intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Chủ đề sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

42
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp để nhận thấy cảm quan sinh thái được thể hiện trong tác phẩm. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn hoá và Văn học Việt Nam: Chủ đề sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG CHỦ ĐỀ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG CHỦ ĐỀ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
  3. THÁI NGUYÊN - 2018
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Hương
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Báo chí - truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người than, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018 Nguyễn Thị Mai Hương
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2 2.1. Về giới thiệu lí thuyết Phê bình sinh thái .............................................................2 2.2. Nghiên cứu văn chương từ điểm nhìn phê bình sinh thái ở Việt Nam.................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................101 4.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................10 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 11 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................12 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ..............................13 1.1. Khái quát về lí thuyết phê bình sinh thái ...........................................................13 1.1.1. Định nghĩa phê bình sinh thái .........................................................................13 1.1.2. Đặc trưng của phê bình sinh thái.....................................................................16 1.2. Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam từ sau 1975 ............................................................................................................20 1.2.1. Những tiền đề lịch sử văn hóa xã hội ..............................................................21 1.2.2. Sự hình thành và phát triển khuynh hướng văn xuôi sinh thái .......................22 1.3. Vấn đề sinh thái – mối quan tâm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................................................28 1.3.1. Sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu .....................................28 1.3.2. Sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ......................................29
  7. CHƯƠNG 2: CÁC BÌNH DIỆN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN HUY THIỆP ...............................35 2.1. Con người – kẻ tận diệt tự nhiên ........................................................................35 2.1.1. Tận diệt những loài sinh vật, động vật hoang dã ............................................35 2.1.2. Làm biến đổi tự nhiên sau vỏ ngoài cải tạo tự nhiên ......................................39 2.2. Phản ứng của tự nhiên trước sự ích kỉ của con người ........................................46 2.3. Sự hài hòa giữa con người với tự nhiên .............................................................53 2.3.1. Sự ăn năn và sám hối của con người ...............................................................53 2.3.2. Trở về hài hòa với tự nhiên như một kêu gọi nhân văn ..................................59 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN PHÊ BÌNH SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN HUY THIỆP ..............................................................................................................68 3.1. Nhan đề mang ý nghĩa sinh thái .........................................................................68 3.2. Tình huống truyện mang tinh thần sinh thái ......................................................72 3.3. Cốt truyện và luận đề sinh thái ...........................................................................79 3.4. Hệ thống biểu tượng đô thị thể hiện cảm quan sinh thái ...................................87 3.4.1. Đô thị như là sự đối nghịch với tự nhiên ........................................................87 3.4.2. Biểu tượng về sự tinh khôi, khoáng đạt, trong lành của tự nhiên ...................97 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 MỤC LỤC THAM KHẢO ...................................................................................106
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khởi phát ở phương Tây từ những năm 70 của thế kỷ XX, phê bình sinh thái đang dần trở thành một khuynh hướng gây tiếng vang trong nghiên cứu văn chương. Tiếp cận văn chương từ góc nhìn sinh thái trên thực tế đã góp phần quan trọng vào việc khơi mở những chân trời mới, bổ sung vào các khoảng trống trong nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, với nhiều lí do khác nhau, phê bình sinh thái hiện chưa có một tiếng nói ảnh hưởng thực sự ở Việt Nam mặc dù trong những năm gần đây, có một khuynh hướng văn chương sinh thái đang dần được hình thành. Trong bối cảnh đó, việc vận dụng lí thuyết của phê bình sinh thái vào việc giải thích các hiện tượng văn xuôi Việt Nam đương đại là một việc làm có ý nghĩa lí luận - thực tiễn cần thiết. Một mặt điều này giúp người nghiên cứu tiếp cận với một phương pháp nghiên cứu phê bình mới mẻ, năng hoạt, mang ý nghĩa nhân văn; một mặt khác, cũng góp phần giúp bạn đọc giải thích sâu hơn khuynh hướng phát triển và các đặc trưng thẩm mỹ phong phú của văn xuôi đương đại. 1.2. Trong văn học Việt Nam đương đại, ở những mức độ khác nhau, vấn đề thời sự này đã được các tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Ngọc Tư....đề cập đến. Đặc biệt, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp, tinh thần sinh thái khiến “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” ấy nhanh chóng thâu nhận và kịp thời phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống. Bằng tài năng của mình Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp nhiều khía cạnh mới cho truyện ngắn Việt Nam từ cách chọn đề tài, cách dựng truyện, cách xây dựng nhân vật, lối hành văn....thường đề cập đến các vấn đề sinh thái, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 1.3. Vì những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu “Chủ đề sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp” làm đề tài
  9. 2 luận văn tốt nghiệp của mình. Bằng việc khảo sát cụ thể, chi tiết các tác phẩm chúng tôi hy vọng có thêm những phát hiện về những nét độc đáo, sáng tạo mới mẻ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở lí thuyết phê bình sinh thái. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Về giới thiệu lí thuyết Phê bình sinh thái Về lí thuyết phê bình sinh thái đã có một số công trình nghiên cứu từ các bài viết (báo, tạp chí) đến những tiểu luận, sách giới thiệu, nghiên cứu lí luận phê bình...Những tài liệu này phần nào đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, mặc dù số lượng ít ỏi nhưng đã cung cấp những hiểu biết chung nhất về cách tiếp cận và đường hướng của phê bình sinh thái. Trước hết cần kể đến Ecocriticism – bài giảng của Karen Thornber tại Viện Văn học, nhân chuyến trao đổi học thuật giữa Viện Havard Yenching với các nhà nghiên cứu Việt Nam, tháng 3-2001. Đây có thể coi là một trong những tài liệu đầu tiên có ý nghĩa dẫn nhập về phê bình sinh thái được dịch sang tiếng Việt trong sự nỗ lực định hình và chính thống hóa nhánh nghiên cứu văn học theo một định hướng mới: lí thuyết phê bình sinh thái. Bài viết của Karen Thornber khởi đầu bằng một tổng quan ngắn về bản chất, ý nghĩa và tiến trình nghiên cứu văn chương – môi trường, cho thấy tính cấp thiết cũng như khái quát một cách cơ bản nhất sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái. Trước một cuộc khủng hoảng toàn cầu tác giả khẳng định: “văn chương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết về biến đổi môi trường trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; đồng thời, ảnh hưởng đến những công trình đi về sau về triết học môi trường, chính trị, thể loại, nơi chốn, khu vực và quốc gia” [91]. Theo đó, nếu như “ở thời kỳ đầu”, phê bình sinh thái chỉ “tập trung vào những biểu đạt văn chương về thế giới tự nhiên”, thì đến “thời kỳ thứ hai” lại “hướng đến những trải nghiệm cá thể nhấn mạnh đặc biệt vấn đề công bằng môi trường”. Tác giả chỉ ra rằng hệ thống vấn đề ấy khiến Phê bình sinh thái
  10. 3 không chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu các nền văn hóa và văn học Âu – Mỹ mà còn phải hướng đến các nền văn học khác như châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Tóm lại, có thể nói, những giới thuyết của Karen Thornber đang thực hiện “một trong những hướng đi hứa hẹn nhất của phê bình sinh thái”, đó là “đa dạng hóa mối quan tâm phê bình môi trường, mở rộng tới phạm vi nền văn học ngoài phương Tây”. Như chính nhận định của tác giả, bài luận cho thấy nguyện vọng “hợp nhất những nhận thức luận khác nhau, dù có thể bấp bênh và tạm thời nhưng tối cần thiết cho một mối quan hệ thay đổi giữa con người và môi trường trong một thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hóa” [91]. Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (20120 được Đỗ Văn Hiểu dịch và tổng hợp từ hai cuốn Phê bình sinh thái Âu Mỹ (Nxb Học Lân, 2008) và Phê bình sinh thái: Phát triển và nguồn gốc, in trong Tuyển tập văn luận văn học sinh thái Trung Quốc và thế giới (Nxb Đại học Công thương Triết Giang, 2010), bản tiếng Trung, cũng là một tài liệu có ý nghĩa mang đến một hình dung khái quát về tư tưởng nền tảng, các khái niệm chìa khóa cũng như những khuynh hướng chính của lí thuyết phê bình sinh thái. Theo nghĩa rộng nhất, phê bình sinh thái là “Phê bình toàn bộ quan hệ giữa văn hóa và tự nhiên”, “thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán – nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi nhân loại đối với tự nhiên đã dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái” [55]. Dẫn nhập mang đến một cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành phê bình sinh thái bằng cách điểm lại những công trình tiêu biểu nhất theo thời gian. Cho đến thời điểm hiện tại, phê bình sinh thái đang là trào lưu có sức lan rộng và ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bài viết Phê bình sinh thái – khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) của Đỗ Văn Hiểu có thể được coi như là bài viết mang tính đánh giá khái quát những điều mới mang tính đột phá đã khiến phê bình sinh
  11. 4 thái trở thành một “bước ngoặt” trong nghiên cứu văn học, khẳng định vị trí riêng của nó so với lí thuyết văn học xuất hiện trước đó. Người viết, trước hết, đặt phê bình sinh thái vào một bối cảnh ra đời khác biệt, gắn với những đòi hỏi cấp bách của thời đại mới: “trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi”. Ra đời trong tâm thế này, phê bình sinh thái mang đến một cuộc cách tân về tư tưởng nòng cốt: từ “nhân loại trung tâm luận” sang “sinh thái trung tâm luận”; hướng đến một xứ mệnh mới. Văn học giờ đây, vừa thuộc về văn hóa, vừa “nhìn nhận lại” văn hóa nhân loại. Theo đó, “nhà văn, nhà phê bình phải thông qua cải tạo văn học, cải tạo quan niệm văn học để hạn chế mắc lỗi với tự nhiên và thậm chí chuộc tội với tự nhiên” [50]. Sứ mệnh mới tất yếu đòi hỏi một nguyên tắc mĩ học riêng, những đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng. Bản dịch Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học của Karen Thornber, in trong cuốn East Asia Ecocriticisms. A Critical Reader (Literautures, Cultures and the Environment) (Hải Ngọc dịch, 2003) cũng xuất phát từ nỗ lực giới thiệu một “giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay” thông qua việc “phân tích các diễn ngôn”, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội và văn chương Đông Á [92]. Karen Thornber, trước hết, khẳng định “việc con người bị ảnh hưởng như thế nào bởi môi trường xung quanh mình và cả việc con người đã biến đổi môi trường ở mọi nơi và như thế nào” đã là một mối quan tâm lớn của các văn bản văn chương truyền miệng cũng như các văn bản viết trên toàn thế giới từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường vật chất mới chính thức trở thành một trào lưu chính thống trong nghiên cứu văn học. Karen Thornber không chỉ đưa ra những dấu mốc đáng chú ý xác định sự sự ra đời của phê bình sinh thái, mà còn chỉ ra bước ngoặt quan trọng của hướng phê bình này, chuyển từ sự quan điểm sinh học trung tâm luận sang sang những vấn đề công bằng/bất công môi trường và các vấn đề xã hội liên đới. Bàn
  12. 5 về văn học châu Á, Karen Thornber lật lại những ảo tưởng cố hữu về người Đông Á như là có sự gắn bó hài hòa với thế giới tự nhiên và văn chương Đông Á như sự tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên. Với bà, văn học châu Á không nằm ngoài mạng lưới chủ đề và khái niệm mang tính toàn cầu như nghèo đói, bệnh tật, tình trạng nô lệ, chiến tranh và sự tàn phá môi trường. Nói cách khác, vì môi trường là một mối quan tâm liên – văn hóa, Karen Thornber đề cao “tinh thần chủ nghĩa thế giới sinh thái” và “ý thức hành tinh” trong nghiên cứu văn học. Một trong những định hướng phê bình quan trọng mà bà đề xuất là sự mơ hồ sinh thái (ecoambigiuty) hay một thái độ nước đôi đối với tự nhiên trong diễn ngôn văn chương. Có thể nói, những gợi dẫn của Karen Thornber đã “nêu bật sự cấp thiết của một nhận thức tốt hơn về sự phức tạp bao trùm” mối quan hệ của con người và văn học với cái tự nhiên phi nhân vốn tồn tại trong mọi nền văn hóa. Thêm một tài liệu có ý nghĩa gợi mở nữa là bài viết Phê bình sinh thái – nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc (2013) của Nguyễn Thị Tịnh Thy. Ở đây tác giả chủ yếu tập trung vào việc chỉ ra tính giải cấu trúc mạnh mẽ của phê bình sinh thái; được thể hiện rõ nét qua các đặc điểm: lệnh tâm, tản quyền, cái chết chủ thể, lật đổ và tái thiết, tính đối thoại...Bắt đầu từ sự hoài nghi và phản đối thuyết “nhân loại trung tâm luận”, các nhà lí luận khiến “con người không còn được độc quyền trong mọi việc mà đã bị tản quyền”; đồng thời tiến hành “phản chủ thể”, “phi tôi”, “giải tôi”...[12,tr. 26]. Cuối cùng có thể kể đến một số tư liệu lí thuyết được viết hay dịch thuật đã bắt đầu chạm đến phê bình sinh thái trong một ý nghĩa trào lưu lí thuyết mới, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu như: Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học Trung Quốc của Trần Đình Sử (2011); Những nét tươi mới trong phê bình văn học của Nguyễn Duy Bình (2011); Hướng phát triển và những vấn đề của lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XXI của Diêm Gia, Đỗ Văn Hiểu dịch (2012); Thi pháp sinh thái của Frederick Turne, Nguyễn Tiến Văn dịch
  13. 6 (2012); Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường của Cheryl Glofelty, Trần Thị Ánh Nguyệt dịch (2014) ....... 2.2. Nghiên cứu văn chương từ điểm nhìn phê bình sinh thái ở Việt Nam Ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu văn chương từ lí thuyết phê bình sinh thái hiện nay còn mới mẻ và hạn chế. Mặc dù số lượng tác phẩm văn học sinh thái của nước ta còn rất ít nhưng vấn đề sinh thái với muôn hình muôn vạn trạng cũng đã phần nào ý thức được vấn đề sinh thái trong văn học. Trong chuyên luận Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, trong khi bàn về ý nghĩa tư tưởng rút ra từ hệ thống hình tượng “ám ảnh” trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa mối lưu tâm đến tự nhiên trong văn học, cụ thể, ở trường hợp này là trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã bước đầu chạm tới lối phê bình về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thể hiện trong văn học: Một nhân vật trong Người thợ xẻ nói: “Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù sống với bùn, chẳng sợ không xứng là người”. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huy Thiệp mô tả những tay thợ săn, những là những người chuyên “gây sự” với thiên nhiên, là những kẻ độc ác và đều bị trừng phạt thích đáng (Con thú lớn, Sói trả thù). Và nhà văn đã viết truyện Muối của rừng như một tuyên ngôn độc đáo của mình: “Cuộc đi săn khỉ của ông Diểu được chuẩn bị rất chu đáo đã kết thúc một cách thảm hại: súng mất, quần áo giày dép mất, con mồi săn được cũng chẳng còn. Nhưng tác giả lại tả ông ta đi về như một kẻ chiến thắng, tuy cởi truồng nồng nỗng. Ông đã được thiên nhiên dạy cho bài học làm người, tâm hồn giải tỏa cảm thấy vô cùng bình thản...” [68, tr. 31]. Tóm lại, phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh phần nào có ý nghĩa chống lại một lối mòn tư duy một thời coi nhẹ và bỏ qua thiên nhiên/tự nhiên trong nghiên cứu văn học, hướng người đọc đến một ý thức mới về giá trị môi trường sống. Cần phải kể thêm một người viết phê bình thực sự nhạy cảm với vấn đề sinh thái trong quan hệ với văn học, đó là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
  14. 7 Trong lời Tựa viết cho cuốn tiểu thuyết Trăm năm còn lại của Trần Duy Phiên năm 1995, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trực tiếp coi vấn đề sinh thái và sự khai thác bóc lột tự nhiên của văn hóa nhân loại như một đề tài cần hướng đến trong văn học: “Những con người đô thị hầu như không thèm biết rằng đến năm bảy chục phần trăm cái sống hàng ngày của chúng ta là chiến lợi phẩm cướp giật từ sinh mệnh của Rừng: nhà cửa, đồ gỗ, củi bếp, giấy, hương trầm thờ cúng, ngà voi cho các biệt thự, áo lông thú cho giai nhân, và vàng cho mọi người.... Tất cả được mang về từ một đầu nguồn bí ẩn mà người ta thường gọi một cách trịch thượng là của sơn lâm vô tận” [42, tr. 5]. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Duy Phương đã làm được một điều “chưa từng xảy ra trong văn học của chúng ta viết về Rừng”: “Rừng như chính bản thân nó” [86, tr. 8]. Như vậy, nhà phê bình Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ đặt vấn đề cách thể hiện “không gian hoang dã trong văn học Việt Nam mà còn cho chúng ta thấy được một cái nhìn mới về không gian ấy, ít lãng mạn nhưng cũng ít tính chinh phục hơn”. Luận án Phóng sự Việt Nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời kỳ đổi mới (2008) của Trịnh Thị Bích Liên cũng đã đặt vấn đề về việc tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn hóa trong các văn bản văn học và phi văn học thuộc cả thể loại phóng sự văn học và phóng sự xã hội. Đỗ Thị Hòa, trong luận án tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt (2010) cũng hướng đến xem xét văn học qua “mối quan hệ hữu cơ giữa các bình diện: môi trường tự nhiên – con người – giá trị văn hóa”. Tác giả luận văn đã dành nguyên một chương để tìm hiểu về thế giới động vật trong ca dao, cách ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên và xã hội. Điểm đáng chú ý nhất trong mối quan hệ giữa người Việt với môi trường tự nhiên, theo tác giả luận án, đó là “tính linh hoạt, dung hòa và thiết thực” [56, tr. 75]. Tuy nhiên, tác giả luận án chủ yếu phân tích sự “mã hóa văn hóa” thế giới vật chất trong văn học. Các động vật được nói đến ở đây chỉ
  15. 8 được nhìn qua biểu tượng, tượng trưng, thường bỏ qua ý nghĩa như một thực thể thuộc môi trường tự nhiên. Sau khi lí thuyết sinh thái chính thức được giới thuyết, việc tìm hiểu “cái tự nhiên” và phân tích mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phi nhân trong văn học đã dần trở thành một hướng phê bình chính thống thu hút được những quan tâm từ nhiều phía người đọc. Đó là bài viết của Nhã Thuyên: Khí quyển thơ sinh thái của Mai Văn Phấn: Thơ, bầu trời và những linh hồn (2012), xuất phát từ những gợi dẫn của Karen Thorber, tác giả đã đề xuất việc tiếp cận thơ Mai Văn Phấn từ góc độ phê bình sinh thái có ý nghĩa như “một cách tra vấn mối quan hệ giữa thơ ca và tự nhiên tưởng như yên ổn” [101]. Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương (2013), từ gợi dẫn truyện ngắn Muối của rừng, Huỳnh Như Phương cho rằng: “Văn học tham gia vào việc bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính con người và những giá trị thuộc về con người. Chủ nghĩa nhân văn mới không còn xem con người là thước đo của mọi vật”, “thậm chí là chúa tể của muôn loài”, mà là một thành phần cộng sinh của thiên nhiên, nên phải biết coi trọng từng đơn vị sinh thái: một cây thủy tùng, một giống loài sinh vật biển, một cánh rừng nguyên sinh....Sự suy thoái hệ sinh thái của một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lí đất nước mà cho sự thờ ỡ của từng công dân, trong đó có ửng xử của nhà văn” [87]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp với công trình nghiên cứu về Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái học văn hóa (2014). Tác giả đã vận dụng lí thuyết sinh thái để phân tích biểu tượng “vườn” trong Thơ mới Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như tác giả đã nói, đó là “những vén mở bước đầu”. Ngoài ra, có thể kể đến các bài tham luận có liên quan đến phê bình sinh thái Hội thảo khoa học Phát triển Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế do Viện Văn học tổ chức (tháng 5/2014): Tham luận Nghiên cứu phê bình sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ Sinh thái học tìm về Tam giáo của Trần Thị Hải Yến, sau khi lí giải vì sao có
  16. 9 nhu cầu tìm về tam giáo của sinh thái học, và sinh thái học đã tìm thấy gì ở Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, tham luận khẳng định có thể khảo sát văn học trung đại Việt Nam – một giai đoạn chịu ảnh hưởng rõ rệt của tam giáo từ quan điểm của phê bình sinh thái. Tham luận của Nguyễn Thị Tịnh Thy Sáng tác và phê bình văn học sinh thái – Tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam (2014), cho rằng: “Trong văn học Việt Nam, ngay từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, đã có các tác phẩm mang tư tưởng sinh thái” [102]. Tham luận Cái nhìn tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái của Đặng Thị Thái Hà, Hình tượng loài vật trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2014) của Trần Thị Ánh Nguyệt đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để phân tích những hiện tượng văn học cụ thể. Trần Thị Ánh Nguyệt đã đi sâu vào hình tượng loài vật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975. Tác giả đã chỉ ra những bước chuyển đổi nhất định so với tự sự truyền thống trong cách xây dựng hình tượng loài vật. Thứ nhất, loài vật không chỉ còn đóng vai trò giải thích ý nghĩa hay tạo dựng nền cảnh mà trái ngược lại: “có sinh mệnh thật sự, có số phận, tính cách, tâm hồn”. Những nhận định như trên cho thấy những bước đầu tiên của “sự phản biện lại thói quen tư duy” khi đứng trước thực trạng môi trường sinh thái. Vũ Minh Đức trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (2014), đã phát hiện ra trong tập truyện ngắn những triết lí sinh thái về cái chết của tự nhiên thông qua các motif săn bắn, những thông điệp Nguyễn Huy Thiệp đưa ra qua nhân vật nữ, qua biểu tượng từ gợi dẫn sinh thái nữ quyền. Từ điểm nhìn phê bình sinh thái, các tác giả đã phân tích văn học trong ý nghĩa như là những lời nhắc nhở con người “cần tái thiết một hệ sinh thái tiến bộ và đúng đắn, tôn trọng các loại động vật, tôn trọng thế giới tự nhiên, hướng đến một thế giới yên bình và công bằng” [62, tr. 49].
  17. 10 Ngày 14-12, tại Hà Nội, Viện Văn học đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu”. Những vấn đề được mang ra trao đổi, bàn luận tại hội thảo này đã giải đáp phần nào được sự cần thiết và ý nghĩa của chuyên ngành phê bình mới này, mang đến những thông tin cơ bản cho độc giả, một bộ phận những người cầm bút, nhà nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay ở Việt Nam. Với tư cách một giảng viên, TS Đặng Lưu, Khoa Sư phạm Ngữ văn, Đại học Vinh cho rằng trong các lý thuyết về văn học, phê bình sinh thái có vẻ “cận nhân tình” hơn cả. Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục môi trường tất yếu phải là vấn đề được quan tâm đúng mức trong dạy học. Tuy nhiên, giáo dục môi trường trong dạy học nghị luận xã hội thuận lợi bao nhiêu thì trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương lại khó khăn bấy nhiêu, bởi, trong chương trình ngữ văn hiện hành vắng bóng những tác phẩm đề cập trực diện đến những hiểm họa, nguy cơ về môi trường, sinh thái; và thiếu hẳn tri thức về lý thuyết phê bình sinh thái nên giáo viên sẽ lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác những chủ đề liên quan tới vấn đề này. Những bài viết trên là nguồn tư liệu quan trọng cho giới nghiên cứu Việt Nam vận dụng những lí thuyết của phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước, chúng tôi tập trung tìm hiểu “Chủ đề sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn hướng trọng tâm đến tìm hiểu dấu ấn sinh thái và giá trị xã hội, thẩm mỹ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Sinh thái là vấn đề rộng. Ở đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến hai
  18. 11 phương diện chính là biểu hiện của sinh thái môi trường và sinh thái nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. - Chúng tôi khảo sát ở một số truyện ngắn: + 25 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, năm 2009. + 42 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa Sài Gòn, năm 2006. + Một số tác giả văn xuôi Việt Nam đương đại như: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Thuần....(để làm tư liệu đối sánh). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp để nhận thấy cảm quan sinh thái được thể hiện trong tác phẩm. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề lí luận, thực tế, một số khái niệm liên quan. - Khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại hình - Phương pháp phân tích tác phẩm - Phương pháp liên ngành 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa kiến thức về phê bình sinh thái, một khuynh hướng nghiên
  19. 12 cứu văn học tiên phong. - Phân tích những đặc trưng vấn đề sinh thái trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp, qua đó chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về phê bình sinh thái và khuynh hướng văn xuôi sinh thái ở việt nam từ sau 1975 Chương 2: Sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tinh thần phê bình sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp
  20. 13 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1975 1.1. Khái quát về lí thuyết phê bình sinh thái 1.1.1. Định nghĩa phê bình sinh thái Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin nghĩa là nhà ở, nơi cư trú. Sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, gồm oikos (chỉ nơi sống)và logos (học thuyết). thuật ngữ sinh thái học ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra. Sinh thái học là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa sinh vật và môi trường xung quanh. Ngày nay, sinh thái học không chỉ là một bộ môn thuộc khoa sinh học mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Thuật ngữ Ecocritsim (Phê bình sinh thái) còn được gọi bởi những cái tên khác nhau “phê bình (văn hóa) xanh” (green (cultural) studies), “thi pháp sinh thái” (ecopietics) hay “phê bình văn học môi trường” (environmental liturery criticism)...Tên gọi phê bình sinh thái được Wiliam Rueckert sử dụng năm 1978 trong khảo luận Văn học và sinh thái học: một thử nghiệm mới trong phê bình sinh thái (Liturature and Ecology: An Exneriment in Ecocritism). Mục đích của ông là ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học. Giữa thập kỉ 80 của thế kỷ XX, các học giả cộng tác với nhau xây dựng phê bình sinh thái trở thành một phong trào mạnh mẽ. Năm 1992, Hiệp hội nghiên cứu Văn học và môi trường được thành lập ở Đại học Nevada Mỹ. Năm 1994, Kroeber xuất bản cuốn chuyên luận “Phê bình văn hóa sinh thái lãng mạn và sinh thái tinh thần, đề cương “phê bình sinh thái học” (ecologcal literary criticsm) hoặc “phê bình có khuynh hướng sinh thái học”. Sau đó các tác phẩm phê bình sinh thái mọc lên như nấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2