Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam: Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hà Nội mới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng)
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn là tìm hiểu về cách viết tắt trên 4 báo điện tử về cách tạo từ viết tắt, những đơn vị cần viết tắt; thái độ, ý kiến phản hồi của độc giả đối với hiện tượng viết tắt... Thông qua đó, luận văn góp phần vào chuẩn hóa Tiếng Việt trên báo chí trong lĩnh vực viết tắt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam: Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hà Nội mới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ÁNH NGỌC ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ÁNH NGỌC ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Văn Khang THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả Nguyễn Ánh Ngọc i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Thái Nguyên; Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng cùng đội ngũ nhà báo, phóng viên các báo và bạn đọc các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Khang, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học Ngôn ngữ K25 chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Ánh Ngọc ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................ 4 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng viết tắt .................................... 6 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7 1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 11 1.2.1. Một số vấn đề về chữ tắt .......................................................................... 11 1.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Việt liên quan đến viết tắt ............................ 23 1.3. Tiểu kết chương .......................................................................................... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT TRÊN 4 BÁO ĐIỆN TỬ.................................................................................. 28 2.1. Thống kê về các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử .............................. 28 2.1.1. Giới thiệu về các báo điện tử khảo sát..................................................... 28 2.1.2. Thống kê tư liệu ....................................................................................... 29 iii
- 2.2. Đặc điểm hiện tượng viết tắt về cấu tạo ..................................................... 31 2.2.1. Chữ tắt đơn thành tố ................................................................................ 32 2.2.2. Chữ tắt đa thành tố................................................................................... 34 2.2.3. Phân loại đối tượng viết tắt theo nguồn gốc đối tượng ........................... 43 2.3. Đặc điểm hiện tượng viết tắt về mặt nội dung ........................................... 46 2.3.1. Đối tượng viết tắt là tên riêng ................................................................. 48 2.3.2. Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ các thuật ngữ, khái niệm ....................... 52 2.3.3. Đối tượng viết tắt là các từ ngữ chỉ chức danh, nghề nghiệp .................. 53 2.3.4. Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ,… ........ 54 2.3.5. Đối tượng viết tắt là từ ngữ gọi tên các sản phẩm, hàng hoá .................. 55 2.3.6. Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ cấp ra văn bản, nội dung và hình thức văn bản ....................................................................................................... 55 2.3.7. Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ đối tượng khác ...................................... 56 2.4. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 57 Chương 3: PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ...... 59 3.1. Ý kiến phản hồi của bạn đọc ...................................................................... 59 3.1.1. Miêu tả đối tượng khảo sát ...................................................................... 