Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Địa danh trong thơ Tố Hữu
lượt xem 5
download
Trong luận văn này, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu. Thông qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã các loại địa danh, chúng tôi chỉ ra những giá trị nội dung sâu sắc trên nhiều phương diện như: lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáo của vùng miền, vẻ đẹp quê hương… mà Tố Hữu đã gửi gắm qua từng cách gọi tên. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Địa danh trong thơ Tố Hữu
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÂN THỊ HUYỀN ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2016
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÂN THỊ HUYỀN ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Địa danh trong thơ Tố Hữu" là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Thân Thị Huyền XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - PGS.TS. Phan Trọng Thưởng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và các bạn học viên lớp Văn học Việt Nam K22 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Thân Thị Huyền ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 2.1. Một số công trình nghiên cứu về địa danh ............................................... 2 2.2. Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu ................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 5.1. Phương pháp thống kê và hệ thống hóa ....................................................... 7 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................................. 8 5.3. Phương pháp liên ngành ............................................................................... 8 5.4. Phương pháp so sánh .................................................................................... 8 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH VÀ TÁC GIA TỐ HỮU ........................................................................................... 9 1.1. Địa danh ........................................................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm................................................................................................... 9 1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 11 1.2. Địa danh trong thơ ca Việt Nam................................................................. 17 1.2.1. Địa danh trong thơ ca dân gian ................................................................ 17 1.2.2. Địa danh trong thơ ca trung đại ............................................................... 19 1.2.3. Địa danh trong thơ ca hiện đại................................................................. 23 1.3. Tác gia Tố Hữu .............................................................................................. 29 1.3.1. Vài nét về tiểu sử........................................................................................... 29 1.3.3. Quan điểm nghệ thuật .............................................................................. 32 iii
- CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU ........... 37 2.1. Địa danh gắn với những di tích lịch sử. ..................................................... 38 2.1.1. Địa danh lịch sử trong nước .................................................................... 38 2.1.2. Địa danh lịch sử nước ngoài .................................................................... 50 2.2. Địa danh gắn với những địa chỉ văn hóa .................................................... 53 2.2.1. Địa danh văn hóa trong nước................................................................... 54 2.2.2. Địa danh văn hóa nước ngoài .................................................................. 59 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 65 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA ĐỊA DANH TRONG THƠ TỐ HỮU . 66 3.1. Chức năng về nội dung ............................................................................... 66 3.1.1. Chức năng phản ánh thông tin ................................................................. 66 3.1.1.1. Thông tin về nhà thơ ............................................................................. 66 3.1.1.2. Thông tin về sự kiện .............................................................................. 67 3.1.2. Chức năng phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể .................................. 70 3.2. Chức năng về nghệ thuật ............................................................................ 75 3.2.1. Góp phần tạo giọng điệu.......................................................................... 75 3.2.2. Góp phần xây dựng ngôn ngữ ................................................................. 77 3.2.3. Góp phần xây dựng biểu tượng ............................................................... 79 3.3. Chức năng tạo ấn tượng thẩm mỹ............................................................... 82 KẾT LUẬN....................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong thơ Tố Hữu ................................................................................................................ 38 Bảng 2.2. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử trong nước trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 39 Bảng 2.3. Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Pháp qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu ..................................................................... 40 Bảng 2.4. Bảng khảo sát địa danh lịch sử trong nước thời chống Mỹ qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu ..................................................................... 44 Bảng 2.5. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh lịch sử nước ngoài trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 50 Bảng 2.6. Bảng khảo sát địa danh lịch sử nước ngoài thể hiện tinh thần cách mạng qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .............................................. 51 Bảng 2.7. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa trong thơ Tố Hữu ................................................................................................................ 53 Bảng 2.8. Bảng khảo sát số lượng các địa danh văn hóa trong nước trong thơ Tố Hữu ........................................................................................................... 54 Bảng 2.9. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với hình ảnh quê hương qua một số bài thơ tiêu biểu trong thơ Tố Hữu ..................................................... 55 Bảng 2.10. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với các đặc sản vùng miền, ngành nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu..................................................................................................... 57 Bảng 2.11. Bảng khảo sát tần số xuất hiện của địa danh văn hóa nước ngoài trong thơ Tố Hữu ........................................................................................... 59 Bảng 2.12. Bảng khảo sát địa danh văn hóa gắn với vẻ đẹp từng đất nước qua một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu .............................................................. 60 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới phong phú, phức tạp với bao sự vật, hiện tượng của đời sống. Để khu biệt giữa các đối tượng, người ta đặt cho chúng một tên gọi riêng như: tên người, tên sông, tên núi, tên vùng miền…Tên gọi trở thành đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học. Trong lĩnh vực địa lý, tên của các vùng đất, địa phương được gọi là địa danh. Tìm hiểu địa danh, giúp chúng ta có thêm vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử, lối sống, phong tục, tập quán… của con người. Địa danh không chỉ là cái tên dùng để gọi mà còn ẩn chứa tâm tư, tình cảm cũng như ước mơ mà cha ông đã gửi gắm qua bao thế hệ. Trong dòng chảy văn học Việt Nam, suốt từ văn học dân gian đến văn học trung đại, văn học hiện đại, yếu tố địa danh đều được các tác giả sử dụng như một hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tấm lòng yêu nước, gắn bó, nâng niu từng vẻ đẹp của quê hương cũng như bao tâm sự về nhân thế đều được các tác giả kín đáo gửi gắm qua từng địa danh. Chính vì vậy, địa danh trong văn học như một chiếc chìa khóa giúp chúng ta bóc tách tầng lớp ngôn ngữ nghệ thuật cũng như chiều sâu tư tưởng, phong cách của từng tác giả. Trên thi đàn Việt Nam đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng địa danh làm chất liệu thơ ca, trong đó không thể không nhắc tới Tố Hữu, một trong những tác giả tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Tố Hữu là một nhà chính trị tài ba đồng thời cũng là một thi nhân. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Không chỉ nhiệt huyết dâng hiến cả cuộc đời cho cách mạng, Tố Hữu còn cẩn trọng, nghiêm túc và đam mê trong hoạt động nghệ thuật. Chính tấm lòng với dân với nước hòa quyện cùng tài năng thi ca đã làm nên nét hấp dẫn và tên tuổi của Tố Hữu. Để khẳng định điều này, nhà phê bình Lê Thanh Nghị đã nhận xét “không một nhà thơ Việt Nam nào được nhớ, được đọc và thuộc nhiều như Tố Hữu”. 1
- Tấm lòng nồng ấm, sôi nổi của Tố Hữu được gửi gắm trong 7 tập thơ. Tuy không đồ sộ về số lượng so với các nhà thơ cùng thời nhưng những tác phẩm của Tố Hữu tạo được tiếng vang lớn, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Thơ Tố Hữu là những bài ca đi cùng năm tháng, chan chứa lẽ sống, ân tình sâu nặng với cách mạng đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Thơ Tố Hữu không chỉ gắn với sự nghiệp cách mạng, gắn với số phận của đất nước và nhân dân mà còn là tự từng trải, chiêm nghiệm, sự kinh lịch của ông trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng. Tố Hữu đã vào sinh ra tử trên khắp chiến trường Việt Nam, in dấu chân lên nhiều vùng đất của Tổ quốc. Mỗi trận chiến, mỗi miền quê đều để lại cảm xúc dâng trào trong lòng thi nhân. Có lẽ vì thế trong thơ Tố Hữu, địa danh xuất hiện với mật độ dày đặc, tạo thành một hệ thống xuyên suốt các tập thơ. Đó chính là tình yêu của người con đối với đất nước, đồng thời đó cũng là yếu tố tạo nên phong cách riêng, độc đáo của Tố Hữu. Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình, giới thiệu thơ Tố Hữu. Hầu hết, các tác giả đã đánh giá, phân tích về mọi mặt, từ nội dung tư tưởng tới hình thức nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tố Hữu. Các nhà nghiên cứu dù đã miệt mài cố gắng nhưng chưa thể chỉ rõ tới tận cùng vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu. Những vấn đề còn bỏ ngỏ sẽ được thế hệ trẻ kế thừa và phát triển. Trong đó, yếu tố “địa danh” xuất hiện dày đặc trong thơ Tố Hữu, là một hiện tượng nghệ thuật thi ca thú vị. Tuy nhiên, tới nay chưa có một tác giả nào khai thác về các loại địa danh và ý nghĩa của địa danh trong thơ Tố Hữu. Chính vì thế, chúng tôi đi vào nghiên cứu công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp phần lí giải các đặc trưng nghệ thuật và phong cách thơ Tố Hữu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Một số công trình nghiên cứu về địa danh Địa danh học một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến địa danh như: lịch sử, cấu tạo, ý nghĩa, cách thức đặt 2
- tên và sự biến đổi của các địa danh. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về địa danh khắp thế giới và trong nước. Luận văn xin điểm một vài công trình tiêu biểu. * Trên thế giới Ở Trung Quốc, từ rất sớm đã có các tác giả tiến hành công tác ghi chép, sưu tập, tổng hợp địa danh. Tiêu biểu phải kể đến: Ban Cố đời Đông Hán (32- 92) đã sưu tập và ghi chép đến 4000 địa danh trong Hán Thư; sách Thuỷ kinh chú đời Bắc Ngụy (380- 535) đã đề cập đến hơn 2 vạn địa danh... Không chỉ giới thiệu địa danh về mặt địa lý, họ đưa ra cách giải thích về ý nghĩa của địa danh, mối quan hệ gắn bó giữa địa danh và cuộc sống con người. Ở châu Âu, ngành địa danh học ra đời và phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình lớn như: Địa danh học của J.J. Eghi (1872); Địa danh học của J.W. Nagh (1903)... Đặc biệt, tác giả A.V.Superanskaja với tác phẩm Địa danh là gì ? đã nghiên cứu một cách toàn diện về địa danh. Không chỉ đưa ra khái niệm địa danh, tác giả còn đề cập đến tính lịch sử, tính cá biệt và các loại địa danh cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo loại hình... Kết quả nghiên cứu của Superanskaja là nền tảng quan trọng trong khoa học về địa danh. * Ở Việt Nam Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề địa danh khá muộn và chủ yếu nghiên cứu địa danh trên phương diện địa lý. Một số tác giả như: Hoàng Thị Châu với bài Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964), Nguyễn Văn Âu với công trình Một số vấn đề về địa danh học ở Việt Nam (2000), Lê Trung Hoa với công trình Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1990), Nguyễn Kiên Trường với công trình Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác) (1996) ... đã có công lớn trong việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ. 3
- Trong đó, tác giả Lê Trung Hoa khi nghiên cứu địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm, cách phân chia địa danh theo nguồn gốc và theo tiêu chí ngữ nguyên. Đó là cơ sở lí thuyết quan trọng cho quá trình nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa danh. Tác giả Nguyễn Kiên Trường đã bổ sung thêm hai cách phân chia địa danh, đó là theo đồng đại - lịch đại, phân chia theo chức năng của địa danh. Trong công trình Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác), Nguyễn Kiên Trường không chỉ khái quát được những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa danh Hải Phòng mà còn so sánh với địa danh các vùng khác ở Việt Nam. Bên cạnh các công trình lớn kể trên còn có nhiều luận văn đề cập đến địa danh của các địa phương như: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên (2008) của Hoàng Thị Đường, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai (2009) của Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến Tre (2009) của Nguyễn Kim Phượng… Ngoài hướng tiếp cận về ngôn ngữ, một số tác giả tiếp cận địa danh theo hướng địa lí - lịch sử - văn hoá như: Thử tìm hiểu sự bảo lưu tên Nôm làng xã dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa (1994) của Nguyễn Kiên Trường, công trình Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai (2006) của Võ Nữ Hạnh Trang… Như vậy, có thể thấy, địa danh học là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Các nhà khoa học đang tìm tòi, khám phá địa danh theo nhiều hướng khác nhau. Trong đó, nghiên cứu địa danh trong văn học là một hướng đi chưa được khai thác và hứa hẹn gặt hái được nhiều thành tựu. 2.2. Một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu Tố Hữu đến với thơ ca từ khá sớm, từ năm 18 tuổi. Chàng thanh niên tràn đầy nhựa sống ấy đã lựa chọn thơ ca là hình thức để truyền tải lí tưởng cách mạng rực sáng trong tim. Mỗi vần thơ của Tố Hữu như thúc giục, như tiếp 4
- sức cho ý chí, nghị lực của con người. Chính vì thế có những giai đoạn thơ ông đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho dân tộc. Giá trị đó được khẳng định qua các giải thưởng cao quý như: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 cho tập thơ Việt Bắc; giải thưởng văn học ASEAN năm 1996 cho tập thơ Một Tiếng Đờn... Tố Hữu là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam vì vậy sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn của các nhà khoa học. Đến hiện nay, có hàng trăm công trình nghiên cứu về Tố Hữu, tiêu biểu là công trình của các tác giả như: Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông…Đặc biệt là các chuyên luận và bài nghiên cứu của tác giả như: Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Long…Các tác giả đã nghiên cứu thơ Tố Hữu trên nhiều phương diện khác nhau từ nội dung đến nghệ thuật của từng tập thơ riêng lẻ, của toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu. Nói đến những công trình nghiên cứu thơ Tố Hữu, không thể không nhắc đến ba công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông đó là: Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987). Công trình nghiên cứu của Lê Đình Kỵ là một chuyên luận trình bày rất cơ bản về sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ Tố Hữu. Với những đóng góp đáng ghi nhận trong hơn một trăm trang viết đã khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Tố Hữu. Hầu hết các tập thơ quan trọng trong suốt chặng đường sáng tác của Tố Hữu đã được khảo cứu như: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977). Các chủ để lớn của tập thơ như: chủ đề về nhân dân, đất nước, Đảng, lãnh tụ đều được tác giả khai thác một cách triệt để. Phong cách nghệ thuật đậm chất lãng mạn cách mạng, mang âm hưởng dân tộc của Tố Hữu cũng được nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ làm sáng rõ. Có thể nói đây là một chuyên luận được giới phê bình, 5
- nghiên cứu Văn học đánh giá cao. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học, vấn đề địa danh chưa thấy được nghiên cứu tìm hiểu. Công trình Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh cũng góp phần không nhỏ trong việc làm rõ đặc sắc nội dung tư tưởng và phong vị đậm đà trong thơ Tố Hữu thông qua ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại…Về mặt phương pháp, công trình nghiên cứu vẫn tuân thủ chặt chẽ, tiếp cận, tìm ra sự tương đồng giữa tác phẩm văn học và đời sống trong việc phản ánh, tái tạo hình tượng nghệ thuật, phô diễn cảm xúc của chủ thể trữ tình. Tuy nhiên, trong chuyên luận dài hơn hai trăm trang này vấn đề địa danh trong thơ Tố Hữu cũng chưa được tác giả khai thác nghiên cứu. Khác với hai chuyên luận trên, chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử lại có cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở một góc độ mới mẻ là thi pháp. Theo ông thì đây là: “Thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữ tình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ”. Nhà nghiên cứu đã vận dụng các phạm trù thi pháp học hiện đại vào khám phá thi ca Tố Hữu như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ… Chuyên luận được xem là chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho việc tìm hiểu các sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Tuy nhiên, trong chuyên luận này, vấn đề địa danh cũng chưa được ông nhắc đến. Trải qua gần tám mươi năm, những bài nghiên cứu phê bình đã làm sáng tỏ giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật thơ Tố Hữu. Dù nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều đi tới khẳng định: Tố Hữu là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam. Như vậy, có nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Tuy nhiên, yếu tố địa danh chưa được các tác giả chú ý. Chính vì vậy, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài Địa danh trong thơ Tố Hữu với mong muốn góp phần vào việc khẳng định giá trị thơ Tố Hữu. 6
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh xuất hiện một cách dầy đặc trong thơ Tố Hữu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu bao gồm 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn và Ta với ta. 4. Mục đích nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu. Thông qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã các loại địa danh, chúng tôi chỉ ra những giá trị nội dung sâu sắc trên nhiều phương diện như: lịch sử hào hùng, văn hóa độc đáo của vùng miền, vẻ đẹp quê hương… mà Tố Hữu đã gửi gắm qua từng cách gọi tên. Tính dân tộc và nhiệt huyết cách mạng đã gắn kết yếu tố địa danh, tạo thành một nét hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Luận văn không chỉ chú ý đến biểu hiện của yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu trên phương diện nội dung, mà còn chú ý đến những giá trị trên phương diện hình thức nghệ thuật tác phẩm. Thông qua việc tìm hiểu về địa danh, luận văn hướng tới làm sáng tỏ đặc điểm tư duy nghệ thuật thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khẳng định phong cách thơ độc đáo, riêng biệt cũng như tài năng, vị trí và những đóng góp to lớn của nhà thơ cách mạng Tố Hữu cho nền văn học Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê và hệ thống hóa Phương pháp thống kê và hệ thống hóa là phương pháp giúp chúng ta hệ thống và đánh giá một cách khách quan, chính xác tần số xuất hiện của các địa danh và so sánh được tần xuất xuất hiện giữa các kiểu địa danh khác nhau. 7
- 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Sử dụng phương pháp phân tích để đi sâu tìm hiểu các địa danh và ý nghĩa của nó trong từng bài thơ, tập thơ cụ thể. Từ đó, luận văn làm sáng tỏ tính cụ thể, cảm tính, tính hình tượng, tính kí hiệu, tính thẩm mỹ của các địa danh này trong hệ thống địa danh thơ Tố Hữu. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung về tư duy nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện trong cách đặt địa danh. 5.3. Phương pháp liên ngành Vận dụng linh hoạt các kiến thức văn hóa học, lịch sử học, xã hội học, tín ngưỡng, tôn giáo… để tìm hiểu những giá trị yếu tố địa danh trong thơ Tố Hữu. 5.4. Phương pháp so sánh Luận văn so sánh các địa danh trong thơ Tố Hữu với địa danh trong sáng tác của các nhà thơ cùng thời. Từ đó làm nổi bật phong cách, cá tính sáng tạo độc đáo của nhà thơ trữ tình chính trị Tố Hữu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về địa danh và tác gia Tố Hữu Chương 2: Phân loại địa danh trong thơ Tố Hữu. Chương 3: Chức năng của địa danh trong thơ Tố Hữu 8
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA DANH VÀ TÁC GIA TỐ HỮU 1.1. Địa danh 1.1.1. Khái niệm Mỗi điểm địa lý khác nhau được con người gọi bằng một tên riêng. Đó là tên địa lý hay còn gọi là địa danh. Theo nghĩa chiết tự “địa” nghĩa là đất, “danh” có nghĩa là tên, “địa danh” có nghĩa là tên đất. Là một thành tố ngôn ngữ, khái niệm địa danh có sự mở rộng về nội hàm ý nghĩa. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về địa danh. Trước tiên, địa danh là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Toponima hay Toponoma được dịch là "tên gọi vị trí". Ngành khoa học nghiên cứu về địa danh được gọi là: địa danh học. Ngành địa danh học phát triển sớm ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX với nhiều công trình khoa học. Trong đó ta phải kể đến nhà nghiên cứu A.V.Supêranskaia. Trong cuốn Địa danh là gì, A.V.Supêranskaia đã khái niệm: “Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi. Khác với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên: Tên chung để xếp chúng vào hệ thống cả khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [1, tr.13]… "Địa danh học - đó là một chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học, nghiên cứu về lịch sử hình thành, thay đổi và chức năng của các tên gọi địa lí. Thành tố lịch sử trong địa danh học là bắt buộc" [1, tr.3]. Khái niệm của A.V.Supêranskaia hướng tới khẳng định địa danh là tên gọi của các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, nhà nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh là tên của các yếu tố địa lí tự nhiên. Đồng thời, Supêranskaia cũng đã chỉ ra để gọi 9
- tên của địa danh bao gồm cả tên chung (ví dụ như: sông là địa danh để phân biệt với biển, hồ, ao…) và tên riêng (như: sông Hồng để phân biệt với sông Cửu Long, sông Hoàng Hà…). G.M. Kert đã định nghĩa: “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lí ra đời trong một khu vực có con người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó” [3, tr.16]. Như vậy, tác giả chú ý đến mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa địa danh và con người. Ở Việt Nam, vấn đề địa danh cũng được các nhà nghiên cứu chú ý với nhiều công trình và định nghĩa. Trước tiên, trong các cuốn từ điển, địa danh được giải thích một cách dễ hiểu và ngắn gọn: Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh, định nghĩa: "Địa danh là tên gọi các miền đất" [2, tr.220], Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa: "Địa danh là tên đất, tên địa phương" [62, tr.314]. Dựa trên hướng nghiên cứu về địa lý, tác giả Nguyễn Văn Âu định nghĩa: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên các địa phương, các dân tộc” [6, tr.5]. Tác giả Nguyễn Kiên Trường và Phạm Xuân Đạm định nghĩa địa danh dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Nguyễn Kiên Trường khẳng định: "Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [78, tr.16]. Còn Phạm Xuân Đạm đưa ra định nghĩa về địa danh và địa danh học như sau: "Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hoá, biến đổi, các phương thức định danh [15, tr.12]. Như vậy, cả hai tác giả đều thống nhất khẳng định địa danh không chỉ là tên riêng của các yếu tố tự nhiên mà còn là tên của các yếu tố địa lý nhân tạo. 10
- Định nghĩa địa danh của Lê Trung Hoa có nét gần với các định nghĩa của tác giả Supêranskaia: “Địa danh là những từ ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trước địa danh ta có thể thấy một danh từ chỉ tiểu loại của địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [32, tr.18]. Như vậy, tác giả Lê Trung Hoa đã chú ý tới cấu tạo ngữ pháp của địa danh. Trong các cách định nghĩa về địa danh, chúng tôi đặc biệt chú ý tới định nghĩa của Từ điển Bách khoa: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, các đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định được ghi trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ” [61, tr.780]. Tác giả đã liệt kê khá chi tiết các hình thức của địa danh. Đồng thời chỉ ra địa danh là một hiện tượng ngôn ngữ, phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa, lịch sử của con người. Như vậy, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng dựa hướng tiếp cận của mình. Chúng ta có thể hiểu: Địa danh là một thuật ngữ nhằm chỉ tên của các đối tượng tự nhiên và nhân tạo. Địa danh không chỉ là yếu tố địa lý mà còn là yếu tố ngôn ngữ, được hình thành dựa trên quy tắc ngôn ngữ về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, được sử dụng trong ngôn ngữ nói, viết của cộng đồng. Địa danh gắn liền với đời sống xã hội, với tâm lí cộng đồng, với lịch sử, văn hóa, văn học của vùng miền, đất nước, dân tộc. 1.1.2. Phân loại Do chưa có sự thống nhất về phạm vi nội dung khái niệm địa danh nên mỗi tác giả có cách phân loại địa danh khác nhau. 11
- Tác giả M.V. Gorbanerskij đã phân địa danh thành 4 loại: phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi, đồi, gò…), thủy danh (tên các dòng sông, ao, vũng…) và phố danh (tên các đối tượng trong thành phố). Ngoài 4 loại trên, A.V.Supêranskaia liệt kê thêm 3 loại nữa là: viên danh, lộ danh (tên các đường phố), đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không…). Như vậy, nhà nghiên cứu Nga đã phân loại dựa trên các đối tượng chủ yếu của địa danh. Ở Việt Nam, hầu hết các tác giả nghiên cứu địa danh theo phương diện địa lý, văn hóa, ngôn ngữ… nên cũng phân loại địa danh dưa theo các tiêu chí đó. Tiêu biểu là cách phân chia của Lê Trung Hoa. Trong cuốn Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh [31, tr.24 - 27] và Địa danh học Việt Nam [32, tr.15 - 16], tác giả đã phân chia địa danh dựa trên hai tiêu chí. Theo nguồn gốc đối tượng, địa danh được chia thành hai loại: địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình) và địa danh chỉ đối tượng nhân tạo (địa danh về các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng không có ranh giới rõ ràng). Theo tiêu chí ngữ nguyên, địa danh được chia thành bốn loại: địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…) và địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh nguồn gốc Pháp, ngoài ra còn có Inđônêxia, Malayxia). Khá gần gũi với cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa là cách phân loại của tác giả Nguyễn Kiên Trường. Đồng thời, Nguyễn Kiên Trường chú ý tới cả mặt chức năng, tính đồng đại - lịch đại của yếu tố địa danh. Theo loại hình, tác giả phân thành hai loại: nhóm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên và nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn (bao gồm hai loại nhỏ: nhóm địa danh cư trú - hành chính và các địa danh gắn với hoạt động của con người, do con người tạo nên; nhóm địa danh đường phố và chỉ các công trình xây dựng). Theo tiêu chí nguồn gốc ngữ nguyên, địa danh chia thành: nguồn gốc Hán Việt; 12
- nguồn gốc thuần Việt; nguồn gốc từ tiếng Pháp; nguồn gốc là phương ngữ Quảng Đông; nguồn gốc khác như Tày, Thái, Việt, Mường…; nguồn gốc hỗn hợp; không rõ nguồn gốc. Theo tiêu chí chức năng giao tiếp, địa danh chia thành: biệt xưng, tự xưng, giản xưng, tục xưng. Theo hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại, địa danh chia thành: địa danh cổ, cũ, địa danh hiện nay [78, tr.41-50]. Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều chú ý đến yếu tố địa lý, ngôn ngữ của địa danh. Trong công trình Địa danh trong thơ Tố Hữu, chúng tôi nghiên cứu địa danh dưới góc độ văn học, văn hóa, lịch sử; đối tượng địa danh được lựa chọn nghiên cứu là những địa danh xuất hiện trong sáng tác thi ca của tác gia Tố Hữu. Chính vì vậy, chúng tôi không phân loại địa danh theo tên địa lí (tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính…) và ngôn ngữ mà phân loại địa danh trên cơ sở nội dung phản ánh đời sống sản xuất, chính trị, văn hóa, tinh thần, phong tục, tập quán, lịch sử. Dựa vào những cơ sở trên, chúng tôi phân chia địa danh thành bốn loại: Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình; Địa danh phản ánh hoạt động sản xuất vật chất; Địa danh phản ánh văn hóa tinh thần; Địa danh phản ánh sự kiện, nhân vật lịch sử. 1.1.2.1. Địa danh phản ánh đặc điểm địa hình Dựa vào đặc điểm đặc trưng của địa hình, con người cấp cho chúng tên gọi riêng. Chính vì vậy, chỉ cần nghe tên, chúng ta hình dung ra một phần cảnh quan địa lí của: sông, núi, biển, đảo…Ví dụ như một số địa danh bắt đầu bằng chữ “tam”: Tam Đảo, Tam Thanh… đều gắn với con số ba. Địa danh Tam Đảo là dãy núi ở ranh giới ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Dãy núi có ba ngọn (Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị) nhô cao trên biển mây giống như “ba hòn đảo”. Địa danh Tam Thanh (Lạng Sơn) là động bên trong có một ngôi chùa ba gian. Khi ta gõ vào vách mỗi gian khác nhau thì tiếng động phát ra cũng khác nhau nên gọi là Tam Thanh. Địa danh sông Kỳ Cùng là con sông ở tận cùng lãnh thổ phía Bắc ở tỉnh Lạng Sơn. Địa danh Đèo Ngang là 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn