Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng rõ một số vấn đề liên quan: chủ đề, chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh từ 1945 đến nay, Bảo Ninh và những trang viết thời hậu chiến. Nghiên cứu những biểu hiện của tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật thể hiện chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG ANH THƯ CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN XUÔI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG ANH THƯ CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN XUÔI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THU THỦY THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thu Thủy. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Anh Thư i
- LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Ngô Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới BGH, bạn bè, đồng nghiệp Trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Sở GD&ĐT Bắc Kạn cùng những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Tác giả Hoàng Anh Thư ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8 NỘI DUNG ......................................................................................................... 9 Chương 1: CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ NHỮNG TRANG VIẾT THỜI HẬU CHIẾN CỦA BẢO NINH ......................................... 9 1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm chủ đề ....................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm tình yêu đôi lứa ...................................................................... 11 1.2. Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh từ 1945 đến nay ......................................................................................... 12 1.2.1. Tình yêu đôi lứa trong văn xuôi chiến tranh từ 1945 - 1975................... 12 1.2.2. Tình yêu đôi lứa trong văn xuôi chiến tranh sau 1975 ............................ 16 1.3. Bảo Ninh và những trang viết thời hậu chiến............................................ 21 1.3.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 21 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................... 22 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chương 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN XUÔI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH ................. 27 2.1. Tình yêu và những rung cảm trong sáng, chân thành ............................... 28 2.1.1. Những rung động đầu đời ........................................................................ 28 iii
- 2.1.2. Những khát khao được gắn bó bên nhau ................................................. 30 2.2. Tình yêu và nỗi đau của thân phận ............................................................ 32 2.2.1. Những mất mát đớn đau .......................................................................... 32 2.2.2. Những xót xa, nuối tiếc ........................................................................... 40 2.3. Tình yêu và những khao khát bản năng .................................................... 45 2.3.1. Những đòi hỏi bản năng lên tiếng ........................................................... 45 2.3.2. Những thèm khát về thể xác .................................................................... 49 2.4. Tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện........................................................... 53 2.4.1. Những hi sinh quên mình ........................................................................ 53 2.4.2. Những mối tình lặng câm ........................................................................ 55 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG VĂN XUÔI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH ........................................................ 59 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................... 59 3.1.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình và ngôn ngữ cơ thể .......................... 59 3.1.2. Xây dựng nhân vật qua hồi ức ................................................................. 64 3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................ 67 3.2.1. Xây dựng cốt truyện theo motip sự kiện: gặp gỡ - chia biệt ................... 68 3.2.2. Xây dựng cốt truyện theo dòng tâm trạng ............................................... 69 3.3. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................... 70 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất triết lí, chất trữ tình ................................. 70 3.3.2. Từ ngữ gắn với hồi ức nhân vật............................................................... 74 3.4. Giọng điệu trần thuật ................................................................................. 76 3.4.1. Giọng điệu ngậm ngùi, day dứt ............................................................... 76 3.4.2. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng ........................................................... 79 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85 PHỤ LỤC iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sáng tác văn học là một quá trình tìm tòi sáng tạo của mỗi nhà văn. Sau năm 1975, sự đổi mới mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội đã chắp cánh cho văn chương bay đến miền đất của sáng tạo, của tự do, vứt bỏ mọi trói buộc. Viết về chiến tranh vẫn là dòng chảy thầm lặng nhưng khá mạnh mẽ, với nhiều tên tuổi đã từng đi ra từ cuộc chiến. Điểm chung của những tác phẩm này là khai thác những cách tiếp cận khác nhau, soi chiếu những góc khuất của người lính mà trước đây chưa từng hoặc ít được đề cập. Những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam đương đại hiện lên như những “sinh thể tinh thần”, ngoài chủ đề chính chiến tranh - hòa bình, cách mạng - phản cách mạng, ta - địch, hậu phương - tiền tuyến còn là câu chuyện của tình yêu, ám ảnh, hạnh phúc, tan vỡ… để từ đó hối thúc “người đọc nhận thức, suy ngẫm, chất vấn lịch sử và hiện đại”. Những cách tiếp cận, khai thác mới về đề tài này đã đem đến một sức hấp dẫn mới cho văn học chiến tranh thời hậu chiến. 1.2. Từ sau năm 1975 đến nay, dòng văn học viết về chiến tranh đã để lại nhiều dấu ấn như Bến không chồng của Dương Hướng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Mùa hè giá buốt của Văn Lê, Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Đỉnh cao hoang vắng của Khuất Quang Thụy, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Trong số đó, Bảo Ninh là một trong những nhà văn góp phần đổi mới văn học viết về đề tài chiến tranh, thể hiện quan niệm về sự đổi mới cách nhìn nhận chiến tranh. Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện cái nhìn của một người nghĩ về chiến tranh và viết sau chiến tranh nhưng cuộc chiến ấy vẫn đầy máu và nước mắt. 1.3. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được coi là một cột mốc quan trọng của văn học thời kì đổi mới. Nỗi buồn chiến tranh xuất bản lần đầu tiên năm 1990 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn với tên gọi Thân phận của tình yêu, trước 1
- đó đã được trích đăng trên tạp chí Tác phẩm văn học của Hội. Ngay năm sau (1991), cuốn tiểu thuyết được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất (cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng). Các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của chiến tranh” (Nguyễn Quang Thiều). Nhà văn Nguyên Ngọc, người có công lớn trong việc trao giải cho Nỗi buồn chiến tranh, đánh giá rất cao tác phẩm này. Ông viết: “Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến tranh. Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay. Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lương tâm. Cuốn sách nặng nề này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hưởng hi vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hi vọng” [45]. Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết về tình yêu bi thảm trong chiến tranh, về nỗi buồn chiến tranh. Hai chủ đề đan cài vào nhau thật khó tách bạch riêng rẽ. Truyện ngắn Bảo Ninh lại đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về chiến tranh, về cuộc sống của con người trong và sau chiến tranh. Ông đã đưa người đọc đi qua nhiều cảnh đời hết sức bình dị, tình người cảm động, xót xa và cay đắng. Đó là kí ức về cuộc chiến với những éo le, đau khổ và vết thương không thể hàn gắn của những cuộc đời đi qua chiến tranh. Nhưng nỗi buồn không tuyệt vọng mà thanh lọc con người, làm cho nó “người” hơn. 1.4. Bảo Ninh - nhà văn “viết về chiến tranh như viết về tình yêu”, dường như trong tâm hồn ông, chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn day dứt khôn nguôi. Đọc tác phẩm của ông, ta hiểu con người đau khổ, trăn trở, nhận thức về quá khứ, về chiến tranh, về được mất trong cuộc đời, đặc biệt là nỗi đau trong tình yêu. Ở đó có những tình yêu trong sáng, chân thành, tình yêu gắn với lí 2
- tưởng cao đẹp, có tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện, nhưng ám ảnh nhất là những tình yêu giằng xé đớn đau, là những vết sẹo nhức nhối không thể nào xoa dịu. Sau hơn ba thập niên viết văn, với không ít những thăng trầm, Bảo Ninh với truyện ngắn Ngàn năm mây trắng được đưa vào danh mục tác phẩm tự chọn trong chương trình Ngữ văn mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12 /2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điều đó càng khẳng định văn học đương đại không thể thiếu một gương mặt cá tính, một lối viết văn độc đáo như Bảo Ninh. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ có cơ hội học tập, bổ sung và làm đầy đặn thêm kiến thức, với tâm thế “đón đầu” chương trình giáo dục phổ thông mới. Đó là những lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. 2. Lịch sử vấn đề Bảo Ninh là cây bút làm nên một phần diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng cho văn học thời kì đổi mới. Sự xuất hiện của ông không ồn ào nhưng càng ngày càng chinh phục trái tim độc giả. Người đọc bị hút vào tác phẩm của ông bởi những câu chuyện chân thực, bởi những cảm xúc nghẹn ngào đến xót xa. Chiến tranh và hậu chiến là đề tài bao trùm sáng tác của ông. Khác với các tác phẩm trước năm 1975 mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, Bảo Ninh miêu tả chiến tranh từ góc độ cá nhân, thân phận con người. Làm nên tên tuổi của ông, ngoài tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, còn hàng loạt những truyện ngắn đưa đến cái nhìn đa dạng, đầy đủ và toàn diện về chiến tranh và hậu chiến tranh. Thời gian gần đây, tác phẩm của Bảo Ninh đã nhận được sự quan tâm của giới sáng tác cũng như phê bình văn học đương đại. 2.1. Những nghiên cứu về chủ đề tình yêu đôi lứa trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Từ khi tác phẩm ra đời đến nay, các công trình nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh có rất nhiều. Mỗi người soi chiếu ở một góc độ khác nhau với 3
- những lí giải riêng của mình. Trên bình diện tổng quát, các hướng nghiên cứu, các vấn đề được đặt ra từ Nỗi buồn chiến tranh có thể được lí giải từ các bài viết của: Phạm Xuân Thạch (Về tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - suy nghĩ từ những tác phẩm về chủ đề lịch sử, Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp), Trần Thanh Hà (Từ phân tâm học tìm hiểu tính hiện đại thể hiện qua tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" của Bảo Ninh - Sông Hương, số 195, tháng 5/2005), Trần Quốc Hội (“Trình tự” trong thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lí thuyết thời gian của Genette, Sông Hương, số 225, tháng 11/2007), Thụy Khuê (Sóng từ trường, Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh), Đoàn Cầm Thi (Nỗi buồn chiến tranh: tự truyện bất thành), Trần Xuân An (Thủ pháp “Dòng ý thức” với ám ảnh về sự thật trong “Nỗi buồn chiến tranh”,... Nỗi buồn chiến tranh cũng thu hút sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chọn làm đối tượng cho công trình nghiên cứu của mình. Điều đó cho thấy công chúng văn học ở bộ phận ưu tú rất đề cao những giá trị, những vấn đề nơi Nỗi buồn chiến tranh. Đối với chủ đề tình yêu đôi lứa, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại (2000) đã khẳng định: “Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất” [23, tr.266]. Tác giả nhấn mạnh: Bên cạnh Nỗi buồn chiến tranh được phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu. (…) Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau. Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối. Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả. Nguyễn Quang Thiều, trong tạp chí Thể thao và Văn hóa, số ra ngày 28/10/2006, cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của chiến tranh…”. Đoàn Cầm Thi trong bài Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt 4
- Nam đương đại (2004) cũng cho rằng: “Trong Nỗi buồn chiến tranh, chiến tranh, tình yêu, tình dục được Bảo Ninh khai thác trong mối liên quan trực tiếp với văn học, thông qua mối ràng buộc tay ba giữa Kiên, Phương và cha Kiên, trong khung cảnh những ngày đầu chống Mỹ”[62]. 2.2. Những nghiên cứu về chủ đề tình yêu đôi lứa trong truyện ngắn Bảo Ninh Bảo Ninh là một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp trên hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Việt Thắng khẳng định: “Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn.” [15, tr.337]. Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây bút ấn tượng với người đọc. Trong bài “Nỗi buồn chiến tranh” viết về chiến tranh thời hậu chiến - Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân Thạch nhận xét truyện ngắn Bảo Ninh “giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết” [52]. Đoàn Ánh Dương trong bài Bảo Ninh - nhìn từ thân phận của truyện ngắn, 2009 cho rằng: “Văn Bảo Ninh là câu chuyện đời (life narrative) của chính ông. Ở đó, kí ức cá nhân trở thành chất liệu của hư cấu còn hư cấu xét đến cùng tượng như một lẽ viết, và vì thế, một lẽ sống”. “Văn Bảo Ninh luôn là những cật vấn vào các vấn đề của quá khứ, về sức mạnh ẩn tàng của nó. Nói như chính ông: “Tôi muốn nói, lẽ đời là vậy đấy. Bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoan thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận”[13]. Mai Quốc Liên trong Đọc truyện ngắn Bảo Ninh năm 2012 đánh giá: “Một nỗi buồn, một nỗi xót xa thấm đượm những trang sách. Những số phận rất khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự mất mát trong chiến tranh. Có điều là nỗi buồn ở đây không tuyệt vọng mà có hiệu ứng thanh lọc con người, làm cho nó “người” hơn một chút. Đó có lẽ là ý nghĩa cao nhất của những trang truyện”. [34] 5
- Truyện ngắn Bảo Ninh đã được tập hợp và phát hành nhiều lần như cuốn Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an nhân dân năm 2004, cuốn Bảo Ninh - Lan man trong lúc kẹt xe - Những truyện ngắn hay nhất và mới nhất của Nxb Hội nhà văn năm 2005, cuốn Chuyện xưa kết đi, được chưa?, Nxb Văn học năm 2009, tập Bảo Ninh - những truyện ngắn, Nxb Trẻ, năm 2013. Hầu hết đều viết về chiến tranh, tình yêu và người lính. Có một số truyện không viết trực tiếp về chiến tranh nhưng cũng là hệ lụy nảy sinh từ chiến tranh. Nhiều sinh viên, học viên chọn truyện ngắn Bảo Ninh làm đối tượng nghiên cứu cho các luận văn, luận án của mình, như Lưu Thị Thanh Trà, Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh, 2006; Lê Thị Lan Anh, Nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh, 2007; Nguyễn Thị Lệ Nhật, Đặc sắc truyện ngắn Bảo Ninh, 2010; Nguyễn Thị Chiến, Truyện ngắn Bảo Ninh, 2011; Bùi Đỗ Kim Thuần, Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh, 2013; Nguyễn Phương Nam, Truyện ngắn Bảo Ninh dưới góc nhìn thể loại, 2013;... Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu có cái nhìn bao quát và khẳng định những đóng góp của Bảo Ninh cho văn học Việt Nam thời đổi mới. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. Lưu Thị Thanh Trà trong luận văn Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh, 2006, cũng khẳng định: “Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện đề tài tình yêu từ cái nhìn đa chiều, đa diện. Mỗi truyện ngắn đưa đến một khoảng trời riêng về tình yêu và chiến tranh.” [72, tr.43] Tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh của chiến tranh đã khiến cho tình yêu lứa đôi không được vẹn tròn. Ở những mức độ khác nhau, các công trình đi trước là những gợi mở và nguồn tham khảo quý giá để chúng tôi tiếp tục đi sâu khai thác chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh để thấy được biểu hiện của chủ đề tình yêu đôi lứa qua lăng kính về thân phận con người trong chiến tranh của Bảo Ninh. 6
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng rõ một số vấn đề liên quan: chủ đề, chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh từ 1945 đến nay, Bảo Ninh và những trang viết thời hậu chiến. Nghiên cứu những biểu hiện của tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật thể hiện chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các tác phẩm: - Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, tái bản năm 2006. - Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn, NXB Trẻ, năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh, chúng tôi vận dụng các phương pháp sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện tình yêu đôi lứa trong một số tác phẩm tiêu biểu của Bảo Ninh. 5.2. Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh cách thể hiện tình yêu đôi lứa trong sáng tác của Bảo Ninh với cách thể hiện tình yêu đôi lứa trong sáng tác của một số nhà văn khác. Từ đó chỉ ra nét đặc sắc riêng của Bảo Ninh. 5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đề tài đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ giữa văn học với lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lí… để 7
- đánh giá toàn diện, khách quan về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của văn xuôi Bảo Ninh viết về chủ đề tình yêu đôi lứa trong chiến tranh. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Chủ đề tình yêu đôi lứa và những trang viết thời hậu chiến của Bảo Ninh Chương 2: Những biểu hiện của tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi viết về chiến tranh của Bảo Ninh. 8
- NỘI DUNG Chương 1: CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA VÀ NHỮNG TRANG VIẾT THỜI HẬU CHIẾN CỦA BẢO NINH 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm chủ đề Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. Chủ đề là khái niệm phản ánh “vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những xác định một phạm vi đời sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó” [38, tr.262]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thuật ngữ chủ đề được hiểu là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học” [22, tr.61]. Như vậy, chủ đề là vấn đề chủ yếu được nhà văn nêu lên trên cơ sở đề tài. Khi phản ánh hiện thực, nhà văn chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng đời sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó. Nếu khái niệm đề tài giải đáp câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì? thì khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Chủ đề bao giờ cũng hình thành từ ý đồ và biểu hiện trong sáng tác. Nó bắt nguồn từ đề tài và được xây dựng trên cơ sở đề tài, nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống. Vì vậy, từ những đề tài cụ thể, bình thường, tác giả nêu lên những chủ đề mang ý nghĩa khái quát to lớn sâu sắc. Trong một đề tài có thể xuất hiện một hoặc nhiều chủ đề bởi cùng một phạm vi cụ thể của đời sống có thể tồn tại nhiều mặt phức tạp, nhiều mâu thuẫn, nhiều tính cách, sự kiện, cảnh ngộ khác nhau, từ đó đặt ra những vấn đề khác nhau. Ví dụ, cùng viết về bi kịch người phụ nữ thời hậu chiến nhưng Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Bến không chồng 9
- (Dương Hướng), Người còn sót lại rừng cười (Võ Thị Hảo), mỗi tác phẩm lại đặt ra những vấn đề khác nhau. Cỏ lau ngoài vấn đề người chinh phụ đợi chồng còn là bi kịch của những kẻ yêu nhau bị chia lìa bởi cuộc sống chứ không phải cái chết. Bến không chồng xoáy sâu bi kịch tình yêu và những khát khao bản năng của con người đến tận cùng và đăm đắm câu hỏi liệu có hạnh phúc nào cho người từ chiến trận trở về? Người còn sót lại rừng cười là bi kịch của một người phụ nữ đã ra khỏi cuộc chiến nhưng không bao giờ có thể hoà nhập với đời thường, bi kịch của người không còn khả năng yêu. Tóm lại, chính đặc điểm đa dạng, phong phú, phức tạp của hiện thực là nguyên nhân nảy sinh những tác phẩm có nhiều chủ đề. Chủ đề tác phẩm được hình thành từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thông qua sự khái quát hóa chủ quan của nhà văn, có vai trò hết sức quan trọng trong sáng tác. Nói cách khác, chủ đề là góc độ, bình diện, con đường tác giả dẫn dắt người đọc thâm nhập tác phẩm. Chủ đề biểu hiện rõ trong việc thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn. Chính nó bước đầu tạo ra tầm khái quát rộng lớn của tác phẩm đối với hiện thực xã hội, từ đó tác phẩm tác động sâu sắc vào nhận thức tư tưởng của người đọc. Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc làm cho tác phẩm trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng, nhất là chủ đề trong các tác phẩm lớn. Một tác phẩm văn học có thể có nhiều chủ đề khác nhau. Trong các chủ đề của tác phẩm, có thể phân ra chủ đề chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm và chủ đề phụ, cục bộ thể hiện qua các nhân vật hoặc tình tiết riêng lẻ. Ngoài ra, có thể có chủ đề vĩnh cửu và chủ đề mang tính lịch sử xã hội. Như vậy, những thuộc tính chung hoặc gần gũi về chủ đề và đề tài là căn cứ tập hợp tác phẩm theo các nhóm thể tài. Ví dụ, đề tài của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là chiến tranh nhưng ta thấy trong tác phẩm, các chủ đề chiến tranh, tình yêu và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật xen kẽ, đan chéo vào nhau thật khó tách bạch. Hơn thế, tác giả còn đặt ra vấn đề không kém phần quan trọng là sứ mệnh của nhà văn - sứ 10
- mệnh của một người cầm bút viết văn là để nói lên tiếng nói cho thân phận con người, thân phận tình yêu của một thế hệ lính chiến. Chủ đề là phương diện cơ bản có tính khách quan của nội dung tác phẩm. Nó cho thấy tác phẩm nói tới cái gì, nêu vấn đề gì của hiện thực đời sống nghĩa là chủ đề tác phẩm do tác giả xác định nhưng lại do hiện thực quy định, có nguồn gốc hiện thực. Sức sống một tác phẩm xét đến cùng là ở chủ đề chân thật, có tầm quan trọng của nó. Nếu không nêu được chủ đề có tính khách quan, hoặc nêu vấn đề một cách giả tạo sẽ khiến tác phẩm dễ bị lãng quên. Xét về quan hệ, chủ đề có mối quan hệ mật thiết với tư tưởng tác phẩm. Do mối quan hệ khăng khít của chủ đề và tư tưởng mà có khi người ta hiểu chủ đề là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Nói khác đi, chủ đề không tách rời tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng sẽ quy định phạm vi đề tài, tạo ra ý nghĩa chủ đề của tác phẩm. 1.1.2. Khái niệm tình yêu đôi lứa Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu khác nhau. Tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa, luôn là một phạm trù bí ẩn và hấp dẫn với con người. Vậy tình yêu đôi lứa là gì? Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác nhưng đó thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được gắn bó của hai người khác giới. Diane Ackerman từng nói: “Mọi người đều thừa nhận tình yêu thật tuyệt vời và vô cùng cần thiết nhưng chưa một ai định nghĩa được tình yêu là gì?”. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng trăn trở: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” và cho rằng: “Yêu là chết trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Theo Paulo Coelho: “Tình yêu là một sức mạnh hoang dại. Khi ta cố gắng điều khiển nó, nó hủy hoại ta. Khi ta muốn nhốt nó lại, ta lại trở thành nô lệ của nó. Khi ta cố gắng hiểu nó, nó lại làm cho ta có cảm giác mất mát và bối rối”. Dưới góc nhìn triết học, tình yêu “là tình cảm giữa con người với con người hướng đến chân, thiện, mỹ. Tình yêu đẹp là tình yêu mang lại hạnh phúc và sức mạnh cho con người, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách”. 11
- Theo Từ điển tâm lí học, tình yêu đôi lứa “là sự rung cảm sâu sắc nhất của sự thống nhất về nhiều mặt: mặt tự nhiên và xã hội, cơ thể và tinh thần, thẩm mỹ và đạo đức, nhưng lại mang tính cá nhân mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa có những đặc trưng cơ bản sau: Sự gắn bó tình cảm chặt chẽ với một người khác giới khác; xu hướng suy nghĩ về người đó theo lối lí tưởng hóa; một sức hấp dẫn rõ rệt về thể các mà người ta thường coi sự đụng chạm thân thể là thể hiện sức hấp dẫn ấy” [12]. Có thể thấy, tình yêu đôi lứa là một trong những tình cảm tuyệt vời và mãnh liệt nhất của con người. Đó là tình cảm đắm đuối, nồng nhiệt, si mê của hai tâm hồn, hai cơ thể khao khát hòa quyện nhau. Nói cách khác, tình yêu món quà kì diệu nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con người. Khái niệm tình yêu là câu chuyện không có hồi kết bởi những nhịp rung động đa dạng của mỗi trái tim. Chỉ biết rằng yêu là nhớ, là thương, là quan tâm lo lắng, chăm sóc cho nhau, hạnh phúc khi được gần gũi, sẻ chia, hi sinh vì nhau vô điều kiện. Tình yêu đôi lứa xuất phát từ bản năng nhưng cũng là phần người nhất, đẹp đẽ nhất. Yêu có nghĩa là đối xử với ai đó tốt hơn mọi người, tốt hơn cả chính mình. Khi tình yêu đủ lớn sẽ luôn hướng đến đích cuối cùng là nhu cầu được ràng buộc, gắn bó bên nhau đến trọn đời. Trên con đường vun đắp tình yêu, chẳng rải toàn hoa hồng mà có “muôn vời cách trở”. Nhưng đó là liều thuốc thử thách hữu ích nhất cho tình yêu. Chỉ khi đi qua những ngày hạnh phúc, hay nếm trải cả những đắng cay, đau khổ, người ta mới hiểu rõ hơn giá trị đích thực của tình yêu. Sông có thể cạn, đá có thể mòn, nhưng tình yêu thì bất tử với thời gian, cả niềm đau và hạnh phúc. 1.2. Chủ đề tình yêu đôi lứa trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh từ 1945 đến nay 1.2.1. Tình yêu đôi lứa trong văn xuôi chiến tranh từ 1945 - 1975 Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 được đặt trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt chống Pháp và 12
- chống Mỹ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của văn học nghệ thuật là tập trung phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, phải thắp sáng niềm tin, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ hi sinh nên không nói nhiều đến chuyện hưởng thụ, còn đề tài tình yêu, hạnh phúc cá nhân, nếu có đề cập đến cũng phải gắn với nhiệm vụ chiến đấu. Văn xuôi giai đoạn này không có tác phẩm nào dành riêng cho tình yêu đôi lứa mà tình cảm riêng tư ấy hòa quyện trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng - tình yêu đôi lứa mang tính sử thi. Trong những câu chuyện tình yêu thời chiến tranh, bạn đọc có lẽ chẳng thể nào quên những mối tình đẹp đẽ, kì diệu Nguyệt - Lãm (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu), Tnú - Mai (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành), Lữ - Hiền (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu); Quỳnh - Hảo (Vùng trời - Hữu Mai); Thiêm - Mẫn (Mẫn và tôi - Phan Tứ); Ngạn - Quyên (Hòn Đất - Anh Đức); Tâm - Thành (Dưới đám mây màu cánh vạc - Thu Bồn)... Họ đều là những nhân vật của sử thi, từ suy nghĩ đến “yêu đương” cũng rất “sử thi”. Trước hết, đó là tình yêu trong sáng gắn với niềm tin và lòng thủy chung giữa mưa bom bão đạn. Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) là một trong số ít tác phẩm cùng thời tách riêng ra làm thành một tình khúc trong bầu trời đầy tiếng súng. Câu chuyện là cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu được xây dựng trong một tình huống đặc biệt. Trên đường đi, Lãm, người lái xe, gặp cô gái đã thầm yêu anh dù chưa một lần gặp mặt. Cô gái tên Nguyệt đã biểu hiện lòng dũng cảm khi cùng Lãm cứu chiếc xe quân sự ra khỏi vùng bom đạn. Chàng trai chỉ lờ mờ đoán rằng cô ở cùng chỗ với người con gái tên Nguyệt của mình. Rồi họ chia tay trong niềm lưu luyến. Nhưng giữa họ đã nảy nở một tình mến yêu cao thượng và trong sáng. Sự ngẫu nhiên không chỉ khiến Nguyệt - Lãm gặp nhau mà còn gần nhau, cùng nhau vượt qua hiểm nguy, để rồi có thêm những cảm nhận mới về nhau. Tình yêu giữa Nguyệt và Lãm tuy chưa nói thành lời, chưa hẹn hò, nhưng họ vẫn dành cho nhau một niềm yêu thương 13
- riêng trong khoảng trời riêng của mình. Niềm tin và tình yêu giúp họ đi qua gian khổ, hướng về nhau và cùng tin vào cuộc sống. Như một sự kì diệu, ở Nguyệt lòng thủy chung như ngọn lửa vĩnh cửu. Nó luôn cháy nóng trong mọi không gian và tỏa sáng ngay giữa chiến trường. Nó không hề thay đổi dù nắng mưa đời thường năm tháng và đạn bom ác liệt của quân thù: “Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi : qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao ? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?” (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu). Sợi chỉ xanh óng ánh mà Nguyễn Minh Châu nói tới đó là sự sống bất diệt, tình yêu thách thức tử thần. Ít lãng mạn hơn chuyện tình Nguyệt - Lãm trên tuyến lửa Trường Sơn, tình yêu của đôi trẻ Tnú - Mai trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) trên mảnh đất Tây Nguyên dường như khiến họ mạnh mẽ hơn và đứng dậy đấu tranh. Trong bản hùng ca hịch tướng sĩ thời đánh Mỹ ấy, có những khoảng lặng dành trọn cho tình yêu của Tnú và Mai. Tình cảm của họ trong mát như nước suối nhưng cũng mạnh mẽ, mãnh liệt như cây xà nu làng Xô man. Họ nên vợ nên chồng và đã có một Tnú nhỏ mới ra đời. Hạnh phúc của họ đẹp tựa ánh trăng rằm trên đỉnh núi Ngọc Linh. Nhưng những tháng ngày êm đẹp của đôi vợ chồng trẻ quá ngắn ngủi và kết thúc trong bi thương. Kẻ thù muốn bắt Tnú nên chúng bắt vợ con anh với ý đồ nham hiểm Bắt được con cọp cái và cọp con, tất sẽ dụ được cọp đực trở về. Chúng đã hành hạ dã man người thiếu phụ mới sinh con được một tháng. Với hai bàn tay trắng, Tnú đã không cứu sống được mẹ con Mai, thậm chí không bảo vệ được chính mình. Kẻ thù đã quấn giẻ có tẩm dầu xà nu vào mười ngón tay anh rồi châm lửa đốt... 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 674 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn