Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên cơ sở tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch)
lượt xem 6
download
Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu khảo sát đặc điểm và ý nghĩa của các từ ngữ biểu thị ý nghĩa thời điểm trong Tiếng Hán và Tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên cơ sở tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC -----------***----------- LÝ DOANH ( LI YING ) KHẢO SÁT TỪ NGỮ BIỂU THỊ THỜI ĐIỂM TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN CƠ SỞ TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG VÀ BẢN DỊCH) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội- 2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ~~~☆~~~ LÝ DOANH ( LI YING ) Khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên cơ sở tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch) Luận Văn Thạc Sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã Số: 60. 22. 02.40 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thuý Hồng HÀ NỘI – 2015 2
- LỜI CẢM ƠN Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy các cô, các bạn học viên, và với sự nỗ lực của bản thân, cuối cùng, luận văn của tôi đã hoàn thành theo mong muốn. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, ngoài được học các kiến thức ngôn ngữ, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo về cách sống trong xã hội. Sau hai năm học ở Việt Nam, tôi không những đã được nâng cao kiến thức ngôn ngữ, về tiếng Việt, mà còn hoàn thiện bản thân hơn trong cách đối nhân xử thế. Xin chân thành cảm ơn các thầy các cô, xin cảm ơn các bạn học viên đã luôn động viên giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Thị Thúy Hồng – người đã tận tâm dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này, xin cảm ơn cô, cô đã rất vất vả với em! Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bố mẹ, những người đã luôn động viên tôi, cho tôi thêm nghị lực, dũng khí phấn đấu trên con đường mình chọn. Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Kính chúc các thầy các cô sức khỏe, thành công! Xin cảm ơn các thầy cô cho tôi ý kiến nhận xét. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội , tháng 09 năm 2015 Học viên Lý Doanh 3
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học và Ban gián hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội , ngày 24 tháng 9 năm 2015 Học viên Lý Doanh ( LI YING ) 4
- Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................2 4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu .................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu ............................................................2 6. Bố cục luận văn .............................................................................................3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................4 1.1. Vấn đề thời gian và thời gian trong phát ngôn .........................................4 1.1.1 Cách xác định thời đoạn, thời điểm, khoảng cách thời gian, hoàn cảnh thời gian 6 1.1.2 Từ chỉ thời gian với biểu thị tình thái trong câu 6 1.1.3 Thời gian ngữ cảnh 7 1.1.4 Biểu thị thời gian gắn khung vị từ. 8 1.1.5 Thời gian và trật tự các thành tố trong câu – phát ngôn 9 1.2 Khái quát ý nghĩa thời gian trong tiếng Hán ...........................................9 1.2.1 Quan điểm về từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Hán 9 1.2.2 Nghiên cứu từ ngữ chỉ thời điểm và thời đoạn trong tiếng Hán 11 1.3 Khái quát ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt..........................................12 1.3.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về từ ngữ chỉ thời gian 13 1.3.2 Khái quát về ý nghĩa thời điểm trong tiếng Việt 16 1.4 Tiêu chí nhận diện biểu thị thời gian và thời điểm ..................................18 1.4.1 Tiêu chí về nội dung 18 1.4.2 Tiêu chí về hình thức 20 1.4.3 Tiêu chí về chức năng 22 1.5. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học ........................................23 1.5.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 23 1.5.2.Các cấp độ của thời gian nghệ thuật 25 1.5.3. Các điều kiện của thời gian nghệ thuật 25 1.5.4. Các chiều của thời gian nghệ thuật 26 1. 6. Nhận diện từ ngữ biểu thị thời điểm .......................................................26 1.6.1 Nhân diện từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Việt 26 1.6.2 Nhân diện từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán 27 Tiểu kết: .............................................................................................................28 CHƢƠNG 2 TỪ NGỮ BIỂU THỊ THỜI ĐIỂM TRONG NGUYÊN BẢN TIẾNG HÁN TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG .................................................30 2.1 Giới thiệu khái quát tác phẩm Hồng Lâu Mộng .....................................30 2.2. Khái quát về việc nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” ở Trung Quốc ........................................................................................................30 5
- 2.3 Những tiêu chuẩn và phạm vi phân ranh giới của từ chỉ thời gian trong Hồng Lâu Mộng ................................................................................................32 2.4. Chức năng ngữ pháp và chức năng cú pháp của từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán ........................................................................................33 2.5. Từ ngữ biểu thị thời điểm trong nguyên bản tiếng Hán của tác phẩm Hồng Lậu Mộng ................................................................................................35 2. 5. 1. Từ đơn biểu thị thời điểm 35 2. 5. 2. Từ phức biểu thị thời điểm 38 2. 5. 3. Cấu trúc kiểu số lƣợng 62 2. 5. 4. Cấu trúc giới tân 66 2. 5. 5. Kiểu chính phụ 69 2. 5. 6. Kiểu phƣơng vị 76 Tiểu kết: .............................................................................................................82 CHƢƠNG 3 KHẢO SÁT TỪ NGỮ BIỂU THỊ THỜI ĐIỂM TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT HỒNG LÂU MỘNG............................................................86 3.1. Vấn đề dịch Hồng Lâu Mộng tại Việt Nam .............................................86 3.2. Đặc điểm của từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Việt ( đối chiếu với nguyên bản tiếng Hán Hồng Lâu Mộng) ...............................87 3. 2. 1. Các cách biểu thị thời điểm có ý nghĩa đối lập về thời 88 3. 2. 2. Biểu thị thời điểm có ý nghĩa hiện tại 89 3. 2. 3. Biểu thị thời điểm có ý nghĩa quá khứ 90 3. 2. 4. Biểu thị thời điểm có ý nghĩa ở tƣơng lai 92 3.3. Từ ngữ chỉ thời điểm trong 红楼梦 và bản dịch ....................................94 Tiểu kết: ........................................................................................................... 110 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115 Phụ Lục .................................................................................................................. 117 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay, các từ ngữ biểu thị thời gian đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và thế giới. Thời gian là khái niệm luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại, diễn biến của sự vật trong thế giới khách quan. Qua ngôn ngữ con người đã đề cập đến một hệ thống các đơn vị thời gian và phản ánh những hiểu biết của con người về các thuộc tính cũng như quy luật khách quan của thời gian. Khác với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Hán và tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, động từ không biến đổi hình thái do đó không có chức năng thông báo về thời gian trong bản thân thực từ. Vì vậy, khi đề cập đến thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta không thể không nói tới những từ ngữ chỉ thời gian. Những từ ngữ này có chức năng biểu hiện và phân nghĩa thời gian. Đó là những chức năng biểu hiện và phân định ý nghĩa của các thời, quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như định vị các sự việc và hành động trên trục thời gian. Vấn đề thời gian đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện đặc điểm của các biểu thức thời gian, đặc biệt là các biểu thức thời gian có ý nghĩa thời điểm. Xuất phát từ lý do đó, cũng như nhu cầu cần thiết trong việc tìm hiểu đặc điểm của các biểu thức biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về: ―Khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên cơ sở tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch)‖. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu khảo sát đặc điểm và ý nghĩa của các từ ngữ biểu thị ý nghĩa thời điểm trong Tiếng Hán vàTiếng Việt. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt qua nguyên bản tiếng Hán tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch tiếng Việt. Đi sâu tìm hiểu khảo sát các từ ngữ biểu thị thời gian có ý nghĩa thời điểm, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét chúng về các mặt: đặc điểm ý nghĩa, chức năng ngữ pháp và hình thức biểu hiện. 1
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt được thể hiện trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch, từ đó tiến hành phân tích, miêu tả ý nghĩa của chúng〃đồng thời khảo sát những từ ngữ này trong các ngữ cảnh khác nhau, xem xét trong mối quan hệ với hiện thực mà chúng biểu thị, đặc biệt trong mối quan hệ với người sử dụng, so sánh nhóm các từ ngữ này trong tiếng Hán với tiếng Việt, dùng các phương pháp thích hợp để tìm ra các đặc trưng văn hóa và tư duy dân tộc ẩn chứa trong ngữ nghĩa của các từ ngữ này, từ đó giải thích phần nào đặc điểm nhận thức về thời gian của người Hán và người Việt. 4. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu ―Hồng Lâu Mộng‖ là một tác phẩm rất quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiếng Hán cổ đại đến tiếng Hán hiện đại. Luận văn tìm hiểu và giải thích từ ngữ biểu thị thời điểm trong Hồng Lâu Mộng vào việc định vị các sự việc và hành động trên trục thời gian và có so sánh với tiếng Việt. Các kết luận rút ra trong luận văn là cần thiết đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa và tư duy nói riêng. Luận văn chọn tiếng Hán , một ngôn ngữ tượng hình, để đối chiếu với tiếng Việt, một ngôn ngữ tượng thanh, bởi thông qua sự khác biệt này việc đối chiếu phương tiện diễn đạt ý nghĩa, nội hàm ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán với tiếng Việt sẽ xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, tìm hiểu cách biểu đạt tương đương về nghĩa nhằm thấy được sự khác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu Trong luận văn này, ngoài hai phương pháp nghiên cứu chung là qui nạp và diễn dịch chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp miêu tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, . . . Nguồn tư liệu của luận văn chủ yếu được trích từ các báo, tạp chí, truyện ngắn, tác 2
- phẩm Hồng Lâu Mộng và bản dịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số tư liệu lấy từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả khác hay từ thực tế cuộc sống. Các câu này đều biểu hiện ý nghĩa thời điểm và được phân tích định tính và định lượng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương với những nội dung chính như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết Trình bày một số nội dung lý thuyết liên quan đến từ, ngữ, từ chỉ thời gian, cách phân loại từ biểu thị thời gian và cách định vị thời gian. Chƣơng 2. Biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và trong nguyên bản tiếng Hán tác phẩm Hồng Lâu Mộng Khảo sát đặc điểm từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và trong nguyên bản tiếng Hán tác phẩm Hồng Lâu Mộng . Chƣơng 3. Khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong bản dịch Hồng Lâu Mộng Khảo sát các đặc điểm từ ngữ biểu thị thời điểm và cách biểu thị thời điểm trong tiếng Việt. Giới thiệu lý thuyết dịch, phân tích sự bản dịch từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán sang tiếng Việt, từ đó nêu ra sự giống và khác nhau giữa chúng. Ngoài ra luận văn còn có phụ lục, tài liệu tham khảo. 3
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Vấn đề thời gian và thời gian trong phát ngôn Thời gian cũng như không gian là hai phạm trù lớn của triết học, là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Thời gian và không gian là hai thực tại khách quan gắn liền với vật chất và quá trình vận động với vật chất. Hay nói khác đi không có vật chất nào tồn tại ngoài thời gian và không gian. Như vậy thời gian là một trong những khái niệm cơ bản trong nhận thức của con người, nó không những chỉ nhận thức được về mặt vật lý học mà còn được nhận thức về mặt ngôn ngữ học. - Theo ―Từ điển Tiếng Việt‖ (Hoàng Phê chủ biên) thời gian có 3 nghĩa cơ bản. Nghĩa 1: Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian), trong đó vật chất vận động sự phát triển liên tục, không ngừng. Nghĩa 2: Khoảng thời gian nhất định xét về mặt dài, ngắn, nhanh, chậm của nó. Nghĩa 3: Khoảng thời gian trong đó diễn ra sự việc từ đầu cho đến cuối. [28,tr 956] - Theo "Từ điển Hán Việt" của Đào Duy Anh thì quan niệm về thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai, vị lai ba cái trạng thái ấy lưu chuyển với nhau vô cùng gọi là thời gian. [1, tr432] Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: ―Thời gian là biểu tượng của giới hạn trong sự kéo dài và của ranh giới dễ cảm nhận nhất ngăn cách cuộc sống trần thế và cuộc sống của thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Trong định nghĩa, thời gian của người trần là hữu hạn, còn thời gian của thánh thần là vô hạn, hay nói đúng hơn là vô thời gian, là vô khởi, vô tận‖ [dẫn theo 14, tr 905]. Trên thực tế người ta cảm nhận được thời gian là những thay đổi biến cố trong tự nhiên như (sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông...), trong các lễ hội phong 4
- tục của dân tộc (các ngày lễ hội, các phiên chơ, kỵ, giỗ, tết...), trong cuộc đời con người (lọt lòng, lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, già, chết...), trong đời sống chính trị (triều đại, mốc lịch sử, bước ngoặt lịch sử...). Thời gian qua sự cảm nhận đó là thời gian vật lý và thời gian vật lý thì tuân theo quy luật tất yếu: Có tính liên tục, nó chỉ đo đếm được trên một chiều mà thôi. Thời gian vật lý trùng với thời gian lịch sử đều là thời gian liên tục không cho phép đứt đoạn. Người ta nói đến thời gian trong ngôn ngữ bởi vì điều này gắn với đặc điểm tín hiệu của ngôn ngữ. Tín hiệu của ngôn ngữ được lần lượt xuất hiện theo trình tự thời giangọi là tính hình tuyến. Người ta không thể phát âm cùng một lúc các tín hiệu chồng lên nhau mà phải đi từ A lần lượt B rồi C... Như vậy thời gian trong ngôn ngữ chính là sự phản ánh một hiểu biết của con người về các thuộc tính và quy luật của thời gian khách quan. Đây là một phạm trù có tính phổ quát trong nhiều ngôn ngữ. Với "bức tranh thế giới riêng, mô hình thế giới, hình ảnh thế giới‖, trong từng cộng đồng người khác nhau nên phạm trù thời gian cũng có cách thể hiện, mà người bản ngữ không giải thích nổi. Người ta có thể xem thời gian trong ngôn ngữ trùng với thời gian trong đời sống thực tiễn. Và như vậy thời gian được coi là một đại lượng cần được phân chia, cần được hình thành các đơn vị để đo đếm. Do đó có khái niệm về thời đoạn (các khoảng thời gian). Thời gian được hình dung như một chuỗi vận động liên tục theo một trục mà trên đó người ta có thể đánh dấu để ghi nhớ các mốc, các sự kiện, tức là các khoảng thời gian ngắn được hạn định một cách chính xác, coi như một điểm trên trục thời gian. Vì thế có khái niệm thời điểm (mốc thời gian). Thời gian còn được coi như là một sự vận động có chiều hướng xác định và trong quan hệ với sự tồn tại bản thân mình, con người có nhu cầu sắp xếp nó vào một khu vực từ đây có khái niệm về thì (các miền thời gian). Như vậy thời đoạn, thời điểm và thì là ba nội dung biểu hiện cụ thể của khái niệm chung về thời gian đã được nhận thức trong lịch sử phát triển tư duy của loài người nói chung và của mỗi dân tộc nói riêng. 5
