chủ ngữ nói chung trong hai ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung (đối chiếu với tiếng Việt)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ TỪ ĐỒNG ĐỒNG (XU TONG TONG) KHẢO SÁT CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ TỪ ĐỒNG ĐỒNG (XU TONG TONG) KHẢO SÁT CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hồng Dƣơng Hà Nội - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên XU TONG TONG
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đỗ Hồng Dương, cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tâm trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cũng như hoàn thành các thủ tục liên quan. Tôi xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất! Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, đặc biệt là các bạn bè người Việt Nam đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Học viên XU TONG TONG
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1.Thống kê tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong các tác phẩm văn học dịch Trung-Việt ..................................................................... 40 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt (cả ngữ liệu tác phẩm văn học và ngữ liệu trực tiếp) ............................ 42 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng các mô hình câu có chủ ngữ hình thức ....... 46 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng các mô hình câu có chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt .............................................................................................. 46
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 3 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 7 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 10 7. Bố cục của luận văn............................................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 12 1.1. Chủ ngữ trong tiếng Trung ............................................................................................ 12 1.1.1. Các quan niệm về chủ ngữ trong tiếng Trung .................................................... 12 1.1.2. Cấu tạo của chủ ngữ trong tiếng Trung................................................................ 14 1.2. Chủ ngữ trong tiếng Việt................................................................................................ 16 1.2.1. Các quan niệm về chủ ngữ trong tiếng Việt........................................................ 16 1.2.2. Cấu tạo của chủ ngữ trong tiếng Việt ................................................................... 18 1.3. Cấu trúc cú pháp của câu ............................................................................................... 19 1.3.1. Phân tích cấu trúc cú pháp của câu theo quan hệ chủ - vị ................................ 19 1.3.2. Phân tích cấu trúc cú pháp của câu theo quan hệ đề - thuyết........................... 21 1.4. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu .......................................................................... 23 Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................................. 27 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG ........................................................................................................................................ 28 2.1. Khái quát về chủ ngữ hình thức........................................................................................ 28 2.2. Các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung .......................................... 30 2.2.1. Mô hình ―Khởi ngữ , 他 + Cụm động từ‖......................................................... 30 2.2.2. Mô hình ―他 + vị ngữ‖ ........................................................................................... 34 1
  7. 2.3. Khảo sát tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt..... 36 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT .................................................................................................... 44 3.1. Đối chiếu các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt.................44 3.1.1.Mô hình ―Khởi ngữ + Nó + Vị ngữ‖ ..................................................................... 45 3.1.2. Mô hình ―Nó + Vị ngữ‖ .......................................................................................... 50 3.1.3.Mô hình ―Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ‖....................................................................... 52 3.2. Đối chiếu phương pháp dịch câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt ................................................................................................................................... 53 3.2. 1. Một số lý thuyết dịch thuật liên quan .................................................................. 53 3.2.2. Đối chiếu phương pháp dịch câu có mô hình ―Khởi ngữ + 他 + vị ngữ‖........... 58 3.2.3. Đối chiếu phương pháp dịch mô hình ―他 + Vị ngữ‖...................................... 67 KẾT LUẬN................................................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 72 PHỤ LỤC 1................................................................................................................................. 75 2
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Do có sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá, ngôn ngữ từ lâu đời nên ở nhiều phương diện, hai nước Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm giống nhau, nhất là trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa. Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội, việc nghiên cứu về những sự giống nhau và khác nhau này trong ngôn ngữ của hai dân tộc luôn luôn là cần thiết. Bất kỳ người học tiếng Trung hoặc tiếng Việt nào thì đều biết rằng, tiếng Trung và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp đều có nhiều điểm giống nhau. Ví dụ như mỗi âm tiết đều có thanh điệu, hệ thống từ vựng chia làm hai loại lớn là thực từ và hư từ, hoặc cấu trúc cơ bản của một câu thông thường trong tiếng Trung và tiếng Việt đều phải có chủ ngữ và vị ngữ,... Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì một câu thông thường trong tiếng Trung và tiếng Việt đều có trật tự là chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Nghiên cứu về các thành phần chính trong câu luôn nhận được quan tâm của giới nghiên cứu, nhất là các thành phần câu quan trọng như chủ ngữ, vị ngữ. Chính vì vậy với cả người học tiếng Trung và tiếng Việt thì đều gặp thuận lơi khi so sánh, đối chiếu hoặc khi chuyển dịch hai ngôn ngữ, hoặc ít nhất cũng gặp thuận lợi khi muốn nhận biết các thành phần chính của câu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu tố khó khăn cho việc đối chiếu, so sánh hoặc phiên dịch giữa hai ngôn ngữ. Nguyên nhân có thể là do chính bản thân ngôn ngữ, cách dùng từ hàng ngày, cũng như do những yếu tố khác nhau tồn tại trong nền văn hoá của hai nước, dẫn đến cách thức tư duy và thói quen sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau. Và đặc biệt với bất cứ người học ngoại ngữ nào thì nắm được các quy luật về dịch thuật, cách cấu tạo từ, cách hoạt động của các thành phần, cấu trúc câu,... luôn là những nhân tố quan trọng quyết định ―trình độ‖ của người học. 3
  9. Ví dụ như là ―chủ ngữ hình thức‖ trong hai ngôn ngữ (trong tiếng Việt còn có khái niệm tương tự là ―chủ ngữ giả‖, trong tiếng Trung còn có một số khái niệm tương đương như ―chủ ngữ bù nhìn‖, ―chủ ngữ hư không‖ v.v.). Để tránh nhầm lẫn, dưới đây luận văn thống nhất sử dụng thuật ngữ ―Chủ ngữ hình thức‖. Trong cả tiếng Trung và tiếng Việt đều tồn tại những câu kiểu sử dụng chủ ngữ hình thức như ―你说你吧,他哪儿都好,就是脾气太大。‖ (Chủ ngữ hình thức 他 hoặc ―Anh đi sớm đi cho nó kịp giờ.‖ (Chủ ngữ hình thức ―nó‖). Có thể thấy đây là một kiểu câu khá thú vị và độc đáo của cả tiếng Trung và tiếng Việt. Các nghiên cứu về chủ ngữ hoặc thành phần cấu tạo câu trong tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều. Tuy nhiên lại không có nhiều nghiên cứu về chủ ngữ hình thức, nhất là nghiên cứu từ góc độ đối chiếu, so sánh điểm tương đồng, khác biệt hoặc từ góc độ phương pháp dịch thì lại càng ít. Là một học viên người Trung Quốc đã học tiếng Việt gần 6 năm, người viết luận văn hy vọng rằng đề tài “Khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung (đối chiếu với tiếng Việt)” sẽ mang lại những giá trị thực tiễn và lý luận nhất định. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu cách sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Qua việc đối chiếu những điểm giống và khác nhau của các cấu trúc câu có sử dụng chủ ngữ hình thức, luận văn đã thể hiện được tính linh hoạt trong việc sử dụng chủ ngữ hình thức nói riêng và chủ ngữ nói chung trong hai ngôn ngữ. Mặc dù việc sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt, nhất là trong ngôn ngữ viết không phổ biến, tuy nhiên đây lại là một hiện tượng ngôn ngữ đã tồn tại từ lâu, nhất là trong giao tiếp hang ngày, vì vậy mà nó có những ảnh hưởng nhất định trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các thành phần của câu như chủ ngữ, đề ngữ, khởi ngữ… Do đó, đi tìm hiểu và phân 4
  10. tích về cách sử dụng, sự biến đổi (nếu có) của chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt, chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng một mặt sẽ cung cấp được cái nhìn tổng quan, khái quát về chủ ngữ hình thức trong hai ngôn ngữ, mặt khác có thể trở thành một cơ sở quan trọng làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu tương tự sau này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt, cụ thể là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba 他 trong tiếng Trung và nó trong tiếng Việt khi đóng vai trò là chủ ngữ hình thức ở trong câu. Qua những ví dụ phân tích cụ thể, người đọc có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau nhất định của việc sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do bản thân là người Trung Quốc, vì vậy người viết luận hiểu rõ thói quen sử dụng chủ ngữ hình thức 他 của người Trung Quốc. Chính vì vậy, về mặt ngữ liệu tiếng Trung, ngoài những ngữ liệu chúng tôi tổng hợp được trong hệ thống 33 tác phẩm văn học dịch Trung-Việt có chủ ngữ hình thức1, chúng tôi cũng sử dụng thêm các nguồn ngữ liệu trực tiếp từ giao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc và người Việt Nam để kết quả phân tích đáng tin cậy hơn, do đây là một kiểu câu đặc trưng của khẩu ngữ tiếng Trung và tiếng Việt. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, sau khi khảo sát, và thống kê, chúng tôi có thể kết luận được rằng chủ ngữ hình thức 他 không phổ biến, nhất là với ngôn ngữ sách vở. Ví dụ như toàn bộ 120 chương của tác phẩm Hồng Lâu Mộng (Tào 1 Những tác phẩm này đều là những tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới như Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Thuỷ Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,... Ở Việt Nam, các tác phẩm này cũng đã được chuyển dịch sang tiếng Việt bởi những dịch giả nổi tiếng của Việt Nam. Vì vậy những câu ví dụ trích dẫn của luận văn có độ chính xác cao cả về mặt cấu trúc lẫn ngữ nghĩa. 5
  11. Tuyết Cần) – một tác phẩm có hệ thống từ vựng vô cùng phong phú với rất nhiều đoạn hội thoại, giao tiếp nhưng chúng tôi thống kê được tổng cộng chỉ có 3 câu trong bản gốc tiếng Trung có chủ ngữ hình thức 他 2 và có 40 câu có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong bản dịch tiếng Việt. Tổng số câu ví dụ chúng tôi sử dụng để nghiên cứu bao gồm cả tiếng Trung và tiếng Việt và tiếng Việt là 600 câu (trong đó tính riêng từ 33 tác phẩm văn học dịch Trung-Việt có 423 câu (chiếm 70,5%), gồm 67 câu (chiếm 15,8%) có chủ ngữ hình thức 他 trong các bản gốc tiếng Trung và 356 câu (chiếm 84,2%) có chủ ngữ hình thức ―nó‖ thống kê được từ các bản dịch tiếng Việt), và để cho những phân tích được phong phú, do ngữ liệu tiếng Trung trong các văn bản văn học không có nhiều, chúng tôi cũng sử dụng một lượng lớn các ví dụ lấy từ ngữ liệu thực tế gồm 177 câu (chiếm 29,5%), trong đó có 116 câu tiếng Trung dùng 他 (chiếm 65,5%) và 61 câu tiếng Việt dùng ―nó‖ (chiếm 34,5%). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát các câu có chứa chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung, từ đó đối chiếu với tiếng Việt để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ khi sử dụng loại chủ ngữ này. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu gồm:  Tổng kết, khái quát hoá các khái niệm liên quan đến chủ ngữ và chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt . 2 Trong tiếng Trung hiện đại có 3 đại từ nhân xưng cùng có cách đọc là ―Ta‖ (他-Anh ấy, ông ấy và trong một số trường hợp chỉ chung cho cả nam, nữ; 她-Cô ấy và 它-nó (chỉ động vật chung, không phân biệt giống đực hay cái‖), tuy nhiên do đại từ 他 ngoài chức năng của đại từ thì còn được sử dụng như một chủ ngữ giả, là một khái niệm tương đương với chủ ngữ giả - đối tượng nghiên cứu của luận văn. Mặc khác từ 他 này có chức năng cú pháp tương tự như hai từ Ta còn lại. Vì vậy trong luận văn của mình, chúng tôi chỉ thực hiện thống kê, tìm kiếm mở rộng trong bản tiếng Trung những câu có sử dụng chủ ngữ hình thức 他.. 6
  12.  Khảo sát, thống kê về tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt.  Khảo sát các mô hình câu chứa chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt điển hình.  Đối chiếu các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ khi sử dụng chủ ngữ hình thức. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5.1. Nghiên cứu trong tiếng Trung Nghiên cứu về thành phần câu cũng như các phương diện khác của cú pháp học luôn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm và coi trọng của giới nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc. Nhất là với những thành phần câu chính như ―chủ ngữ - vị ngữ‖. Tuy nhiên do chủ ngữ hình thức chỉ có giá trị hình thức, không có giá trị nội dung, vì vậy những nghiên cứu về chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung không có nhiều. Người viết luận văn đã tìm tài liệu ở nhiều kho dữ liệu tin cậy như dữ liệu điện tử trên https://www.cnki.net/; www.wanfangdata.com.cn,... hoặc dữ liệu giấy ở các thư viện, nhưng không tìm được nhiều tài liệu liên quan. Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào các thành phần chính, nếu có nói đến chủ ngữ hình thức thì cũng rất ít, chỉ giới thiệu ngắn, kể cả những nghiên cứu so sánh, đối chiếu giữa tiếng Trung với các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên những kiến thức cơ bản này cũng rất cần thiết và quan trọng để triển khai được đề tài nghiên cứu. Bởi vì chủ ngữ hình thức thuộc phạm trù ―cú pháp học‖, là một thành phần câu. Nhiều cuốn sách chuyên môn về lĩnh vực ngữ pháp, từ vựng của Trung Quốc đều ít nhiều giới thiệu về chủ ngữ trong tiếng Hán, ví dụ cuốn《现代汉语语法学习与 研究入门》Nhập môn Học tập và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán hiện đại của Cui Ying Xian(Công ty trách nhiệm hữu hạn Nxb.Đại học Thanh Hoa, 2004). 7
  13. Hoặc các giáo trình được sử dụng rộng rãi trong các trường ngoại ngữ như hai cuốn 《现代汉语》 (上、下册)Hán ngữ hiện đại (quyển thượng, hạ) của Hoang Bo Rong, Liao Xu Dong(Nxb Giáo dục đại học, 1996),... Các cuốn này đều có giới thiệu về chủ ngữ hình thức trong tiếng Hán, tuy rằng không nhiều. Về vấn đề đối chiếu nghiên cứu chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt, nhìn chung, các nghiên cứu là rất ít, chỉ có một số ít nghiên cứu là các bài viết ngắn như bài đăng tạp chí, phát biểu hội thảo,..., và thường lấy ví dụ so sánh, đối chiếu giữa tiếng Trung và tiếng Anh. Một số bài viết có giá trị tham khảo cho người viết luận khi làm luận văn như: 董 秀 芳, 现代汉语口语中的傀儡主语―他 ‖,语言教学与研究 2005 年第 5 期 (Dong Xiu Fang, Chủ ngữ bù nhìn ―他‖ trong khẩu ngữ tiếng Hán hiện đại, kỳ 5, tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, 2005) Bài viết lấy ngữ liệu từ các tác phẩm văn học và cả trong giao tiếp hàng ngày. Những phân tích được đưa ra trong bài viết tuy chưa sâu (vì đây chỉ là bài đăng tạp chí), chỉ dừng lại ở việc đưa ví dụ để minh hoạ, tuy nhiên lại giúp chúng tôi hiểu thêm về hiện tượng ―chủ ngữ bù nhìn‖ (chủ ngữ hình thức) ―他/它/她(Ta)‖trong khẩu ngữ tiếng Trung. Các bài《理解 ―It 作形式主语‖的语法规则和例外——对英语语法中 ―例外‖的思考》Lý giải nguyên tắc và ngoại lệ của ―It‖ khi làm chủ ngữ hình thức – Suy nghĩ về trường hợp ngoại lệ trong ngữ pháp tiếng Anh của Wang Fan (王帆), đăng trên tạp chí Exam Weekly năm 2005; hoặc bài《英语中的虚主语 ―it‖和汉语中的虚主语―他‖异同之比较》So sánh chủ ngữ hình thức ―it‖ trong tiếng Anh với chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Hán của Zheng Min Fang, Yi Rui Xian (郑敏芳,弋睿仙), đăng trên Journal of Weinan Normal University, kỳ 12, quyển 29, 2014. v..v.. đều đề cập đến chủ ngữ hình thức trong 8
  14. tiếng Trung và tiếng Anh. Tuy nhiên hạn chế là đều chưa chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt mang tính nguyên tắc để người đọc có thể nắm được một số nguyên tắc khi chuyển dịch. Tóm lại, qua quá trình tổng hợp và tìm kiếm tài liệu tham khảo, có thể nói tiềm năng nghiên cứu vấn đề chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ đối chiếu là rất lớn, rất cần được khai thác hơn nữa. 5.2. Nghiên cứu trong tiếng Việt Cũng giống như tình hình ở Trung Quốc, theo thống kê và nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu về hiện tượng chủ ngữ hình thức (chủ ngữ hình thức ―nó‖) ở Việt Nam cho đến nay cũng tương đối ít. Trong đó, có lẽ nghiên cứu Về một kiểu câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Việt (kiểu câu ―mùa hè mặc quần đùi cho nó mát‖) của Hoàng Thị Thu Thủy (Luận văn cao học, 2006) là toàn diện và đầy đủ, rõ ràng hơn cả, nhất là về mặt cấu trúc. Tác giả nêu ra ba mô hình những trường hợp câu có chủ ngữ hình thức đó là ―Khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ (Ví dụ: Nói vớ vẩn nó quen đi) – ―Nó + vị ngữ‖ (Ví dụ: Nó có cái chìa khoá treo trên tường đấy) và ―Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ‖ (Ví dụ: Nó (mà) đổ cái ghế thì mày chết! ). Cùng với hệ thống ví dụ phong phú, đáng tin cậy, tác giả đã phân tích ba mô hình có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt này khá chi tiết, có tác dụng gợi ý và tham khảo rất lớn cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Ngoài Hoàng Thị Thu Thủy, tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong Cú pháp tiếng Việt (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) đã giới thiệu rất kỹ về hệ thống cú pháp – các thành phần trong câu của tiếng Việt. Đặc biệt trong phần ―Chủ ngữ‖, tác giả có đề cập đến chủ ngữ hình thức trên nhiều phương diện, với nhiều quan điểm của các nhà ngữ pháp học khác nhau như Nguyễn Minh Thuyết, Cao Xuân Hạo,... Tuy nhiên nhìn chung thì đều công nhận có sự tồn tại của chủ ngữ hình 9
  15. thức trong tiếng Việt. Tóm lại, cũng giống như tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc, nghiên cứu về chủ ngữ hình thức trong tiếng Việt, nhất là trong quan hệ đối chiếu, so sánh, dịch thuật với tiếng Trung thì có thể nói vẫn rất cần các học giả và người nghiên cứu khai thác hơn nữa. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu a/ Phƣơng pháp miêu tả Dựa trên kết quả khảo sát thống kê, luận văn sử dụng phương pháp này để miêu tả các câu có chứa chủ ngữ hình thức xuất hiện trong tiếng Trung và tiếng Việt. b/ Phƣơng pháp phân tích cấu trúc Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích các mô hình câu có chứa chủ ngữ hình thức. Do chủ ngữ hình thức không có giá trị về mặt nội dung mà chỉ có giá trị về mặt hình thức, bởi vậy ở đây chúng tôi chỉ sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc hình thức đơn thuần. c/ Phƣơng pháp đối chiếu Trên cơ sở thống kê các ví dụ, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu sự giống và khác nhau trong mô hình câu chứa chủ ngữ hình thức của tiếng Trung và tiếng Việt, vị trí, chức năng của chủ ngữ hình thức khi ở trong câu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu dịch thuật để tìm ra các quy luật chuyển dịch đối với một số văn bản dịch. Ngoài 3 phương pháp chính trên, luận văn còn sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại, đối chiếu phương pháp dịch trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: 10
  16. Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chương này giới thiệu một số lý luận quan trọng có liên quan đến đề tài như chủ ngữ, chủ ngữ hình thức, vai trò, chức năng, đặc điểm cơ bản của chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu lý luận về đối chiếu ngôn ngữ học – một lý luận quan trọng để chúng tôi có thể triển khai được đề tài. Chƣơng 2: Khảo sát câu chứa chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung Chương này dựa trên cơ sở thống kê tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung. Chúng tôi phân loại thành các mẫu câu (cấu trúc) cụ thể, phân tích quy luật và chức năng của chúng trong câu. Tạo cơ sở để tiến hành so sánh, đối chiếu sự giống và khác nhau trong cách sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt cũng như nhận xét về cách thức chuyển dịch các mô hình câu có chủ ngữ hình thức từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Chƣơng 3: Đối chiếu câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt Trên cơ sở các kết quả thu được ở chương 2, chúng tôi sẽ đối chiếu các mô hình câu có chứa chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi đối chiếu cách chuyển dịch chủ ngữ hình thức từ tiếng Trung sang tiếng Việt (trong các tác phẩm văn học có bản dịch tiếng Việt thuộc phạm vi khảo sát của luận văn). Đồng thời đưa ra những phương pháp dịch khác bên cạnh bản dịch gốc nếu có thể. 11
  17. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần quan trọng khác của câu như định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ… luôn nhận được rất nhiều quan tâm của giới nghiên cứu, nhất là với những thành phần nòng cốt của câu như chủ ngữ, vị ngữ. Chính vì vậy mà các trường phái nghiên cứu khác nhau, các quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau thì sẽ dẫn đến định nghĩa về chủ ngữ khác nhau. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng này diễn ra ở cả ngữ pháp tiếng Trung và tiếng Việt. Có thể giới thiệu qua một số trường phái phổ biến nhất như dưới đây: 1.1. Chủ ngữ trong tiếng Trung 1.1.1. Các quan niệm về chủ ngữ trong tiếng Trung Trong các chương trình sách giáo khoa ngữ văn, trong các từ điển tiếng Hán thì định nghĩa chủ ngữ trong tiếng Hán hiện đại khá đơn giản. Ví dụ, Hiện đại Hán ngữ quy phạm Từ điển (Nxb. Đại học Cát Lâm, xuất bản lần đầu năm 2001, tái bản hai lần năm 2010, 2014) định nghĩa: ― Chủ ngữ (danh từ), là đối tượng trần thuật của vị ngữ, là thành phần câu chỉ ra ―ai‖ hoặc ―cái gì‖ mà vị ngữ muốn nói đến… Trong các câu thông thường của tiếng Trung, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, thường do danh từ, đại từ hoặc đoản ngữ (cụm từ) đảm nhiệm.‖ (trang 1510). Phát triển mở rộng hơn so với định nghĩa trong từ điển toàn dân, các nhà ngôn ngữ ở Trung Quốc cũng có cách định nghĩa chủ ngữ của mình. Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi, đại đa số quan điểm đều đồng ý chủ ngữ thường do danh từ, đại từ hoặc đoản ngữ đảm nhiệm và thường đứng trước vị ngữ (trừ trường hợp cá biệt mà luận văn sẽ không đề cập đến do không có mối liên quan đối với đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ ngữ hình thức). Ví dụ, Hoang Bo Rong, Liao Xu Dong trong Hiện đại Hán ngữ quyển 3 thượng tuy không đưa ra định nghĩa ―chủ ngữ‖ là gì nhưng lại trực tiếp nói 3 Nxb.Giáo dục đại học, tái bản năm 2017, tr.72-73. 12
  18. đến những từ loại có thể làm chủ ngữ như danh từ /cụm danh từ), đại từ,... Từ đó chia chủ ngữ tiếng Hán thành hai loại chính là ―chủ ngữ mang tính danh từ‖ và ―Chủ ngữ mang tính vị từ‖. Cụ thể: Chủ ngữ mang tính danh từ: Là đối tượng được trần thuật, nằm ở đầu câu, thường trả lời cho câu hỏi ―ai‖ hoặc ―cái gì‖. Xem các ví dụ sau: 4 1) 兰英// 知到这件事后,心中未免悔恨。 (Lan Anh sau khi biết chuyện này, trong lòng rất hối hận.) (Ngữ liệu trực tiếp) Chủ ngữ ―兰英 (Lan Anh)‖, trả lời cho câu hỏi ―Ai biết chuyện này? Ai trong lòng rất hối hận? 2) 他们//不觉得烦,便仍出来。 (Bọn họ không thấy phiền, vẫn đi ra ngoài). (Ngữ liệu trực tiếp) Chủ ngữ 他们 (bọn họ) trả lời cho câu hỏi ―Ai không phiền? Ai đi ra? 3) (Toàn bộ hành lý của cô Lâm đều đã 林姑娘的行李东西//可搬进来了。 được mang vào rồi)(Ngữ liệu trực tiếp) Chủ ngữ ―林姑娘的行李东西‖ trả lời cho câu hỏi ―Cái gì đã mang vào chưa? Chủ ngữ mang tính vị từ: Từ/cụm từ mang tính vị từ là chỉ những từ thường làm vị ngữ trong câu như động từ/cụm động từ, tính từ (cụm tính từ), cụm đại từ tính vị ngữ,... Mặc dù những trường hợp này không nhiều như trường hợp từ/cụm từ mang tính danh từ làm chủ ngữ (do đặc trưng ngữ pháp của danh từ là làm chủ ngữ trong câu), tuy nhiên chúng ta vẫn thường gặp những câu như sau trong tiếng Trung: 4) 灯坏了还是人摔倒了//更值得一提?(Đèn hỏng hơn hay người ngã// đáng kể hơn?)(Ngữ liệu trực tiếp) Chủ ngữ do hai cụm động từ ―灯坏了(đèn hỏng) và 人摔倒了(người ngã)‖ đảm nhận, trả lời cho câu hỏi ―Cái gì đáng kể hơn?‖ Cui Ying Xian trong Nhập môn Học tập và nghiên cứu ngữ pháp tiếng 4 ký hiệu // để phân chia thành phần chủ ngữ với vị ngữ của câu. 13
  19. Hán hiện đại” 《现代汉语语法学习与入门研究》 (Nxb.Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, tái bản năm 2011) khi phân tích về chủ ngữ và tân ngữ đã tổng kết, về mặt cú pháp, chủ ngữ trong tiếng Hán hiện đại có ba đặc điểm chính là: (1) Từ góc độ kết cấu, chủ ngữ phần lớn do danh từ, đại từ, cụm danh từ hoặc là từ đã được danh vật hoá và có chức năng của danh từ… đảm nhiệm. (2) Từ đặc trưng ―chỉ thị và nhân xưng‖ của danh từ, chỉ những chủ ngữ mang tính ―chỉ xưng‖ như vậy mới có thể đứng trước động từ. Những danh từ vô định không thể đứng trước danh từ 5. (3)Từ góc độ quan hệ ngữ nghĩa giữa từ với từ, giữa chủ ngữ và động từ thường có mối quan hệ ―lựa chọn‖ (trang 204, 205). 1.1.2. Cấu tạo của chủ ngữ trong tiếng Trung Để thuận tiện cho việc triển khai đề tài, và do quá trình tham khảo, nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng về cơ bản, các nhà ngữ pháp học Trung Quốc đều có quan điểm khá đồng nhất về các khái niệm cũng như định nghĩa liên quan đến chủ ngữ. Dưới đây về cấu tạo của chủ ngữ tiếng Trung, chúng tôi thống nhất áp dụng quan điểm phân loại của Hoang Bo Rong, Liao Xu Dong (đã trình bày trong cuốn Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại quyển thượng, hạ), Cui Ying Xian v.v.v. 6. Về cơ bản, chủ ngữ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng làm chủ thể của hành động. Chủ ngữ tiếng Trung thường do các từ loại sau đảm nhiệm: Thường do danh từ hay đại từ đảm nhiệm. Ngoài ra các cụm từ, kết cấu cụm từ mang tính danh từ (ngữ danh từ) cũng thường làm chủ ngữ. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về cấu tạo của chủ ngữ trong tiếng Trung. Ví dụ:  Đại từ làm chủ ngữ: 5) 我们//要努力学习。(Chúng ta//phải học tập chăm chỉ.) (Ngữ liệu trực tiếp) 6) 这//是我刚买的苹果。(Đây// là táo tôi mới mua.) (Ngữ liệu trực tiếp) 5 Định nghĩa này giúp chúng tôi hiểu được chỉ có đại từ nhân xưng hoặc những danh từ mang tính ―chỉ xưng‖ như vậy mới có thể làm chủ ngữ hình thức mà không phải là động từ hoặc đoản ngữ. 6 Sách đã dẫn, trang 72-73. 14
  20.  Danh từ (ngữ danh từ) làm chủ ngữ: 7) (Mùa thu //đến rồi, Hà Nội//rất đẹp.)(Ngữ liệu 秋天//来了,河内//很美。 trực tiếp) 8) (Con người cô ta//làm việc gì cũng không 她这个人//做事就这么不靠谱。 đáng tin.)(Ngữ liệu trực tiếp) Một số trường hợp đặc biệt chủ ngữ trong tiếng Trung cũng có thể do động từ (ngữ động từ) hoặc tính từ cấu tạo thành:  Do động từ (ngữ động từ) cấu tạo thành: ((Buổi)Thảo luận// bắt đầu rồi, anh// bây giờ mới 9) 讨论//开始了,你才来。 đến.) (Ngữ liệu trực tiếp) (Cứ đi tiếp// thì lạc đường đấy.)(Ngữ liệu trực tiếp) 10) 再走下去//就迷路了。 (Đi xe đạp đến trường//mất rất nhiều 11) 骑自行车到学校//要花很长时间。 thời gian). (Ngữ liệu trực tiếp) (Vừa ăn vừa xem vô tuyến// sẽ bị đau dạ 12) 边吃饭边看电视//会得胃病的。 dày đấy.)(Ngữ liệu trực tiếp)  Do tính từ/cụm tính từ cấu tạo thành: (Hiền lành, chu đáo //là đặc điểm của cô ấy.) 13) 温柔体贴//是她的特点。 (Ngữ liệu trực tiếp) 14) 冷静点儿//才能解决问题。(Bình tĩnh chút// mới có thể giải quyết vấn đề.) (Ngữ liệu trực tiếp) Đặc biệt, chủ ngữ trong tiếng Trung cũng có thể do một cụm chủ - vị cấu tạo thành: (Tôi tin những lời anh nói// đều là thật 15) 我相信你说的话//都是真心话。 lòng.)(Ngữ liệu trực tiếp) (Màu sắc đậm một chút thì dễ phối đồ.) 16) 颜色深一点//会好搭配衣服。 (Ngữ liệu trực tiếp) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2