intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ vịnh trong Ức trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

44
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tìm tòi, phát hiện… những đề tài vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi từ đó khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ vịnh của Nguyễn Trãi; so sánh thơ vịnh trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập. Qua đó, có cái nhìn sâu sắc về con ngƣời, tư tưởng, tình cảm, thái độ và tài năng của nhà thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ vịnh trong Ức trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ THỊ HUÊ THƠ VỊNH TRONG ỨC TRAI THI TẬP VÀ QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ THỊ HUÊ THƠ VỊNH TRONG ỨC TRAI THI TẬP VÀ QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tính HÀ NỘI, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô Tổ Văn học Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành khóa học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với TS. Nguyễn Thị Tính – ngƣời đã nhiệt tình, tận tâm hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả Vũ Thị Huê
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả Vũ Thị Huê
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 6 6. Dự kiến đóng góp của luận văn ................................................................ 6 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 7 1.1. Khái lƣợc về thơ vịnh ............................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm thơ vịnh.......................................................................... 7 1.1.2. Nguồn gốc và đặc trƣng của thơ vịnh ............................................. 9 1.2. Khái quát về thơ vịnh trong văn học trung đại Việt Nam .................... 10 1.3. Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập............................ 12 1.3.1. Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập ................................................... 12 1.3.2. Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập ................................................. 13 Chƣơng 2. NỘI DUNG THƠ VỊNH TRONG ỨC TRAI THI TẬP VÀ QUỐC ÂM THI TẬP ....................................................................................... 15 2.1. Những tƣơng đồng về đề tài thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ........................................................................................... 15 2.1.1. Vịnh thiên nhiên ............................................................................ 15 2.1.2. Vịnh vật ......................................................................................... 40 2.1.3. Vịnh con ngƣời.............................................................................. 46
  6. 2.2. Sắc thái khác biệt trong thơ vịnh Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ................................................................................................................ 53 2.2.1. Tính suy tƣ, chiêm nghiệm, triết lí qua thơ vịnh Ức Trai thi tập ............................................................................................................ 53 2.2.2. Sự sôi nổi nhiệt thành chí, đạo và tình yêu cuộc sống qua thơ vịnh trong Quốc âm thi tập ..................................................................... 57 Chƣơng 3. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ VỊNH TRONG ỨC TRAI THI TẬP VÀ QUỐC ÂM THI TẬP ................................................ 59 3.1. Thể thơ ................................................................................................. 59 3.1.1. Thể thơ thất ngôn bát cú ............................................................... 60 3.1.2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ............................................................. 62 3.1.3. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn .................................................... 64 3.2. Hình ảnh thơ ......................................................................................... 66 3.3. Lối ngụ ý, ẩn ngữ ................................................................................. 70 3.4. Lối dùng điển tích, điển cố................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 BẢNG THỐNG KÊ ........................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Trãi là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Thiên tài đó đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác đƣợc. Có thể khẳng định: Nguyễn Trãi đã cắm cột mốc quan trọng đối với lịch sử văn học nƣớc nhà. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị lỗi lạc mà còn là nhà văn, nhà thơ đại tài. Nghiên cứu về Nguyễn Trãi chƣa bao giờ là nhàm chán. Đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học về những khía cạnh khác nhau song còn cần phải có nhiều công trình khoa học hơn nữa. Thơ vịnh là loại tác phẩm có số lƣợng khá lớn trong văn học trung đại Việt Nam. Nhiều nhà thơ trung đại sáng tác thơ vịnh và đã thành công nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuan Hƣơng,... Thi nhân xƣa lấy các sự vật làm đề tài ngâm vịnh, có khi chỉ vịnh chơi có khi để gửi gắm tâm tƣ, tình cảm kín đáo của mình. Thơ vịnh là loại thơ dễ làm nhƣng khó thành công. Không phải bài thơ vịnh nào cũng là một tác phẩm văn chƣơng đích thực. Ở loại thơ này, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm rất khác xa nhau. Không ít tác phẩm chỉ là những ẩn dụ của đạo đức phong kiến, ít tính thẩm mỹ, bên cạnh đó là những tác phẩm có tính thẩm mỹ cao, đƣợc đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Tình hình đó càng đòi hỏi có sự nghiên cứu để xác định giá trị của loại thơ này. Nguyễn Trãi là cây cổ thụ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ở mảng thơ vịnh, ông cũng đã đánh dấu đƣợc tên tuổi của mình với nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nghiên cứu về Nguyễn Trãi là việc làm cần thiết trong giai đoạn lịch sử xã hội ngày nay để ta có thêm hiểu biết về tác giả nói chung, nhân cách con ngƣời ông nói riêng. Đây là vấn đề hay trong việc nghiên cứu thơ ca Nguyễn Trãi để tìm hiểu thêm, có cái nhìn khái quát về thơ vịnh của ông đồng thời cung cấp hiểu biết, cách tiếp cận đối với thơ vịnh.
  8. 2 Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 2. Lịch sử nghiên cứu Là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, thơ văn Nguyễn Trãi đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu cụ thể, sâu sắc. Vấn đề thơ vịnh trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập cũng đã đƣợc bàn tới trong không ít công trình nghiên cứu. Trƣớc hết, phải nói rằng, rất nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi đã đƣợc phân tích, bình giảng, tranh luận. Từ những nghiên cứu, phê bình này, tính chất vịnh của các bài thơ đã đƣợc các tác giả làm sáng tỏ. Hoa Bằng có bài: Một bài thơ, một nhân cách, một tâm sự của “Người lịch sử” [24]. Bùi Văn Nguyên bình giảng Trúc [24]. Bùi Hạnh Cẩn viết: Đọc lại mấy bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi [24]... Đặc biệt là các bài thơ của Nguyễn Trãi đƣợc đƣa vào giảng dạy ở chƣơng trình phổ thông các thời kỳ đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu bình luận, giảng giải. Trần Đình Sử viết về bài Tùng , Bùi Văn Nguyên bàn bài Trúc, Xuân Diệu, Phạm Tú Châu, Nguyễn Đình Chú, Lã Nhâm Thìn cùng tìm hiểu Cây chuối, Lê Trí Viễn bình về Cảnh tình mùa hè ... Các bài viết này đã đề cập đến tính chất vịnh của các bài thơ khá cụ thể, chi tiết, cho thấy nhiều lớp nghĩa ẩn từ những hình ảnh hiển ngôn của các bài thơ. Với Cảnh tình mùa hè, Lê Trí Viễn nhận thấy: “Có liên quan gì giữa cái rỗi rảnh dài dài và niềm ƣớc mong giàu đủ cho nhân dân khắp nơi? Chắc không ngoài cái tâm, cái chí một đời của ông nhà thơ: lo cho dân, cho nƣớc nhƣng không đƣợc toại nguyện” [24, tr.543]. Trần Đình Sử khẳng định Tùng là bài thơ ông thích nhất trong Quốc âm thi tập, “đằng sau hình ảnh ƣớc lệ là một trái tim phập phồng ƣớc mơ và khổ đau với đời” [24, tr.563], “Cả bài thơ toát lên niềm tin mãnh liệt, không lay chuyển đƣợc của nhà thơ vào phẩm chất, giá trị của mình”, “chính tâm hồn của Nguyễn Trãi đã làm đổi mới hình tƣợng
  9. 3 cây tùng trong thơ xƣa. Cây tùng xƣa lánh đời, cô ngạo. Còn cây tùng của Nguyễn Trãi bất cứ tình huống nào vẫn hƣớng về cuộc đời, gắn bó và hữu ích cho đời” [24, tr.562-563]. Lê Trí Viễn cũng khẳng định: cây tùng “có sự phân thân làm hai để tự mình ngẫm nghĩ về mình, tự mình vừa là chủ thể, vừa là khách thể để tự mình trò chuyện. Hay đúng hơn, cái mình ngày nay tâm tình với cái mình về trƣớc” [24, tr.254]... Lã Nhâm Thìn khi phân tích ba bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định: “Viết bài Tùng, Nguyễn Trãi đã khai thác đề tài thiên nhiên để thể hiện chủ đề phẩm chất kẻ sĩ quân tử đồng thời gửi gắm những tâm sự có tính chất cá nhân của tác giả” [29, tr.161]. Nếu ở bài Tùng, các tác giả đều nhận thấy sự hóa thân, khẳng định bản thân của Nguyễn Trãi, thì ở bài Cây chuối việc tìm ra nghĩa ẩn từ bút pháp vịnh của Nguyễn Trãi có phong phú hơn. Lã Nhâm Thìn nhận thấy bài thơ là “biểu tƣợng của sức trẻ và tình xuân” [29, tr.155]. Nguyễn Đình Chú cũng khẳng định: “Bài thơ nói về cây chuối “tự bén hơi xuân” nhƣng qua đó còn là nói về sức xuân, tình xuân, thậm chí còn là tình yêu nam nữ” [24, tr.570]. Khác với Lã Nhâm Thìn và Nguyễn Đình Chú, Phạm Tú Châu lại chứng minh rằng bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi mang ý vị Thiền [24, tr.573]... Các bài thơ chữ Hán: Côn Sơn ca, Dục Thúy sơn trong Ức Trai thi tập cũng có nhiều lời phẩm bình qua sự cảm nhận từ bút pháp vịnh của nhiều tác giả. Bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích các bài thơ cụ thể, nhiều công trình nghiên cứu khái quát về các phƣơng diện khác nhau của thơ ca Nguyễn Trãi cũng đã ít nhiều nói đến vấn đề vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Chẳng hạn: Ức Trai thi tập và thơ chữ Hán đời Trần (Trần Thị Băng Thanh), Anh hùng và cảm quan anh hùng qua thơ văn Nguyễn Trãi (Bùi Duy Tân), Mượn đá để ngồi (Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng), Quốc âm thi tập (Phạm Thế Ngũ), Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong dòng văn học yêu nước Việt Nam (Đặng Thanh Lê), Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi (Mai
  10. 4 Trân), Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (Nguyễn Hữu Sơn), Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (Trần Đình Sử) [24]... Trần Thị Băng Thanh viết: “Nguyễn Trãi miêu tả thiên nhiên cũng chính là để ca ngợi, tƣởng nhớ các bậc anh hùng hào kiệt của đất nƣớc; để suy tƣ về những vấn đề lớn lao của cuộc sống dân tộc; để phát biểu những liên tƣởng mang ý nghĩa triết học về mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên, giữa cái đã qua, đang qua và sắp tới... quan hải, Bạch Đằng hải khẩu, Long Đại sơn, v.v... là những bài thơ nhƣ vậy” [24, tr.426-427]. Về Quốc âm thi tập, Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Có nhiều bài trong Quốc âm thi tập đề tài là vịnh cảnh vật, cỏ cây, chim muông” nhằm thể hiện “một quan niệm thƣởng cảnh”, “cái thẩm mĩ quan của tác giả” [24, tr.645]. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu chƣa khái quát về thơ vịnh của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về thơ vịnh nhƣ luận án Tiến sĩ Thơ vịnh vật đời Đường của Đinh Thị Hƣơng [9], luận văn tốt nghiệp của Đại học Vinh với đề tài: So sánh thơ vịnh vật trong Hồng Đức quốc âm thi tập và thơ vịnh vật Hồ Xuân Hương [31], khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hồng: Vịnh sử của Nguyễn Khuyến [8], khóa luận tốt nghiệp: Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du của Phạm Thị Thùy [34],… Các công trình này có so sánh với một khía cạnh nào đó về thơ vịnh của Nguyễn Trãi. Nói chung, thơ vịnh của Nguyễn Trãi đã đƣợc bàn tới nhiều song chƣa toàn diện, hệ thống. Đi sâu vào đề tài nghiên cứu này, kế thừa những ý kiến đánh giá, những công trình nghiên cứu, phê bình, tiểu luận của những ngƣời đi trƣớc, coi đó là bƣớc khám phá ban đầu có tính định hƣớng, chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài “Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” với hi vọng tìm hiểu các đề tài vịnh trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi một cách toàn diện, hệ thống, đồng thời thấy đƣợc
  11. 5 sự khác nhau của thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Từ đó hiểu thêm về tài năng, vẻ đẹp nhân cách trong con ngƣời của “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Lê Thánh Tông). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm tòi, phát hiện… những đề tài vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi từ đó khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ vịnh của Nguyễn Trãi; so sánh thơ vịnh trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập. Qua đó, có cái nhìn sâu sắc về con ngƣời, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ và tài năng của nhà thơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ chỉ ra những đề tài vịnh, khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Luận văn đi sâu tìm hiểu vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Trãi thông qua các yếu tố vịnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Để giải quyết những vấn đề mà bài viết đặt ra, chúng tôi chỉ nghiên cứu hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi là Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Trong đó tập trung vào những bài thơ vịnh trong hai tập thơ này. - Phạm vi tƣ liệu: Nguyễn Trãi toàn tập (1976), Viện sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
  12. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu đề tài, khảo sát và chọn học liệu tiêu biểu từ các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi, ngƣời viết vận dụng những phƣơng pháp sau để giải quyết vấn đề: - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp lịch sử - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống - Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học - Phƣơng pháp so sánh 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi, luận văn bàn về thơ vịnh trong cuốn Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập. - Có cái nhìn toàn diện hệ thống về thơ vịnh trong thơ Nguyễn Trãi. - Chỉ rõ đặc điểm vịnh và so sánh thơ vịnh trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập. Luận văn khẳng định đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi trong nền văn học Việt Nam trung đại, đặc biệt về những đề tài vịnh của Nguyễn Trãi. - Làm cơ sở nghiên cứu, học tập, giảng dạy về thơ văn Nguyễn Trãi. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề chung có liên quan đến đề tài Chƣơng 2. Nội dung thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập Chƣơng 3. Hình thức nghệ thuật thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập
  13. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái lƣợc về thơ vịnh 1.1.1. Khái niệm thơ vịnh Vịnh là một cách làm thơ của ngƣời xƣa.Trong chữ vịnh 咏 có bộ khẩu (trong chữ phồn thể của chữ vịnh, bộ khẩu đƣợc thay bằng bộ ngôn 詠) ý nói vịnh gắn liền với việc ca, ngâm, đọc. Có nhiều loại thơ vịnh nhƣ: thơ vịnh vật, thơ vịnh cảnh, thơ vịnh sử,… Trong chữ Hán, vịnh có hai nét nghĩa chính là ngâm, vịnh, hát hoặc dùng thơ từ để miêu tả bày tỏ tâm tƣ, tình cảm. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Vịnh là làm thơ về phong cảnh hoặc sự vật trước mắt (một lối thơ phổ biến thời trước)” [22, tr.914]. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích vịnh là ngâm thơ, bài thơ có ngụ ý [1, tr.518]. Từ điển Bách khoa định nghĩa: Vịnh là làm thơ với cảm hứng hưng phấn nhằm luận bàn hoặc miêu tả cảnh hoặc người. Ngâm phong vịnh nguyệt, tức làm thơ về gió trăng lúc nhàn tản. Vịnh còn là một thể loại thơ bàn về nhân vật lịch sử (vịnh sử) hoặc miêu tả các cảnh hay sự vật v..v. Nhƣ vậy, vịnh vốn là phạm trù của thơ. Chúng tôi khảo sát trong lịch sử văn học thì thấy vịnh thƣờng chỉ có ở thơ chứ không xuất hiện trong các thể loại văn học khác. Ngƣời đời sau trong các tài liệu nghiên cứu vẫn thƣờng dùng từ “vịnh ngâm”, “ca vịnh” để chỉ thơ nói chung. Vịnh cũng gắn liền với việc miêu tả nhƣng đích hƣớng tới không phải là tả. Vịnh thƣờng bắt đầu bằng sự miêu tả. Tuy nhiên, tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật hiện tƣợng để ngƣời đọc, ngƣời nghe hình dung đƣợc sự vật hiện tƣợng nhƣ nó đang tồn tại trƣớc mắt.
  14. 8 Ví dụ, Nguyễn Du tả Tú Bà: Thoắt trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao. Tả Mã Giám Sinh: Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao… Còn vịnh là mƣợn đặc điểm của sự vật hiện tƣợng để kí thác vào đó một nội dung, ý nghĩa ở ngoài sự vật hiện tƣợng, do sự vật hiện tƣợng gợi lên. Ví dụ bài thơ Tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến đã mƣợn hình ông tiến sĩ làm bằng giấy vốn là thứ đồ chơi quen thuộc của trẻ con thời xƣa để bộc lộ cái nhìn về loại ngƣời hữu danh vô thực: Cũng cờ cũng biển cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi. Nhƣ vậy, trong vịnh có tả, nhƣng tả không phải là đích mà tác giả hƣớng tới. Mục đích của tả là gợi lên đặc điểm của sự vật hiện tƣợng. Còn mục đích của vịnh là một khía cạnh tinh thần tác giả muốn gửi gắm. Cho nên vịnh luôn có tính tƣợng trƣng. Với các khái niệm, các định nghĩa về thuật ngữ “thơ vịnh” nhƣ trên, có thể thấy, thơ vịnh là loại thơ lấy sự vật, sự việc, con ngƣời là trung tâm tác phẩm, thông qua việc miêu tả đối tƣợng ở những mặt, phƣơng diện nào đó để thể hiện tâm tƣ, tình cảm, hoài bão, chí hƣớng, tƣ tƣởng của nhà thơ.
  15. 9 1.1.2. Nguồn gốc và đặc trƣng của thơ vịnh Thơ vịnh có nguồn gốc từ thơ ca Trung Quốc. Trƣớc khi có mặt ở Việt Nam, thơ vịnh đã có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc. Đối tƣợng của thơ vịnh là thế giới tự nhiên, những sự vật, những con ngƣời hoặc những sự kiện cả trong lịch sử hay đời sống hằng ngày. Vì đối tƣợng rộng nhƣ vậy nên thơ vịnh chiếm số lƣợng lớn trong thơ ca trung đại Việt Nam nói chung, thơ Nguyễn Trãi nói riêng. Thơ vịnh khác thơ ca bình thƣờng, nó luôn biểu lộ thái độ, tình cảm của nguời làm thơ trƣớc đối tƣợng đƣợc đem ra làm khách thể. Có thể nói, thơ vịnh là những áng văn chƣơng nhằm xác định giá trị của đối tƣợng dƣới góc độ của một lý tuởng nào đó. Nguời làm thơ vịnh có thể bộc lộ thái độ khen chê, tán thƣởng hay phê phán, tự hào, khâm phục…trƣớc đối tƣợng đƣợc vịnh tùy theo góc nhìn nhận. Có thể từ góc nhìn đạo đức, góc nhìn dân tộc. Thơ vịnh có đối tƣợng là các sự vật, thiên nhiên, con ngƣời, thời thế,... Nó có thể là tùng trúc cúc mai, long ly quy phƣợng, hay đóa hồng, con kiến, con cóc, con muỗi, gió, mƣa, sấm, chớp, trăng, sao... Ngƣời ta thƣờng căn cứ, dựa vào những đặc điểm, đặc tính tự nhiên nổi bật, dễ nhận thấy đƣợc đông đảo mọi ngƣời trong cộng đồng nào đó thừa nhận, nhân đặc điểm đó ngƣời ta gửi gắm một triết lý, tƣ tƣởng, tình cảm nào đó. Thơ vịnh lấy đặc tính nổi bật của đối tƣợng đƣợc vịnh chỉ là chỗ dựa, là phƣơng tiện, là một loại phù hiệu để thể hiện cho một tinh thần của chủ thể thẩm mỹ - tức ngƣời vịnh - thi nhân. Những đặc tính của đối tƣợng là cái cớ không thể thiếu để triển khai tƣ tƣởng, bày tỏ tình cảm, triết lý. Do vậy có thể hiểu: Thơ vịnh dùng sự vật, sự việc, con người,… làm đối tượng trung tâm của tác phẩm để thông qua những đặc điểm, tính chất, hành trạng, việc làm,… của đối tượng mà gửi gắm nỗi niềm. Thơ vịnh phản ánh tâm trạng, mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng cũng đi theo thị hiếu thẩm mỹ của thời đại.
  16. 10 Do chỗ mƣợn đối tƣợng là tự nhiên, vạn vật, con ngƣời,…để nói chí, để triết lý, trữ tình, thơ vịnh một cách tự nhiên luôn hƣớng tới kiến tạo những tầng thứ ngữ nghĩa ngoài ngôn từ. Tỷ hứng đƣợc huy động làm thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại hình thơ đề vịnh. 1.2. Khái quát về thơ vịnh trong văn học trung đại Việt Nam Thơ vịnh là loại tác phẩm có số lƣợng khá lớn trong văn học trung đại Việt Nam. Nhiều nhà thơ trung đại sáng tác thơ vịnh. Thi nhân xƣa lấy các đề tài sự vật, con ngƣời, thiên nhiên, thời thế,…làm đề tài ngâm vịnh, có khi chỉ vịnh chơi có khi để gửi gắm tƣ tƣởng, tình cảm kín đáo của mình. Ở Việt Nam, hầu hết các tác giả văn học trung đại nổi bật nhƣ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Công Trứ, Cao Ba Quát, Nguyễn Khuyến đều có loại thơ này. Thơ vịnh trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có trong sáng tác của nhiều nhà thơ. Có thể kể đến các tên tuổi nhƣ Hứa Đại Xá (1119 -1180) là ngƣời đã từng theo học thiền sƣ Đạo Huệ, đƣợc vua Lý Anh Tông rất tin dùng. Bài thơ Thạch mã (Ngựa đá) của ông là bài thơ vịnh vật. Trần Tung, tức Tuệ Trung Thƣợng sĩ (1230 – 1291) có bài Giản để tùng (Cây tùng ở đáy khe). Lý Đạo Tái (1251 -1334) cũng đã có các bài thơ vịnh vật nhƣ: Cúc hoa (Hoa cúc), Thạch thất (Nhà đá)… Nhìn chung, giai đoạn này thơ vịnh chƣa phong phú về đề tài nhƣ ở các giai đoạn sau, nhƣng cũng đã tạo nên phần nào diện mạo của mình để rồi ở những chặng đƣờng tiếp theo sẽ khẳng định đƣợc khả năng bao quát đời sống bằng sự mở rộng đề tài, đối tƣợng phản ánh. Thành tựu của thơ vịnh thế kỉ XV phải kể đến sự xuất hiện của đại thi hào Nguyễn Trãi với nhiều bài thơ vịnh trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập. Bên cạnh đó có thể kể đến cây bút tiêu biểu nhƣ Lê Thánh Tông với Hồng Đức quốc âm thi tập,...
  17. 11 Đến giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, thành tựu thơ vịnh gắn với tên tuổi của các nhà thơ lớn nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm (tác giả tiêu biểu thế kỷ XVI), ngoài ra còn có thể kể đến nhƣ Đặng Minh Khiêm, Đỗ Nhân, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan, Giáp Hải, Lê Công Triều,… Giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX đƣợc coi là giai đoạn đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ nhất với những tên tuổi chói sáng nhƣ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng,... Nguyễn Du viết rất nhiều và rất thành công các bài thơ vịnh. Trong tập thơ Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm có rất nhiều bài là thơ vịnh con ngƣời, vịnh vật xuất sắc. Có thể nói, mảng thơ vịnh của Nguyễn Du đã đánh dấu bƣớc phát triển của thơ vịnh trong giai đoạn này, đã góp phần thể hiện rõ thêm tƣ tƣởng, quan niệm về lẽ sống ở đời của nhà thơ. Hồ Xuân Hƣơng là một phụ nữ đầy cá tính, tài năng và đầy sức sống mãnh liệt. Thơ của bà cũng nhƣ chính con ngƣời bà, luôn căng tràn sức sống, luôn thể hiện cái khao khát đến bỏng rát về hạnh phúc. Với khoảng hơn 40 bài thơ Nôm Đƣờng luật để lại, Xuân Hƣơng có đến 12 bài thơ vịnh vật, vịnh thiên nhiên nhƣ bài thơ Đèo Ba Dọi, Cái quạt, Quả mít,... Mảng thơ Nôm vịnh của Hồ Xuân Hƣơng rất độc đáo, đặc sắc từ nội dung đến nghệ thuật thể hiện. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX là thời kỳ đất nƣớc ta phải đƣơng đầu với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Tuy nhiên, thơ vịnh thời kỳ này đƣợc tiếp tục với các nhân vật tên tuổi nhƣ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng,... Qua sơ lƣợc về thơ vịnh Việt Nam thời trung đại chúng tôi nhận thấy đây là một loại thơ ra đời từ rất sớm, đƣợc nhiều nhà thơ sử dụng và phát triển mạnh trong nền văn học trung đại Việt Nam. Thông qua sự vân động, phát triển của thơ vịnh, có thể thấy đƣợc phần nào sự vận động phát triển của văn học dân tộc.
  18. 12 1.3. Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập 1.3.1. Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập Ức Trai thi tập là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ hay của dòng thơ chữ Hán Việt Nam. Toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi còn lại cho chúng ta khoảng 105 bài, có thể chia thành bốn giai đoạn sáng tác nhƣ: Thơ làm khi chƣa thành công; thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều; thơ tỏ ý chán nản và muốn về nghỉ; làm thơ trong thời ở ẩn tại Côn Sơn; thơ làm trong thời đoán là sang Trung Quốc. Đối tƣợng vịnh trong Ức Trai thi tập phong phú. Trong đó, phần lớn là những bài thơ vịnh thiên nhiên, có thể là những danh lam thắng cảnh đẹp, kì vĩ của đất nƣớc nhƣ núi Dục Thúy, chùa Đông Sơn, cửa Thần Đầu, núi Long Đại, Côn Sơn, chùa Hoa Yên, núi Yên Tử,... Vịnh con ngƣời là những bậc anh hùng nhƣ Chu Công Đán, Tể tƣớng Trƣơng Cửu Linh, ông Từ Trọng Phủ, Tô Đông Pha,... Những nghệ sĩ lớn nhƣ Lý Bạch, Bá Nha, Chung Tử Kỳ,... Vịnh vật chủ yếu là những đồ vật cao quý nhƣ cây kiếm, bức tranh,... Qua mảng thơ đề vịnh trong Ức Trai thi tập, Nguyễn Trãi thể hiện những suy tƣ, triết lí về cuộc đời, những chiêm nghiệm về thời cuộc, về nỗi đau của bản thân. Mảng thơ vịnh trong Ức Trai thi tập, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Trãi có một niềm tự hào sâu sắc về thiên nhiên tƣơi đẹp, kì vĩ; về lịch sử gìn giữ nền độc lập của dân tộc và đất nƣớc. Luận bàn về sự vật, con ngƣời để soi chiếu vào bản thân, thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa sự vật, con ngƣời đó với chính mình. Những bài thơ vịnh trong Ức Trai thi tập cho thấy một Ức Trai có công lao lớn đối với dân tộc đất nƣớc nhƣng chịu nhiều đau thƣơng. Tóm lại, thơ vịnh trong Ức Trai thi tập chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ tập thơ. Thông qua mảng thơ vịnh bằng chữ Hán, Nguyễn Trãi kí thác tâm sự thầm kín của mình về thời thế, bản thân và cuộc đời. Chúng ta thấy đƣợc một Nguyễn Trãi đầy suy tƣ, chiêm nghiệm, triết lí.
  19. 13 1.3.2. Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đƣợc xem nhƣ nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ chữ Nôm, đồng thời cũng là ngƣời sáng tác thơ Nôm Đƣờng luật có số lƣợng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc. Xem xét giá trị tự thân cũng nhƣ vai trò, vị trí thơ đề vịnh của tập thơ trong toàn cảnh nền văn học truyền thống, Quốc âm thi tập gợi mở nhiều vấn đề lý thú về nội dung và nghệ thuật. Quốc âm thi tập có tất cả khoảng 254 bài, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Vô đề chia ra: Ngôn chí 21 bài; Mạn thuật 14 bài; Trần tình 9 bài; Thuật hứng 25 bài; Tự thán 41 bài; Tự thuật 11 bài; Bảo kính cảnh giới (Gƣơng báu răn đe) 61 bài; và nhiều bài có tựa riêng v.v... nghĩa là đề tài rất phong phú, ý tứ rất dồi dào. Nếu ỨC Trai thi tập vịnh thiên nhiên chủ yếu là các danh lam thắng cảnh đẹp, kì vĩ của đất nƣớc thì Quốc âm thi tập vịnh thiên nhiên là các cỏ cây hoa lá, cim thú, rùng suối nhƣ tùng, cúc, trúc, mai, sen, cây mía, cây đa,…Vịnh con vật nhƣ mèo, con lợn, con trâu, chim nhạn, chim hạc,… Qua đó, Nguyễn Trãi gửi gắm tâm sự của một ngƣời nặng lòng với giang sơn xã tắc đồng thời cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nƣớc. Khác với thơ chữ Hán, hình ảnh đƣợc vịnh trong Quốc âm thi tập có thể là những hình ảnh ƣớc lệ tƣợng trƣng của thơ ca cổ điển nhƣ tùng cúc trúc mai, chim hạc, chim nhạn,… cũng có những hình ảnh gần gũi, bình dị, mộc mạc nhƣ cây chuối, hoa dâm bụt, con mèo, con trâu, con lợn,… Trong Ức Trai thi tập, những bài thơ đề vịnh Nguyễn Trãi sử dụng nhiều nghệ thuật cổ nhƣ sử dụng điển, thể thơ Đƣờng luật. Thơ vịnh trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi lại sử dụng nhiều thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, dân dã.
  20. 14 Nhìn chung, có thể nói thơ đề vịnh trong Quốc âm thi tập chiếm vị trí lớn trong toàn bộ tập thơ với đề tài vịnh phong phú, sáng tạo tƣơng xứng với tầm vóc, giá trị và vị trí tập thơ trong tiến trình phát triển của thơ vịnh trong nền văn học dân tộc. Thông qua mảng thơ vịnh bằng chữ Nôm, xuất hiện một Nguyễn Trãi nhiệt thành chí, đạo và tình yêu cuộc sống tha thiết. Vị trí của thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập rất quan trọng, đề tài vịnh phong phú, chiếm một dung lƣợng lớn ở cả hai tập thơ. Trong đó Ức Trai thi tập thƣờng vịnh những hình ảnh thiên nhiên hùng tráng, kì vĩ. Vịnh con ngƣời là những bậc anh hùng có khí phách với tấm lòng suy tƣ sâu lắng, những chiêm nghiệm về đời sống. Quốc âm thi tập chủ yếu vịnh các loại hoa quả thảo mộc nhƣ tùng, cúc, trúc, mai,…biểu tƣợng cho ngƣời quân tử hay vịnh vật cũng là những vật dân dã đời thƣờng gắn với cuộc sống ẩn dật của thi nhân qua đó thể hiện tấm lòng của một nhà Nho hành đạo nhƣng lại thất thời. * Tiểu kết chƣơng 1 Nhƣ vậy, thơ vịnh là loại thơ lấy sự vật, sự việc, con ngƣời làm trung tâm tác phẩm, thông qua việc miêu tả đối tƣợng ở những mặt, phƣơng diện nào đó để thể hiện tâm tƣ, tình cảm, hoài bão, chí hƣớng, tƣ tƣởng của nhà thơ. Thơ vịnh có lịch sử lâu dài từ thơ ca Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam từ thế kỉ X dến thế kỉ XIV thơ vịnh chƣa thực sự phong phú. Từ thế kỉ XV trở đi, thơ vịnh bắt đầu phát triển mạnh. Nguyễn Trãi là tác giả có thơ vịnh lớn nhất, tiêu biểu nhất, số lƣợng thơ lớn, đề tài phong phú. Ông là tác giả quan trọng trên tiến trình vận động, phát triển của dòng thơ vịnh trong văn học trung đại Việt Nam. Thơ vịnh trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập có vị trí quan trọng, đề tài vịnh phong phú, chiếm một dung lƣợng lớn ở cả hai tập thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2