- 1.1.1 Cách xác định thời đoạn, thời điểm, khoảng cách thời gian, hoàn cảnh thời gian Để phản ánh các thuộc tính về lượng hay chất của thời gian, ta thấy có các loại ý nghĩa như: ý nghĩa thời đoạn, thời điểm, thời hạn; ý nghĩa về khoảng cách thời gian, hoàn cảnh thời gian… -Thời doạn là một khoảng thời gian nào đó được phân chia về mặt khối lượng (nhiều/ít), về độ dài (dai/ngắn), là cách phân định các thời khoảng trong quá khứ - hiện tại – tương lai. Thời đoạn có thể không xác định, có thể xác định khi nó gắn với thuộc tính của sự việc, của quá trình, của một hoạt động nào đó hoặc là chiều dài của một sự kiện từ khi nó bắt đầu cho đến khi nó kết thúc. -Thời điểm được xem là khoảng thời gian ngắn hoặc rất ngắn, được hạn định một cách chính xác. Nó là một điểm trên trục thời gian (như: sáng nay, 11 giờ trưa nay, 3 giờ chiều nay, 15 phút nữa…). -Thời hạn là phạm vi thời gian trong đó một sự tình xuất hiện được định lượng là bao lâu (như: 5 ngày, 3 tuần, 4 tháng, 3 tiếng đồng hồ, 10 phút…) -Khoảng cách thời gian là chiều dài được đo từ thời điểm phát ngôn đến thời điểm xảy ra sự kiện, cũng có thể là khoảng cách giữa hai sự kiện xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau. -Hoàn cảnh thời gian hay còn gọi là vị trí của người nói, ―điểm nhìn ― của người phát ngôn. Tất cả các thời đoạn, thời điểm đều được định vị, được xác định thông qua chủ thể phát ngôn . Các phường tiện dùng để diễn đạt những ý nghĩa này ở tiếng Việt. 1.1.2 Từ chỉ thời gian với biểu thị tình thái trong câu Thời gian luôn luôn được xác định bởi một tình thái nhất định. Thời gian dài hay ngắn, sớm hay muộn.... tất cả là do nhận thức đánh giá của người nói và chỉ được bộc lộ một phần trong tình thái của câu. Theo Cao Xuân Hạo: Tình thái của câu phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của tính hiện thực (trong thời gian chẳng hạn - phạm trù thì) mức độ của tính xác thực, của tính tất yếu (khách quan 6
- hay đạo lý), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc....của điều được thông báo. [dẫn theo 13, tr51]. Như vậy tình thái của câu là nội dung chỉ mối quan hệ giữa người nói và người nghe còn gọi là tình thái liên cá nhân. Nếu chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc nêu lên trong câu đối với phần nghĩa miêu tả sự việc còn gọi là tình thái chủ quan. Nếu chỉ mối quan hệ của sự việc nêu lên trong câu với hiện thực khách quan như thời gian, cách thức diễn ra hành động còn gọi là tình thái khách quan. Trong Hồng Lâu Mộng, những nội dung tình thái này nhiều khi đan quyện vào nhau trong một yếu tố ngôn ngữ, khó bề tách bạch ra một cách rạch ròi, ví dụ: Sau tuổi hai mươi đã trải đời. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán. Nay đang vào tiết đầu xuân . Không biết bao giờ mới đến. Từ "đã", "nay", "qua" ―bao giờ‖ vừa chứa tình thái khách quan chỉ quan hệ của sự việc "trước kia" với thời gian hiện tại. 1.1.3 Thời gian ngữ cảnh Ngữ cảnh là yếu tố quan trọng để biểu thị thời gian. Ngữ cảnh của một từ chính là chuỗi kết hợp các từ ngữ xung quanh nó để làm cho nó được cụ thể hoá và xác định về nghĩa. Ngữ cảnh có thể tối thiểu là một từ, tối đa là một chuỗi lớn hơn có khả năng ứng với một câu, một phát ngôn. Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta nói ra những câu, những phát ngôn chứ không phải là những từ rời rạc, ở đó các từ kết hợp với nhau theo quy tắc và chuẩn mực ngôn ngữ. Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình và cũng chính trong câu hay trong phát ngôn người ta mới biết được rằng trong trường hợp hoàn cảnh cụ thể từ có nghĩa gì. Chẳng hạn phụ từ ― đã ‖biểu thị ý nghĩa thời gian quá khứ nhưng trong hoàn cảnh cụ thể , ―đã‖ có thêm những nét nghĩa khác: Bấy giờ đã đến lúc lên đèn. Hai người bàn định xong rồi ra xem mọi người đánh bài.(Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ bảy, tr98). ―Đã‖ có nét nghĩa quá khứ 7
- gần với hiện tại, mới xảy ra. Trong Hồng Lâu Mộng, ngữ cảnh có quan hệ chặt chẽ với thời gian. Thông qua ngữ cảnh người ta mới liên tưởng đến yếu tố thời gian có xuất hiện rõ nét hay không rõ nét trong các câu thơ. Thời gian trong Hồng Lõu Mộng chủ yếu là thời gian mang tính biểu trưng, khó xác định. Chính vì vậy ngữ cảnh rất quan trọng, góp phần tăng thêm ý nghĩa câu văn: Nay đang vào tiết đầu xuân, muôn vật đổi mới, đáng nên hăng hái dựng lại mới phải. (Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ bảy mươi, tr 147). 1.1.4 Biểu thị thời gian gắn khung vị từ. Khung vị từ là cấu trúc vị từ tham thể được tổ chức theo yêu cầu diễn đạt của câu. Hay nói một cách khác khung vị từ là dạng biểu hiện cụ thể trong câu của cấu trúc vị từ tham thể. Cấu trúc vị từ tham thể một mặt phản ánh cấu trúc nòng cốt của sự việc, mặt khác phản ánh cốt lõi trong cấu trúc miêu tả của câu. Các tham thể được xác định theo vai trò của mình trong mối quan hệ với đặc trưng của sự việc nêu ở vị từ. Ví dụ: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm. Bữa nay lạnh: Tham thể thời gian Mặt trời: Tham thể làm chủ ngữ Đi ngủ sớm: Vị từ ( vị ngữ) Ví dụ: Em thảnh thơi như buổi sáng đầu ngày. Em: Tham thể làm chủ ngữ Thảnh thơi: Vị từ (vị ngữ) Như buổi sáng đầu ngày: Tham thể thời gian Ví dụ: Ánh sáng vấn vương chiều uể oải. Ánh sáng: Tham thể làm chủ ngữ Vấn vương: Vị từ (vị ngữ) Chiều uể oải: Tham thể thời gian Như vậy, khi xét nghĩa thời gian ta phải gắn các đơn vị biểu thị thời gian với khung vị từ thì mới hiểu hết được ý nghĩa của câu. Trong Tiếng Việt, vị từ là một từ có chức năng làm thành một vị ngữ hoặc làm 8
- trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung của sự việc. Vị từ có thể là một động từ hay tính từ. Trong giao tiếp các đơn vị biểu thị thời gian là phụ từ có khả năng đứng trước động từ và tính từ. Ngoài ra, vị từ còn được biểu hiện dưới dạng là một cụm từ. Trong trường hợp đó thì cụm thường được đánh dấu bằng các phụ từ trong đó có nhóm phụ từ biểu hiện ý nghĩa thời gian: đã, đang, vừa, còn...các phụ từ này có thể xuất hiện từng yếu tố một cùng với động từ hay tính từ. 1.1.5 Thời gian và trật tự các thành tố trong câu – phát ngôn Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái, vì thế phương thức trật tự là phương thức rất quan trọng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong câu, nếu thay đổi vị trí của từ thì ý nghĩa thay đổi và chức năng cú pháp của các thành phần câu cũng thay đổi. Ví dụ: Rồi một ngày mai tôi sẽ đi. Hành động ―đi‖ chưa diễn ra Ví dụ: Sao ngày tháng trôi đi vội vã. Hành động ―đi‖ đã và đang diễn ra Thay đổi vị trí của từ chính là thay đổi trật tự từ từ ở trong câu. Cần phải phân biệt phép trật tự từ và phép tuyến tính. Tuyến tính là một đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ. Nó là một đặc điểm phổ quát tồn tại trong mọi ngôn ngữ không phụ thuộc vào truyền thống, tập quán chân lý dân tộc. Còn phép trật tự từ thì ngược lại, về hình thức thì giống với đặc điểm tuyến tính của ngôn ngữ nhưng nó lại mang dấu vết về truyền thống văn hoá, tập quán của dân tộc. Trong Tiếng Việt, dựa vào quan hệ giữa các phát ngôn, ta có thể thấy nhiều trật tự sắp xếp các thành tố biểu thị thời gian khác nhau. Có thể là trật tự sắp xếp các thành tố theo thời gian nghĩa là sự kiện hay hành động xảy ra theo trình tự thời gian. 1.2 Khái quát ý nghĩa thời gian trong tiếng Hán 1.2.1 Quan điểm về từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Hán Kể đến việc nghiên cứu từ chỉ thời gian, các nhà ngôn ngữ học tiền bối như cụ Lê Cẩm Hy (1942), Vương Lực (1943), Lã Thúc Tương (1944), Cao Văn Khải… đã có sự tìm tòi về các hình thức và thể loại diễn tả cơ bản về từ chỉ thời gian trong 9
- tiếng Hán hiện đại. Các thành quả nghiên cứu đương thời có ―Bàn về kết cấu tam nguyên của hệ thời gian tiếng Hán hiện đại‖ (1988) của Trần Bình, ―Sơ lược về từ chỉ thời gian trong tiếng Hán hiện đại‖ (1991) của Lục Kiện Minh đã bàn luận một cách khá toàn diện về từ chỉ thời gian. Bài ―Kể về từ chỉ thời gian tiếng Hán‖ (1995) của Chu Tiểu Bình, bài ―Giai đoạn đặc chỉ trong việc diễn tả thời gian trong tiếng Hán hiện đại‖ (1999) và ―Nghiên cứu về thời điểm thời đoạn tiếng Hán hiện đại‖ (1997) của Lý Hướng Nông đã chú trọng phân tích sự khác biệt giữa từ chỉ thời gian với thời đoạn từ, đã có sự nghiên cứu khá thâm nhập về cách diễn tả của từ ngữ chỉ thời gian, thời điểm, thời đoạn; ―Nghiên cứu tìm hiểu ngữ nghĩa mơ hồ với tính chuẩn xác của từ chỉ thời gian tiếng Hán‖ (2006) của Chương Đình Đông cộng tác với Lý Bảo Gia đã nêu rõ trong sự diễn tả ngôn ngữ, từ chỉ thời gian tồn tại sự đối lập - thống nhất giữa tính mơ hồ với tính chuẩn xác. Còn Dương Động Dụng và Hồ Bồi An thì phân tích từ chỉ thời gian theo góc nhìn nhận phạm trù danh giới từ ngữ. Đi đôi với việc nghiên cứu từ chỉ thời gian trong tiếng Hán hiện đại, các nhà ngôn ngữ học cũng đã tiến hành nghiên cứu về từ chỉ thời gian trong tiếng Hán cổ đại và hiện đại, Cuốn ―Từ điển phạm trù thời gian trong tiếng Hán cổ‖ (2005) của Vương Hải Phấn đã thu lượm được hơn ba nghìn từ ngữ ghi thời gian, mỗi từ ngữ đều kèm theo giải nghĩa với một số câu mẫu chọn lọc kỹ càng. Phần quan trọng và có ý nghĩa hơn là bài báo cáo nghiên cứu ở phần mở đầu của cuốn từ điển ―Tổng quát về phạm trù thời gian trong tiếng Hán cổ‖. Trước tiên là tìm hiểu về đặc điểm tính bất phong bế và tính mơ hồ của từ ngữ ghi thời gian, rồi quy nạp phân tích hình loại kết cấu của từ ngữ ghi thời gian, đã liệt kê tường tận các loại phương thức kết cấu; và bản báo cáo đã dành nhiều nội dung luận thuật các phương thức ký thời và nội hàm văn hóa phong phú của nó; phần cuối bài đã khảo sát lịch thời (thời gian, thời đoạn) về phạm trù thời gian trong tiếng Hán cổ, đã trình bày, thể hiện phạm trù thời gian trong tiếng Hán cổ một cách rõ ràng. Bài ―Nghiên cứu về từ chỉ thời gian trong Hán thư‖ (2004) của Đặng Thụy Lệ đã sử dụng phương pháp miêu tả trạng thái tĩnh, phân tích khá toàn diện về danh từ, phó từ và tính từ biểu thị thời 10
- gian trong Hán thư, và đã phân tích tỉ mỉ tình hình sử dụng đại thể của từ chỉ thời gian và đã miêu tả về nội hàm và phạm vi từ chỉ thời gian trong Hán thư. Bài nghiên cứu ―Một nhóm từ chỉ thời gian trong tiếng Hán cận đại‖ (1997) của Phạm Phan, đã khảo sát 21 từ chỉ thời gian chỉ xưng quãng thời gian sát gần thời điểm nói trong tiếng Hán cận đại, từ góc độ cộng thời và lịch thời trong một phạm vi khép kín, như ―thích tài, thích gian, kháp tài, cang tài, đầu lí,…‖; đã phân tích sự khác biệt của tỉ suất sử dụng, kết cấu trong và chức năng ngữ pháp, cùng với quan hệ đối ứng giữa phương thức kết cấu với chức năng ngữ pháp, chức năng tả nghĩa của những từ ngữ đó; rồi còn khảo sát sự biến hóa phát triển của những từ chỉ thời gian đó theo góc độ lịch thời. 1.2.2 Nghiên cứu từ ngữ chỉ thời điểm và thời đoạn trong tiếng Hán Nghiên cứu từ ngữ chỉ ―thời điểm, thời đoạn‖ là một trong những tiêu điểm nghiên cứu ―từ ngữ chỉ thời gian‖, kết quả nghiên cứu rất phong phú. ―Thời điểm‖ và ―thời đoạn‖ là sự phân loại về mặt ngữ nghĩa của từ thời gian. Quan điểm cơ bản của giới học thuật về thời điểm và thời đoạn là: Thời điểm là một điểm trong thời gian, biểu thị vị trí của thời gian, có thể dùng để trả lời câu hỏi ―什么红候(lúc nào)‖. Ví dụ: 星期一(Thứ 2),9 点(9 giờ), 今天(hôm nay),明年(năm ngoái), 红公元年(năm công lịch, năm âm lịch)…. Thời đoạn là một độ dài ngắn của thời gian, có thể dùng để trả lời câu hỏi ―bao nhiêu lâu‖. Ví dụ: 三天(3 ngày), 两个月 (2 tháng), 五年(5 năm), 一会儿(một lúc), 片刻(một lát)… Hai thuật ngữ ―thời điểm‖ và ―thời đoạn‖ lần đầu tiên xuất hiện là ở cuốn ―Yếu lược văn pháp Trung Quốc‖ của ông Lữ Thúc Tương. Cuốn sách này cho rằng: Từ thời gian thực chỉ (ví dụ như 晋太元中 năm Tấn Thái) và từ thời gian xưng đại (như 将来 sắp tới, 今 hôm nay, 昔 hôm qua) đều là thời điểm; ngoài ra 11
- còn thời đoạn, biểu thị thời gian dài hay ngắn, hoặc dùng các đơn vị như (年 năm, 日 ngày, 月 tháng) và phía trước có các từ định lượng hoặc từ bất định lượng như ―三年 3 năm‖, ―数日 số ngày‖; hoặc biểu thị sự nhanh chậm, như ―一会儿 một lát, 好久 lâu rồi, 红 dài, 、久 lâu… Việc đưa ra thuật ngữ ―thời điểm‖ và ―thời đoạn‖ mang nhiều ý nghĩa, đặt nền móng nghiên cứu sâu hơn về thời điểm và thời đoạn cho các học giả và có đóng góp quan trọng tiên phong đối với việc nghiên cứu từ chỉ thời gian. Trong cuốn ―Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại giảng giải‖ đã chia từ chỉ thời gian thành hai loại là thời điểm và thời đoạn, đồng thời đã định nghĩa rõ ràng cho thời điểm và thời đoạn từ góc độ ý nghĩa: ―Từ thời gian có 2 loại. Một loại biểu thị lúc nào, ‗ví dụ như: 一九五四年(năm 1954), 昨天(hôm qua),星期六下午(chiều thứ 7)…‘ để nói vị trí thời gian, sự sớm muộn của thời gian, đây gọi là ‗thời điểm‘. Một loại biểu thị thời gian bao nhiêu, như „五年(5 năm), 三年(3 năm)… để nói độ dài ngắn của thời gian, sự tạm thời hay dài hạn của thời gian, đây gọi là ‗thời đoạn‘. Trong cuốn ―Ngữ pháp giảng nghĩa‖ của Châu Đức Hi cũng nói đến vấn đề thời điểm và thời đoạn: ― ‗今天(ngày nay), 星期一(thứ 2)‟ thể hiện ‗thời điểm‘ , tức là vị trí thời gian, sự sớm muộn của thời gian. ‗一会儿(một lúc),半天 (nửa ngày),两个红红(2 tiếng), 两个月(2 tháng)‘ biểu thị thời lượng, tức độ dài ngắn của thời gian.‖ 1.3 Khái quát ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt Khác với tiếng Hán, trong tiếng Việt tất cả các loại ý nghĩa thời gian hữu quan ( thời, thời điểm, thời đoạn, tần số) đều được biểu hiện bằng các biểu thức thời gian độc lập. Các biểu thức thời gian này hoặc tồn tại như các đơn vị từ vựng (hôm qua, 12
- hôm nay, bây giờ...) hoặc được tạo thành tự do trong lời nói như là các ngữ (vào mùa xuân, vào tháng ba...) liên hợp (ngày 25 tháng 4 năm 1991...) hoặc mệnh đề. 1.3.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về từ ngữ chỉ thời gian Trong sự nhận thức về thời gian, người Việt thường sử dụng từ để biểu thị các khoảng thời gian ngắn như: khắc, canh, giây, phút, giờ, …đến những từ chỉ các khoảng thời gian dài như: năm, thập kỷ, thế kỷ, …. Đó là những từ chỉ thời gian. Tuy nhiên, việc phân loại từ chỉ thời gian hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học về kết quả phân loại và thuật ngữ để gọi tên. Sau đây là một số quan điểm nổi bật của các tác giả về từ chỉ thời gian; 1.3.1.1 Quan điểm chia từ chỉ thời gian gồm 2 loại: danh từ và phụ từ (phó từ) Với các tác giả Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt tập 2), từ chỉ thời gian gồm có hai loại: danh từ và phụ từ (phó từ). Cụ thể như sau: Quan niệm của tác giả Nguyễn Kim Thản: Danh từ chỉ thời gian là một nhóm nhỏ thuộc lớp danh từ không chỉ cá thể. Có các danh từ chỉ thời gian như sau: khi, hồi, lúc, …. Đặc điểm là bao giờ chúng cũng được đặt trực tiếp sau số từ. Phó từ chỉ thời gian gồm: sẽ, đã, từng, có, vừa, mới, rồi, vẫn, còn, lại, sắp, …là những phó từ có tác dụng làm dấu hiệu thời gian. [23, tr 318] Quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban (trong Ngữ pháp tiếng Việt – tập 2): Danh từ đơn vị thời gian: Bao gồm danh từ chỉ đơn vị thời gian xác định và danh từ chỉ khoảng thời gian không xác định: thiên niên kỷ, thế kỷ, thập kỷ, năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây, …; dạo, khi, hồi, lúc, chốc, hôm, vụ, mùa. . . . Trong số những danh từ chỉ khoảng thời gian không xác định, có những từ thường không xuất hiện trực tiếp sau số từ số đếm xác định. Những từ này chỉ đứng sau ―những, một‖ (với ý nghĩa phiếm định) và ―một, đôi‖ (phiếm định), nhưng tuyệt đại đa số đứng trước các từ chỉ định ―ấy, nọ, này‖ [2, tr 30] Phụ từ: 13
- Nhóm từ chỉ cách thức diễn ra trong thời gian của hoạt động, trạng thái gồm có: -Ý chỉ tính chất cấp thời như: ngay, liền, tức khắc, tức thì, … và tính chất không cấp thời như: dần, dần dần, từ từ, … -Ý chỉ sự duy trì trong thời gian như: nữa, hoài, luôn, mãi, …. 1. 3.1. 2. Quan điểm chia từ chỉ thời gian thành 2 loại: thực từ và hƣ từ. Theo quan điểm của các tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung [2, tr 34], hệ thống từ loại tiếng Việt có thể phân chia thành hai mảng lớn: thực từ và hư từ. Thực từ gồm: danh từ, động từ, đại từ. Trong đó: - Danh từ chỉ ý nghĩa sự vật là thời gian: hồi, dạo, buổi, vụ, mùa. - Động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục, kết thúc, thôi hết, …. - Đại từ: + Đại từ xác chỉ thời gian: bây giờ, giờ, bấy giờ, bấy, nãy, …. + Đại từ phiếm chỉ thời gian: bao lâu, bao giờ, …. - Hư từ gồm: phó từ và kết từ. Trong đó: + Phó từ chỉ thời gian: đã, từng, mới, sẽ, sắp, …. Phó từ chỉ thời gian chỉ quan hệ về thời gian với quá trình hay đặc trưng trong cách phản ánh của tư duy. Quan hệ thời gian được xác định theo một điểm mốc tương ứng với thời điểm thực tại, hoặc tương ứng với thời điểm phản ánh, hoặc tương ứng với thời gian giữa các quá trình hay các đặc trưng. Phó từ chỉ thời gian còn xác định tính hiện thực hoặc phi hiện thực của hành động, trạng thái, tính chất theo quan hệ thời gian. Qua quá trình khảo sát những quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về từ chỉ thời gian, người viết nhận thấy rằng, các tác giả có sự trình bày và phân loại một cách cụ thể, rõ ràng và có tính hệ thống. Tuy nhiên, có trường hợp, cùng một tác giả nhưng ở hai công trình khác nhau lại đưa ra những quan điểm không giống nhau. Đó là trường hợp của tác giả Diệp 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 305 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn