intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tập hợp và phân tích những tác phẩm thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ góp phần khẳng định được vị thế độc đáo của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc. Hồ Xuân Hương là người mở đầu cho thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Việt Nam và đã đưa thể thơ này đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– ĐÀM THỊ ĐÀO THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƢƠNG LUẬN VĂN THẠC LUẬNSĨVĂN NGÔNTHẠC NGỮSĨVÀ VĂN VĂN HỌC HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2015 Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– ĐÀM THỊ ĐÀO THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƢƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ GIA VÕ Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Đàm Thị Đào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  4. Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn : - Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. - Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngô Gia Võ, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình viết luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Đàm Thị Đào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan………………………………………………………………......i Lời cảm ơn…………………………………………………………………....ii Mục lục…………………………………………………………………….....iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 6 4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 7. Cấu trúc luận văn................................................................................................ 8 8. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 9 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...........................................................10 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..........................................................10 1.1.1. Thơ tứ tuyệt ................................................................................................10 1.1.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng .....................................................................15 1.2. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương ...........18 1.3.Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng và trong văn học trào phúng thời trung đại ........................................................................20 1.4. Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ...............27 Chƣơng 2. THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG .........................................................30 2.1. Hệ thống đề tài ..............................................................................................30 2.2. Đối tượng, nội dung trào phúng ....................................................................33 2.2.1. Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ ...............33 2.2.2. Những vấn đề xã hội ..................................................................................45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  6. 2.3. Mục đích, ý nghĩa trào phúng .......................................................................53 Chƣơng 3. THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ..................................................56 3.1. Ngôn ngữ trào phúng.....................................................................................56 3.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian .........56 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, tài hoa........................................................62 3.2. Nghệ thuật cái “tục” ......................................................................................67 3.2.1. Các ý kiến bàn về vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương .................67 3.2.2. Số lần xuất hiện, trường hợp xuất hiện cái tục...........................................70 3.2.3. Cái tục với ý nghĩa phê phán, châm biếm, đả kích cường quyền và thần quyền phong kiến .................................................................................................73 3.2.4. Cái tục với ý nghĩa khẳng định khát vọng tự nhiên, ca ngợi hạnh phúc trần tục, đòi tự do và giải phóng con người. ...............................................................76 KẾT LUẬN .........................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  7. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học Việt Nam ra đời trong khi văn học Trung Quốc đã có một bề dày phát triển. Tuy nhiên, cha ông ta đã cố gắng vượt qua sự ràng buộc của ngôn ngữ Hán bằng cách tạo ra một văn tự mới: chữ Nôm. Từ thể loại thơ Đường luật chữ Hán, ông cha ta đã vận dụng và chuyển hóa thành hình thức sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc là thơ Nôm Đường luật. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý nằm gần hai cái nôi văn minh lớn của nhân loại: Ấn Độ và Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông lại càng có ý nghĩa. Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ X trở về sau, nhân tài được lựa chọn qua thi cử ngày càng nhiều. Khoa thi ở các triều đại Lý, Trần, Lê… sĩ tử đều có những bài liên quan đến thơ, mà thơ Đường luật là chính. Bằng con đường như thế, thơ Đường luật xuất hiện ngày càng nhiều trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Từ thế kỷ XIII, chữ Nôm đã xuất hiện nhưng (theo các tài liệu hiện có) phải đến thế kỷ XV, trở thành ngôn ngữ văn học. Thể thơ Đường luật ở Trung Quốc thường gắn liền với những nội dung trang trọng, chính thống theo quan điểm “Thi dĩ ngôn chí” nhưng khi cha ông ta dùng chữ Nôm để sáng tác theo thể thơ này, đã đưa vào đó những vấn đề mới mẻ như nội dung trào phúng, những tình cảm đời thường, bình dị, những vấn đề dân dã của thôn quê… Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy bộ phận thơ Nôm Đường luật trào phúng đã xuất hiện từ sáng tác của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức, kéo dài cho đến hết thời kỳ trung đại, tạo thành một dòng chảy riêng biệt, có những đóng góp độc đáo cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật. Đây là một thể thơ góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học dân tộc. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thơ tứ tuyệt trào phúng. Việc đi sâu vào tìm hiểu hiện tượng Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng chính là mục đích của đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  8. Tứ tuyệt là một thể thơ được coi là “cao diệu” trong thơ Đường đồng thời cũng là mảng thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hương. Điều thú vị là, trước Hồ Xuân Hương, rất hiếm tác giả Việt Nam dùng thể thơ tứ tuyệt để trào phúng. Hồ Xuân Hương thì ngược lại. Đây là một sự phát triển mang tính đột biến trong dòng thơ Nôm Đường luật ở nước ta. Hơn nữa, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với những giá trị độc đáo cho đến nay vẫn chưa được khảo cứu, đánh giá toàn diện, kỹ càng. Vì vậy, mảng thơ này rất xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu cho những ai đã từng tâm huyết với thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nói riêng và thơ Nôm Đường luật nói chung. Hồ Xuân Hương đã từng được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác thơ Nôm của bà đánh dấu quá trình phát triển rực rỡ của thể loại thơ Nôm Đường luật, khẳng định một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Và điều đáng chú ý là trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, bộ phận trào phúng có vị trí độc đáo và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nữ sĩ. Đây là một tác giả khá quen thuộc được giảng dạy trong chương trình văn học nhà trường. Do đó, tìm hiểu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương sẽ có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn đối với người giáo viên văn học. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Những vấn đề liên quan đến Hồ Xuân Hương 2.1.1. Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và văn bản tác phẩm Trước Cách mạng tháng Tám, Hồ Xuân Hương được khẳng định là một tác gia văn học, tác giả của nhiều bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng. Điều này được khẳng định qua những tác phẩm Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, Việt Nam văn học sử yếu và Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Giai nhân dị mặc của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nam thi hợp tuyển của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc… Sau Cách mạng, đặc biệt là sau 1954, trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của nhóm tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam, Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  9. Nguyễn Lộc, Lịch sử văn học Việt Nam của nhiều tác giả, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của nhóm tác giả Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Hoàng Hữu Yên…đều khẳng định rằng có một tác giả Hồ Xuân Hương với những bài thơ Nôm tứ tuyệt. Tuy nhiên, việc chọn những bài thơ Hồ Xuân Hương vẫn chưa có sự thống nhất ở các công trình nghiên cứu. Nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và văn bản tác phẩm Hồ Xuân Hương bắt đầu có những biến đổi, phát triển vượt bậc từ khi nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Mại cho đăng một loạt bài trên Tạp chí văn học như Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Bản "Lưu Hương ký" và lai lịch phát hiện của nó,… Sau đó xuất hiện hàng loạt bài của các tác giả khác tiếp tục tranh luận, đi sâu vào vấn đề tiểu sử và văn bản tác phẩm của Hồ Xuân Hương như Tảo Trang, Nam Trân, Đào Thái Tôn,... Đặc biệt chú ý là hai công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thái Tôn là Hồ Xuân Hương – từ cội nguồn vào thế tục và Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa. Trong những bài viết của mình, Đào Thái Tôn đã tổng kết khá hệ thống tất cả những vấn đề có liên quan đến tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương, đã góp phần khẳng định Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán và lập luận đầy thuyết phục về tiểu sử của bà, đi tới kết luận bà là con của Hồ Sỹ Danh, em của Hồ Sỹ Đống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, mỗi tác giả vẫn lựa chọn cho mình một quan điểm khác biệt. 2.1.2. Giá trị nội dung tƣ tƣởng trong thơ Hồ Xuân Hƣơng Các công trình nghiên cứu đều khẳng định và đánh giá rất cao giá trị nhân văn của thơ Hồ Xuân Hương, đều tập trung làm nổi bật ý thức chống phong kiến, khát vọng đời sống tự nhiên, giá trị nhân đạo của thi phẩm Hồ Xuân Hương. Tiêu biểu cho các công trình ấy là Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục của Văn Tân, phần viết về Hồ Xuân Hương trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, Một bức thư của Chế Lan Viên, Góp thêm một tiếng nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  10. trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương, hay trong Văn nghệ bình dân Việt Nam của tác giả Trương Tửu… Tuy có những ý kiến đối lập nhau nhưng đều thừa nhận thơ Hồ Xuân Hương có giá trị nội dung tư tưởng đặc sắc, có sức sống lâu bền với thời gian. 2.1.3. Giá trị nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hƣơng Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tài năng nghệ thuật của bà đã được khẳng định và đánh giá rất cao trong nền văn học dận tộc từ xưa đến nay. Tiêu biểu là các công trình Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh, đến Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,… Càng về sau, vấn đề nghệ thuật trong thơ bà càng được nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, Lê Tâm là người đầu tiên phong cho Hồ Xuân Hương danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm” trong Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm. Sau đó, bằng năng lực cảm thụ tinh tế, bằng sự hiểu biết sâu sắc văn hóa trung đại và kinh nghiệm sáng tạo thơ của mình, Xuân Diệu đã phân tích và khẳng định Hồ Xuân Hương là một trong “ba thi hào dân tộc” lớn, có vị trí xứng đáng trên thi đàn trung đại. Khi nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, một số tác giả đã đi sâu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa thơ Hồ Xuân Hương và văn học dân gian. Tiêu biểu là bài viết của tác giả Đặng Thanh Lê: Hồ Xuân Hương – bài thơ "Mời trầu", cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết và bài viết của Nguyễn Đăng Na: Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian... Trong các công trình nghiên cứu đó, Nguyễn Đăng Na đã chứng minh được rằng Hồ Xuân Hương đã “nghĩ cái nghĩ dân gian, cảm cái cảm dân gian”[28, tr.26]. Ở một khía cạnh khác, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã đi sâu vào khám phá nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương như một thế giới nghệ thuật với hệ thống hình ảnh, hình tượng và những trạng thái, tính chất riêng, độc đáo nói lên một cá tính sáng tạo rất Xuân Hương trong lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  11. sử thơ ca trung đại Việt Nam. Tâm lý sáng tạo của Hồ Xuân Hương cũng đã được Nguyễn Hữu Sơn tìm hiểu trong Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, trong công trình đó, tác giả đã lý giải tư duy nghệ thuật đặc sắc của một người phụ nữ luôn ý thức về thân phận mình. Trong giới hạn nghiên cứu giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, từ đầu thế kỉ XX đến nay, giới nghiên cứu Việt Nam ngày càng đi sâu hơn vào bản chất nghệ thuật phong phú và đặc sắc trong thơ nữ sĩ ở tất cả các phương diện như thể loại, bút pháp, thi pháp, cá tính sáng tạo, tài nghệ ngôn ngữ…. Các thành tựu nghiên cứu đó đều góp phần khẳng định nghệ thuật độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nền thơ dân tộc. 2.2. Vấn đề trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng Trong các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, chúng ta nhận thấy vấn đề trào phúng được coi là một đóng góp quan trọng của nữ sĩ vào lịch sử văn học. Thơ tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương chiếm số lượng nhiều nhất, là bộ phận có giá trị nhân đạo sâu sắc nhất trong thơ Nôm của bà. Vì vậy, hầu như tất cả các bộ lịch sử văn học đều khẳng định bà trong tư cách một nhà thơ trào phúng vào loại xuất sắc nhất của dân tộc. Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong mối quan hệ với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng Việt Nam là Giáo sư Đặng Thanh Lê. Trong công trình Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật, tác giả “đã đặt những sáng tác của bà trong sự phát triển của “Dòng thơ Nôm Đường luật”, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và biện pháp nghệ thuật” [22, tr.16]. Tác giả Nguyễn Sĩ Đại cũng đã đề cập đến Hồ Xuân Hương ở công trình Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường. 2.3. Chúng tôi sẽ tiếp cận Hồ Xuân Hương với tư cách một tác gia trào phúng từ góc độ thể loại thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là bộ phận thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bà đối với sự phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  12. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tập hợp những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương và nghiên cứu đặc điểm của chúng trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích và thái độ trào phúng; bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng; trong quá trình đó có so sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ trước. Từ đó, luận văn sẽ đi tới khẳng định vai trò của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Phân tích hệ thống thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ở khía cạnh nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật qua một số vấn đề như đề tài, đối tượng, nội dung, mục đích, thái độ trào phúng, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trào phúng,…Qua đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ tài năng nghệ thuật và cá tính sáng tạo độc đáo của bà, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng nghệ thuật trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trên cơ sở tập hợp và phân tích những tác phẩm thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng của Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ góp phần khẳng định được vị thế độc đáo của Hồ Xuân Hương trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc. Hồ Xuân Hương là người mở đầu cho thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Việt Nam và đã đưa thể thơ này đến đỉnh cao về giá trị tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật. 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn là thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có rất nhiều văn bản, như Xuân Hương thi tập, XNB Xuân Lan, 1913, Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên và hàng trăm các văn bản khác. Tuy nhiên, chúng tôi chọn văn bản Thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, H, 1982 làm văn bản nghiên cứu chính. Đây là văn bản chọn các bài thơ theo “phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương”, gồm 40 bài. Văn bản này của Nguyễn Lộc có số lượng không quá ít nhưng cũng không quá nhiều, lại là những bài thơ khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều tuyển tập thơ Hồ Xuân Hương và đã tồn tại hơn 30 năm nay, được giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  13. nghiên cứu văn học thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi. Tất nhiên, trong quá trình tìm hiểu, rất có thể chúng tôi vẫn phải mở rộng những liên hệ của mình ra các văn bản khác để kết quả nghiên cứu có thêm sức thuyết phục. Ngoài ra có sự so sánh với một số văn bản khác như : Xuân Hương thi tập, NXB Xuân Lan, 1913; Quốc văn tùng ký của Hải Châu Tử Nguyễn Văn San; Hồ Xuân Hương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên; Hồ Xuân Hương – tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa của Đào Thái Tôn… 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định một số khái niệm: thơ tứ tuyệt, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng… là những khái niệm có vị trí quan trọng trong việc xử lý đề tài. Trong khi nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trào phúng nói chung, thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng, cần phân biệt được hai vấn đề về mức độ trào phúng là yếu tố trào phúng và tác phẩm trào phúng. Trên cơ sở đó, người viết sẽ nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương ở khía cạnh nội dung với hệ thống đề tài; đối tượng, nội dung và mục đích, ý nghĩa trào phúng và khía cạnh nghệ thuật với ngôn ngữ trào phúng; nghệ thuật cái tục. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Phương pháp này sẽ cho người viết một cái nhìn tổng thể về số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương. Việc thống kê, phân loại này càng đầy đủ, chi tiết, khoa học, càng tạo ra những cơ sở xác thực cho các luận điểm của đề tài. Trên cơ sở thống kê, người viết xếp riêng những bài thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng để làm cứ liệu phân tích, đánh giá. Trong quá trình thống kê phân loại, người viết phải tham khảo, học tập ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu để việc khẳng định các bài thơ tứ tuyệt trào phúng thêm chính xác. Tuy nhiên, quan điểm về thơ tứ tuyệt trào phúng rất đa dạng nên có thể thống kê của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  14. Đơn vị thống kê sẽ là những bài thơ có yếu tố trào phúng, người viết sẽ chỉ ra những câu thơ trào phúng để tiện theo dõi và đánh giá. Còn cả bài thơ được viết với mục đích trào phúng, xây dựng được một hình tượng trào phúng hoàn chỉnh thì đương nhiên có mặt trong bản thống kê, phân loại của chúng tôi. Thống kê, phân loại những bài thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương theo tiêu chí và nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở dữ liệu về văn bản, tránh những khái quát mang tính võ đoán, suy biện. 6.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Đánh giá khảo sát toàn bộ những tư liệu thống kê, phân tích các dẫn chứng, rút ra những kết luận khoa học về thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng. Với việc phân tích này, người viết tiến hành đồng thời cả hai phương diện: phân tích đặc điểm nội dung tư tưởng và phân tích hình thức nghệ thuật của bài thơ, câu thơ. Sau khi phân tích, chỉ ra những đặc điểm của từng tác giả, luận văn sẽ tổng hợp và đánh giá khái quát vấn đề, rút ra những luận điểm khoa học chính. 6.3. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu Luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu trên các phương diện sau: + So sánh thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với thơ Nôm Đường luật trữ tình của bà. + So sánh phong cách nghệ thuật, đóng góp về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả trước đó như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm. + So sánh đặc trưng thể loại thơ Hồ Xuân Hương với các yếu tố và thể loại trào phúng trong văn học dân gian. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  15. 1.2. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội tạo nên hiện tượng Hồ Xuân Hương 1.3. Vị trí Hồ Xuân Hương trong dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng và trong văn học trào phúng thời trung đại 1.4. Quy mô, số lượng thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương Chương 2: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện nội dung. 2.1. Hệ thống đề tài 2.2. Đối tượng, nội dung trào phúng 2.3. Mục đích, ý nghĩa trào phúng Chương 3: Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện nghệ thuật 3.1. Ngôn ngữ trào phúng 3.2. Nghệ thuật cái “tục” 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI + Đề tài được hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, một mảng thơ quan trọng trong việc khẳng định cá tính sáng tạo và vị thế Hồ Xuân Hương trong tiến trình thơ ca dân tộc. + Trên cơ sở phân tích giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và giáo viên văn học phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  16. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Thơ tứ tuyệt ra đời từ bao giờ? Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề này. Có nhiều ý kiến cho rằng thơ tứ tuyệt có mầm mống từ Kinh thi (ra đời cách đây 2.500 năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên), có một số ý kiến lại cho rằng thơ tứ tuyệt xuất hiện từ thời Lục Triều (281 – 618). Tứ tuyệt không những đạt được thành tựu rực rỡ ở đời Đường mà còn có sinh mệnh lâu dài vào bậc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc cũng như trong lịch sử văn học một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Ở những nước khác, tuy không có tên gọi là “tứ tuyệt” song cũng có những loại hình tương tự. Bởi vậy, việc nêu ra những đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của một hiện tượng độc đáo của thơ ca Trung Quốc mà còn cung cấp được những nhận định, tư liệu có thể làm căn cứ so sánh, tham khảo để tìm hiểu thêm những hiện tượng cùng loại hình, để xử lý một số vấn đề của lý luận và thực tiễn của thơ ca hiện nay. “Tứ tuyệt! Tứ tuyệt là một thể thơ rất khó, phải tập trung, hàm súc và cần có một sáng tạo gì như là một sự bất ngờ, một uẩn khúc, trong bốn câu” [7, tr.12]. Do hạn chế về số chữ, nhất định thơ Nôm tứ tuyệt nói chung và thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng nói riêng không thể đi vào miêu tả chi tiết hiện thực, không thể trình bày sự việc một cách có đầu có cuối theo trình tự thời gian. Thiên về khái quát, nó là một tất yếu. Nhưng sự khái quát không thể bắt đầu từ chủ quan. Vì vậy, thơ tứ tuyệt ngoài lựa chọn loại sự vật để phản ánh còn phải chọn nét tiêu biểu nhất mang tính bản chất của sự vật đó. Hiện thực trong thơ tứ tuyệt phải bảo đảm được tính chất của một tiểu vũ trụ. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Thơ tứ tuyệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  17. Ở Việt Nam chúng ta, từ khi có văn học viết là đã có ngay thơ tứ tuyệt. Ban đầu, chúng ta phải sáng tác bằng chữ Hán cho nên thơ tứ tuyệt luật Đường đã xuất hiện ngay từ thế kỷ X. Khái niệm thơ tứ tuyệt vì vậy cũng đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam quan tâm. Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, nghĩa chữ “tứ tuyệt” ở đây gồm 4 câu cắt ra từ một bài bát cú. Có bốn cách cắt: + Cắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên không đối nhau, hai câu dưới đối nhau. Ví dụ: XUÂN Khí trời ấm áp đượm hơi dương Thấp thoáng lâu dài vẻ ác vàng Rèm liễu líu lo oanh hót hót gió, Giậu hoa phấp phới bướm chân hương. (Khuyết danh – Phỏng dịch thơ chữ Hán của bà Ngô Chi Lan) + Cắt bốn câu giữa, thành ra bài thơ hai vần, bốn câu đều đối nhau. Ví dụ: KHI TẦU CẬP BẾN Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt Cụm tỏa ngô đồng lá lá sương Thuyền mọn năm canh người bãi Hán Dịch dài một tiếng khách Tầm dương. (Phan Thanh Giản) + Cắt hai câu dưới, thành ra bài thơ hai vần, hai câu đầu đối nhau, hai câu dưới không đối. Ví dụ: ĐỜI NGƢỜI Người hết danh không hết Đời còn việc vẫn còn Tội gì lo tính quẫn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  18. Lập những cuộc con con. (Khuyết danh) + Cắt hai câu đầu, hai câu cuối, thành ra bài thơ ba vần, cả bốn câu không đối. Ví dụ: TRỜI NÓI Cao cao muôn trượng ấy là tao Dẫu pháo thăng thiên chả tới nào Nhắn nhủ dưới trần cho chúng biết: Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào. (Nguyễn Khuyến) Giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu khẳng định: “Tứ nghĩa là bốn, tuyệt nghĩa là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài bát cú mà thành”. Rồi ông dẫn ra năm cách ngắt khác nhau: + Ngắt bốn câu trên: Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường Tay ngọc lăn đưa thoi nhật nguyệt Gót vàng dậm đạp máy âm dương. (Lê Thánh Tông) + Ngắt bốn câu dưới: Vắt vẻo sườn non Trao Lơ thơ mấy ngọn chùa Hỏi ai là chủ đó Có bản tớ xin mua. (Vô danh) + Ngắt hai câu đầu, hai câu cuối: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nỗi không chừa được Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa. (Nguyễn Khuyến) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  19. +Ngắt bốn câu giữa: Lởm chởm gừng vài khóm Lơ thơ tỏi mấy hàng Vẻ chi là cảnh mọn Mà cũng đến tang thương. (Nguyễn Gia Thiều) + Ngắt câu 1+ 2 và 5 + 6: Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi Tép miệng năm ba con kiến gió Nghiến răng chuyển động bốn phương trời. (Lê Thánh Tông) Tác giả Trần Trọng Kim và Trần Đình Sử cũng theo quan điểm này. Giáo sư Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại cho rằng: … “Như vậy, thơ Đường luật hoặc cũng gọi một cách khái quát, thơ cách luật, là thể thơ được đặt ra từ đời Đường…có ba loại: ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn. Thơ cách luật chia làm ba thể: thể tiểu luật gọi là tuyệt cú (Việt Nam gọi là tứ tuyệt),…thể luật thi gọi là bát cú…” [31, tr.226]. Hai ông cũng đã giải thích thêm về thơ tứ tuyệt như sau: + Tuyệt: có nghĩa là cắt ra từ bài bát cú. + Tuyệt: cũng là cắt, là đứt, nhưng là đứt câu, dừng bút để trọn ý cho một bài, sau khi viết câu thứ tư. Bởi vì một câu chưa thành thơ; hai câu mới thành một vế đối liên, ít nhất bốn câu mới có vần, khi đó mới thành một bài thơ. Theo nhà biên dịch thơ Đường, Trần Trọng Kim: “Thơ tuyệt cú là lối thơ làm bốn câu hai ba vần…” [18, tr.20]. Theo Đào Thái Sơn trong Khái luật về thơ tứ tuyệt thì cách hiểu của các vị trên đây về thơ tứ tuyệt coi như là cơ bản được nhiều người chấp nhận nhất. Bên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  20. cạnh đó thì một số người lại giải thích bằng một cách hiểu khác. Theo Bùi Kỷ viết trong Quốc văn cụ thể: “Tuyệt là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí đặc biệt. Chỉ trong bốn câu mà thiền thâm, ẩn hiển, chinh kỳ, khởi phục đủ cả cho nên gọi là tuyệt” [20, tr.20]. Còn nhà nghiên cứu Lạc Nam Phan Văn Nhiễm trong Tìm hiểu các thể thơ: “Thơ bốn câu gọi là tứ tuyệt, người Trung Quốc gọi là tuyệt cú, tức là bài thơ hay tuyệt vời, vì chỉ có bốn câu 20 từ hoặc 28 từ mà nói lên được đầy đủ ý tứ của một đề tài theo đúng luật lệ của thơ Đường”[29, tr.35]. Có thể nói các nhà nghiên cứu ai cũng có lý do cho cách phân tích biện giải của mình. Điều đó càng chứng tỏ sự phong phú, phức tạp và rất kỳ diệu của thơ tứ tuyệt. Nếu theo cách hiểu thứ nhất thì ta có một số cách cắt bốn câu của một bài bát cú thành một bài tứ tuyệt (theo niêm luật của một bài bát cú). Nếu hiểu thơ tứ tuyệt theo cách hiểu thứ hai và mở rộng thêm thì một bài thơ không dứt khoát phải làm theo cổ tuyệt hay luật tuyệt mới gọi là Nôm tứ tuyệt, mà chỉ cần một bài thơ Nôm ngắn có bốn câu làm theo thể thơ gì cũng được, miễn hay là tứ tuyệt. Cách hiểu này không phải không có lý mà còn có sự thông thoáng, mở rộng. Một bài thơ tứ tuyệt hay phải lựa chọn được những khoảnh khắc dồn nén của đời sống tinh thần, những hiện thực của tâm trạng, những phút thăng hoa của tâm linh…Phải dồn nén biểu cảm để tính khái quát của triết lý đạt tới cao độ. Còn theo như PGS. TS Lê Lưu Oanh và Ths Định Thị Nguyệt trong Thơ tứ tuyệt trong truyền thống văn hóa phương Đông thì thơ tứ tuyệt là một thể loại kết tinh được khá nhiều nét độc đáo của những giá trị tinh thần văn hóa phương Đông. Tứ tuyệt là một chỉnh thể vi mô toàn vẹn, số 4 trong quan niệm của nhân loại là một con số hoàn thiện nhất. Quy luật đối lập âm dương, đảm bảo cân bằng âm dương qua việc phối hợp các thanh bằng – trắc, các nhịp chẵn lẻ tạo thành một cấu trúc có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ, làm một bài tứ tuyệt dù rất nhỏ nhưng đảm bảo là một cấu trúc hình thức hoàn chỉnh cân xứng, nhịp nhàng, chặt chẽ, khó phá vỡ [36, tr.2]. Chính vì con số 4 chứa đựng được cả vũ trụ nên bài thơ tứ tuyệt được coi là một tổng thể toàn vẹn mang tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2