Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông
lượt xem 4
download
Thông qua việc tìm hiểu đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông, mong muốn tìm ra được hướng nghiên cứu mang tính khoa học cho việc tìm hiểu, thẩm định, đánh giá đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên phương diện là nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Tác giả luận văn hi vọng qua từng phần đánh giá chi tiết, cụ thể với cơ sở khoa học có thể góp phần nhận diện gương mặt thơ ca Hoàng Trung Thông trong văn đàn thơ ca kháng chiến. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM TRANG NHUNG ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM TRANG NHUNG ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Trang Nhung i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Ngữ văn; các thầy giáo, cô giáo đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Khánh Hòa tỉnh Thái Nguyên, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Tác giả Phạm Trang Nhung ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ...........................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 6 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 6 Chương 1: DIỆN MẠO THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HOÀNG TRUNG THÔNG ........................................... 7 1.1. Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp ...................................................... 7 1.2. Vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông ...................................................... 8 1.2.1. Con người ................................................................................................. 8 1.2.2. Hành trình sáng tạo thi ca ...................................................................... 10 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC ............................................. 27 2.1. Phương diện nội dung ................................................................................. 27 2.1.1. Bức tranh lao động sản xuất và chiến đấu ............................................... 27 2.1.2. Tình cảm riêng tư từ muôn mặt đời thường ............................................ 34 2.2. Phương diện cảm hứng sáng tác ................................................................. 37 2.2.1. Cảm hứng chính luận ............................................................................... 37 2.2.2. Cảm hứng thế sự ...................................................................................... 47 2.2.3. Cảm hứng lãng mạn ................................................................................. 50 iii
- Chương 3: ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................................ 55 3.1. Những hình ảnh thân thuộc ........................................................................ 55 3.1.1. Hình ảnh nông thôn, miền núi ................................................................. 55 3.1.2. Hình ảnh con đường, bước đi ....................................................................... 59 3.1.3. Hình ảnh rượu và em ............................................................................... 61 3.2. Giọng điệu giản dị, khỏe khoắn .................................................................. 63 3.3. Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuôi ............................................................... 66 3.4. Thể thơ tự do............................................................................................... 67 3.5. Cách ngắt câu - câu thơ bậc thang .............................................................. 72 3.6. Một số mô típ nổi bật .................................................................................. 73 KẾT LUẬN........................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tìm hiểu về những đặc điểm thơ của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nhà thơ đó đã đóng góp cho văn học, xác định cái nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt thể hiện trong quan niệm nghệ thuật, cảm hứng, cái tôi trữ tình, ngôn từ, giọng điệu... Nghiên cứu về một nhà thơ qua đặc điểm thơ còn thể hiện việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của tác giả trong lịch sử văn học nói chung, tiến trình thơ nói riêng. Qua đó, góp phần khẳng định những đóng góp nghệ thuật của nhà thơ trên con đường phát triển phong phú, đa dạng của lịch sử văn học dân tộc. Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà thơ có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ trải dài qua các giai đoạn: từ những năm 1945 đến những năm đất nước đổi mới. Vào cái tuổi gần tám mươi, Hoàng Trung Thông vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ. Trong thế hệ các nhà thơ kháng chiến chống Pháp, Hoàng Trung Thông được xuất bản sớm nhất tập thơ đầu tay ở nhà xuất bản văn nghệ với tập thơ Quê hương chiến đấu (1955). Theo thống kê hiện nay nhà thơ Hoàng Trung Thông là tác giả của trên 30 đầu sách gồm: 11 tập thơ, 05 tập văn, nhiều bản dịch thơ của các tác giả nổi tiếng trên thế giới và một số cuốn phê bình văn học... Hoàng Trung Thông được tặng nhiều giải thưởng và các huân chương cao quý, đặc biệt là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Những giải thưởng đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ cùng với đó là những cống hiến của Hoàng Trung Thông trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Đó không chỉ là sức sống của một trái tim đa cảm, giàu trí tuệ mà còn là sức sống của một phong cách gần gũi, mộc mạc và đậm chất suy tư. Tìm đến với thơ Hoàng Trung Thông sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều điều thú vị, 1
- sẽ khám phá được tâm hồn của một tài năng nghệ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Chọn đề tài nghiên cứu Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và những giá trị riêng biệt của một hồn thơ bình dị, mộc mạc và cũng rất giàu bản lĩnh của Hoàng Trung Thông trong nền văn học hiện đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Hoàng Trung Thông thuộc lớp những nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam, ngay từ sáng tác đầu tay Bài ca vỡ đất (1948) thơ ông đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao trong giới nghiên cứu phê bình và sáng tác. Sự nghiệp thơ văn của Hoàng Trung Thông đặc biệt là ở mảng thơ viết về cuộc sống và chiến đấu ngày càng phát triển và nhận được nhiều ý kiến đánh giá. Đến hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Trung Thông. Luận văn xin điểm qua một vài công trình tiêu biểu. Hồ Tuấn Niêm đã đi vào tìm hiểu phong cách thơ Hoàng Trung Thông gắn liền với thực tiễn và chiến đấu thông qua cách thể hiện ngôn tư vô cùng gần gũi, mộc mạc và giản dị. “Hoàng Trung Thông là một nhà thơ có bản lĩnh chính trị và tư tưởng rõ ràng. Bản lĩnh này thể hiện ở tinh thần trách nhiệm của anh trước quần chúng, trước Đảng. Có thể nói không một bài thơ nào của anh viết ra mà không vì mục đích phục vụ quần chúng, ca ngợi chế độ. Anh là một trong số các nhà thơ ham đi vào cuộc sống để trau dồi tư tưởng, tình cảm mới do đó anh sáng tác ngày càng tốt hơn” [25, tr.49]. Tác giả Phong Lan trong bài: Nhân đọc Trong gió lửa, tập thơ thứ tư của Hoàng Trung Thông cũng đã có nhận xét: “Có thể nói, ở Hoàng Trung Thông, tư tưởng và cảm xúc luôn khoẻ khoắn và trong sáng. Anh nhìn nhận, bình giá thực tế bằng con mắt cách mạng và xây dựng cảm hứng thơ ca trên 2
- sự đồng điệu giữa tâm trạng và hiện thực của đời sống. Nhờ vậy, thơ anh chân tình cởi mở. Mặt khác, những điều anh viết thường được rút ra từ những sự kiện, cảnh ngộ của đời sống hiện thực nên thơ anh mang nét dân dã, gần gũi của một hồn thơ chân thực, mộc mạc” [13, tr.91]. Tác giả Hoàng Cát từng nhận xét trong cuốn Hoàng Trung Thông một đời thơ văn xuất bản năm 1998: “Dù viết về đề tài gì, chống Pháp hoặc chống Mỹ, chiến đấu hoặc xây dựng...bao giờ lời thơ và tình thơ của Hoàng Trung Thông cũng chân thành mộc mạc và thiết tha. Có những bài đã trở lên tiêu biểu cho cả một thờ kỳ kháng chiến gian khổ thời chống Pháp...”. Phải chăng đó là cái chất chân thành và mộc mạc trong thơ ông, nó đã in đậm vào trong các trang thơ ông viết cho dù viết về đề tài nào cũng vậy. Cứ mỗi khi ta nhắc tới cái tên Hoàng Trung Thông như hiển nhiên mà mặc định rằng: Hoàng Thông - nhà thơ của cái giản dị, mộc mạc [25, tr.142]. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức trong cuốn Hoàng Trung Thông một đời thơ văn xuất bản năm 1998 đã nhận định rằng: ”Tứ thơ của Hoàng Trung Thông là tứ thơ đẹp, mạch thơ khoẻ, ý chí của tuổi trẻ không khó khăn nào khuất phục được. Thơ của Hoàng Trung Thông gieo vào lòng người đọc nhiều tình cảm mạnh mẽ và tươi sáng. Thơ Hoàng Trung Thông được viết ra từ một tâm hồn thơ gắn bó với lao động, ruộng đồng. Hoàng Trung Thông là một nhà thơ của bản làng quê hương, trưởng thành với cách mạng và cuộc kháng chiến của dân tộc” [25, tr.7]. Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Phan Ngọc đã nhận xét: ”Hoàng Trung Thông chỉ là học giả trong các bài nghiên cứu. Còn trong thơ không ai mộc mạc bằng anh. Anh không thích cái gì bí hiểm triết lý, anh thích cái đơn giản. Toàn từ đơn tiết thuần Việt, toàn những hình ảnh mộc. Tôi hiểu mánh khoé này. Với cuộc đời có khi phải đóng kịch. Nhưng với nghệ thuật ta phải chân thành. Tôi yêu những bài thơ anh viết mang tính chất tự phê phán. Không có một Hoàng Trung Thông giáo dục ai trong thơ. Chỉ có một Hoàng Trung Thông 3
- nhỏ bé không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông” [25, tr.129]. Nhà nghiên cứu văn học Mai Hương cũng khẳng định: ”Trong lao động nghệ thuật, Hoàng Trung Thông không bao giờ dễ dãi, tự bằng lòng với mình. Anh luôn tìm tòi học hỏi ở các nhà thơ bậc thầy của Việt Nam và thế giới, luôn chắt lọc ý kiến bạn đọc, sao cho thơ của mình trở lên đa dạng và đến được với nhiều tầng lớp công chúng đông đảo. Mặt khác anh luôn có ý thức quan tâm tới sự giao lưu văn học dân tộc và thế giới. Những công trình dịch và giới thiệu về Đỗ Phủ, Lục Du, A đam michkêvich, Henrich Hainơ, Puskin... ”. Tác giả bài viết đã tìm ra được một đặc điểm rất quý về Hoàng Trung Thông đó là ông luôn là người nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật nên thơ Hoàng Trung Thông luôn có sự tỉ mỉ và khắt khe trong sáng tác. Đó cũng là cách nhà thơ đưa những sáng tác của mình tiến ra cánh cửa văn chương hội nhập [25, tr.138]. Bạn đọc đã tìm hiểu và thưởng thức thơ Hoàng Trung Thông sẽ rất tâm đắc, thấy được sự chân thành mộc mạc và gần gũi của tác giả trên từng trang viết. Thơ của Hoàng Trung Thông có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến cuối cuộc đời của ông. Nhìn một cách tổng quát, hầu hết các bài viết, các bài nghiên cứu đều nhận thấy Hoàng Trung Thông là một nhà thơ có phong cách sáng tạo đáng ghi nhận. Một hồn thơ chân thật, giản dị, mộc mạc. Ông luôn quan tâm gắn bó với đời sống của nhân dân lao động ở khắp các vùng miền. Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau, có tác giả đi sâu vào phương diện nội dung nhưng lại có tác giả trọng tâm khai thác về phương diện nghệ thuật. Nhận thấy, đây là những ý kiến hết sức quý báu mang tính gợi mở, định hướng cho chúng tôi khi thực hiện luận văn Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông. 4
- Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những bài nghiên cứu về Hoàng Trung Thông vẫn chỉ mang tính khái quát. Các tác giả thể hiện sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp và tư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời. Tuy nhiên, những nhận xét đánh giá trên chỉ dừng lại ở những bài viết về một bài thơ, một tập thơ hoặc một phương diện nào đó mà vẫn chưa mang tính toàn diện, khái quát, chuyên sâu. Vì vậy, nghiên cứu thơ Hoàng Trung Thông vẫn là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút đối với tất cả những ai yêu mến thơ Hoàng Trung Thông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu, đào sâu giá trị nội dung và nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Hoàng Trung Thông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các tập thơ của Hoàng Trung Thông: Quê hương chiến đấu (1955); Đường chúng ta đi (1960); Những cánh buồm (1960); Đầu sóng (1968); Trong gió lửa (1971); Như đi trong mơ (1977); Hương mùa thơ (1984); Tiếng thơ không dứt (1989); Mời trăng (1992); Ô-kê cuốn gói (Đặc công). Ngoài ra, để có cái nhìn so sánh, đối chiếu một cách toàn diện và bao quát về thơ Hoàng Trung Thông, chúng tôi còn tìm đọc thêm một số tác phẩm của nhà thơ Hoàng Trung Thông ở thể loại khác cùng với đó là các văn bản thơ của một số nhà thơ Việt Nam hiện đại. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Thông qua việc tìm hiểu đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông, chúng tôi mong muốn tìm ra được hướng nghiên cứu mang tính khoa học cho việc tìm hiểu, thẩm định, đánh giá đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên 5
- phương diện là nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Tác giả luận văn hi vọng qua từng phần đánh giá chi tiết, cụ thể với cơ sở khoa học có thể góp phần nhận diện gương mặt thơ ca Hoàng Trung Thông trong văn đàn thơ ca kháng chiến. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đi vào tìm hiểu thơ của Hoàng Trung Thông trên hai phương diện chính: nội dung và nghệ thuật. Thấy được những đóng góp to lớn của Hoàng Trung Thông cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích - tổng hợp. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp thống kê, phân loại. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật toàn bộ sáng tác thi ca của Hoàng Trung Thông. Luận văn góp phần đánh thức, khơi gợi tình yêu đối với thơ văn của Hoàng Trung Thông trong lòng độc giả đặc biệt là các độc giả trẻ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được triển khai qua ba chương: Chương 1: Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp và vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông Chương 2: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên phương diện nội dung và cảm hứng sáng tác Chương 3: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên phương diện nghệ thuật 6
- Chương 1 DIỆN MẠO THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HOÀNG TRUNG THÔNG 1.1. Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp Thơ ca những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến đấu tranh trường kì của dân tộc và những con người tham gia kháng chiến. Đây là những cảm hứng chính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh quê hương và những con người kháng chiến: từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc đều được thể hiện chân thực, gợi cảm. Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau. Nhà thơ Tố Hữu được xem như lá cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hoá, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ tiêu biểu cho hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần. Còn thơ Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn, anh hùng. Những tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến phải kể đến Cảnh khuya, Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh, Đèo cả của Hữu Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đồng chí của Chính Hữu, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và đặc biệt, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông. Sau những năm chiến tranh, đề tài thơ ca viết về đất nước lại có điều kiện nở rộ ra nhiều hướng khai thác và mới mẻ bởi đất nước đang từng ngày đổi mới trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tin cậy mơ ước, chan hoà với cuộc đời mới, cảm hứng đẹp về chủ nghĩa xã hội như một thứ tình yêu đầu đến với thơ ca. Đây là giai đoạn mà thơ ca có được một mùa gặt 7
- bội thu. Huy Cận đi thực tế vùng mỏ trong bốn tháng đã có những tập thơ đáng khích lệ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ Cuộc đời. Tố Hữu viết Gió lộng với cảm hứng "Gió lộng đường khơi rộng đất trời”. Chế Lan Viên viết Ánh sáng và phù sa với ý tưởng ánh sáng lý tưởng và phù sa của cuộc đời bồi đắp, Xuân Diệu với Riêng chung, Nguyễn Đình Thi với Bài thơ Hắc Hải... Hoà chung vào công cuộc ca ngợi đất nước, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết tác phẩm Những cánh buồm với cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã thấy, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã phản ánh trọn vẹn một chặng đường phát triển của văn học theo sự vận động của lịch sử, khẳng định được tầm cao về tư tưởng của nền thơ ca cách mạng. Lý tưởng yêu nước và gắn kết với chế độ chủ nghĩa xã hội đã trở thành cảm hứng cao đẹp chi phối và xuyên suốt những trang viết. Các nhà thơ thời kỳ này đã biết khai thác những sự kiện lớn lao, hào hùng của một dân tộc anh hùng, biết đánh giá từ tầm nhìn cao, nhìn xa của lịch sử nên nhiều tác phẩm thơ ca đã mang tầm vóc của thời đại. Có thể khẳng định, thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã góp phần đánh bại và làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân. 1.2. Vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông 1.2.1. Con người Hoàng Trung Thông sinh năm 1925, mất năm 1993, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn được biết đến với vai trò là một nhà hoạt động văn học. Sự nghiệp thơ ca của ông thường được bạn đọc biết đến với các bút hiệu như Đặc Công, Bút Châm. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông đi học ở trường làng, sau đó lớn lên ông học ở trường huyện. Trong những năm 1945, Hoàng Trung Thông học trường quốc học Vinh, ông tham gia Việt Minh ở trường. Tốt nghiệp xong ông trở về làng tham gia Việt Minh ở xã. Năm 1946 ông tham gia Thanh niên cứu quốc và được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. 8
- Hoàng Trung Thông là một người cầm bút có năng khiếu, với tư cách một người thợ thủ công nhanh tay nhanh mắt làm công việc sáng tác, một người cầm bút có ý thức rõ rệt về công việc. Hơn thế nữa, ông còn là một trong những người kiến tạo guồng máy văn học và điều hành nó, từ hoạt động vận hành guồng máy của mình ông đã có những tác động và làm ảnh hưởng lan truyền tới những sáng tác của các nhà thơ khác. Hoàng Trung Thông - một quan chức hàng đầu đủ độ tin cậy để làm công việc hệ trọng ấy. Hoàng Trung Thông từng làm tổng biên tập báo, giám đốc nhà xuất bản, Viện trưởng Viện văn học... Rồi ông được giữ một chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, chân Vụ trưởng Vụ văn nghệ của Ban tuyên giáo Trung Ương... Năm 1948 trong kỳ thi tốt nghiệp khoá II lớp văn hoá kháng chiến của liên khu IV, nhà thơ đã dự tuyển với bài thơ trong đó có bài thơ Bài ca vỡ đất. Sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hoàng Trung Thông cũng giành được những thắng lợi bước đầu trong sáng tác thơ ca. Có thể nói, Hoàng Trung Thông đã khẳng định được tài năng, sức bền bỉ, đánh dấu những chặng đường phát triển thơ từ những nhận thức và cảm xúc giản dị, chất phác nâng lên khả năng sắc xảo, nhanh nhạy, có cái nhìn khái quát mở rộng, phóng túng đi sâu vào nhiều mặt phong phú của cuộc sống. Ở mỗi chặng đường thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông đều tạo ra được một dáng vẻ riêng không lẫn với ai khác. Bên cạnh thơ trữ tình, Hoàng Trung Thông còn viết nhiều bài thơ châm biếm với bút danh Đặc Công, Bút Châm mở nhiều mũi tiến công sắc nhọn đánh thẳng vào kẻ thù của dân tộc. "Bên cạnh vị trí là một nhà thơ Hoàng Trung Thông còn là một dịch giả nổi tiếng của nhiều bài thơ Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Mickiêvich, Pêtôfi, Hainơ, Nêtô... Hoàng Trung Thông cũng là tác giả của nhiều bài phê bình, nghiên cứu văn học. Ở đây người đọc vẫn nhận ra một tấm lòng thẳng thắn, chân tình, độ lượng, có sức bao quát, có nhiều khả năng thuyết phục, có thể nói những sáng tác thơ ca của Hoàng 9
- Trung Thông và khác thể loại văn học khác của ông đều là những tác phẩm có giá trị, có sức nặng của thực tiễn sáng tác với vốn kiến thức uyên thâm và sự say sưa nồng nhiệt" [27, tr.78]. 1.2.2. Hành trình sáng tạo thi ca Từ 1947 đến 1948, Hoàng Trung Thông sáng tác Bài ca vỡ đất Từ 1949 đến 1956, Hoàng Trung Thông sáng tác và in tập thơ đầu tay Quê hương chiến đấu Từ 1957 đến 1969, ông tiếp tục sáng tác và in ba tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng Từ 1970 đến 1971, Hoàng Trung Thông sáng tác và in tập thơ Trong gió lửa Từ 1972 đến 1987, Hoàng Trung Thông sáng tác và in các tập thơ: Ôkê cuốn gói, Như đi trong mơ, Hương mùa thơ, Chiến công tuổi thơ Từ 1987 đến 1983 - lúc về hưu, Hoàng Trung Thông sáng tác và in những tập thơ: Tiếng thơ không dứt, Mời trăng Những tác phẩm của Hoàng Trung Thông: Về thơ: Quê hương chiến đấu - 1955; Đường chúng ta đi - 1960; Những cánh Buồm - 1964; Đầu sóng - 1968; Trong gió lửa - 1971; Như đi trong mơ - 1977; Ô kê cuốn gói (Đặc công) - 1973; Chiến công tuổi thơ - 1983. Về văn, Hoàng Trung Thông có: Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký) - 1983. Về phê bình, tiểu luận, Hoàng Trung Thông có: Chặng đường mới của Văn học chúng ta - 1961; Cuộc sống thơ, thơ cuộc sống - 1979; Xuân Diệu (tuyển tập) - 1983. Về dịch thuật và giới thiệu, Hoàng Trung Thông cùng dịch với nhiều người: Đỗ Phủ; Lục Du; Adam Mickievich, Henric Haino; Petophi; Puskin; Maiakopxki; Thơ Liên Xô… Ngoài ra, tác giả có tác phẩm dịch riêng: Vương Quý và Lý Hương Hương; Triều Tiên chiến đấu; Chuyện người đánh cá và con cá vàng; Nàng công chúa thiên nga; Về Diên An. 10
- Năm 1948, trong kỳ thi tốt nghiệp khóa II lớp văn hóa kháng chiến Liên khu IV, Hoàng Trung Thông nộp tham dự với ba bài thơ, trong đó có Bài ca vỡ đất. Từ đấy ông chính thức bước vào đội ngũ những người làm công tác văn nghệ. Sáu năm sau, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Hoàng Trung Thông cũng giành được thắng lợi bước đầu trong sáng tác, tập thơ thứ nhất Quê hương chiến đấu của ông ra đời. Đến nay vượt qua những thử thách, 30 năm cống hiến hết mình vì thơ, ông đã gom góp thành sáu tập. Sáu tập thơ khẳng định được tài năng và công sức của ông, đánh dấu những chặng đường phát triển của thơ ông từ những nhận thức và cảm xúc giản dị, chất phác, nâng lên khả năng sắc sảo, nhanh nhạy, có cái nhìn khái quát mở rộng, phóng túng, đi sâu vào nhiều mặt phong phú của cuộc sống. Ở mỗi chặng đường thơ, Hoàng Trung Thông đều tạo ra được một dáng vẻ riêng cho mình. Tuổi thơ của Hoàng Trung Thông gắn liền với nông thôn Việt Nam. Những ngày kháng chiến chống Pháp, môi trường công tác của ông cũng ở nông thôn. Ông gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn, thơ ông ở thời kỳ này là những xúc cảm chân thành về một Quê hương chiến đấu với những người nông dân hiền lành, chất phác và gan góc dạn dày, khó khăn mà vẫn bền gan đánh giặc, gian khổ mà vẫn lạc quan. Sự hòa nhập nhịp nhàng giữa nhận thức và tình cảm trong thơ Hoàng Trung Thông là kết quả của một quá trình nhà thơ lăn lộn, rèn luyện, và không ngừng lớn lên với thực tế mới. Viết về người nông dân lúc này đâu phải đơn thuần chỉ là đề tài, chất liệu mà trước hết là viết với sự nhiệt tình, cảm mến, dựa trên cơ sở một quan niệm đúng đắn về cái đẹp, về một đối tượng mới của văn học. Bài ca vỡ đất, Cây lúa sức người, Đồng bằng, Quê hương chiến đấu, Chị giao thông trên đường quốc lộ, Bãi nhãn sông Hồng, Trong trại giam, Bừa đêm, Trên mảnh đất cháy đen…đã nói lên điều ấy. Thơ Hoàng Trung Thông buổi đầu là giai điệu vui, cái vui này có cơ sở từ quần chúng và sâu xa hơn là từ truyền thống của dân tộc. Vui cả về nội dung và cả sự rung động ngôn ngữ, vần điệu. 11
- "Bàn tay cần cù, Mặc dù nắng cháy, Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng Hết khoai ta lại gieo vừng Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta. Cái "ta" ở đây chân thành, tự nhiên và nhuần nhị: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" (Bài ca vỡ đất) [31, tr.52] Ở bài Cây lúa sức người, với lối gieo vần chuyển thể của dân gian tạo nên không khí hối hả, phơi phới. "Còn nước đôi nơi Thì người cứ tát Cho lòng lúa mát Cho màu lúa tươi Hôm nay lúa được sức người Lại tươi sắc lá, giữa trời vút lên Người đi trên sóng lúa êm Vui mà đẹp lúa mà quên nắng vàng". [31, tr.68] Mặt khác, ta thấy rõ nét trong tập thơ đầu của Hoàng Trung Thông là cái hiện thực kháng chiến của đất nước, của đồng bằng chiến đấu. Nhiều bài thơ xoay quanh lối "lập ý" này. Kẻ thù đi đến đâu là ở đấy có tàn phá, giam cầm, bắn giết và giẫm lên cái bộ mặt dã man, hèn hạ. Đó là tư thế hiên ngang lẫm liệt của người nông dân giàu lòng yêu nước. 12
- Bao giờ trở lại là bài thơ đằm thắm và nhuần nhị về tình quân dân kháng chiến. Các anh bộ đội về làng đem bao niềm vui cho một xóm nghèo bé nhỏ. Những tấm lòng của người dân mở rộng đón các anh như đón những người ruột thịt: "Các anh về Mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về Tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. [31, tr.42]. Bao nỗi niềm xôn xao, ríu rít lắng xuống để thành niềm bịn rịn nhớ thương khi các anh đi. Xóm làng như sống mãi trong những kỷ niệm ngày nào "Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi", vẫn khắc khoải ngày anh đánh giặc trở về. Niềm tin tưởng vào cuộc kháng chiến thắng lợi ẩn chứa sâu xa trong những bài thơ bình dị mà tha thiết. Phải chăng, nhạc sĩ Lê Yên đã phổ và đem cái hồn thơ vào trong đó để mỗi thời gian rảnh rỗi tôi bật và nghe lại bài thơ như đâu đó các anh đánh thắng trận trở về. Đi vào kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc, từ nhận thức đúng đắn về cuộc sống, tâm hồn nhà thơ mở rộng chan hòa với con người cảnh vật ở nông thôn. Nhiệt tình say mê ca ngợi thực tế mới nhưng đó không phải là thái độ thi vị hóa cuộc sống. "Đường chúng ta đi (1960) và Những cánh buồm (1964) đã vượt qua cái thật thà chất phác của Quê hương chiến đấu, cảm hứng thơ mở rộng tình cảm dạt dào, sâu đậm hơn. Khí thế lạc quan cách mạng và sự thắng lợi của cuộc sống mới: Không khí nhộn nhịp phấn khởi xây dựng của những công trường trên miền Bắc, chắp cho thơ đôi cánh lãng mạn. Nhiều bài thơ có 13
- hương vị Đường thi nhưng vẫn Việt Nam, có sức vang trong tâm hồn người đọc. Ở hai tập thơ này của Hoàng Trung Thông bớt đi phần miêu tả mà giàu thêm mức biểu hiện, gợi cảm, câu tứ, bố cục có nhiều sáng tạo" [13, tr.169]. Từ một miền quê hương, thơ Hoàng Trung Thông đã vươn tới nhiều miền của đất nước, xa hơn cả còn đến được với nhiều đất nước anh em. Bước chân đã rộng, tầm nhìn đã xa. Và cao hơn là một tâm hồn luôn luôn trẻ, khỏe để yêu đời và yêu cái hiện thực phong phú đang không ngừng biến đổi hay cái hiện tại còn nóng ấm bởi chiến công lịch sử: "Nghe gió thổi dập dờn tiếng trống Như ba quân đang cướp giáo giữa dòng Nghe mưa bay tên vút ngang sông Như thuyền giặc trên cọc ngầm tan xác”. (Mưa trên sông Bạch Đằng) [33, tr.30] Hiện tại và quá khứ không tách rời nhau mà nối tiếp phát triển: "Phà xưa chở xe ta đi chiến dịch Nay chở đầy máy kéo xe lăn” (Chiều đến Bình Ca) [33, tr.50] Cái hiện tại được quan sát, cảm nhận từ nhiều góc độ khác nhau, lúc tỉnh, lúc say, khi chân thành giản dị, khi bay bổng, khoáng đạt. Những đổi mới của cảnh vật, của đất nước hiện lên với nhiều màu sắc thi vị: "Tôi đi trên màu xanh, màu xanh Đỉnh núi nhấp nhô đường gập quanh Lên đèo lên giời lên cao mãi Nắng nhạt, chiều về, sương mênh mông” (Trên đèo Pha Đin) [33, tr.28] Thơ Hoàng Trung Thông mang âm hưởng thanh nhẹ, có cái nôn nao, rạo rực bâng khuâng, cái cảm giác của người tự chủ ung dung trên đèo cao lộng gió, thu nhìn những cảnh đẹp và nhịp sống hối hả của xây dựng, lao động. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn