intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn (huyện Hà Quảng - Cao Bằng)

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mô tả tình hình sử dụng ngôn ngữ, đồng thời ghi nhận những ý kiến, nguyện vọng của người Nùng Vẻn và những người có liên quan về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn. Từ tình hình sử dụng ngôn ngữ có thể đóng góp ý kiến nhằm giải quyết thực trạng đặt ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn (huyện Hà Quảng - Cao Bằng)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ HIỀN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NÙNG VẺN (HUYỆN HÀ QUẢNG - CAO BẰNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ HIỀN CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NÙNG VẺN (HUYỆN HÀ QUẢNG - CAO BẰNG) Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả luận văn Đoàn Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Tạ Văn Thông, người đã hướng dẫn luận văn. Xin cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy, Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị em, bạn bè lớp Ngôn ngữ Việt Nam K25 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tác giả trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Đoàn Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii QUY ƯỚC VIẾT TẮT ....................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ............................................................. 5 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 5 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ............................................. 7 1. 1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................. 7 1.1.1. Cảnh huống ngôn ngữ................................................................................ 7 1.1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ................................................................................... 10 1.1.3. Song ngữ / đa ngữ .................................................................................... 13 1.1.4. Năng lực giao tiếp.................................................................................... 15 1.1.5. Ngôn ngữ và giới tính .............................................................................. 16 1.1.6. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ ....................................................................... 18 1.1.7. Truyền thông ở vùng đồng bào các DTTS .............................................. 19 1.2. Tiếng Nùng Vẻn ở Cao Bằng ..................................................................... 20 1.2.1. Các dân tộc anh em và người Nùng Vẻn ở Cao Bằng............................. 20 1.2.2. Tiếng Nùng Vẻn ...................................................................................... 23 1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. Chương 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở NGƯỜI NÙNG VẺN ............................................ 26 2.1. Về thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát................................................. 26 2.2. Những hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn .......................................................................................................... 26 2.3. Năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn ........... 28 2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn qua quan sát ...................................................................................... 28 2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn qua các bảng hỏi............................................................................... 28 2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 46 Chương 3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG Ở NGƯỜI NÙNG VẺN ...................................................................................................... 47 3.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn................ 47 3.1.1. Về thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát ............................................. 47 3.1.2. Năng lực ngôn ngữ trong nhà trường ở HS Nùng Vẻn ........................... 47 3.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông ở người Nùng Vẻn ........................................................................................................... 57 3.2.1. Về thời gian, địa điểm và đối tượng khảo sát .......................................... 57 3.2.2. Năng lực ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông ở người Nùng Vẻn....... 57 3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 63 Chương 4. SỰ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ Ở NGƯỜI NÙNG VẺN ..................................... 64 4.1. Ý kiến về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở cộng đồng Nùng Vẻn................. 64 4.1.1. Ý kiến của người Nùng Vẻn .................................................................... 64 4.1.2. Ý kiến của những nhà quản lí và công chức ở địa phương ..................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 4.2. Phương hướng và những biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn ................................................................................................ 70 4.2.1. Những luận điểm chính trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS .................................................... 70 4.2.2. Những vấn đề đặt ra từ cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn ......... 72 4.3. Phương hướng chung và những giải pháp cụ thể ....................................... 73 4.3.1. Phương hướng chung............................................................................... 73 4.3.2. Những giải pháp cụ thể ............................................................................ 74 4.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 77 KẾT LUẬN....................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. QUY ƯỚC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên dạng DTTS : Dân tộc thiểu số GV : Giáo viên HS : Học sinh PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú TH : Tiểu học THCS : THCS TMĐ : Tiếng mẹ đẻ TV : Tiếng Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các ngôn ngữ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn.............................................................................. 29 Bảng 2.2: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn .......................................... 33 Bảng 2.3: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn theo giới tính .................... 37 Bảng 2.4: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn theo sự phân biệt về độ tuổi ............................................................................................. 39 Bảng 2.5: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn theo sự phân biệt về học vấn ............................................................................................ 41 Bảng 2.6: Năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn theo nghề nghiệp .............. 43 Bảng 3.1. Các ngôn ngữ được sử dụng ở HS Nùng Vẻn trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau ........................................................... 49 Bảng 3.2: Năng lực ngôn ngữ ở HS Nùng Vẻn theo cấp học ........................ 51 Bảng 3.3: Những lỗi thường gặp trong sử dụng ngôn ngữ viết ở HS Nùng Vẻn ........................................................................................ 56 Bảng 3.5: Các ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động truyền thông ở người Nùng Vẻn.............................................................................. 58 Bảng 3.6: Năng lực ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông ở người Nùng Vẻn theo sự phân biệt về loại hình........................................ 61 Bảng 4.1: Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn.................................................................. 64 Bảng 4.2. Thái độ ngôn ngữ trong vấn đề liên quan đến hôn nhân ................ 65 Bảng 4.3. Ý kiến về việc sử dụng ngôn ngữ trong trường học ở người Nùng Vẻn ........................................................................................ 66 Bảng 4.4. Ý kiến về việc học chữ ở người Nùng Vẻn .................................... 67 Bảng 4.5. Ý kiến về việc duy trì ngôn ngữ dân tộc ở người Nùng Vẻn.......... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cảnh huống ngôn ngữ rất được chú ý trong những nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội. Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở một cộng đồng (gồm các khía cạnh: tình hình dân số và phân bố dân cư (người nói), số lượng và sự phân bố chức năng các ngôn ngữ, hiện tượng song ngữ - đa ngữ, năng lực sử dụng các ngôn ngữ, thái độ của người dân đối với các ngôn ngữ, tình hình giáo dục ngôn ngữ...) có thể giúp đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ ở cộng đồng này. Yêu cầu đó hiện nay đang được đặt ra đối với ngôn ngữ ở hầu hết các DTTS ở Việt Nam - các ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ mai một, trong đó có tiếng Nùng Vẻn. TMĐ của người Nùng Vẻn ở Nội Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng hiện nay có rất ít người sử dụng, lại chịu áp lực từ những ngôn ngữ có vị thế cao hơn như tiếng Việt, Nùng, Tày. 1.2. Người Nùng Vẻn (hay còn gọi là người Vẻn) cư trú tại Nội Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng. Tính đến năm 2019, người Nùng Vẻn có khoảng 205 nhân khẩu. Cộng đồng này hiện không giữ lại được ghi chép nào về nguồn gốc của mình, cũng không nhớ trước kia họ từng sống ở đâu, bằng cách nào họ di cư tới Việt Nam. Hiện nay, họ được xếp vào dân tộc Nùng, mặc dù văn hóa và ngôn ngữ có không ít khác biệt với người Nùng. Ngôn ngữ được coi là hiện thân của văn hóa, cũng là một trong ba yếu tố quan trọng để xác định thành phần tộc người. Một số công trình ngôn ngữ học công bố trong thời gian gần đây cho rằng, người Nùng Vẻn nói bằng một ngôn ngữ thuộc chi Ka Đai, khác với tiếng Nùng thuộc chi Kam - Tai của ngữ hệ Tai - Ka Đai. Nghĩa là: Nùng và Nùng Vẻn là những ngôn ngữ khác nhau [61]. Tuy nhiên, cũng như văn hóa Nùng Vẻn, tiếng Nùng Vẻn hiện rất ít được nghiên cứu. 1.3. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách nhằm thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, bảo tồn và phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. vốn văn hóa truyền thống của các DTTS. Nhưng đến nay, ở Việt Nam vẫn cần có những biện pháp cụ thể để thực thi những đường lối chính sách này, trong đó có các ngôn ngữ DTTS đang trong nguy cơ mai một như ở người Nùng Vẻn (Cao Bằng). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ DTTS có nguy cơ mai một tại Việt Nam hiện nay”, tác giả là thành viên nghiên cứu và trực tiếp tìm hiểu tiếng Nùng Vẻn tại Nội Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng. Luận văn là sự ghi nhận quá trình nghiên cứu một ngôn ngữ có nguy cơ mai một ở Việt Nam: tiếng Nùng Vẻn. Từ những lí do trên, “Cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn (huyện Hà Quảng - Cao Bằng)” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Về tình hình nghiên cứu ngoài nước, trong tài liệu hiện có, có thể kể đến những nghiên cứu của tác giả V.Y.U.Mikhailchenko: Những vấn đề dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga; Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ// Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc....(Theo [11]). Trong các tài liệu về cảnh huống ngôn ngữ, còn có thể đọc thấy những danh mục sau: Ralph Fasold (1995), Xã hội - Ngôn ngữ học của xã hội, Basil Blackwell, Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Donna Christian (1997), Kế hoạch hóa ngôn ngữ: xét theo quan điểm ngôn ngữ học, Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài. Viện Ngôn ngữ học (Bản dịch từ language: the Cambridge Survey, vol 4.PP.193-209). 1. Colin Baker (2008), Những cơ sở của giáo dục song ngữ và vấn đề song ngữ, Nxb ĐHQG, TP. Hồ Chí Minh. ... Những công trình này là nguồn tài liệu quý cho giới ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến cảnh huống ngôn ngữ và ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Về tình hình nghiên cứu trong nước, có thể kể đến những nghiên cứu của các tác giả: Lý toàn Thắng - Nguyễn Văn Lợi với bài viết về Sự phát triển ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam trong thế kỉ XX (2001); Tạ Văn Thông với Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam (chủ biên) (2009); Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi - Tạ Văn Thông với Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt Nam (Những vấn đề chung) (2013); Tạ Văn Thông - Tạ Quang Tùng, Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam (2017)... Những công trình nghiên cứu đi trước đã miêu tả được những khía cạnh khác nhau về cảnh huống ngôn ngữ của một cộng đồng nào đó, hoặc tái hiện được tình hình sử dụng một ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt Nam (Những vấn đề chung) [10], các tác giả Nguyễn Hữu Hoành - Nguyễn Văn Lợi - Tạ Văn Thông đã dành chương (II) để bàn về “Cảnh huống ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam”. Nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một dân tộc cụ thể, có thể kể đến các bài viết: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong trường TH Chiềng Xôm (Tạ Văn Thông), Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Hmông (Nguyễn Hữu Hoành), Tình hình giao tiếp ngôn ngữ của các DTTS trên địa bàn xã Noong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Nguyễn Hữu Hoành), Đời sống ngôn ngữ của người Dao (Tạ Văn Thông - Nguyễn Hữu Hoành). Một số luận văn ở ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã chọn cảnh huống một ngôn ngữ hay ở một khu vực làm đối tượng nghiên cứu: Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2001); Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên (Dương Thị Thanh Hoa, 2010); hay Cảnh huống ngôn ngữ của người Pà Thẻn ở Hà Giang (Nguyễn Thị Hằng Nga, 2011).... Tiếng Nùng Vẻn hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một cao. Tuy nhiên, ngôn ngữ này lại chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Bài viết “Nùng vẻn (Ênh) - Một ngôn ngữ thuộc nhóm Ka Đai mới được phát hiện” (Jerolda. Edmondson, Nguyễn Văn Lợi, Hoàng Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. Ma, Tạ Văn Thông) [61] là công trình nghiên cứu tỉ mỉ nhất về ngôn ngữ Nùng Vẻn tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, công trình này đi sâu phân tích từ vựng và ngữ âm tiếng Nùng Vẻn, chưa quan tâm nhiều tới ngôn ngữ học xã hội của ngôn ngữ này. Như vậy, đề tài “Cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn (Cao Bằng) chưa từng được đặt vấn đề nghiên cứu. Tác giả mong muốn công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ ban đầu cho việc đưa ra những giải pháp thỏa đáng nhằm bảo tồn ngôn ngữ và vốn văn hóa truyền thống của người Nùng Vẻn nói riêng; ngôn ngữ, văn hóa các DTTS có nguy cơ mai một ở Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa bàn cư trú lâu đời và tương đối tập trung của người Nùng Vẻn ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi Luận văn tìm hiểu về các mặt trong cảnh huống ngôn ngữ: hiện tượng song ngữ - đa ngữ, sự phân bố chức năng các ngôn ngữ, khả năng sử dụng các ngôn ngữ, ý kiến của người dân đối với các ngôn ngữ, tình hình giáo dục ngôn ngữ, ngôn ngữ truyền thông đại chúng, ý nguyện ngôn ngữ đối với TMĐ và TV, của người Nùng Vẻn tại địa phương. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Mô tả tình hình sử dụng ngôn ngữ, đồng thời ghi nhận những ý kiến, nguyện vọng của người Nùng Vẻn và những người có liên quan về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn. Từ tình hình sử dụng ngôn ngữ có thể đóng góp ý kiến nhằm giải quyết thực trạng đặt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu cơ sở lí thuyết và thực tế có liên quan đến đề tài. - Khảo sát thu thập tư liệu và miêu tả tình hình sử dụng các ngôn ngữ (Việt, Nùng Vẻn, Tày...) ở người Nùng Vẻn tại Cao Bằng. Tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của người Nùng Vẻn và các đối tượng có liên quan đến tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Nùng Vẻn. - Đặt ra những vấn đề cần giải quyết trước tình hình sử dụng và thái độ ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn. - Đưa ra ý kiến nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. 5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu - Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: kết hợp quan sát thực tế với phỏng vấn và điều tra qua bảng hỏi để thu thập tư liệu ngôn ngữ học và thông tin tại địa phương. - Phương pháp miêu tả (gồm có các thủ pháp phân tích và tổng hợp): trình bày thực trạng, rút ra những đặc điểm chung về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn. - Phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học được áp dụng để thu thập tư liệu về tình hình sử dụng ngôn ngữ người Xinh Mun. Các thủ pháp điều tra gồm: điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. - Thủ pháp thống kê - phân loại: tính toán các số liệu có được qua khảo sát ở những loại khác nhau, từ đó rút ra quy luật xuất hiện về các hiện tượng được chú ý trong mối tương quan với các hiện tượng khác. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về lí thuyết Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp thêm tài liệu cho nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ nói chung. Đồng thời kết quả luận văn có thể mang lại những kinh nghiệm cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp những cứ liệu thực tế, giúp cho chính quyền địa phương đề ra những chính sách để phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao khả năng sử dụng TV, bảo tồn và phát triển mẹ đẻ của người Nùng Vẻn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là cơ sở ban đầu để nghiên cứu các khía cạnh khác (ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa, biên soạn sách...) của tiếng Nùng Vẻn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tế Chương 2: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở người Nùng Vẻn Chương 3: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường và trong hoạt động truyền thông ở người Nùng Vẻn Chương 4: Sự định giá và những biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ 1. 1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Cảnh huống ngôn ngữ Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong nước và trên thế giới đã đưa ra những quan niệm về cảnh huống ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau: - Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố được hình thành trong suốt một thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định bằng những hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phương ngữ...) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ đang hành chức trên lãnh thổ này [3]. - Cảnh huống ngôn ngữ là toàn bộ các hình thái tồn tại của một ngôn ngữ hay toàn bộ các ngôn ngữ trong mối quan hệ tương hỗ về mặt lãnh thổ, xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lí hay một thực thể hành chính - chính trị nhất định [3]. Mặc dù đưa ra những quan niệm không giống nhau về cảnh huống ngôn ngữ nhưng những quan niệm trên đều nói đến hình thái tồn tại và hành chức của ngôn ngữ trong mối quan hệ với các yếu tố xã hội tại một cộng đồng, một khu vực lãnh thổ nhất định. Như vậy, có thể hiểu “cảnh huống ngôn ngữ” là: khái niệm thuộc văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể) của cộng đồng người hay liên cộng đồng tộc người, định hình trong tiến trình lích sử lâu dài trên một vùng lãnh thổ (một quốc gia hay một khu vực) phản ánh trạng thái tồn tại và các các hình thái thể hiện sự hành chức của ngôn ngữ, quan hệ giữa các ngôn ngữu về mặt cội nguồn và loại hình, sự tiếp xúc và tác động qua lại giữa các ngôn ngữ với nhau [59]... Từ những quan niệm vừa được trình bày, có thể thấy cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm phức tạp. Để có hướng đi đúng khi nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay một khu vực thì cần nắm được những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. nội dung cần được đề cập. Khi nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam; các tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông đã dẫn ra ý kiến của một số nhà khoa học trong nước và trên thế giới về nội dung của cảnh huống ngôn ngữ, cụ thể như sau: Tác giả T.B. Kriuchkova cho rằng cảnh huống ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp, nhiều tầng bậc, bao gồm một số thông số khách quan và chủ quan nhất định: Các thông số khách quan bao gồm: a. Số lượng ngôn ngữ (phương ngữ, biệt ngữ v.v.) có hoạt động hành chức trên một địa bàn lãnh thổ - hành chính nào đó. b. Số người sử dụng từng ngôn ngữ này, cách phân bố các đối tượng sử dụng, số lượng phạm vi giao tiếp của từng ngôn ngữ, số lượng ngôn ngữ có chức năng ưu thế, đặc tính ngôn ngữ của chúng (biến thể của một ngôn ngữ hay các ngôn ngữ khác nhau). c. Quan hệ cấu trúc loại hình giữa chúng (cùng loại hình hay khác loại hình). d. Tính bình đẳng/ không bình đẳng về chức năng giữa chúng, đặc điểm ngôn ngữ có ưu thế (bản ngữ “ngôn ngữ nhập”) Các thông số chủ quan bao gồm: e. Sự đánh giá của các đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại các ngôn ngữ tham gia vào cảnh huống. Các đánh giá được thực hiện ở bình diện khả năng thích dụng trong giao tiếp, uy tín văn hóa và thẩm mỹ v.v. f. Định hướng của dân chúng về uy tín văn hóa và thẩm mĩ, về sự cần thiết phải có hiểu biết về một ngôn ngữ nào đó đang hành chức trong nước được hình thành, một mặt dưới ảnh hưởng của quan điểm chính thống trong nước hoặc trong một nhóm xã hội nào đó về vấn đề này; mặt khác, dưới ảnh hưởng của các điều kiện sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Theo V.Ju. Mikhalchenko, cảnh huống ngôn ngữ được tập hợp bởi 4 yếu tố như sau: - Yếu tố dân tộc - nhân khẩu: Thành phần dân tộc của cư dân trong một khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn của họ v.v. - Yếu tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ, sự hiện hữu ở ngôn ngữ này, các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ, truyền thống chữ viết v.v. - Yếu tố vật chất: Các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, GV, hệ thống lớp học ngôn ngữ v.v. - Yếu tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri năng ngôn ngữ, sự sẵn sàng học ngôn ngữ mới của họ v.v. (Theo [10]) Sau khi trích dẫn những cách hiểu khác nhau về nội dung của cảnh huống ngôn ngữ, các tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông [10] cũng đã tổng kết và đưa ra quan điểm của mình về những nội dung cần quan tâm khi miêu tả cảnh huống ngôn ngữ tại Việt Nam, hay là những yếu tố làm nên cảnh huống ngôn ngữ: (1) Số lượng các dân tộc - ngôn ngữ (phương ngữ) đang hoạt động hành chức trên địa bàn. (2) Đặc điểm về quan hệ cội nguồn và loại hình của các ngôn ngữ ở Việt Nam. (3) Đặc điểm về sự hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ngôn ngữ ở Việt Nam. (4) Số lượng người sử dụng từng ngôn ngữ và cách phân bố của các đối tượng này (bao gồm cả sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn...) (5) Trình độ phát triển và vai trò, vị thế của các ngôn ngữ ở Việt Nam (tình trạng chữ viết, các phong cách chức năng, phạm vi gián tiếp). (6) Đặc điểm của các ngôn ngữ có ưu thế (bản ngữ hay ngôn ngữ ngoại nhập). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. (7) Ý thức ngôn ngữ và sự đánh giá của các đối tượng sử dụng ngôn ngữ về các ngôn ngữ có tham gia vào cảnh huống (uy tín văn hóa, khả năng thích dụng trong giao tiếp của từng ngôn ngữ). (8) Chính sách ngôn ngữ. Quan niệm của các tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông phù hợp với các khía cạnh cần nghiên cứu trong thực tế ở Việt Nam. Đây có thể xem là cơ sở để xác lập những nội dung nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở người Nùng Vẻn (Cao Bằng). 1.1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ Trong bài viết về vấn đề “Tiếp xúc ngôn ngữ tại vùng DTTS ở Việt Nam hiện nay” [20], tác giả Nguyễn Văn Khang đã dẫn lại ý kiến của nhà ngôn ngữ học nhân học Edward Sapir về khái niệm “ảnh hưởng lẫn nhau” của ngôn ngữ. Theo đó: “cũng như các nền văn hoá, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ. Nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hoá. Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo (...) Dù cho mức độ hay tính chất của sự tiếp xúc giữa các dân tộc lân cận nhau là thế nào đi nữa, thì nó thường đủ sức để dẫn đến một thứ ảnh hưởng qua lại nào đó về ngôn ngữ”. Như vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng tất yếu diễn ra nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi với nhau về thương mại, văn hóa, tôn giáo, thậm chí về quân sự. Tại các quốc gia đa dân tộc, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ với hệ quả là hiện tượng đa ngữ là một đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ là một bước quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về đa ngữ, vay mượn, giao thoa và quy tụ ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ và những thách thức trong thực tiễn giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tiếp xúc ngôn ngữ: a. Theo William Bright: Tiếp xúc ngôn ngữ là cảnh huống kế cận nhau về mặt địa lý và về mặt xã hội của các ngôn ngữ hoặc phương ngữ, mức độ song ngữ dần xuất hiện trong phạm vi cộng đồng, và do vậy các ngôn ngữ bắt đầu ảnh hưởng với nhau (Theo [35]). O.S.Akhmamova định nghĩa: Tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau (Theo [34]). Tiếp xúc ngôn ngữ cũng có thể được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ bao gồm nhiều hiện tượng khác nhau: hiện tượng ngôn ngữ tầng nền và ngôn ngữ tầng trên, hiện tượng giao thoa và hiện tượng tích hợp, vay mượn và pha trộn, ngôn ngữ lai tạp và ngôn ngữ pha trộn, phân li và quy tụ ngôn ngữ... Mặc dù chưa đi đến thống nhất trong việc đưa ra khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ nhưng những quan niệm nêu trên cho thấy các tác giả khi nghiên cứu vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ đều có chung một định hướng: phân tích và lí giải hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ. Trong đời sống xã hội, hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ là điều tất yếu xảy ra và càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Việc tiếp xúc ngôn ngữ giữa các cộng đồng người dẫn đến sự “ảnh hưởng qua lại” về ngôn ngữ. Sự ảnh hưởng lẫn nhau đó có thể được nhìn nhận từ hai góc độ: xã hội và ngôn ngữ. Nguyễn Văn Khang trong bài viết “Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng DTTS ở Việt Nam hiện nay [20]” cho rằng: Nói đến xã hội tức là nói đến tính cộng đồng xã hội. Chẳng hạn, khi hai dân tộc nói hai ngôn ngữ khác nhau mà tiếp xúc với nhau thì xu hướng chung là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2