Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu
lượt xem 6
download
Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở xác định những vấn đề lí luận về phép lặp, lặp ngữ pháp; phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ của Tố Hữu về các mặt cấu tạo, chức năng, ngữ nghĩa và ngữ dụng; qua đó, góp phần làm sáng rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VI PHƯƠNG THÙY PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VI PHƯƠNG THÙY PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Học viên Vi Phương Thùy i
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nỗ lực học tập và nghiên cứu của bản thân, đề tài khóa luận đã được hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, tới các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Đào Thị Vân đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017 Học viên Vi Phương Thùy ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các bảng ....................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 7. Dự kiến đóng góp của luận văn ................................................................................ 3 8. Bố cục luận văn......................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN ................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép lặp và lặp ngữ pháp ............................................. 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ Tố Hữu .................................................................. 8 1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ....................................................................................... 9 1.2.1. Một vài nét khái quát về văn bản và ngữ pháp văn bản ...................................... 9 1.2.2. Phép lặp và phép lặp ngữ pháp .......................................................................... 13 1.2.3. Vài nét về Tố Hữu và thơ Tố Hữu ..................................................................... 35 1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 38 Chương 2: PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU VỀ MẶT HÌNH THỨC .............................................................................................................. 39 2.1. Khái quát về số lượng và các kiểu lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu .................... 39 2.2. Lặp dòng thơ ........................................................................................................ 45 2.2.1. Nhận xét chung .................................................................................................. 45 iii
- 2.2.2. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn: Lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu, lặp khác ......................................................................................... 47 2.2.3. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo tính cân đối giữa chủ ngôn và kết ngôn: lặp cân và lặp lệch.............................................................................................................. 60 2.2.4. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo số lần lặp (số kết ngôn): lặp một lần (lặp đơn), lặp nhiều lần (lặp phức) ...................................................................................... 65 2.2.5. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo vị trí của chủ ngôn và kết ngôn: lặp liền và lặp cách ........................................................................................................... 69 2.3. Lặp nhiều dòng thơ (lặp bộ phận khổ thơ và lặp khổ thơ) .................................. 72 2.3.1. Lặp bộ phận của khổ thơ (lặp nửa khổ thơ) ....................................................... 72 2.3.2. Lặp khổ thơ ........................................................................................................ 75 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 82 Chương 3: PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU XÉT THEO MẶT CHỨC NĂNG .................................................................................................. 84 3.1 Chức năng liên kết văn bản................................................................................... 84 3.2. Chức năng nghệ thuật thể hiện ý nhấn mạnh và triển khai nội dung thơ ........... 86 3.2.1. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu có tác dụng nhấn mạnh góp phần khắc sâu nội dung tư tưởng, tình cảm cần biểu thị ..................................................................... 86 3.2.2. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu góp phần làm phong phú hiện thực được phản ánh ....................................................................................................................... 93 3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên sự hài hòa, cân đối về vần, nhịp, tiết tấu cho khổ thơ, bài thơ ..................................................................................................... 95 3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 96 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn ................................................................................................. 40 Bảng 2.2: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo khối lượng (độ lớn) của chủ ngôn và kết ngôn ................................................................................................. 41 Bảng 2.3: Thống kê các kiểu lặp xét theo sự có mặt/ vắng mặt của các từ ngữ trong chủ ngôn và kết ngôn ........................................................................ 42 Bảng 2.4: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo tính chất của phương thức lặp ......... 43 Bảng 2.5: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo số lần lặp ......................................... 44 Bảng 2.6: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo vị trí của chủ ngôn và kết ngôn ....... 45 Bảng 2.7: Lặp dòng thơ ............................................................................................... 46 Bảng 2.8: Lặp nhiều dòng thơ ..................................................................................... 72 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất của hai mặt: nội dung và hình thức. Để lĩnh hội được đầy đủ tư tưởng và những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, người đọc phải đi từ việc phân tích hình thức nghệ thuật, bao gồm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Phép lặp ngữ pháp là một biện pháp ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong các loại văn bản, trong đó có văn bản văn chương. Nó xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian, văn học trung đại và trong văn học hiện đại. Phép lặp ngữ pháp đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, góp phần tạo nên nhiều giá trị: giá trị nhận thức, giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm, giá trị kiên kết. Đồng thời, phép lặp ngữ pháp còn tạo nên tính nhạc cho văn bản, đặc biệt là văn bản thơ. 1.2. Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặng Thai Mai nhận xét: “Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục vụ cách mạng từ trước đến sau”. Đời thơ Tố Hữu từ “Từ ấy” đến “Ta với ta” là một chặng đường dài trên 6 thập kỷ của một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất Việt Nam. Nhìn vào đó, ta thấy Tố Hữu xứng đáng được coi là nhà thơ trữ tình chính trị số một ở Việt Nam. Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng một lúc với con đường cách mạng. Sáng tác của Tố Hữu tràn đầy men say hứng khởi đối với lí tưởng cộng sản. “Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.” (Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946) và “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên). Thơ Tố Hữu tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng, của Đảng, của dân tộc. Sức cuốn hút của thơ Tố Hữu là sự hòa quyện của nhiều yếu tố nội dung tư tưởng, nghệ thuật, chất dân tộc đậm đà, giọng điệu,… Trong đó, không thể không kể đến các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, đối, và đặc biệt là phép lặp được sử 1
- dụng rất nhiều và hiệu quả trong các bài thơ của Tố Hữu. Phép lặp góp phần thể hiện phong phú và linh hoạt những hình tượng, cảm xúc thẩm mỹ , phản ánh mọi mặt của đời sống sinh hoạt, chính trị, những suy tư và diễn biến tình cảm của nhà thơ cách mạng số một của Việt Nam - Tố Hữu. 1.3. Các nhà ngôn ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở nhiều phương diện. Từ những công trình nghiên cứu đó, ta có thể thấy các biện pháp nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu tính đến thời điểm hiện nay thì chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, giá trị của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu một cách hệ thống, đầy đủ và chuyên sâu từ góc độ ngôn ngữ học. Vì vậy, việc nghiên cứu phương thức lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, với việc triển khai đề tài này, lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về phép lặp trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ các giá trị của phép lặp trong thơ hiện đại nói chung và trong thơ Tố Hữu nói riêng. Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ và thể hiện đầy đủ các giá trị của phép lặp trong thơ Tố Hữu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các sáng tác cũng như quan điểm nghệ thuật của tác giả. Thông qua đó, tác giả luận văn cũng hi vọng công trình có thể đưa lại những kết quả mang tính ứng dụng cho việc nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong nhà trường. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở xác định những vấn đề lí luận về phép lặp, lặp ngữ pháp; phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ của Tố Hữu về các mặt cấu tạo, chức năng, ngữ nghĩa và ngữ dụng; qua đó, góp phần làm sáng rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề chính là: - Tìm hiểu những cơ sở lí luận về phép lặp, phép lặp ngữ pháp và những lí thuyết khác có liên quan đến đề tài. Tham khảo những thành quả nghiên cứu của những người đi trước để tìm hiểu về hiện tượng lặp trong thơ Tố Hữu. 2
- - Tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại phép lặp trong thơ Tố Hữu. - Miêu tả, làm rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa của các kiểu lặp ngữ pháp thể hiện trong thơ Tố Hữu. - Đánh giá nét đặc sắc và giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thủ pháp lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi của luận văn là đặc điểm và giá trị của biện pháp lặp ngữ pháp trong các bài thơ của Tố Hữu ở bảy tập thơ Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1947-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1979- 1992),Ta với ta (1992-1999). 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: 6.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê hiện tượng lặp ngữ pháp ở những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ trong bảy tập thơ của Tố Hữu. Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống kê, sẽ tiến hành xử lí tư liệu, tạo tiền đề cần thiết cho các bước tiếp theo. 6.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả cụ thể đặc điểm của các kiểu lặp theo cấu trúc, chức năng và khối lượng. 6.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Phương pháp này được chúng tôi vận dụng ở mức độ nhất định, để phân tích lí giải hiện tượng lặp trong những câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình nhằm minh họa và làm sáng tỏ cho các luận điểm của luận văn. Việc phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn chương sẽ tìm ra cái hay, cái đặc sắc, và giá trị của phép lặp trong thơ Tố Hữu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp bổ trợ khác như mô hình hóa… 7. Dự kiến đóng góp của luận văn 7.1. Đóng góp về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần củng cố thêm lí luận về phép 3
- lặp, lặp ngữ pháp, bổ sung tư liệu và có thêm luận chứng để đi sâu hơn vào việc nghiên cứu có hệ thống ngôn ngữ thơ nói chung và ngôn ngữ thơ Tố Hữu nói riêng ở Việt Nam . Qua việc nghiên cứu chi tiết và hệ thống một thủ pháp liên kết văn bản (phép lặp) trong thơ Tố Hữu, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật và nội dung tư tưởng trong thơ Tố Hữu. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp thêm một cái nhìn mới về phong cách nghệ thuật của nhà thơ trữ tình chính trị theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc biên soạn các chuyên đề, bài giảng... về thơ ca nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. Qua đó, góp phần định hướng cảm thụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn trong nhà trường. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong 3 chương. Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, thực tiễn Ở chương này, luận văn trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài như khái quát về ngữ pháp văn bản, khái niệm văn bản, khái niệm liên kết văn bản, hiện tượng lặp, đặc điểm và vai trò của phép lặp ngữ pháp trong liên kết văn bản thơ. Ngoài ra, luận văn cũng phân biệt lặp ngữ pháp với các phương thức liên kết và biện pháp nghệ thuật khác và trình bày một số nét cơ bản về nhà thơ và đặc điểm thơ Tố Hữu. Chương 2: Đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt hình thức Trong chương này, luận văn đưa ra kết quả khảo sát và thống kê, phân loại phép lă ̣p ngữ pháp trong thơ Tố Hữu và tiến hành miêu tả đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt hình thức. Chương 3: Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt chức năng Ở chương này, luận văn trình bày kết quả nghiên cứu chức năng của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu. Cụ thể trong việc góp phần tăng cường sự liên kết giữa các dòng thơ, khổ thơ trong bài; thể hiện ý nhấn mạnh và triển khai nội dung thơ. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép lặp và lặp ngữ pháp Theo đề xuất của Beaugrande i Dressler (1990) thì một văn bản cần hội tụ đủ các đặc trưng sau: tính liên kết (kohezja), tính mạch lạc (koherencja), tính chủ định (intencjonalnos’c’), tính chấp nhận được (akceptowalnos’c’), tính thông tin (informacyjnos’c’), tính tình huống (sytuacyjnos’c’), tính liên văn bản (intertekstualnos’c’). Chính vì vậy, văn bản được định nghĩa là “ một sự kiện giao tiếp đáp ứng được bảy tiêu chuẩn về tính văn bản” nói trên. [ 40 ] Văn bản tiếng Việt hiện nay cũng được xem xét trên các bình diện đó. Khi các câu (phát ngôn) trong văn bản sử dụng các yêu tố ngữ âm (âm tiết, vần, phụ âm đầu, thanh điệu), các đơn vị từ vựng và yếu tố ngữ pháp (hư từ, cấu trúc ngữ pháp) để tạo tính liên kết, ta sẽ có phép lặp ngữ pháp. Vậy lặp là phương thức sử dụng các yếu tố nói trên lặp lại chúng trong những phát ngôn khác nhau nhằm tạo ra sự liên kết. Phép lặp là một trong các phương thức liên kết văn bản . Ở đây, người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những đơn vị ngữ âm, từ, ngữ và cấu trúc nhất định. “Phép lặp có cơ sở là quy luật tâm lí, một vật kích thích nhiều lần sẽ làm cho người ta chú ý” [25, tr 93], một sự lặp lại nghệ thuật sẽ đem đến cho tác phẩm những hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Mặc dù là sự lặp lại những yếu tố nhất định nhưng theo diễn tiến thời gian, phép lặp đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến. Phép lặp có tác dụng làm nổi bật và phát triển ý muốn trình bày, tình cảm muốn biểu hiện hoặc đối tượng muốn nói đến. Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau hiện tượng lặp được gọi tên, phân loại, và có sự khác biệt ở từng tác giả. Ở Việt Nam, có thể nêu khái quát những tác giả tiêu biểu đã đề cập đến hiện tượng lặp trong các công trình nghiên cứu của mình như sau: Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa khi xem xét hiện tượng lă ̣p như một dạng của phương tiện tu từ cú pháp đã gọi phép lă ̣p là phép điệp. Các ông đã lần lượt tìm hiểu phép điệp ở các cấp độ ngôn ngữ và nhấn mạnh phép điệp không chỉ dựa vào một số phương tiện tu 5
- từ cố định, tiếng Việt còn mở rộng cách nhấn nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ, giàu màu sắc tu từ học. Về phép điệp, ở phương diện tu từ các tác giả nghiên cứu phần điệp ngữ. Khi trình bày các biện pháp tu từ cú pháp, các tác giả đề cập đến phép dùng cú pháp sóng đôi (điệp cú pháp). Ở cấp độ ngữ âm, các tác giả chỉ ra biện pháp điệp âm (điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh). Ở mọi dạng thức, các tác giả đã tìm hiểu, trình bày cụ thể, hệ thống và làm sáng tỏ về phép điệp ở các cấp độ. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến trường hợp “điệp khúc là một phương thức ở cấp độ văn bản”. [27, tr 275]. Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc tìm hiểu và chia điệp ngữ thành một số kiểu (điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng tròn). Ở cấp độ “trên ngữ”, tác giả trình bày về sóng đôi cú pháp. Còn ở cấp độ tu từ cú pháp thì tác giả nghiên cứu thêm phần lặp đầu, lặp cuối. Tác giả đã đi sâu vào việc phân tích cụ thể, chi tiết về phép điệp cũng như phạm vi sử dụng, giá trị của chúng trong hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật [25, tr 93-94]. Trong cuốn “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt”, tác giả Hữu Đạt đã tìm hiểu giá trị phong cách của một số kiểu điệp từ, ngữ trong tiếng Việt. Tác giả không đi vào khảo sát phép điệp ở cấp độ ngữ âm mà chỉ dừng lại ở cấp độ từ (điệp từ) và ngữ (điệp ngữ). Tác giả cũng đề cập đến phép lặp cú pháp với hai dạng thức: lặp lại một thành phần cú pháp trong câu (lặp lại thành phần chủ ngữ, lặp lại thành phần vị ngữ) và lặp mô hình câu [9, tr 320]. Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, tác giả Cù Đình Tú đề cập đến các cách tu từ được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp trong đó có phép điệp. Tác giả chỉ khảo sát phép điệp ở cấp độ từ, ngữ, kiểu câu với tên gọi chung là “điệp từ ngữ”. Tác giả đã đưa ra các dạng thức của điệp từ ngữ bao gồm: điệp từ ngữ nối tiếp, điệp từ ngữ cách quãng, và điệp kiểu câu. Nhưng trong phần khảo sát đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả không tách “điệp cú pháp” ra tìm hiểu riêng như các tác giả khác. Trong phần nghiên cứu, tác giả còn chỉ ra cách “ điệp phô diễn” được hiểu “Là sự mở rộng của điệp kiểu câu, trong đó sự diễn đạt được trình bày tuy dưới những dạng thức khác nhau nhưng điều xoay quanh một chủ đề” [38, tr 199] và chức năng, phạm vi sử dụng và cơ sở tâm lý của phép điệp. 6
- Trong cuốn “Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, tác giả Bùi Tất Tươm cũng tìm hiểu phép điệp một cách cụ thể ở một số khía cạnh. Tác giả đã đưa ra khái niệm và phân tích giá trị tu từ của phép điệp. Dựa vào qui mô của yếu tố lặp, tác giả chia phép điệp thành hai loại: điệp ngữ, điệp cấu trúc và sóng đôi cú pháp. Ở hình thức điệp ngữ, tác giả phân loại theo hai hướng khác nhau: dựa vào vị trí của các yếu tố lặp (điệp ngữ đầu câu, điệp ngữ giữa câu, điệp ngữ cuối câu), dựa theo chức năng của yếu tố điệp (điệp chủ ngữ, điệp vị ngữ, điệp bổ ngữ). Còn ở các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp ngữ âm, tác giả đề cập đến điệp âm bao gồm điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh. [41, tr 248-255]. Trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm định nghĩa “phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn” [43, tr 87]. Định nghĩa này được nhiều tác giả đồng tình. Từ góc độ ngữ pháp văn bản, tác giả phân loại phép lặp thành ba dạng: lặp từ vựng, lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp. Ở mỗi dạng, tác giả đi sâu vào phân tích, khái quát các hình thức, phạm vi sử dụng và giá trị của chúng. Đồng thời, giữa các dạng thức, tác giả đã có sự lồng ghép đối chiếu, so sánh để thấy được sự khác biệt và các giá trị khu biệt của chúng. Đề cập đến phép lặp ngữ pháp (một kiểu lặp liên kết), Trần Ngọc Thêm quan niệm “phép lặp ngữ pháp là một dạng của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lạp lại một số hư từ mà chủ ngôn sử dụng” [43, tr 93]. Theo tác giả, lặp ngữ pháp gồm có hai mức độ: lặp cú pháp ( lặp cấu trúc phát ngôn) và lặp từ cú pháp (các hư từ) trong đó lặp cú pháp là cơ bản [43, tr 94]. Trong cuốn “Văn bản và liên kết văn bản”, khi tìm hiểu phép lặp với tư cách là một phương tiện liên kết, Diệp Quang Ban đưa ra ba dạng: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm. Xét ở mức độ gần nghĩa đến xa nghĩa, phép lặp chia thành các dạng: nhắc lại, đồng nghĩa và gần đồng nghĩa, từ ngữ trên bậc, từ ngữ khái quát. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ điểm sơ qua chứ chưa đi vào phân tích cụ thể, chi tiết. [1, tr 123] Qua khảo sát những tài liệu nói trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chú trọng đến việc xác định khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của các phép liên kết nói chung và phép lặp trong đó có lặp ngữ pháp nói riêng. Theo đó, khái niệm lặp và lặp ngữ pháp được hiểu khá rộng với nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng để luận văn có thể tham khảo trước khi đi vào nghiên cứu về phương thức lặp trong thơ Tố Hữu. 7
- 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ Tố Hữu Trong suốt mấy chục năm qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi trong cả nước như: Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Lê Đình Kỵ và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi ... Rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở các phương diện văn học, thi pháp, phong cách, thể tài, ngôn ngữ...Do đó, giá trị thơ của Tố Hữu ngày càng được khẳng định. Thơ Tố Hữu cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều học viên, sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học. Có thể kể đến một số nghiên cứu về thơ Tố Hữu: + Lê Anh Hiền (1976), "Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu", Ngôn ngữ, (4), tr. 13-20. + Xuân Nguyên (1991), "Từ địa phương miền Trung trong thơ Tố Hữu", Sông Hương, (10), tr.6-9. + Nguyễn Thị Bích Thúy (2005), Tổ chức lời thơ trong thơ Tố Hữu ( So sánh với đồng hiện tượng trong thơ Huy Cận) Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Viện KHXH vùng Nam Bộ, TP. HCM. + Trần Thị Tính (2005), Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng), luận văn thạc sĩ, ĐHSPTPHCM. + Phạm Thị Thùy Dương (2008), Từ địa phương trong thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN. + Nguyễn Huệ Yên (2008) Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN + Nguyễn Thị Thúy Hồng (2010), Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN. + Lê Thị Hoàn (2011) Đối trong thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN. + Vũ Thị Lệ Tuyết (2012), Từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu, luận văn thạc sĩ, ĐHSP-ĐHTN. + Lê Thị Nhường. Cách sử dụng tính từ trong thơ Tố Hữu. Luận văn tốt nghiệp, số 244 8
- Về mặt ngôn ngữ, thơ Tố Hữu cũng được giới nghiên cứu chú ý. Tuy nhiên, về phương diện liên kết chưa được chú ý nhiều. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu về phép lặp ngữ pháp. Mong muốn được học tập và trau dồi kiến thức về thơ Tố Hữu, muốn tiếp cận thơ Tố Hữu theo nhiều hướng khác nhau, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu”. Với đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra được những dấu hiệu thuộc về mặt hình thức của phép lặp, và những giá trị mà phép lặp mang lại trong thơ Tố Hữu. Chúng tôi cũng mong muốn khi nghiên cứu đề tài sẽ thấy được những sáng tạo độc đáo của nhà thơ đồng thời góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của Tố Hữu. 1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.2.1. Một vài nét khái quát về văn bản và ngữ pháp văn bản 1.2.1.1. Khái niệm văn bản Văn bản là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Do vậy, cách hiểu văn bản có rất nhiều định nhghĩa. Sự đa dạng, phức tạp của văn bản khiến nhà ngôn ngữ học Nga Z. Vêginxev ngạc nhiên: “Các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu văn bản cũng không ngờ rằng họ phải làm việc với một đối tượng mà về mặt tầm cỡ không thua kém gì vũ trụ. Thực chất đó chính là vũ trụ ngôn ngữ học”. Theo các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, văn bản là “tổng của những quan hệ cấu trúc tìm được sự thể hiện ngôn ngữ học” (dẫn theo M.Lôtman), “ là một chuỗi nào đó các câu kết hợp với nhau trong khuôn khổ ý đồ chung của tác giả” (dẫn theo M.Nicolaeva). Một định nghĩa khác được xem là trọn vẹn hơn, được trích dẫn nhiều hơn trong các bài nghiên cứu: “Văn bản đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương trong các tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và có một loại đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên hệ khác nhau bằng từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng” (dẫn theo I.R.Gaperin). Định nghĩa về văn bản cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam quan tâm: 9
- Đinh Trọng Lạc quan niệm: “Văn bản … là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định” [27, tr7]. Hữu Đạt thì cho rằng: Văn bản là một tập hợp các câu (hay phát ngôn) được kết hợp với nhau theo một phương thức nhất định đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin có hiệu quả và chính xác. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (1997), quan niệm: Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ đó, các tác giả khẳng định: Văn bản cũng đảm nhận hai chức năng chính: là phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy của con người. Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm có phần đơn giản hơn: Văn bản là chỉnh thể thống nhất và trọn vẹn về nội dung và hình thức. Nhưng ông cũng khẳng định thêm: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy.” [43, tr 22] Hiện nay, trong tiếng Việt, văn bản được quan niệm là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ, là sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh ở cả ba bình diện: hình thức, cấu trúc và nội dung. Đó là một chỉnh thể gồm một hay nhiều đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau để thể hiện một nội dung hoàn chỉnh. Trong luận văn, văn bản được hiểu theo cách hiểu vừa nêu trên dây. 1.2.1.2 Khái niệm liên kế t và các kiểu liên kết văn bản Trong mỗi văn bản, các hiện tượng, sự kiện được viết ra thường có mối liên hệ với nhau để cùng phản ánh một hiện thực khách quan chung; các tình cảm, thái độ của tác giả được biểu lộ đi kèm mỗi hiện tượng, sự kiện cũng thường có mối liên hệ với nhau và cùng thể hiện một tư tưởng, tình cảm chung; các đơn vị và kết cấu văn bản thường được sắp xếp theo một trình tự nào đấy nhằm phản ánh, thể hiện đúng quan hệ logic giữa các hiện tượng, sự kiện được phản ánh với nghĩ suy, cảm xúc của tác giả. Ví dụ : (1)Trong văn hóa Việt Nam, sen là loài hoa biểu trưng cho sự tinh khiết, thanh tao. (2)Trong Phật giáo, sen biểu trưng cho giá trị đạo đức, thuần khiết, thánh thiện, trí tuệ, sự giác ngộ và tinh thần bất nhiễm.(3) Trong tâm thức dân gian, sen được ví với những 10
- con người có vẻ đẹp cao quý, bản lĩnh. (4)Do đó, từ lâu sen đã đi vào cuộc sống và nghệ thuật của người Việt. (5)Sen được dùng khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình, cách điệu trong trang trí kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ ngự trong cung đình. ( “Sen, biểu tượng tinh tế và đa dạng”, Ngữ Thiên, Báo Nhân Dân cuối tuần số 23 tháng 6/2015) Các câu trong ví dụ trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các câu 1,2,3 đều thể hiện nội dung Sen là biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất của người Việt nhìn từ các góc độ văn hóa, tín ngưỡng, tâm thức dân gian. Từ đó, các câu 4,5 khẳng định Sen gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt từ xưa đến nay. Bằng chứng là nó xuất hiện đa dạng và phong phú trong nghệ thuật kiến trúc, xây dựng và cả những vật dụng của người Việt. Mối liên hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên đây được thể hiện bằng các phương tiện liên kết hình thức mà tiêu biểu ở đây là phép lặp từ vựng (lặp lại từ “Sen”). Có thể thấy, liên kết văn bản là mạng lưới các mối quan hệ nội dung, hình thức giữa các đơn vị trong nội bộ văn bản và các mối quan hệ giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản. Theo Trần Ngọc Thêm, liên kết văn bản là “ Những mối quan hệ qua lại phức tạp… tạo nên một mạng lưới” nhờ đó mà “ các câu gắn bó lại với nhau tạo thành văn bản” [43, tr 18] “ Tính liên kết có khả năng rất lớn. Nó có thể làm cho một chuỗi câu không liên quan gì với nhau trở thành một bộ phận của văn bản bằng cách thêm một câu thứ n+1 cho nó. Khi đó, lập tức cả chuỗi câu hỗn độn kia bỗng nhiên cựa quậy và trở nên một bộ phận hợp pháp của văn bản.” [43, tr 19] Liên kết văn bản được chia thành hai loại chính là liên kết hình thức và liên kết nội dung [43, tr 19]. Liên kết hình thức được hiểu là liên kết được xác định dựa đơn thuần vào một quan hệ, một hệ thống các hình thức giữa các câu (phát ngôn) và được liên kết bằng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể, còn liên kết nội dung là liên kết theo đó, tất cả các câu trong đoạn văn hay văn bản “ đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho nhau để cùng thể hiện mộ nội dung” [ 43, tr 20]. Mặc dù về nguyên tắc, có thể và cần phân biệt liên kết nội dung và liên kết hình thức như chỉ ra trên đây nhưng cần thấy rằng giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết 11
- hình thức có mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ theo đó liên kết nội dung được thể hiện bẳng một hệ thống các phương tiện kiên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung [43, tr 21]. Tất nhiên, sự tương ứng giữa hai mặt liên kết nội dung và hình thức không phải luôn luôn là một đối một. Do liên kết nội dung và liên kết hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau nên mỗi văn bản đích thực (điển hình) đều phải có đủ cả hai mặt liên kết này và đây cũng là dấu hiệu cho phép phân biệt văn bản với phi văn bản, văn bản điển hình và văn bản không điển hình. Trong liên kết văn bản, đơn vị liên kết là câu hay phát ngôn. Theo Trần Ngọc Thêm “phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, với một cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy đủ hoặc không đầy đủ) được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức. Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn, ở dạng nói nó được phát ra theo một kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng một quãng ngắt hơi. Về mặt lượng, nó có thể được kết thúc bằng một ngữ khí từ” [ 43, tr 42]. Phát ngôn như cách hiểu trên đây về cơ bản tương ứng với “câu” theo cách hiểu truyền thống. Tuy nhiên, cách hiểu trên đây về phát ngôn có lẽ chỉ thực sự phù hợp với văn bản văn xuôi. Đối với văn bản thơ, việc áp dụng định nghĩa trên đây về phát ngôn gặp những khó khăn nhất định (vì các dòng thơ đều bắt đầu bằng chữ cái viết hoa nhưng trong nhiều trường hợp lại không được kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn). Như vậy, khi phân tích sự liên kết trong văn bản thơ, cần có sự xem xét cụ thể đơn vị liên kết (cụ thể: Đó là dòng thơ hay “câu ngữ pháp” có dấu hiệu hình thức là dấu ngắt câu?) Theo chúng tôi, đối với văn bản thơ, đơn vị liên kết nên được xác định là dòng thơ vì hai lẽ: a) Thứ nhất: Nếu lấy đơn vị liên kết trong văn bản thơ là “câu ngữ pháp” thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì trên thực tế, có khi sau cả một khổ, thậm chí mười dòng thơ tác giả mới sử dụng một dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than). b) Thứ hai: Các dòng thơ mặc dù không được kết thúc bằng dấu ngắt câu nhưng đều được bắt đầu bằng chữ cái hoa và do đó giữa chúng luôn có một ranh giới hình thức rõ ràng để xác định. Mỗi loại liên kết (liên kết nội dung và liên kết hình thức) nêu trên đây đều bao gồm một số kiểu liên kết cụ thể. 12
- Chẳng hạn, liên kết hình thức bao gồm 5 phương thức dùng chung cho tất cả các phát ngôn (pháp lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng và phép tuyến tính) và 3 phương thức dùng riêng cho một số kiểu phát ngôn (phép thế, phép tỉnh lược và phép nối). Mỗi phương thức trên đây lại có thể bao gồm một số kiểu cụ thể hơn. 1.2.2. Phép lặp và phép lặp ngữ pháp 1.2.2.1. Khái niệm về phương thức lặp "Lặp là nhắc lại giống y như cái đã có trước" [12, tr 547] Hiện tượng lặp thường được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nhằm tạo nên những giá trị nhất định về mặt liên kết và mặt tu từ như nhấn mạnh, gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v... "Phương thức lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn" [ 14, tr 87]. Phương thức lặp có cả hai yếu tố liên kết (chủ tố và kết tố). Kết tố ở đây được gọi là lặp tố. Tuỳ thuộc vào tính chất của lặp tố mà phương thức lặp có thể chia thành ba dạng thức: - Lặp ngữ âm ( vần, nhịp). - Lặp từ vựng (gọi là lặp từ ngữ). - Lặp ngữ pháp. 1.2.2.2. Lặp ngữ âm * Khái niệm: Phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm đã có ở chủ ngôn. [43, tr 102] Lặp tố là các yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết, khuôn vần, phụ âm đầu, thanh điệu,...) * Phân loại - Lặp số lượng âm tiết: là kết ngôn lặp lại số lượng âm tiết ở chủ ngôn, nhằm mục đích tạo sự cân đối, hài hòa. Ví dụ: Con chim non không tổ (5 âm tiết) Trẻ mồ côi không nhà (5 âm tiết) (Mồ côi, Tố Hữu) - Lặp vần: là lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 172 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn