Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo
lượt xem 5
download
Nội dung chính của luận văn là làm sáng rõ hơn những nét cơ bản về cuộc đời, hành trình sáng tạo văn chương, đặc biệt là cái nhìn khái quát về truyện ngắn của nhà văn Lê Văn Thảo, từ đó luận văn có thể khẳng định: Lê Văn Thảo là một cây bút dẻo dai, bền bỉ và có vị trí đặc biệt trên văn đàn. Truyện ngắn là một thể loại có thế mạnh và gặt hái nhiều thành công của ông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ HUYỀN PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ HUYỀN PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hồng THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và được sự đồng ý của người hướng dẫn khoa học TS. Cao Thị Hồng, tôi đã thực hiện đề tài: “ Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo”. Bản Luận văn được hoàn thành bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong suốt thời gian từ khi nhận đề tài tháng 6 năm 2016 và kết thúc vào tháng 6 năm 2017. Trong suốt quá trình viết Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và hướng dẫn chu đáo của TS. Cao Thị Hồng. Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của các thầy giáo, cô giáo khoa Văn- Xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên để Luận văn được hoàn thành đúng thời hạn. Đồng thời, tôi cũng nhận được sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè đồng nghiệp, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần. Đặc biệt Nhà văn Lê Văn Thảo, Nhà văn Phan Hoàng, Nhà văn - TS. Trần Hoài Anh (Hội Nhà văn Việt Nam – Hội Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh) đã cung cấp cho tôi văn bản và các tài liệu cần thiết giúp tôi tham khảo. Cho phép tôi bày tỏ lòng tri ân tới Nhà văn - TS. Cao Thị Hồng và lời cảm ơn sâu sắc tới các quý vị! Bản Luận văn này chỉ mới là bước khởi đầu trong chặng đường học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ giáo của các thầy giáo, cô giáo, các bậc trí giả và đồng nghiệp. Thái Nguyên tháng 6 - 2017 Học viên: Trần Thị Huyền
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên tháng 6-2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Huyền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................... 10 Chương 1. PHONG CÁCH NHÀ VĂN, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN THẢO ........................................................... 11 1.1.Khái niệm về phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn. .............. 11 1.1.1.Khái niệm phong cách ............................................................................. 11 1.1.2. Phong cách nghệ thuật ............................................................................ 14 1.1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn ........................................................ 15 1.2.Cuộc đời và văn nghiệp Lê Văn Thảo. ....................................................................... 15 1.2.1.Cuộc đời ............................................................................................................................. 15 1.2.2.Văn nghiệp ........................................................................................................................ 16 1.3. Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Lê Văn Thảo. ................ 18 1.3.1. Hành trình sáng tác...................................................................................................... 18 1.3.2.Quan niệm nghệ thuật ............................................................................................... 23 Chương 2. PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT. ............................................................................... 30
- 2.1. Đề tài và cách chọn đề tài trong truyện ngắn Lê Văn Thảo ........................... 30 2.1.1. Cách chiếm lĩnh đề tài trong truyện ngắn Lê Văn Thảo. ............................. 32 2.2. Nhân vật................................................................................................................................ 47 2.2.1. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người lính trong chiến tranh và thời hậu chiến. ......................................................................................................... 48 2.2.2. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân Nam Bộ. ... 55 2.2.3. Phương thức xây dựng hình tượng người phụ nữ và những con người bé nhỏ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo. ......................................................................... 58 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 63 Chương 3. PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................................ 66 3.1. Phương thức trần thuật. ................................................................................................ 66 3.2. Cốt truyện .......................................................................................................................... 68 3.2.1. Khái niệm cốt truyện ................................................................................................ 68 3.2.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Lê Văn Thảo .................................. 70 3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Lê Văn Thảo. ......................................................... 75 3.3.1. Giọng tâm tình, nhỏ nhẹ. ........................................................................................... 76 3.3.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm. ............................................................................. 78 3.4. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo ............................................................ 83 3.4.1. Ngôn ngữ mang dấu ấn Nam Bộ............................................................................. 83 3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ ................................................................................ 85 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 90 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 92
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau năm 1975 và đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, trên văn đàn Việt Nam hiện diện nhiều cây bút văn xuôi thuộc nhiều thế hệ - đó là một đội ngũ đã góp phần quan trọng đổi mới và phát triển nền văn học nước nhà cả về số lượng và chất lượng, có thể kể đến: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu Huệ, Bích Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài... và trong đó có nhà văn Lê Văn Thảo. Lê Văn Thảo là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành từ thời chống Mỹ cứu nước. Ông là một trong số ít nhà văn Nam Bộ vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Với lối viết dung dị, nhẹ nhàng, các sáng tác của ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc, khó quên trong lòng bạn đọc. Các tác phẩm của Lê Văn Thảo đã dần khẳng định vị trí xứng đáng của ông trong nền văn học nước nhà. Là một nhà văn Nam bộ xuất sắc, Lê Văn Thảo đã thể nghiệm ngòi bút của mình qua nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí... và ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng được ghi nhận. Để có được điều đó, Lê Văn Thảo đã tìm được một con đường, một lối viết riêng không giống với các nhà văn khác. Trong các thể loại trên, truyện ngắn là một ưu thế của ngòi bút Lê Văn Thảo - đó là những trang văn tinh tế mang đầy cá tính sáng tạo và có sức lay động, cảm hóa lòng người. Với thể loại này, ông đã khẳng định được tên tuổi của mình bởi lối viết với phong cách nghệ thuật độc đáo. Luận văn chọn vấn đề: “Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo” làm đề tài nghiên cứu, hy vọng sẽ góp phần xác định rõ vị trí nhà văn trên văn đàn và khẳng định những đóng góp không nhỏ của tác giả Lê Văn Thảo đối với văn xuôi Nam bộ nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung. Và đây đồng thời cũng là công trình thể hiện tấm lòng tri âm của chúng tôi với một Nhà văn có nhiều
- 2 công sức, bền bỉ, âm thầm lặng lẽ cống hiến vì sự phát triển của nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong quá trình sáng tác của mình, Lê Văn Thảo đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Lê Văn Thảo chưa nhiều, chủ yếu chỉ là các bài viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc điểm sách trên các trang web. Xem xét nội dung các bài viết, các công trình nghiên cứu, có thể chia thành hai nhóm cơ bản sau: 2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Lê Văn Thảo. Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Lê Văn Thảo đã dành cả cuộc đời để viết về miền Nam, về vùng đất chứa chan tình người. Hơn 50 năm cầm bút, Lê Văn Thảo đã cho ra đời 20 đầu sách hầu hết đều mang dáng dấp con người và vùng đất Nam Bộ. Con số này chưa phải là nhiều so với các nhà văn khác nhưng nó đã đủ để ghi lại những dấu ấn, tình cảm khó phai trong lòng người tiếp nhận, đặc biệt là giới phê bình văn học. Hàng loạt các bài viết mang tính giới thuyết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Văn Thảo đã được các nhà nghiên cứu cho ra đời như: Lê Tiến Dũng với bài Lê Văn Thảo: nhà văn của xứ sở Nam Bộ, Phạm Phan Trung với bài Từ tiểu thuyết “Cơn giông” nghĩ về sự nghiệp Lê Văn Thảo, Phan Hoàng với bài Nhà văn Lê Văn Thảo: Hành trình sáng tạo bền bỉ, tác giả Triệu Xuân có bài Lê Văn Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái,... Và một số luận văn thạc sĩ về tác phẩm Lê Văn Thảo, có thể kể như: Truyện ngắn và tiểu thuyết Lê Văn Thảo của Nguyễn Thị Nga, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007; Đặc điểm truyện ngắn Lê Văn Thảo của Nguyễn Quốc Đại, Đại Học Cần Thơ, 2011. Trong Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, Triệu Xuân với bài Lê Văn Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Văn
- 3 Thảo, trong đó có đoạn: “Đọc Lê Văn Thảo, dù hợp gu hay không hợp, những ai quen với chuyện bếp núc văn chương đều nhận ra đây là cây bút có nghề. Người ta bảo có ba yếu tố cấu thành một nhà văn, đó là: có một câu chuyện, biết kể câu chuyện ấy và thứ ba là biết viết thành văn. Hội đủ ba yếu tố ấy nói nôm na là có nghề, là chuyên nghiệp. Ông Thảo có nghề, dù văn của ông có thể hợp với người này mà không hợp với người khác”[89]. Tác giả Trần Nhã Thụy cũng đưa ra ý kiến: “Lê Văn Thảo là người viết rất hay về những cái tẻ nhạt, viết về sự tẻ nhạt mà văn chương lại không tẻ nhạt, ấy chính là nhờ sự dụng công của ngòi bút, nhờ vào cái phông văn hóa không ngừng bồi đắp và nhờ cả vào sự nhẫn nại chờ đón những phút xuất thần”[70]. Nhận xét về phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo, trong bài viết Nhà văn Lê Văn Thảo người kể chuyện xuyên thời gian, Trần Nguyên Anh đã cho chúng ta biết được quan điểm sáng tác của Lê Văn Thảo là tính chân thật. Lê Văn Thảo tâm sự “ Nhiều khi anh này anh kia đề cao tính này tính nọ trong văn học, tôi nghe vậy, nhưng khi viết thì cứ cái gì chân thực là tôi viết. Khi có đổi mới văn học, nhiều người không viết được nữa, còn tôi thì càng viết khỏe. Những tác phẩm giúp tôi đạt giải phần lớn tôi viết sau đổi mới”[4]. Không gây sốc trên văn đàn, Lê Văn Thảo làm đúng chức trách của một nhà văn chuyên nghiệp. Theo Lê Văn Thảo, “nhà văn rất cần sự trung thực. Sống chân thực để viết chân thật, viết từ lòng mình, sâu thẳm trong trái tim mình, một chút “vàng mạ” sẽ bị lộ ra ngay.”[83.tr 29]. Nhà văn Triệu Xuân nhận xét về cách viết truyện ngắn của Lê Văn Thảo cũng khác hẳn với những cây bút khác. Vì Lê Văn Thảo “là người giỏi tìm kiếm những điều tưởng chừng vô cùng bình thường trong cuộc sống để từ đó khắc họa lên những dấu ấn không bình thường.”[95]. Chuyện ông gặp, ông biết có vẻ rất bình thường, nhạt nhòa, ai cũng thấy, cũng biết, nhưng dưới con mắt, ngòi bút của ông lại trở nên đặc biệt, hấp dẫn lạ thường. Lê Văn Thảo thực sự là “người giỏi nhất trong việc tìm ra ngọc quý giữa cánh đồng đá sỏi”. Huỳnh Như Phương với bài viết: Truyện ngắn Lê Văn Thảo: cái lạ, cái nhạt và cái thật đã có những nhận xét thật tinh tế, chính xác về ngòi bút Lê Văn Thảo: “sức hấp dẫn, độc đáo trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo là có sự kết hợp của
- 4 ba yếu tố là cái lạ, cái nhạt và cái thật”[ 64].Lê Văn Thảo tâm sự với Văn Hữu về phương châm viết của mình: “Tôi không có giáo huấn gì trong sáng tác văn học, không chỉ dạy ai trong các trang viết. Tôi ít tranh cãi nhưng cũng không chiều chuộng. Văn học đối với tôi là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và đôi điều suy tư từ những năm tháng sống lặn lội. Tôi viết từ những thực tế đã sống qua, đồng hành với nhân dân ḿình trong công cuộc lao động và chiến đấu. Tôi gần gũi nhiều hơn với những người bình thường, người nghèo khổ, dân dã, những người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh. Tôi viết chậm rãi, tự nhiên, coi lao động nghề văn cũng lao tâm khổ tứ như mọi nghề khác. Tôi viết từ thôi thúc của bản thân cũng là thôi thúc của cuộc đời” [85.Tr.142]. Văn chương Lê Văn Thảo thường không gò công mài giũa mà chủ yếu lặn vào tình tiết. Dựa vào các sáng tác của Lê Văn Thảo, ta có thể xác định được cá tính sáng tạo cũng như phong cách của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Nhìn chung, các tác phẩm mang tính giới thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Văn Thảo đều có chung điểm nhìn khai thác về phong cách sáng tác đậm chất Nam Bộ của ông. Các bài viết đều góp phần lý giải vì sao ngôn ngữ văn chương của Lê Văn Thảo lại đậm đặc chất Nam Bộ đến thế (giới thiệu về cuộc đời và nguồn gốc xuất thân tác giả). Các bài viết này cũng tập trung khai thác nỗi đau chiến tranh và sự mất mát của chính tác giả trong thời gian hoạt động tại chiến trường, để củng cố thêm lí do cho việc Lê Văn Thảo lại chọn chiến tranh là đề tài chính trong hầu hết các tác phẩm. Đồng thời cũng khai thác đặc trưng phong cách (cách viết chậm, giản dị, mộc mạc) và hình tượng nghệ thuật mà ông hướng đến trong các tác phẩm. Tuy chưa đi vào chiều sâu phân tích các tác phẩm cụ thể, nhưng những bài viết này cũng phần nào giúp độc giả mường tượng ra địa hạt văn chương của Lê Văn Thảo đẹp như thế nào. Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi cũng sẽ tiếp thu những nhận định sâu sắc của các nhà nghiên cứu đi trước, khi bàn về sự nghiệp văn chương của Lê Văn Thảo, đồng thời cũng sẽ giới thiệu và phân tích thêm các vấn đề mới dựa trên điểm nhìn nghiên cứu về phong cách nhà văn. Cụ thể, chúng tôi sẽ quan tâm và luận giải rõ nét hơn về “cái nhạt” trong phong cách của nhà văn Lê Văn Thảo mang giá trị nghệ thuật như thế nào, đồng thời cũng nhân rộng phạm vi nghiên cứu, nhằm phân tích sâu rộng hơn các hình tượng nghệ thuật cụ thể như: hình tượng người lính, người
- 5 nông dân Nam Bộ, phận đời bé nhỏ, đáng thương và thân phận người phụ nữ. Từ đó, chúng tôi có thể làm rõ sự nghiệp văn chương của Lê Văn Thảo có chỗ đứng ở đâu trên văn đàn văn học Việt Nam. 2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Lê Văn Thảo Với số lượng tác phẩm đồ sộ, Lê Văn Thảo cũng đã để lại điểm nhấn ấn tượng trên văn đàn nghệ thuật. Cách viết giản dị, mộc mạc, kết hợp cùng hình tượng nghệ thuật sáng tạo, Lê Văn Thảo đã tạo nên một địa hạt văn chương riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào. Các bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Lê Văn Thảo được chia làm hai mảng lớn dựa trên thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn: Đối với việc phân tích tác phẩm tiểu thuyết của Lê Văn Thảo, các bài viết đều đi từ việc đưa ra điểm nhìn khái quát về phong cách văn chương của Lê Văn Thảo rồi chọn lọc dẫn chứng trong các tác phẩm tiểu thuyết để chứng minh cho lập luận của mình. Nhiều bài viết liên quan đến tiểu thuyết của Lê Văn Thảo đã được độc giả đón nhận như: Nhà văn Lê Văn Thảo: hành trình sáng tạo bền bỉ (Phan Hoàng, báo Sài Gòn Giải Phóng, số 5/2012), Trả nợ cho tuổi trẻ băn khoăn (Huỳnh Như Phương), Hình tượng con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Lê Văn Thảo (Phan Thị Hường, Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Huế), Dấu ấn Nam Bộ trong tiểu thuyết Lê Văn Thảo của Lê Thị Phượng, Đại Học Vinh, 2014;…Trong bài viết “Hành trình sáng tạo bền bỉ”, Phan Hoàng đã ghi lại những nhận định cụ thể về chặng đường cuối đời trong sự nghiệp sáng tác của Lê Văn Thảo: “Tôi có cảm giác khi quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, nhà văn Lê Văn Thảo càng dành nhiều tâm huyết cho tiểu thuyết, mà chỉ qua đó ông mới thể hiện hết sự tích lũy vốn sống, trải nghiệm lẫn tư tưởng, tình cảm ông dành cho chính vùng đất mới phương Nam tạo dựng nên hình hài chính ông. Hơn nữa, như một nhà văn đàn anh đã nói đất Nam bộ là đất của tiểu thuyết, với ngồn ngộn chất liệu hấp dẫn và quyến rũ không dễ gì khai thác hết. Bằng tài năng của mình, Lê Văn Thảo đang tận dụng tối đa lợi thế ấy…” [61.Tr.41]. Tuy nhiên, hiện nay, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết của ông không nhiều, đa số dừng lại ở các bài nghiên cứu trên các báo, phỏng vấn, điểm sách, trên các trang web… nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ. Lý
- 6 giải cho vấn đề này, như Phan Hoàng đã nhận định, Lê Văn Thảo chỉ đến với địa hạt tiểu thuyết vào khoảng thời gian cuối đời, khi ông đã đủ độ “chín muồi” trong phong cách sáng tác. Độ chín trong cách viết cũng như sự trưởng thành trong mảng đề tài chiến tranh mà Lê Văn Thảo luôn trung thành đã đem đến cho ông các giải thuyết như: Giải A về tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng năm 1998 với tác phẩm Một ngày và một đời, Giải B về tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng năm 2003 và Giải thưởng Đông Nam Á năm 2006 với tiểu thuyết Cơn giông. Lê Văn Thảo thành công nhiều hơn với thể loại truyện ngắn. Đây cũng trở thành địa hạt có giá trị để các nhà nghiên cứu phân tích và tìm hiểu. Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Lê Văn Thảo được đánh giá cao như: bài viết: Cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo thời kỳ đổi mới (Trần Hoài Anh), Truyện ngắn Lê Văn Thảo: Cái lạ, cái nhạt và cái thật (Huỳnh Như Phương); Trang Thế Hy có bài Lời bình một truyện ngắn Lê Văn Thảo, Nhà Văn Lê Văn Thảo: Mỗi người là giọt nước trong biển cả (Quốc Nguyễn), Đặc điểm truyện ngắn Lê Văn Thảo của Nguyễn Quốc Đại, Đại Học Cần Thơ, 2011; Dấu ấn Nam Bộ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo của Lê Thị Phượng, Đại Học Vinh, 2014. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Văn Thảo sau 1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Nguyễn Thị Tròn,Trường Đại học Vinh, Luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Lê Văn Thảo: Truyện ngắn và tiểu thuyết Lê Văn Thảo của Nguyễn Thị Nga, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007,... Trong các bài viết này, một lần nữa cách viết mộc mạc, không cầu kì của Lê Văn Thảo đã được khẳng định chất riêng và cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đưa vào mổ xẻ, phân tích cụ thể. Đồng thời, các luận điểm khái quát trong văn chương của Lê Văn Thảo tựu chung lại được phân tích trên các bình diện về cách viết mang phong cách Nam Bộ và cách Lê Văn Thảo đã vĩ đại hóa các hình tượng nghệ thuật ra sao. Phải kể đến các bài viết của Trang Thế Hy, Trần Nguyên Anh hay Lý Lan, họ là những người đã soi rọi vào trang sách của Lê Văn Thảo và rút tỉa ra được những điều đặc trưng nhất, khái quát nhất trong các sáng tác của ông. Nếu các bài viết liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp văn
- 7 chương Lê Văn Thảo đã trình bày và lý giải những lý do vì sao cách viết của tác giả lại mang màu sắc Nam Bộ và ông lại dành tình cảm yêu thương nhất định dành cho những số phận con người đáng thương, thì đến với các bài viết phân tích khái quát các tác phẩm của ông,nhiều nhà phân tích khai thác đào sâu hơn ở các đặc điểm khác trong phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo như chất thơ, chất “nhạt” và các mảng đề tài mang tính chung nhất như tình người, lòng nhân đạo, tính nhân ái,… Trong đó, có một đề tài khai thác một điểm lạ trong phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo, đáng lưu ý là bài viết “Cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo” của Trần Hoài Anh đăng trên tạp chí Nhà văn và tác phẩm. Bài viết này đã khai thác phương diện giá trị nhân sinh trong các sáng tác của nhà văn. Tác giả bài viết đã đưa ra luận điểm sắc sảo: “Là một nhà văn hiền lành, nhẹ nhàng nhưng thâm trầm và sâu sắc, cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo, vì thế cũng ẩn chứa ý vị triết luận khiến người đọc luôn bị cuốn vào những ưu tư của anh, bởi chất bi hài thâm thúy như một thứ “hương thầm” mà không phải nhà văn nào cũng tạo được nơi người đọc, nếu không có sự trải nghiệm cuộc đời và một thiên năng. Văn chương Lê Văn Thảo là văn chương khởi lên từ cuộc đời để từ đó tạo nên những cuộc đời khác với nhiều mùi vị hiện sinh nên nó đeo đẳng mãi trong tâm thức người tiếp nhận”[2]. Vì vậy, đến với văn chương Lê Văn Thảo ai cũng thấy cuộc đời mình trong đó: Chiếc xe đạp, Thằng Cung, Cảnh quay phim ngoài trời, Bốn cô gái trong đêm giao thừa, Người đàn bà khóc, Hai người cha... là những câu chuyện đầy ám ảnh cảm thức hiện sinh”. Ngoài ra, nhiều bài viết và công trình đã nghiên cứu sự giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết cũng đã được độc giả quan tâm như: Truyện ngắn và tiểu thuyết Lê Văn Thảo của Nguyễn Thị Nga, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007, Hà Minh với bài Tuyển tập Lê Văn Thảo: Những trang viết thấm đẫm chất Nam Bộ, Hoài Anh với Lê Văn Thảo - Người “nói thơ” bằng văn xuôi Nam Bộ, Lê Thiếu Nhơn với bài Lê Văn Thảo thao thức theo dõi những số phận lặng lẽ, ...Trần Nhã Thụy với bài Lê Văn Thảo viết như không, sống như chơi, Nhà văn Lê văn Thảo trong lòng đồng nghiệp - nhiều tác giả,....
- 8 Đối với các bài viết, công trình phân tích sự giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết Lê Văn Thảo, các nhà phân tích đều phân tích rõ ràng các luận điểm trong từng tác phẩm cụ thể. Điểm nổi bật trong các bài viết này là các nhà nghiên cứu đều nêu ra những nhận xét, đánh giá chân thực, đúng đắn về văn xuôi Lê Văn Thảo, mở ra những gợi ý hết sức quý báu cho những người tiếp tục nghiên cứu về nhà văn. Và luận văn về “Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo” cũng dựa trên các kết quả quý báu của các bài nghiên cứu trên để kế thừa và phát huy đi sâu phân tích phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo trong việc sáng tác truyện ngắn. Nhiều luận điểm về hình tượng nghệ thuật và cách chiếm lĩnh đề tài chiến tranh cũng đã được chúng tôi rút tỉa, chọn lọc lại để phân tích dựa trên các bài nghiên cứu phân tích của bậc đi trước. Tuy nhiên, việc kế thừa này cũng mang tính chất chọn lọc và chúng tôi sẽ đưa ra các luận điểm mới hơn để phân tích những bình diện khác trong các sáng tác truyện ngắn của Lê Văn Thảo. 3. Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng rõ hơn những nét cơ bản về cuộc đời, hành trình sáng tạo văn chương, đặc biệt là cái nhìn khái quát về truyện ngắn của nhà văn Lê Văn Thảo, từ đó luận văn có thể khẳng định: Lê Văn Thảo là một cây bút dẻo dai, bền bỉ và có vị trí đặc biệt trên văn đàn. Truyện ngắn là một thể loại có thế mạnh và gặt hái nhiều thành công của ông. - Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc tạo nên phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo ở phương diện nội dung và nghệ thuật, thể hiện qua những vấn đề cụ thể như : Đề tài, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ. - Khẳng định những thành công và nét độc đáo truyện ngắn Lê Văn Thảo, những đóng góp quý báu của ông trong tiến trình phát triển văn xuôi Nam Bộ nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo.
- 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Lê Văn Thảo in trong các tập: Ô cửa màu xanh (Tập truyện ngắn, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981) Con mèo ( Tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999 ) Truyện nhỏ tình yêu ( Tập truyện ngắn, Nxb. Văn nghệ TPHCM, 1995) Ông Cá Hô ( Tập truyện ngắn, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội,1995) Truyện ngắn chọn lọc của Lê Văn Thảo ( Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003) Lên núi thả mây ( Tập truyện ngắn, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, TP.HCM 2011) Con nhỏ có chịu đi không? (Tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa- Văn nghệ, TP. HCM, 2016) Tuyển tập Lê Văn Thảo, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014. Tuyển tập Lê Văn Thảo, (Xuân Triệu tuyển chọn), Nxb Văn học, Hà Nội, 2016 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: + Phương pháp thống kê - phân loại. + Phương pháp thi pháp học. Bên cạnh hai phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp và thao tác bổ trợ: phương pháp liên ngành (giữa văn học và văn hóa), thao tác phân tích, tổng hợp và trong phạm vi nhất định chúng tôi cố gắng so sánh truyện ngắn Lê Văn Thảo với các nhà văn cùng thời khác để từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về những nét riêng, độc đáo, cá tính sáng tạo làm nên phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo. 6. Đóng góp của luận văn
- 10 - Luận văn là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách hệ thống phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo. Qua luận văn này, người viết muốn làm sáng tỏ hơn những nét sáng tạo mới mẻ, độc đáo của truyện ngắn Lê Văn Thảo trên bình diện nội dung và nghệ thuật. - Luận văn góp phần vào việc khẳng định truyện ngắn Lê Văn Thảo đã có sự nỗ lực cách tân nghệ thuật, góp phần không nhỏ làm nên những thành tựu xứng đáng được ghi nhận của thể loại truyện ngắn nói riêng và văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung trong suốt mấy chục năm vừa qua. - Kết quả nghiên cứu luận văn cung cấp một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm, tìm hiểu thêm về truyện ngắn của nhà văn Lê Văn Thảo. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Phong cách nhà văn, quan niệm nghệ thuật, hành trình sáng tác của Lê Văn Thảo. Chương 2: Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo nhìn từ phương diện đề tài, nhân vật. Chương 3: Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo nhìn từ phương nghệ thuật trần thuật, cốt truyện, giọng điệu và ngôn ngữ.
- 11 NỘI DUNG Chương 1 PHONG CÁCH NHÀ VĂN, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN THẢO 1.1.Khái niệm về phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.1.1.Khái niệm phong cách Phong cách là thuật ngữ dùng chung cho nhiều ngành lĩnh vực nghiên cứu khoa học.Trong giới nghiên cứu văn học hiện nay đang tồn tại rất nhiều những quan niệm, định nghĩa khác nhau về phong cách. Cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất cao về thật ngữ này. Ở các nước phương Tây đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa về phong cách. Chỉ riêng ở Liên Xô từ khoảng những năm 1960 trở lại đây có hàng trăm công trình nghiên cứu về phong cách. Viện sĩ M.B. Khravchenkô đã dùng hình ảnh “xòe ra như cái quạt” để nói về số lượng lớn các định nghĩa về phong cách ở Nga. Nhà nghiên cứu Đ. Likhachev chỉ ra sự tồn tại của các phong cách cá nhân trong văn học Nga cổ và trong văn học cận đại, mặc dù tính chất của nó có khác nhau. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phong cách nhà văn trong việc tái tạo hiện thực đời sống bằng các phương tiện nghệ thuật, đồng thời đề nghị nhìn nhận phong cách với hai tư cách khác nhau: “Phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định”. Ông cho rằng, “phong cách kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình”[41.Tr.130]. Ar. Grigôrian nêu lên mối quan hệ gắn bó giữa phong cách với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc… “Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả các phạm trù đó”. V.Turbin nhấn mạnh tới yếu tố ngôn ngữ trong việc định hình một phong cách: “Phong cách - đó là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và những ý nghĩa nảy
- 12 sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”. V. Jirmunxky chú ý tới thế giới quan và sự biểu hiện thế giới quan đó bằng các phương tiện ngôn ngữ thông qua hình tượng. Ông cũng cho rằng: “cái gọi là “phong cách học thuộc khoa văn học” là dạng nghiên cứu phong cách duy nhất phù hợp với những đặc điểm chất lượng của đối tượng của nó là tác phẩm ngôn từ nghệ thuật”[41.Tr. 20]. V. Kôvakev coi “phong cách - đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn…”. L. Nôvichenkô hiểu phong cách văn học là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của nhà văn (hoặc của một nhóm các nhà văn), chúng được quy định bởi những quan điểm chung về cuộc sống. Đồng thời nó biểu hiện tính chất đặc trưng về nội dung và hình thức của tác phẩm. Từ những quan điểm khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học ở Nga, M.B. Khravchenkô đã phát triển khái niệm về phong cách của mình như sau: Thứ nhất, “phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn của nhà văn đối với thế giới”[41.Tr.144]. “Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”[41.Tr. 152]. Thứ hai, “phong cách không chỉ được hình thành dưới tác động của đối tượng sáng tác, của tư liệu hiện thực mà còn tích cực tổ chức nên tư liệu đó… Cùng với tư tưởng chung, phong cách cũng có sứ mệnh kết hợp lại thành một chỉnh thể năng động những yếu tố không thuần nhất có trong tư liệu của cuộc sống, trong đối tượng sáng tác”[41. Tr. 155]. Thứ ba, “phong cách được hiểu như cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểu hiện sự tác động tư tưởng tình cảm… phong cách của tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện vẻ đặc thù của hình thức mà còn thể hiện cả vẻ đặc thù của những mặt nhất định của nội dung… Đặc trưng của phong cách không phải là bản thân những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc điểm của sự kết hợp giữa chúng”[41.Tr. 166 -167].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn