intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Chất liệu văn học trong điện ảnh Việt Nam qua trường hợp Song lang

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tìm hiểu kĩ hơn về “Chất liệu văn học trong điện ảnh Việt Nam qua trường hợp Song lang” để thấy được sự cải biên và yếu tố liên văn bản từ tác phẩm văn học đến các vở cải lương và phim điện ảnh. Qua đó, người viết mong muốn giúp đối tượng học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có những trải nghiệm sáng tạo, “học mà chơi” trong việc tiếp cận với bộ môn Ngữ Văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Chất liệu văn học trong điện ảnh Việt Nam qua trường hợp Song lang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Hồng Vân CHẤT LIỆU VĂN HỌC TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP SONG LANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Hồng Vân CHẤT LIỆU VĂN HỌC TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP SONG LANG Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã ngành : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Người thực hiện Ngô Thị Hồng Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thu Vân, người cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến NSND. TS. Bạch Tuyết, Nghệ sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn Leon Quang Lê đã cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và cho tôi những hướng dẫn quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường THCS Hoàng Hoa Thám - Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh cùng các thầy cô đồng nghiệp thân thiết đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn yêu thương, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể chuyên tâm hoàn thành luận văn. TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2019 Người thực hiện Ngô Thị Hồng Vân
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG ........................................ 10 1.1. Cải biên trong điện ảnh .................................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm cải biên ................................................................................... 10 1.1.2. Khái lược lịch sử cải biên văn học điện ảnh ở Việt Nam......................... 13 1.2. Liên văn bản ................................................................................................... 21 1.2.1. Vài nét về liên văn bản ............................................................................. 21 1.2.2. Một số trường hợp liên văn bản tiêu biểu trong điện ảnh Việt Nam ....... 25 1.3. Leon Quang Lê - Hành trình đến với Song lang ............................................ 30 1.3.1. Việt kiều Mĩ mơ giấc mộng cải lương ..................................................... 30 1.3.2. Song lang.................................................................................................. 34 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 37 Chương 2. CHẤT LIỆU VĂN HỌC SỬ DỤNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH SONG LANG ............................................................................. 38 2.1. Những vấn đề xung quanh truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy .................. 38 2.1.1. Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy ...................................................... 40 2.1.2. Thơ về Mị Châu - Trọng Thủy ................................................................. 43 2.2. Cải lương Mị Châu - Trọng Thủy................................................................... 50 2.2.1. Một số vấn đề về cải lương ...................................................................... 50 2.2.2. Về trích đoạn Mị Châu - Trọng Thủy được sử dụng trong Song lang ..... 56 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 64 Chương 3. SONG LANG - NỖI KHẮC KHOẢI GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ CUỘC ĐỜI ................................................................................. 65 3.1. Linh Phụng - Dũng: Khi cải lương gắn kết hai tâm hồn ................................ 65 3.1.1. Linh Phụng - Chàng nghệ sĩ tài hoa ......................................................... 65
  6. 3.1.2. Dũng - Gã giang hồ thập niên 80 và cái kết cuộc đời .............................. 67 3.2. Song lang - Qua chất liệu điện ảnh ............................................................... 71 3.2.1. Tự sự điện ảnh .......................................................................................... 71 3.2.2. Kĩ xảo điện ảnh ........................................................................................ 89 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 101 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, lĩnh vực nghiên cứu văn bản đã có những chuyển biến với sự ra đời của những lí thuyết mới, trong đó có lí thuyết liên văn bản. Lí thuyết này chú trọng ảnh hưởng giữa các văn bản, tất cả các ngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội hay tâm lí, nghệ thuật đều có thể trở thành quan hệ “liên văn bản” với văn bản văn học. Những năm gần đây, những ứng dụng trực tiếp từ lí thuyết liên văn bản trong nghiên cứu và phê bình văn học cũng ngày càng đa dạng, mang lại một tư duy mới trong sáng tạo đồng thời mở ra thêm nhiều hướng nghiên cứu mới. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng của lí thuyết liên văn bản không chỉ trong lĩnh vực văn học mà còn được nghiên cứu trong các loại hình nghệ thuật khác như: âm nhạc, điện ảnh, sân khấu…Với những tính chất nêu trên, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu hiện tượng chuyển thể từ góc độ liên văn bản, tức nghiên cứu tác phẩm văn chương dựa trên tác phẩm nguồn cũng như tác phẩm cải biên là một hướng nghiên cứu mới, đang có những bước dạo đầu rộng mở. Nghiên cứu theo hướng này đặc biệt cần thiết, bởi liên văn bản không chỉ phản ánh bản chất của các loại văn bản mà còn cho thấy mối tương tác đa dạng, phức tạp giữa các bối cảnh văn hóa mà ở đó các văn bản không ngừng cộng hưởng, giao thoa với nhau. Đó cũng là đặc trưng mà liên văn bản rất phù hợp trong nghiên cứu lĩnh vực văn học - điện ảnh. Song song đó, đi cùng với sự phát triển của phim ảnh, đặc biệt là phim điện ảnh thì câu hỏi, làm sao để “Xây dựng một nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc” là một câu hỏi khó trong bối cảnh xã hội hiện nay. Để thực hiện phương châm đó, điện ảnh gặp những khó khăn riêng. Đầu tiên, đây là loại hình du nhập từ phương Tây mới nửa thế kỉ. Nó còn khá mới mẻ và thiếu hẳn bề dày truyền thống dân tộc như những loại hình nghệ thuật khác. Đồng thời, điện ảnh lại là loại hình đa dạng: vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính kĩ thuật, công nghiệp. Vì vậy, điện ảnh đòi hỏi người sáng tác phải có tư duy “hiện đại” chứ không thể tư duy như trong sáng tác văn học nghệ thuật truyền thống.
  8. 2 Vài năm trở lại đây, đứng trước làn sóng đô thị hóa - xã hội hóa, điện ảnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Những bộ phim điện ảnh được đầu tư kĩ lưỡng, công phu mang tính nghệ thuật vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người xem. Thay vào đó, những bộ phim điện ảnh mang tính giải trí với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng lại thu hút được khá lớn sự quan tâm của khán giả và đối với những nhà làm điện ảnh truyền thống thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Vì thế, hai năm trở lại đây, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã khơi màu cho những giá trị truyền thống dân tộc trong điện ảnh bằng những bộ phim “ nặng kí” được đầu tư công phu và kĩ lưỡng. Ví như Tấm Cám- Chuyện chưa kể, khai thác đề tài truyện cổ tích. Cô Ba Sài Gòn tôn vinh chiếc áo dài truyền thống. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh lấy chất liệu văn học hiện đại, tôn vinh cảnh đẹp quê hương đất nước… Từ những đặc điểm, tính chất của lí thuyết liên văn bản, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các chất liệu văn học khi được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh là điều cần thiết, là một hướng nghiên cứu tiềm năng giúp mở ra những giá trị thú vị về văn hóa, xã hội. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều thông tư. Trong đó có thông tư 04/ TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong trường học. Vì vây, các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, “chơi mà học” cho các em học sinh. Trong đó, hoạt động sân khấu hóa, điện ảnh hóa các tác phẩm văn học là hoạt động giúp học sinh phát huy năng lưc, phát huy tư duy sáng tạo và khơi dậy tình yêu văn chương, nghệ thuật khá tốt. Ở hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, học sinh có thể sáng tạo bằng cách tham gia hát, múa, hoạt cảnh, hò đối đáp, diễn kịch. Còn với hoạt động điện ảnh hóa tác phẩm văn học, các em học sinh có thể làm những bộ phim ngắn chuyển thể từ các tác phẩm văn học. Thông qua các hoạt động trải nghiệm này, học sinh không chỉ nắm chắc nội dung, hiểu rõ về ý nghĩa của tác phẩm mà còn phải cảm thụ được chất văn học. Từ đó, giúp các em vững vàng hơn trên hành trình tìm hiểu tri thức.
  9. 3 Từ những định hướng đó, tôi chọn đề tài “Chất liệu văn học trong điện ảnh Việt Nam qua trường hợp Song lang” để hiểu rõ hơn những giá trị liên văn bản giữa hai loại hình nghệ thuật tuy gần gũi nhưng cũng có nhiều khác biệt này. 2. Lịch sử vấn đề 1. Trong bối cảnh phát triển của văn học thế giới ngày nay, nghiên cứu về chuyển thể, cải biên đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở lí luận liên văn bản. Lí thuyết này đi cùng với sự phát triển của điện ảnh đã cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá về tác phẩm chuyển thể. Thuật ngữ liên văn bản lần đầu được xuất hiện trong công trình nghiên cứu của Julia Kristeva Từ, đối thoại và tiểu thuyết (1967). Dù là người đầu tiên triển khai lí thuyết này nhưng Julia không phải là người đầu tiên phát biểu về lí thuyết liên văn bản như một hệ thống lí thuyết mới. Tuy nhiên, nguồn gốc đầu tiên sơ khai của liên văn bản lại gắn với nhà ngôn ngữ học nổi tiếng F. Saussure với quyển Ngôn ngữ học đại cương. Saussure viết: “giá trị của bất cứ một yếu tố nào cũng đều có những yếu tố xung quanh quy định” và “tất cả đều dựa trên những mối quan hệ” (F. Saussure, 2011). Nghĩa là không có một kí hiệu nào có giá trị tự thân. Mọi kí hiệu chỉ có giá trị trong mối quan hệ giữa nó với các kí hiệu khác trong hệ thống. Về sau, Mikhail Bakhtin đã phát triển lí thuyết về ngôn ngữ của Saussure theo hướng nghiên cứu mới. Bakhtin là người đã phát hiện ra tính đối thoại đa thanh trong ngôn ngữ. Sự phát hiện mới mẻ này của ông đã mở ra hướng nghiên cứu về ý thức liên văn bản trong nghiên cứu văn học. Ngoài ra, một trong những công trình có sức ảnh hưởng của M. Bakhtin là “Những vấn đề thi pháp” Doistoievski. M. Bakhtin đã sử dụng khái niệm phức điệu (vốn thuộc lĩnh vực âm nhạc) để khái quát đặc trưng cơ bản của sáng tác Dostoievski. Mấu chốt của những quan điểm được đề cập trong công trình này là đặc trưng đối thoại của tiểu thuyết, được ông minh chứng bằng những khái niệm: “đa thanh”, diễn ngôn hai giọng, giọng khác. Thực chất của tiểu thuyết phức điệu được Bakhtin chỉ rõ: các thanh âm khác nhau vốn tồn tại một cách độc lập được kết hợp lại trong một thể thống nhất. Theo Bakhtin và nhiều nhà nghiên cứu lí thuyết liên văn bản về sau, tính đối thoại không chỉ giới hạn trong phạm vi những văn bản cùng loại, không đóng khung
  10. 4 trong nội bộ văn bản văn học mà còn mở rộng ra các văn bản nghệ thuật (hội họa, điện ảnh, âm nhạc,…), các văn bản địa lí, lịch sử, tôn giáo,… hay nói chung là toàn bộ sự giao tiếp theo nghĩa rộng của từ này. Rõ ràng, bản chất đối thoại của ngôn ngữ theo lập luận của Bakhtin đã “khiêu chiến” với những sự đơn nhất cố định, đặt tính độc đoán, chuyên chế của một diễn ngôn, một văn bản trước nguy cơ bị phá vỡ, bị xuyên thấm. Đồng thời, nhà nghiên cứu Julia Kristeva từng tuyên bố bất kì một văn bản nào cũng được cấu trúc như là sự ghép mảnh của các trích dẫn, bất kì một văn bản nào cũng là sự hấp thu và chuyển đổi của các văn bản khác. Từ tuyên bố này của bà có thể rút ra khái niệm “Liên văn bản là một lí thuyết về văn bản, như một mạng lưới của những hệ thống kí hiệu được đặt trong mối quan hệ với những hệ thống biểu nghĩa khác hoạt động – cho thấy việc sử dụng kí hiệu một cách lí tưởng - trong một nền văn hóa”. Hoặc theo quan điểm của Kristeva cũng có thể kết luận: “Một hệ thống kí hiệu được thâu nhập vào một hệ thống kí hiệu khác và những thay đổi kí hiệu học phát sinh do việc chuyển vị này. Liên văn bản xem văn bản như bộ phận của một lĩnh vực rộng lớn, giao cắt của ý nghĩa và biểu hiện, ở đó các giá trị xã hội và ý tưởng hòa trộn, va chạm lẫn nhau; cũng chính ở đấy, chủ thể con người phải tự định vị để tham gia vào hệ thống văn hóa của họ” (Nguyễn Bỉnh Khôi, 2016, tr.23) So với Bakhtin, Kristeva đã kế thừa tính biểu nghĩa của ngôn ngữ, đồng thời là khả năng mở rộng nghĩa của từ, tức là tính “gợi mở” về một cái khác trước đó hoặc đồng thời. Chỉ khác là bà nhấn mạnh đến vai trò của tiếp nhận. Như thế, ngôn ngữ không bao giờ là “chính nó”. Sự tồn tại của ngôn ngữ lúc nào cũng song hành với “sự kiểm chứng” từ những nét văn hóa và tập tục bên ngoài. Quan niệm này của Kristeva đã cho thấy sự tiếp thu có sáng tạo của bà đối với lí thuyết về nguyên tắc đối thoại của Bakhtin. Một vài năm sau nghiên cứu của J.Kristeva, Roland Barthes cũng đã nói về lí thuyết liên văn bản trong Đại Bách khoa toàn thư thông dụng (1973): “Mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền
  11. 5 thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong ngoặc kép”(Roland Barthes, 1973). Văn bản - Theo R.Barthes, đó không phải là một tổ hợp ngôn ngữ tự trị, cố định, mà ngược lại, là không gian đa nguyên chứa đựng vô số các văn bản đến từ vô số các hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác nhau. Tất cả chúng hòa trộn vào trong nhau, gối chồng ý tưởng vào nhau, và không có một văn bản nào là hoàn toàn độc sáng hay là cội nguồn gốc. Ý nghĩa của văn bản, không chỉ có từ chính nó, mà còn nằm ở khoảng giao thoa giữa các văn bản xung quanh. Có thể nói, liên văn bản đã cung cấp thêm một phương diện lí thuyết mới trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. 2. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh khá nhiều. Tuy nhiên số lượng các công trình được dịch sang tiếng việt lại còn khá hạn chế. Trong đó, công trình nghiên cứu: Văn học với điện ảnh (I. Vaisphen, M. Rôm, I. Khayphitxo, Nxb Văn học 1961) có thể được coi là công trình đầu tiên được dịch sang tiếng Việt. Một công trình nghiên cứu khác mang tính chuyên biệt về chuyển thể được đánh giá cao là Lí thuyết về chuyển thể của Linda Hutcheon do Hoàng Cẩm Giang, Phạm Minh Điệp dịch và Trần Nho Thìn hiệu đính. Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày các lí thuyết về khái niệm chuyển thể và phân tích chuyển thể với tư cách là sản phẩm cũng như quá trình, lí do chuyển thể, tính chủ ý trong tác phẩm chuyển thể, những trường hợp không được gọi là chuyển thể và sức hút của chuyển thể. Ngoài ra còn có quyển Nghệ thuật điện ảnh của David Bordwell, Kristin Thompson do Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan, Ngô Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến dịch và hiệu đính.
  12. 6 Hai công trình nghiên cứu quan trọng khác không thể không nhắc đến: Chuyển thể văn học điện ảnh (nghiên cứu liên văn bản) do Lê Thị Dương chủ biên; Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam của Ngô Phương Lan. Đây là những công trình đã giới thiệu và phân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh theo các hướng nghiên cứu, các bình diện khác nhau. Quyển Chuyển thể văn học điện ảnh đã chỉ ra những khởi nguồn và phát triển của lí thuyết liên văn bản ở phương Tây cũng như ở Việt Nam và tập trung nghiên cứu cách tiếp cận chuyển thể từ lí thuyết liên văn bản với hai hướng chính là: chuyển thể “trung thành” và chuyển thể tự do. Đặc biệt, tác giả Ngô Phương Lan đã chỉ rõ tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam vài chục năm trở lại đây. Trên cơ sở tính hiện đại và tính dân tôc, công trình nghiên cứu đã phân tích tính hiện đại và dân tộc của một số phim điện ảnh Việt Nam và đối chiếu, phân tích với một số bộ phim kinh điển của Châu Á. Tác giả cũng đã đề ra những biện pháp mới để tìm hướng đi cho nền điện ảnh Việt trên cơ sở “hòa nhưng không tan” theo nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, ít năm trở lại đây, nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi trên phim trường ngày càng có nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh, nhận được sự yêu thích, đánh giá cao của giới chuyên môn như: Mê Thảo - Thời vang bóng (2003), Mùa len trâu (2004), Chuyện của Pao (2007), Trăng nơi đáy giếng (2008), Cánh đồng bất tận (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)… đã chứng tỏ sự đóng góp của văn học cho nền điện ảnh nước nhà. Quan trọng hơn đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học điện ảnh, cụ thể như luận văn thạc sĩ Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết Lolita của V. Nabokov (2013) đã khái quát một số đặc điểm của việc chuyển thể tác phẩm của Nabokov sang điện ảnh qua việc so sánh tác phẩm văn học với tác phẩm điện ảnh. Tiến sĩ Phan Bích Thủy với luận văn Nhân vật trung tâm từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (2005) đã hệ thống lại những điểm giống và khác nhau trong việc xây dựng hình tượng nhân vật từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh và luận án tiến sĩ “Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh: Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện
  13. 7 ảnh Việt Nam”(2012) đã đi sâu tìm hiểu quá trình chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim điện ảnh và sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học với điện ảnh. Một luận án tiêu biểu khác nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh của nhà nghiên cứu Đào Lê Na là Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - Trường hợp Kurosawa Akira” (2015), sau này đã được in thành sách Chân trời của hình ảnh Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira. Luận án đã nghiên cứu việc cải biên tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh từ góc độ lí thuyết qua các trường hợp cụ thể. Luận án đã tập trung vào các vấn đề như sau: Các lý thuyết phức hợp của cải biên học gồm: Liên văn bản, Phiên dịch học, văn hóa học và Giải kiến tạo; Lí thuyết cải biên học nhìn từ lịch đại; Lí thuyết cải biên học từ tác phẩm văn học của Kurosawa Akira. Ngoài ra còn có một số công trình khác nghiên cứu về điện ảnh như: Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể” (Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê, Cánh đồng bất tận ) - Hoàng Thị Dung (2014). Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự)- Đỗ Thị Ngọc Diệp (2010)…. 3. Ở nước ta, bộ phận văn học sân khấu truyền thống trong văn học sử Việt Nam được khởi thủy từ thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Xét từ khía cạnh khu vực, đất nước và văn hóa Trung Hoa đã để lại ảnh hưởng nhất định lên tập quán sáng tác và lối tư duy của văn chương người Việt. Điều này chúng ta có thể thấy rõ văn chương sân khấu là một bộ phận của văn học sử Trung Quốc. Ngay từ thời Thanh (Trung Quốc) các nhà làm văn học sử đã chia văn học thành bốn loại chính: thi ca, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch. Vào năm 2001, trong cuốn Lịch sử Văn học Trung Quốc nhóm tác giả Phương Tây đã căn cứ vào tiêu chí thể loại để xây dựng nên cái nhìn về văn học sử Trung Quốc, dành phần V để đánh giá văn học kịch, chia hai phần (truyền thống và hiện đại). Ở các nước khác trong khu vực, cũng không khó để nhận thấy sự hiện diện của văn học sân khấu như văn học Triều Tiên, Nhật Bản. 4. Bộ phim Song lang từ khi ra đời đến nay đã tròn năm và có khá nhiều bài báo đánh giá, nhận định về bộ phim. Tiêu biểu như: Phim Song lang khắc họa mối
  14. 8 tình đồng tính (https://vnexpress.net), Song lang: khi cải lương gắn kết và mở lối cho những tâm hồn cô độc (https://news.zing.vn). Ngoài ra còn có các bài viết bình luận về phim được đăng trên các diễn đàn về phim ảnh. Vào tháng mười một năm 2019, đạo diễn Leon Quang Lê đã xuất bản quyển sách Song lang – Một năm nhìn lại. Quyển sách là tập hợp các bài viết, nhận định của các nhà phê bình về phim Song lang và một số hình ảnh hậu trường, hình ảnh đẹp của bộ phim. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên tinh thần vận dụng lí thuyết cải biên, liên văn bản, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các đối tượng chính như sau: lí thuyết cải biên, lí thuyết liên văn bản và chất liệu văn học trong phim Song lang. Về phạm vi tư liệu, luận văn khảo sát các chất liệu văn học được sử dụng trong phạm vi bộ phim điện ảnh Song lang và đối chiếu với mốt số bộ phim khác được cải biên từ văn học Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về “Chất liệu văn học trong điện ảnh Việt Nam qua trường hợp Song lang” để thấy được sự cải biên và yếu tố liên văn bản từ tác phẩm văn học đến các vở cải lương và phim điện ảnh. Qua đó, người viết mong muốn giúp đối tượng học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có những trải nghiệm sáng tạo, “học mà chơi” trong việc tiếp cận với bộ môn Ngữ Văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau: -Phương pháp so sánh đối chiếu: đây là phương pháp quan trọng, được người viết sử dụng trong toàn bộ công trình nghiên cứu. Phương pháp này giúp đánh giá một tác phẩm văn học chuyển thể sang tác phẩm có gì giống và khác nhau và đối chiếu với một số tác phẩm điện ảnh khác, có cùng motif. -Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm văn học và kịch bản văn học chuyển thể. Từ đó đưa ra các kết luận về sự tương đồng, khác biệt cũng như ưu, khuyết điểm của việc chuyển thể.
  15. 9 -Phương pháp liên ngành văn hóa học: nghiên cứu liên văn bản để tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và kịch bản văn học, sự chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản cải lương và kịch bản điện ảnh. -Phương pháp nghiên cứu loại hình: tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học, kịch bản văn học cũng như mối quan hệ của chúng. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về các chất liệu văn học được sử dụng trong bộ phim điện ảnh Song lang. Trong đó, luận văn làm sáng tỏ yếu tố liên văn bản từ văn học sang sân khấu và điện ảnh. Đồng thời, luận văn chỉ ra những giá trị điện ảnh mà đạo diễn muốn gửi gắm đến người xem qua bộ phim Song lang. Chúng tôi tin tưởng sau khi hoàn thành, đây sẽ là một công trình hữu ích trong việc nghiên cứu chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm cải lương và điện ảnh. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có phần Mở đầu, Kết luận và ba chương: Chương 1: Những vấn đề lí thuyết chung Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát về lí thuyết văn học và một số lí thuyết về điện ảnh, cũng như mối liên hệ đặc biệt giữa văn học và điện ảnh. Ở phần này người viết chú trọng trình bày về quá trình thai nghén và thực hiện bộ phim Song lang của đạo diễn Leon Quang Lê và Nghệ sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc. Chương 2: Chất liệu văn học được sử dụng trong phim điện ảnh Song lang Trong chương này, chúng tôi chú ý làm rõ các chất liệu văn học được sử dụng trong phim Song lang. Trong đó, chú trọng nghiên cứu chất liệu văn học trong tác phẩm Mị Châu - Trọng Thủy và vở cải lương cùng tên. Đồng thời, bài viết cũng trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương từ khi hình thành cho đến nay. Chương 3: Song lang - Nỗi khắc khoải giữa nghệ thuật và cuộc đời Trong chương cuối này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai nhân vật chính của bộ phim là Dũng và Linh Phụng, đồng thời phân tích những kĩ xảo điện ảnh tiêu biểu đã góp phần làm nên thành công của bộ phim.
  16. 10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1.1. Cải biên trong điện ảnh 1.1.1. Khái niệm cải biên Điện ảnh xuất phát từ “cinema” trong tiếng Pháp là từ rút gọn của “cinématographe” là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông vào năm 1892. Đó là một trong những sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh. Trong công trình văn học Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Lân và Trần Duy Hinh đã liệt kê 6 loại hình nghệ thuật là: văn học, múa, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, sân khấu. Tuy nhiên, các liệt kê trên không có sự thống nhất khi nêu tên những nghệ thuật ra đời trước điện ảnh. Sau này, Friedrich Hegel (1770- 1831) trong Những bài giảng về Mỹ học đã theo một hướng nghiên cứu khác. Ông xếp sáu nghệ thuật trên theo thứ tự: thơ văn, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, vũ kịch, kiến trúc và điện ảnh được xem như bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Và sau này, công chúng quen gọi điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy. Bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật này đều có những đặc trưng riêng. Đặc trưng cơ bản của văn học là ngôn từ. Đặc trưng của hội họa là những đường nét, màu sắc; điện ảnh là ánh sáng, hình ảnh và âm thanh; âm nhạc bằng âm thanh và tiết tấu; sân khấu được thể hiện bằng lời thoại và diễn xuất của diễn viên. Các phương tiện này tuy khác biệt nhau về chức năng và hiệu quả nhưng đều có sự tiếp nhận, hỗ trợ lẫn nhau. Văn học và điện ảnh cũng không nằm ngoài quy luật trên. Với đặc trưng cơ bản là ngôn từ nên mọi thứ trong văn bản văn chương đều không thể nghe, kể, nhìn trực tiếp hay cảm nhận bằng âm thanh, ánh sáng. Tất cả đều được người viết thể hiện qua các kí hiệu, để rồi từ các kí hiệu đó, người đọc sẽ dần tưởng tượng, liên hệ những hình ảnh, âm thanh đó trong trí óc. Bởi thế, văn học là loại hình nghệ thuật phụ thuộc nhiều vào đối tượng thưởng thức. So với văn học, chất liệu của điện ảnh lại là tất cả những gì máy quay thu lại. Đó là hình ảnh, âm thanh, ánh sáng và những kĩ thuật xử lí tiên tiến nhất được tận dụng vào trong điện ảnh. Nhiệm vụ của nhà làm phim là sử dụng tất cả thế giới ấy để kể lại một câu chuyện, một thông điệp hữu ích nào đó sao cho tất cả đều được bày ra trước mắt người xem.
  17. 11 Mặt khác, trong các tác phẩm văn học, để khắc họa hình tượng nhân vật một cách cụ thể, người viết sẽ dùng sức mạnh của ngôn từ để kể, tả hoặc dùng lời của nhân vật để xây dựng những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm. Thế nhưng trong điện ảnh lại khác, đạo diễn không thể để cho nhân vật tự do bộc lộ nội tâm theo hàng trang kịch bản dài mà các nhân vật chỉ có thể bộc lộ qua nét mặt, cử chỉ, thái độ hay các yếu tố kĩ thuật khác. Hoặc có những phim, nhân vật không cần dùng đến lời thoại, người diễn viên sẽ chú trọng vài diễn xuất để đặc tả nên tâm trạng của nhân vật. Vì vậy, điện ảnh tuy có những ưu thế vượt trội nhưng vẫn còn có những góc khuất mà điện ảnh khó biểu đạt bằng văn chương. Từ đó, nhà nghiên cứu Lê Thị Dương đã sử dụng thuật ngữ chuyển thể Adapt/Adaptation để chỉ sự dịch chuyển từ ngôn ngữ/văn bản văn học sang ngôn ngữ/văn bản điện ảnh. Theo nhà nghiên cứu Lê Thị Dương (2015): “Chuyển thể (hay cải biên/cải tác) xuất phát từ nghĩa gốc là thích nghi và thay đổi, khiến cho phù hợp/làm thích nghi, làm thích ứng, được định nghĩa là phỏng theo, cải biến nội dung của hình thức nghệ thuật này cho phù hợp với hình thức nghệ thuật khác. Hay chuyển thể là một quá trình thay đổi hoặc biến chuyển một tài liệu dạng này sang dạng khác: tiểu thuyết thành phim hay kịch thành nhạc…” (Lê Thị Dương, 2015, tr.69). Thực chất, điện ảnh sơ khai bắt nguồn từ các tác phẩm văn học và đó là một quá trình sàng lọc câu chuyện của người khác thông qua cách hiểu, sự cảm nhận của cá nhân. Sau đó bằng tài năng của bản thân, cá nhân đó sẽ cho ra đời một kịch bản khác. Kịch bản này sẽ không giống hoàn toàn với tác phẩm văn học gốc hoặc chỉ giữ lại phần sườn của tác phẩm gốc. Đồng thời, do đặc trưng của loại hình nghệ thuật thứ bảy nên đa phần các kịch bản điện ảnh sẽ được các tác giả điện ảnh thêm vào các yếu tố về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng… Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra hai hình thức chuyển thể là chuyển thể trung thành và chuyển thể tự do. Chuyển thể trung thành là hình thức chuyển thể bám sát với nguyên bản tác phẩm văn học. Kịch bản điện ảnh sẽ giữ nguyên theo tác phẩm văn học ở các khía cạnh như: cốt truyện, tình tiết, ngôn ngữ, nhân vật, hình ảnh... Bản chất của chuyển thể trung thành đó là tôn trọng nguyên tác
  18. 12 và nhà biên kịch sẽ hạn chế sáng tạo ra thêm bất kì một chi tiết nào nữa trong kịch bản điện ảnh. Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng từ thành công của các tác phẩm văn học trước đó mà đa phần các nhà biên kịch chọn chuyển thể trung thành với tác phẩm văn học gốc như: Vợ chồng A Phủ (1961), Chị Tư Hậu (1963), Chị Dậu (1981), Làng Vũ Đại ngày ấy (1983), Tướng về hưu (1988) và đến sau này: Chung cư (1999), Mùa ổi (2000), Mùa len trâu (2004), Chuyện của Pao (2015), Đảo của dân ngụ cư (2017)… Mức độ chuyển thể thứ hai là chuyển thể tự do. Trong đó, các nhà biên kịch lựa chọn trong tác phẩm gốc những yếu tố thích hợp theo cảm quan của cá nhân hoặc theo ý muốn của nhà sản xuất để đưa lên phim. Mức độ chuyển thể này giúp các nhà làm phim tự do thể hiện sự sáng tạo của mình qua việc đọc, tiếp nhận nội dung và ý nghĩa từ tác phẩm. Mỗi hình thức chuyển thể đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa văn học và điện ảnh trong suốt chiều dài phát triển của điện ảnh thế giới nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng. Cùng ý kiến với nhà nghiên cứu Lê Thị Dương, trong luận án Lý thuyết cải biên học: từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh- Trường hợp Kurosawa Akira - nhà nghiên cứu Đào Lê Na đã sử dụng thuật ngữ “cải biên” để nói về sự thay đổi của tác phẩm. “Khái niệm cải biên mà luận án xem xét là một quá trình cụ thể liên quan tới việc chuyển đổi từ một loại hình nào đó thành loại hình khác: tiểu thuyết thành phim, kịch thành nhạc, kịch hóa văn xuôi tự sự và văn xuôi tiểu thuyết hoặc những chuyển động ngược của việc làm phim thành văn xuôi tự sự” (Đào Lê Na, 2015, tr.76). Trong quyển Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) được in năm 2006 của Trung tâm Từ điển học thì cải biên được định nghĩa “Sửa đổi hoặc biên soạn lại (thường nói về vốn nghệ thuật cũ) cho phù hợp với yêu cầu mới”. Xét cho cùng, cải biên là sửa đổi một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện trên cơ sở của bản gốc hoặc một phần bản gốc của tác phẩm
  19. 13 văn học nghệ thuật. Đồng thời, nhà làm phim cũng có thể dựa trên nội dung cơ bản của tác phẩm đó để sáng tạo ra tác phẩm mới. Vì vậy, nhà nghiên cứu Đào Lê Na cho rằng, khi một tác phẩm văn học chuyển sang đời sống của một tác phẩm điện ảnh thì nó buộc phải có sự thay đổi về nội dung và hình thức. Đối với những tác phẩm chuyển thể tự do, các nhà làm phim có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình qua việc đọc và tiếp nhận nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học. Một tác phẩm được cải biên là quá trình lao động sáng tạo của cả biên kịch và đạo diễn. Đây là quá trình phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén, trình độ cảm thụ của nhà làm phim. Song song với việc xử lý những chi tiết có sẵn, các nhà làm phim sẽ xây dựng thêm những chi tiết mới như âm thanh, ánh sáng, bối cảnh.... Các yếu tố này sẽ mang phong cách của người đạo diễn cũng như góp phần làm nên sự mới mẻ cho bộ phim so với tác phẩm gốc. Tóm lại, việc cải biên hay chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh tức là việc chuyển thể từ ngôn ngữ biểu cảm này sang một ngôn ngữ biểu cảm khác. Vì vậy, xét về khía cạnh ngôn ngữ, chúng ta có thể khẳng định, nghĩa của thuật ngữ “cải biên” có sự thay đổi nhiều hơn, bao quát hơn so với nghĩa của thuật ngữ “chuyển thể”. Vì vậy, trong phạm vi của đề tài, người viết xin phép sử dụng thuật ngữ cải biên để làm rõ hơn mối tương quan giữa văn học và điện ảnh. 1.1.2. Khái lược lịch sử cải biên văn học điện ảnh ở Việt Nam Bắt đầu từ năm 1920, nền công nghiệp điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Sau khoảng hơn ba mươi năm phát triển, tính đến năm 1940, cả nước có khoảng sáu mươi rạp chiếu phim. Hầu hết các phim được trình chiếu là phim tài liệu, phim ngắn hoặc các phim truyện do hãng phim của người Pháp thực hiện. Trong đó, bộ phim đầu tiên được cải biên là Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện vào năm 1923. Tuy nhiên, Kim Vân Kiều lại mắc phải những non yếu về mặt kĩ thuật và cách kể chuyện. Đến năm 1953, Kiếp hoa - bộ phim tâm lý lãng mạn được cải biên từ tác phẩm văn chương của Tự Lực văn đoàn ra đời. Do kịch bản được viết bởi ông chủ gánh hát nên kịch bản Kiếp hoa ít nhiều vẫn mang hơi hướng một vở kịch sân khấu, mang nặng tính ước lệ.
  20. 14 Sau Hiệp định Genève 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Tại miền Bắc với sự học hỏi từ điện ảnh Liên Xô, hãng phim truyện Việt Nam ra đời vào năm 1953. Hãng phim được định hướng xem điện ảnh như một công cụ phục vụ cho cách mạng. Năm 1959, bộ phim truyện dài đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam ra đời mang tên Chung một dòng sông (1959), đánh dấu những bước đi đầu tiên của điện ảnh Việt Nam với nghệ thuật thứ Bảy. Bộ phim kể về chuyện tình của đôi trai gái vào những năm tháng đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Nhà của chàng trai và cô gái ở hai bên bờ sông Bến Hải. Khi hiệp định Genève được kí kết, chàng trai và cô gái cùng tham gia hoạt động cách mạng bí mật và yêu nhau. Trong lễ cưới, khi thuyền của nhà trai chuẩn bị sang bờ Nam rước dâu thì nhóm cảnh sát của Việt Nam Cộng hòa ngăn không cho họ lên bờ. Đám cưới không được tổ chức và họ đành quay về hoạt động cách mạng, chờ ngày tái ngộ. Chung một dòng sông có cốt truyện khá đơn giản. Bộ phim lồng ghép câu chuyện mối tình bị ngăn cách của đôi trai gái cùng hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ tuy nhiên lại được Nhà nước thông qua kịch bản khá nhanh chóng. Từ đó về sau, hàng loạt bộ phim điện ảnh cách mạng được cải biên từ tác phẩm văn học hay câu chuyện lịch sử đã ra đời như: Vợ chồng A Phủ (1961), Con chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963) hay Kim Đồng (1964). Từ đây, nền điện ảnh Nhà nước ra đời. Các bộ phim đa phần được Nhà nước định hướng về đề tài. Nội dung chủ yếu cổ vũ cho cách mạng Việt Nam. Trong số đó, tiêu biểu là Vợ chồng A Phủ do chính nhà văn Tô Hoài chấp bút. Với chất liệu dày dặn và sống động, hệ thống nhân vật đặc sắc, truyện được tái hiện lên phim gần như nguyên vẹn theo cốt truyện gốc. Bộ phim thu hút người xem không chỉ vì chủ đề nói về người dân tộc thiểu số miền núi dưới ách thống trị của Thực dân phong kiến mà còn có nhiều bối cảnh, góc quay đẹp. Ca khúc nhạc phim Bài ca trên núi với những câu hát trữ tình đã trở thành kinh điển một thời. Năm 1965, chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt. Sau mười năm phát triển, Nhà nước đã nhận ra cùng với văn chương, âm nhạc thì các bộ phim là tài liệu tuyên truyền vô cùng hiệu quả. Khi đó đa phần người dân đều là tầng lớp không biết chữ. Sách hay các tài liệu được tuyên truyền là rất hạn chế nên những buổi chiếu phim lưu động đã ra đời. Việc này không đơn giản là mang văn hóa đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2