60 3.1.2. Phân loại các ý kiến phản hồi .................................................................. 61 3.1.3. Ý kiến nhận xét ........................................................................................ 62 3.2. Ý kiến đề xuất ............................................................................................. 68 3.2.1. Nhận xét các ý kiến phản hồi ở trên ........................................................ 68 3.2.2. Ý kiến đề xuất của cá nhân ...................................................................... 69 3.3. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 71 KẾT LUẬN....................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 81 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân loại hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử ....................... 29 Bảng 2.2: Các kiểu cấu tạo hiện tượng viết tắt đơn thành tố ............................ 34 Bảng 2.3: Các kiểu chữ viết tắt đa thành tố ....................................................... 43 Bảng 3: Kết quả phân loại các ý kiến phản hồi ................................................. 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 1.1. Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết..................................................... 24 Mô hình 1.1. Mô hình âm tiết tiếng Việt ........................................................... 25 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Viết tắt là một hiện tượng phổ biến trong nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do xu hướng cần thể hiện văn bản, lời nói ngắn gọn, đơn giản nhưng đảm bảo chuyển tải lượng thông tin lớn nên xu hướng viết tắt ngày càng trở nên phổ biến trong tất cả các kiểu văn bản như: văn bản hành chính công vụ, văn bản báo chí,… 1.2. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghệ 4.0, phương thức trao đổi thông tin thông qua các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển. Đặc biệt, Internet với ưu thế vượt trội về nền tảng công nghệ đã khẳng định vị trí là phương tiện truyền thông hiện đại truyền tin nhanh nhất, dung lượng lớn nhất, lượng tin mới cập nhật nhanh nhất và có số lượng độc giả nhiều nhất. Đây cũng là lí do hiện nay các trang báo điện tử ra đời và ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, viết tắt cũng là hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện phổ biến trên các trang báo điện tử, đồng thời, xu hướng thể hiện văn bản với lời nói đơn giản, ngắn gọn nhưng lại có thể chuyển tải được lượng thông tin lớn nên viết tắt trở nên ngày càng phong phú và đa dạng. Đánh giá về sự xuất hiện của Internet và xu hướng viết tắt, các tác giả của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia chỉ rõ:“Từ khi Internet phát triển trong thập niên 1980 đến nay, một loại tiếng Anh viết đã được phát triển và phổ biến bởi các người dùng Internet. Loại tiếng Anh đơn giản này dùng rất nhiều các chữ viết tắt và các dấu hiệu định trước (như dùng IMHO thay cho in my humble opinion - theo ý kiến nông cạn của tôi, hay dùng dấu hiệu :) để phát biểu sự khôi hài thân thiện của một đoạn văn). Cũng giống như các tiếng Anh đơn giản khác, loại tiếng Anh này có một bộ từ vựng tương đối giới hạn nhưng, khác với các tiếng khác, nó chủ trương thay đổi lối đánh vần phức tạp của tiếng Anh chính bằng một lối "phiên âm" đơn giản hơn (thí dụ ngay những từ đơn giản như you và for cũng được thay thế bằng U và 4)”. [41, tr.3] 1
- 1.3. Báo chí được coi là kênh thông tin quan trọng, phản ánh kịp thời và sinh động các sự kiện, hoạt động đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong nước và trên thế giới, là diễn đàn bình luận về các vấn đề nảy sinh trong đời sống, xã hội. Do vậy, trước thời đại bùng nổ thông tin, chữ viết tắt là cách để “nén” thông tin, giảm độ dài của các văn bản, giúp cho người đọc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất. 1.4. Trong lĩnh vực ngôn ngữ báo chí, có thể dễ dàng nhận ra trên các trang báo hiện nay xuất hiện nhiều từ viết tắt, rút gọn. Chúng tôi lựa chọn khảo sát, tìm hiểu trên 4 báo Điện tử (Thái Nguyên online; Hànộimới online; Sài Gòn Giải phóng online; Lâm Đồng online) vì đây đều là các báo thuộc cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, trong đó có 2 Thành phố lớn của đất nước (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 2 báo tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau (Thái Nguyên, Lâm Đồng). Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi miêu tả, phân tích và đưa ra một bức tranh tương đối về sự phát triển riêng trong nền báo chí Việt Nam và hiện tượng viết tắt trên các trang báo điện tử. Khảo sát các công trình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng tôi nhận thấy có một số công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau từ: Khoa học máy tính, Ngôn ngữ học,… Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về hiện tượng viết tắt trên các trang báo điện tử: Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Lâm Đồng, Báo Sài Gòn Giải phóng . Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng) để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
- 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn là tìm hiểu về cách viết tắt trên 4 báo điện tử về cách tạo từ viết tắt, những đơn vị cần viết tắt; thái độ, ý kiến phản hồi của độc giả đối với hiện tượng viết tắt... Thông qua đó, luận văn góp phần vào chuẩn hóa Tiếng Việt trên báo chí trong lĩnh vực viết tắt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1) Xây dựng hệ thống lí thuyết có liên quan đến đề tài luận văn gồm: phương ngữ xã hội; lí thuyết về viết tắt; từ tiếng Việt; chính tả tiếng Việt; phong cách ngôn ngữ báo chí,… 2) Khảo sát, thống kê và phân loại các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử trong thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. 3) Phân tích đặc điểm của hiện tượng viết tắt về mặt cấu tạo và nội dung. 4) Đề xuất ý kiến của độc giả với vấn đề này. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp như sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử. Từ kết quả thống kê, chúng tôi phân loại các hiện tượng theo các nhóm tiêu chí để làm cơ sở cho việc phân tích ở các nội dung tiếp theo. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để tiến hành trình bày thực trạng, rút ra những đặc điểm chung về tình hình chữ viết tắt trên các phương diện như: phương diện cấu tạo, phương diện nội dung. Dựa trên các kết quả rút ra từ phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận định vai trò của viết tắt. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này được sử dụng để xây dựng hệ thống các nhân tố xã hội tác động đến việc ngôn ngữ báo mạng sử 3
- dụng cách viết tắt; đồng thời, dựa trên các đặc trưng của các chuyên ngành khác như: Báo chí, Công nghệ Thông tin,… để làm rõ đặc điểm của hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử đã chọn. Ngoài các phương pháp kể trên, luận văn sử dụng các thủ pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, đối chiếu. Các thủ pháp này được chúng tôi sử dụng để chỉ ra các đặc điểm về mặt cấu tạo và nội dung của chữ viết tắt; so sánh, đối chiếu giữa chữ viết tắt với nội dung ý nghĩa biểu đạt; đồng thời, so sánh giữa hiệu quả của việc sử dụng chữ viết tắt với chữ không viết tắt. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện tượng viết tắt (cụ thể là: chữ viết và nội dung biểu đạt) trên một số báo điện tử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện tượng viết tắt trong một số tác phẩm báo chí được đăng tải trên 4 trang báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng), thời gian: từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu là các trang báo điện tử của 4 báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) như sau: 1) Báo điện tử Thái Nguyên: http://baothainguyen.vn/ 2) Báo Báo Hà Nội mới: http://www.hanoimoi.com.vn/ 3) Báo Sài Gòn Giải phóng : https://www.sggp.org.vn/ 4) Báo Lâm Đồng: http://baolamdong.vn/ 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lí luận Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm tài liệu cho nghiên cứu vấn đề hiện tượng viết tắt trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng, nhất là trên các phương tiện truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin. 4
- 5.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp những cứ liệu thực tế, giúp cho việc sử dụng ngôn từ, sử dụng lối viết tắt trên văn bản báo chí điện tử chuẩn hơn, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác đến độc giả ... 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt và cơ sở lí luận. Chương 2: Thực trạng hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử. Chương 3: Phản hồi của bạn đọc và ý kiến đề xuất. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG VIẾT TẮT VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng viết tắt 1.1.1. Trên thế giới Viết tắt là một hiện tượng phổ biến trong nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới - trong đó có tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành. Xuất phát từ xu hướng cần thể hiện văn bản, lời nói ngắn gọn, đơn giản, nhưng chuyển tải lượng thông tin lớn mà mọi lĩnh vực, mọi chuyên ngành sử dụng ngày càng phổ biến các chữ viết tắt...; đồng thời, điều này làm cho hệ thống các từ viết tắt trở nên vô cùng phong phú và đa dạng nhưng cũng gây ra không ít khó khăn trong đọc - hiểu - nhận dạng văn bản. Trong nghiên cứu Ngôn ngữ học, hiện tượng chữ viết tắt được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Nghiên cứu về hiện tượng chữ viết tắt xuất hiện đầu tiên ở Nga và có rất nhiều các công trình nghiên cứu được xuất bản gắn với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như: Lepcoxkaia C.A (1960), Moghilepxki R.I (1983), Lopachin V.V (1990),... Bàn về vấn đề này, tác giả Lopachin V.V đã nhận định chữ tắt thường được ghép từ những thành tố của từ một cụm từ ngữ ban đầu và ông đưa ra 06 kiểu cấu tạo chữ tắt khác nhau như: - Chữ tắt gồm các phụ âm đầu từ. - Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ. - Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với các chữ tắt các đầu từ khác. - Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với từ đầy đủ. - Chữ tắt gồm các bộ phận đầu từ kết hợp với danh từ đã đổi cách. - Chữ tắt gồm các bộ phận đầu của từ thứ nhất kết hợp với phần đầu và phần cuối của từ thứ hai hoặc với phần cuối của từ thứ hai. [dẫn theo 47] 6
- Các nhà nghiên cứu ở Mỹ thì lại cho rằng: hiện tượng tắt ngữ (Abbreviation) là một quá trình thái học, dựa trên một số quy tắc chính tả như sau: - Initialism: Quy tắc viết chữ cái đầu. Ví dụ: DC là viết tắt của từ District of Columbus. - Acronysm: Quy tắc tạo từ bằng các chữ cái đầu của từ hoặc rút ngắn từ. Ví dụ điển hình cho hiện tượng này là Prof trong từ Professor (giáo sư) hay từ vet trong từ veterinarian (bác sĩ thú y)… [dẫn theo 47] Như vậy, điểm qua các nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy tất cả những nghiên cứu vừa nêu đã khẳng định chữ tắt là hiện tượng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Cùng với sự vận động và phát triển của thế giới, hiện tượng viết tắt cũng ngày càng trở nên phổ biến và kéo theo đó là các nghiên cứu ra đời. 1.1.2. Ở Việt Nam Hiện tượng viết tắt ở Việt Nam cũng là hiện tượng xuất hiện từ rất sớm. Việc viết tắt một mặt giúp cho việc truyền tải thông tin được nhanh hơn nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn trong quá trình giao tiếp. Nhận thấy cần phải nghiên cứu hiện tượng viết tắt trong tiếng Việt, các công trình nghiên cứu về hiện tượng này của các Nhà Ngôn ngữ Việt Nam đã ra đời. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi hiện tượng viết tắt được các Nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm tìm hiểu. Ban đầu, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều và tập trung nghiên cứu hiện tượng viết tắt ở những đặc điểm cấu trúc và chức năng ngôn ngữ của chữ viết tắt trong tiếng Việt. Các nghiên cứu này gắn liền với tên tuổi của các nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Văn Tu, Trịnh Liễn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Đức Dân,... Chẳng hạn: Tác giả Nguyễn Trọng Báu khi nghiên cứu về chữ viết tắt đã chỉ ra: 1/ Về mặt loại hình giữa dạng chữ viết tắt và dạng tắt từ vựng. Dạng tắt từ vựng được tác giả coi là dạng đơn vị từ ngữ mới với vai trò trọng tâm là để định danh. Chẳng 7
- hạn: ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Association of South East Asian Nations), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc - The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Asia-Pacific Economic Cooperation),…; 2/ Về mặt nguồn gốc, tác giả cũng đã kiến giải: Dạng tắt có nguồn gốc từ ghép các chữ cái đầu âm tiết, mỗi chữ cái đều được âm tiết hoá và thường không dài quá ba chữ cái. Khi đọc, các chữ cái này có thể đọc rời nhau và không cần ghép nối phụ âm hay nguyên âm. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy hạn chế của dạng tắt trên là hiện tượng viết tắt rất đa dạng và không thể chữ cái nào cũng có thể được âm tiết hoá một cách cụ thể. Cùng quan tâm đến các chữ viết tắt, tác giả Trần Ngọc Thêm lại đi sâu vào việc lí giải các chữ viết tắt có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài. Theo tác giả, các chữ viết tắt có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài có thể được chia thành hai dạng: 1) từ tắt vay mượn; 2) từ tắt có nguồn gốc vay mượn. Mặc dù lấy hai dạng trên làm căn cứ tìm hiểu nhưng trong quá trình lí giải, ông cũng chỉ ra sự chưa thoả đáng trong cách phân chia này. Từ đó, tác giả nêu hướng giải quyết: Đối với chữ viết tắt đọc theo âm tiết hay đọc theo chữ cái đều thích hợp. Nhận thấy hệ thống các từ viết tắt trong ngành kinh tế cũng có rất nhiều điều bất cập như hệ thống chữ tắt chưa có những bộ nguyên tắc nhất định và chưa đáp ứng, tác giả Nguyễn Đức Dân dựa trên khía cạnh âm thanh và phân loại chữ viết tắt thành: 1/ Tên tắt không chú ý tới âm; 2/ Tên tắt chú ý tới âm; 3/ Tên tắt nhập âm, cả phụ âm lẫn nguyên âm; 4/ Tên tắt chú ý tới nghĩa. Đồng thời, ông phân loại các chữ viết tắt thành: Tắt nói, tắt viết và tắt nói vừa là tắt viết. Dựa trên hình thức chữ viết, Nguyễn Đức Dân chia chữ viết tắt thành các dạng như sau: 1. Sự tắt liên quan đến một từ (Abbreviation), chẳng hạn: Professor (Giáo sư) chuyển thành Prof ; hour (giờ) chuyển thành h. 2. Viết tắt sử dụng các chữ cái đầu tiên của mỗi từ hoặc mỗi tiếng, chẳng hạn: UBND (Uỷ ban Nhân dân), TP (thành phố),…; 3. Giữ lại phần đầu hoặc âm tiết có mỗi 8
- từ trong cụm từ. Với cách thức phân loại như trên, tác giả đã có sự phân loại hiện tượng viết tắt cả dạng âm và dạng chữ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, có rất nhiều trường hợp viết tắt trong xã hội không tuân theo các quy luật này, chẳng hạn: gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy (gọi là sĩ điện tử đấy); FảI LuN LuN Cố gẮg (Phải luôn luôn cố gắng);… Cũng bàn về chữ viết tắt, hai tác giả Như Ý và Mai Xuân Huy đã dành sự quan tâm cho việc tìm hiểu chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam với công trình “Chữ viết tắt nước ngoài và Việt Nam” [72]. Trong công trình này, các tác giả thu thập số lượng khoảng 6000 chữ viết tắt thông dụng nhất, tương đối ổn định và thuộc nhiều ngôn ngữ ở phạm vi là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nghệ thuật, quân sự, y tế… Đặc biệt, công trình “Từ điển viết tắt chữ các tổ chức kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Nguyễn Như Ý là người đầu tiên mã hoá hệ thống các chữ viết tắt của các tổ chức xã hội Việt Nam. Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các tác giả Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đức Tồn trong công trình “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, đã dành sự quan tâm về vấn đề chuẩn hoá tên tắt các tổ chức kinh tế và cơ quan, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ tại Việt Nam trong chương 3. Cụ thể: Các tác giả tìm hiểu những tên tắt của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp về ba phương diện như: Độ dài của tên tắt, cấu tạo của tên tắt, nguồn gốc của tên tắt. Kết quả nghiên cứu của công trình là các tác giả đã thống kê được khá đầy đủ và tiến hành phân loại tương đối tỉ mỉ các hiện tượng viết tắt mà đề tài quan tâm. Quan tâm đến vấn đề nghiên cứu về đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của tên tắt các cơ quan xuất nhập khẩu Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả Mai Xuân Huy và Nguyễn Hoài. Dựa trên kết quả thu thập và phân loại tư liệu, tác giả đã chỉ ra: Tên viết tắt của các cơ quan không nhất thiết phải dựa theo các thành tố cấu tạo nên tên đầy đủ. 9
- Quan tâm nghiên cứu, lí giải về con đường hình thành, đặc điểm cấu trúc và hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã có những lí giải cặn kẽ trong công trình luận án Tiến sĩ: “Bước đầu khảo sát con đường hình thành, đặc điểm cấu trúc và hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt” [47]. Tác giả đã đề cập đến ba vấn đề cơ bản của chữ tắt trong tiếng Việt là: 1/ Những con đường hình thành và phát triển chữ tắt trong tiếng Việt; 2/ Đặc điểm cấu trúc chữ tắt tiếng Việt; 3/ Đặc điểm hành chức chữ tắt tiếng Việt và vấn đề chuẩn hoá chữ tắt. Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề này như: tác giả Nguyễn Văn Quý với Nghiên cứu các phương pháp chuẩn hoá chữ viết tắt trong văn bản tiếng Việt; Nguyễn Tuấn Anh với Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân Dân;… Cùng tìm hiểu về viết tắt, tác giả Phạm Thị Thanh trong Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên trường Đại học sư phạm Thái Nguyên” [48] quan tâm tìm hiểu tình hình viết tắt của một nhóm đối tượng là sinh viên và trong phạm vi ghi chép bài. Xét về hình thức của văn bản tư liệu thì đây là công trình nghiên cứu chữ viết tắt trên văn bản cá nhân, không có tính quy phạm. Đồng thời, đây là kiểu văn bản mang tính chất vừa ghi nguyên văn (lời giảng) của giảng viên và theo lối viết cá nhân. Kết quả khảo sát và phân loại của tác giả đã xác định phương tiện viết tắt gồm 4 loại là: Viết tắt bằng tiếng Việt; viết tắt bằng kí hiệu quy ước; viết tắt bằng chữ/ kí hiệu tiếng nước ngoài và viết tắt bằng cách phối hợp các phương tiện. Đặc biệt tác giả Nguyễn Thành đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về hiện tượng viết tắt bằng một loạt các công trình nghiên cứu khác nhau như: Từ điển chữ tắt các tổ chức kinh tế -xã hội Việt Nam (soạn chung) [50]; Nói tắt VIẾT TẮT [51]; Các nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt [52]; Tắt tố, đơn vị cơ bản trong cấu tạo chữ tắt tiếng Việt [53], Bình diện kinh tế - xã hội của một số tên gọi tắt [54]; Một số nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt trên sách báo [55]; Vấn đề sử dụng chữ VIẾT TẮT trên báo chí [56];… 10
- Ngoài ra, có thể kể đến một số bài báo tìm hiểu về hiện tượng VIẾT TẮT như: tác giả Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh với: Dạng tắt và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội; tác giả Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thu Quỳnh với: Tìm hiểu cách thức VIẾT TẮT các từ ngữ tiếng Việt (nghiên cứu trường hợp ngôn ngữ của sinh viên);… Như vậy, hiện tượng VIẾT TẮT đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Xuất phát từ những góc độ khác nhau nên kết quả nghiên cứu về hướng tượng VIẾT TẮT cũng khác nhau, từ góc độ lí luận thuần tuý cho đến góc độ tìm hiểu trên một nhóm đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, quá trình tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng). 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số vấn đề về chữ tắt 1.2.1.1. Khái niệm chữ tắt Bàn về chữ tắt, trên phạm vi thế giới có thể kể đến quan niệm của Lopachin: “Chữ tắt là một danh từ gồm các từ được cắt ngắn từ một cụm từ ban đầu, hoặc bao gồm các thành tố của một từ ghép ban đầu.” [dẫn theo 47, tr.15] Ở Việt Nam, một số tác giả đề cập đến chữ tắt khi bàn đến hiện tượng viết tắt. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Từ điển khái niệm Ngôn ngữ học” đã định nghĩa: “Viết tắt (acronym) là hiện tượng chỉ ghi các chữ cái đầu của các từ trong một tên ghép.” [21, tr,594]. Đồng thời, tác giả đã minh chứng bằng các ví dụ trong tiếng Anh như: WB (World Bank - Ngân hàng Quốc tế). UNESCO (United Nations Educational, Scientific, and Culture Organization - Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc) CIA (Central Intelligance Agency - Cục Tình báo Trung ương) Trong tiếng Việt như: 11
- ĐHQGHN (Đại học Quốc gia Hà Nội) UBND (Uỷ ban Nhân dân). TTX (Thông tấn xã). [21, tr. 594] Các giả Như Ý và Mai Xuân Huy trong: “Sách tra cứu Chữ viết tắt nước ngoài và tiết Việt” chỉ ra: “Chữ tắt là một loại tên gọi đặc biệt chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ thành văn …”; đồng thời, chữ tắt có thể “chỉ gồm một cái đại diện cho tên đầy đủ, gọi là tắt tố”, cũng có khi là “ … một đoạn cắt (thường là phần đầu) của tên gọi đầy đủ”. [72, tr. 8]. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, “chữ tắt có thể là một chữ cái đầu của âm tiết, có thể là nhiều chữ cái của một âm tiết (hay từ) không mang tính âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của từ hay âm tiết, có thể là các bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là âm tiết, có thể là từ hoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau” [47, tr.19]. Nói một cách cụ thể thì, chữ tắt là “… hình thức tắt bằng chữ viết, tức là tất cả các dạng tắt có hình thức biểu hiện bằng con chữ” [47, tr.19]. Từ các phân tích, nhận định đối tượng, tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đã đưa ra một khái niệm chung nhất về chữ tắt như sau: “Chữ tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ, được tạo ra theo những phương thức cấu tạo đặc biệt, có chức năng làm cái đại diện cho định danh đầy đủ”. [47, tr. 19] - Khi nghiên cứu về tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đưa ra định nghĩa như sau: “Viết tắt là lược bớt một số ký hiệu chữ viết hoặc thay thế bằng cách viết khác sao cho chữ viết gọn hơn, kích thước ngắn hơn để viết được nhanh hơn”[48, tr. 12]. Điều này có nghĩa, viết tắt không chỉ tồn tại ở dạng hình thức con chữ mà còn bao gồm các kí tự dùng để biểu đạt. Với cách hiểu như vậy, mọi ký hiệu thay thế nếu “có kích thước ngắn hơn”, viết nhanh hơn đối tượng cần được thay thế đều được tác giả gọi là tắt tố (tức chữ tắt). Từ nhận định này, tác giả chỉ ra sinh viên sử dụng từ viết tắt nhằm mục đích viết nhanh, tiết kiệm thời gian và ít quan tâm đến vấn đề sau đó 12
- có chữ viết tắt có được hiểu đúng hay không. Điểm qua các quan niệm về viết tắt, chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và quan niệm: Chữ tắt có thể là một trong những dạng sau: chữ tắt của một chữ cái đầu của âm tiết; hoặc có nhiều chữ cái của một âm tiết (hay từ) không mang tính âm tiết, có thể là một đơn vị gồm nhiều chữ cái đầu của từ hay âm tiết, có thể là các bộ phận âm tiết tính của các âm tiết hay từ, có thể là âm tiết, có thể là từ hoặc có thể là sự kết hợp giữa chúng với nhau. Từ đó, chúng tôi cho rằng: hiện tượng viết tắt trên một số báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Lâm Đồng) là những chữ viết tắt có độ dài từ hai kí tự trở lên và được cấu thành tử các thành phần như sau: - Kí tự chữ hoa như: A, B, C, Z, U, Y,… - Kí tự chữ thường (mang tính âm tiết): a, b, c, e, h… - Kí tự kí hiệu như: “&”, “-“, “_”,… - Kí tự đặc biệt như: chữ số La Mã (I, V, X,…); đơn vị tiền tệ như: USD, JPE, CND,… 1.2.1.2. Đặc điểm của hiện tượng viết tắt Khi tìm hiểu về hiện tượng tắt, chúng tôi nhận thấy: bất kì ngôn ngữ nào cũng có thể có hiện tượng này và tồn tại ở hai dạng là tắt nói và tắt viết, cụ thể: Tắt nói là một phương thức bỏ các từ hay âm tiết nhằm tiết kiệm sự phát âm để diễn đạt điều cần giao tiếp trong một tình huống giao tiếp nhất định nhưng vẫn đảm bảo trọn vẹn nội dung giao tiếp. Tắt viết (hay viết tắt) là biểu hiện bằng ký tự của hiện tượng tắt trong ngôn ngữ mà trong đó không nhất thiết phải có sự tương đồng giữa chữ viết và lời nói. Khi đó, chữ viết tắt trở thành một đơn vị định danh ngắn gọn hơn mà vẫn đảm bảo được phạm vi ngữ nghĩa của các cấu trúc ngôn ngữ ban đầu. Tùy theo tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chia chữ tắt thành những nhóm, những kiểu khác nhau. Dưới đây là một số kiểu được phân 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn