intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài này, người viết hướng tới khẳng định những đóng góp của Hoàng Quảng Uyên đối với văn học hiện đại, nhất là với tiểu thuyết lịch sử. Đặc biệt vừa khẳng định sự kế thừa, vừa làm rõ sự sáng tạo mới lạ từ nội dung đến nghệ thuật trong xây dựng hình tượng trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN PHÚC VĨNH HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH TRONG TIỂU THUYẾT TRÔNG VỜI CỐ QUỐC CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN PHÚC VĨNH HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH TRONG TIỂU THUYẾT TRÔNG VỜI CỐ QUỐC CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Lưu Khánh Thơ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được ghi trong mục tham khảo với tên tác giả, tên công trình và thời gian rõ ràng. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Trần Phúc Vĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý Khu di tích Lịch sử- Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên đã giúp tôi tìm hiểu các thông tin cần thiết bổ sung cho luận văn. Cảm ơn nhà văn Hoàng Quảng Uyên, tác giả cuốn tiểu thuyết Trông vời cố quốc đã cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này! Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lưu Khánh Thơ. Cô luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn! Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Trần Phúc Vĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii Mục lục .............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 7 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 7 NỘI DUNG ......................................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ....... 8 1.1. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam hiện đại ............................................................................................................. 8 1.1.1. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 ...................................................................................................... 8 1.1.2. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn từ 1975 đến nay .............................................................................................. 18 1.2. Cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm sáng tác của Hoàng Quảng Uyên .... 26 1.2.1. Cuộc đời ............................................................................................... 26 1.2.2. Sự nghiệp.............................................................................................. 27 1.2.3. Quan niệm sáng tác .............................................................................. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên.................................................................................................... 29 1.3.1. Thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử ............................................ 29 1.3.2. Tiếu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên ........................................ 31 Tiểu kết:.......................................................................................................... 32 Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG TIỂU THUYẾT TRÔNG VỜI CỐ QUỐC CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ........................ 34 2.1. Hình tượng người thanh niên trí thức yêu nước đi tìm lý tưởng ............ 34 2.1.1. Vượt qua nguy hiểm, khó khăn thử thách tìm ra con đường cứu nước riêng ................................................................................................................ 34 2.1.2. Những tố chất của vĩ nhân có tầm nhìn vượt thời đại .......................... 38 2.1.3. Hành trình đưa lý tưởng về “Cố quốc” ................................................ 41 2.2. Hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng ................. 46 2.2.1. Luôn hướng đến các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức ................ 46 2.2.2. Luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, tình hữu ái giai cấp ................ 49 2.2.3. Những tố chất của người lãnh đạo, thủ lĩnh phong trào cách mạng .... 51 2.2.4. Bảo vệ quan điểm, lý tưởng cách mạng của mình ............................... 55 2.3. Người thanh niên cách mạng xa xứ luôn hướng về “Cố quốc” .............. 61 2.3.1. Hình bóng quê hương, đất nước, đồng chí, đồng bào .......................... 61 2.3.2. Hình bóng những người thân ............................................................... 64 2.4. Cảm nhận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về thiên nhiên, xã hội nơi xứ lạ.......................................................................................................... 67 2.4.1. Bức tranh thiên nhiên nơi xứ lạ ............................................................ 67 2.4.2. Bức tranh xã hội nơi xứ lạ .................................................................... 68 Tiểu kết:.......................................................................................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. Chương 3. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG TIỂU THUYẾT TRÔNG VỜI CỐ QUỐC CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................. 71 3.1. Kết cấu nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ............................................................................................................... 71 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 75 3.2.1. Ngôn ngữ tả thực hình tượng nhân vật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh . 76 3.2.2. Ngôn ngữ ước lệ tượng trưng và liên tưởng so sánh để khắc họa hình tượng lãnh tụ cách mạng, chiến sỹ cộng sản quốc tế ..................................... 81 3.2.3. Ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật luôn phù hợp hoàn cảnh và đối tượng 84 3.3. Giọng điệu nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 85 3.3.1. Giọng điệu trữ tình ngợi ca, ngưỡng mộ, cảm phục ............................ 85 3.3.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm, bông đùa ............................................... 89 3.3.3. Giọng điệu hoài niệm thắm thiết .......................................................... 91 Tiểu kết:.......................................................................................................... 93 KẾT LUẬN....................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là sự khẳng định sự cần thiết việc học tập, nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua thơ, văn xuôi, nhạc, họa… hiện lên sinh động, phong phú vừa vĩ đại vừa gần gũi giản dị, vừa mang những phẩm chất, đạo đức, văn hóa Việt Nam vừa thể hiện những giá trị chung nhân loại. Nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói chung, về hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn chương nghệ thuật nói riêng là một công việc luôn đặt ra nhiều ý nghĩa sâu sắc. 1.2. Tác giả Hoàng Quảng Uyên – dân tộc Tày, người con của miền núi biên cương, vùng quê cách mạng Cao Bằng với tình cảm thành kính sâu sắc với Bác Hồ kính yêu đã dành nhiều tâm huyết viết bộ ba tiểu thuyết lịch sử Trông vời cố quốc, Mặt trời Pắc Pó, Giải phóng dày khoảng 2000 trang tái hiện cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến 1954. Đây là bộ ba tiểu thuyết công phu, dày dặn, đánh dấu đóng góp ý nghĩa, quan trọng trong mảng văn học về đề tài lịch sử nói chung cũng như về đề tài hình tượng Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói riêng. Trong đó tiểu thuyết Trông vời cố quốc là tiểu thuyết đầu tiên viết về sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài từ 1911- 1941. 1.3. Bản thân tôi - người thực hiện luận văn hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Định Hóa, Thái Nguyên – cơ quan thường trực tham Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. mưu cho Cấp ủy huyện về triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, là người con của núi rừng Việt Bắc, được sinh ra, trưởng thành, làm việc tại ATK (An toàn khu) Định Hóa, Thái Nguyên - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) đến thắng lợi. Do vậy, tôi luôn có mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu về lãnh tụ kính yêu, hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian Người hoạt động ở nước ngoài. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về các cuộc phỏng vấn, trao đổi Trên các phương tiện báo chí và truyền thông, một số cuộc trả lời phỏng vấn, trò chuyện văn chương của nhà văn Hoàng Quảng Uyên xung quanh tác phẩm, chuyện nghề, chuyện đời…đã được công bố. Ngày 16/5/2013, tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái nguyên, nhà văn Hoàng Quảng Uyên có buổi ra mắt giới thiệu cuốn tiểu thuyết Giải phóng, tác giả Phạm Vũ có bài phỏng vấn đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên với tiêu đề Tôi viết tiểu thuyết trên nền lịch sử chứ không phải viết lịch sử. Ngày 18/6/2017, tác giả Đặng Hiển có bài Những nỗ lực mới của Hoàng Quảng Uyên trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc… Những ý kiến, quan điểm mà nhà văn Hoàng Quảng Uyên đưa ra trong những cuộc trả lời phỏng vấn, trò chuyện văn chương phần nhiều mới nêu ra vấn đề chứ chưa giải quyết vấn đề, nhưng đó là những tham khảo hữu ích, giúp tôi hiểu tác giả, tác phẩm hơn và thực hiện luận văn thuận lợi hơn. 2.2. Về các bài báo Một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã có những bài báo khoa học đáng chú ý về ba tiểu thuyết: Trông vời cố quốc, Mặt trời Pắc Pó, Giải phóng. Trên báo điện tử Văn nghệ quân đội, thứ ba, ngày 17/7/2017, nhà nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. Nguyễn Khắc Phê có bài Ngọc càng mài càng sáng giới thiệu điểm đặc biệt trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên, đó là: Tác giả hoàn thành, tập 2 (Mặt trời Pắc Pó, 2010), viết tập 3 (Giải phóng, 2013), sau đó mới bắt đầu viết tập 1 (Trông vời cố quốc, 2017). Như vậy, khi viết về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nhà văn không viết “xuôi” theo thời gian mà viết từ giữa ra, cụ thể: Cuốn Mặt trời Bắc Pó năm 2010 kể về quãng hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1941 đến 1945; trên cơ sở thành công đó, cuốn Giải phóng xuất bản 2013 viết về thời kỳ hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1946 đến 1954 và cuốn Trông vời cố quốc xuất bản 2017 kể về giai đoạn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh giai đoạn thừ 1911 đến 1941. Sở dĩ có hiện tượng trên là vì nhà văn quê ở Cao Bằng nên viết trước hết về thời kỳ Bác sống và làm việc ở quê hương mình và thời kỳ nào tác giả có nhiều tư liệu nhất về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì viết trước sau đó tìm tư liệu giai đoạn khác viết sau. Trên báo điện tử Văn nghệ quân đội, thứ 7, ngày 18/11/2017, tác giải Nguyễn Văn Hùng có bài Hình tượng Bác Hồ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại đã so sánh hình tượng Bác Hồ trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên với sáng tác của Sơn Tùng (Búp sen xanh, Búp sen vàng, Trái tim quả đất), Hồ Phương (Cha và con), Cao Năm (Hai ngày và mãi mãi), Nguyễn Thế Quang (Khúc hát những dòng sông). Nếu Sơn Tùng, Hồ Phương, Cao Năm, Nguyễn Thế Quang chủ yếu tập trung khắc họa thời thơ ấu - thời niên thiếu - tuổi hai mươi của Bác, thì Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện một chặng đường 43 năm hoạt động cách mạng (từ 1911 đến 1954) của Bác. Trong tự thuật của chính tác giả ngày 25/4/ 2017 với tiêu đề Hoàng Quảng Uyên và những tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã lý giải “cơ duyên” và quá trình viết bộ ba tiểu thuyết về Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh. Đó là trong quá trình đi tìm tư liệu viết hai cuốn ký: Đi tìm Nhật ký trong tù: Những câu chuyện nhỏ (2010) và Đi tìm Nhật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ký trong tù: Số phận và lịch sử (2010) đã thôi thúc tác giả phải viết một tác phẩm lớn, xứng tầm về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để thể hiện lòng kính yêu với Bác. Những nhận định, đánh giá của các bài báo trên phần nhiều đã nêu ra vấn đề, nhưng việc giải quyết chúng thì vẫn còn bỏ ngỏ. Đó là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi căn cứ và vận dụng triển khai trong luận văn. 2.3. Về các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học Những ý kiến về tiểu thuyết của ông thường thể hiện trong các bài viết trên các báo và tạp chí, các bài trao đổi trên các diễn đàn báo mạng. Đặc biệt đáng chú ý, đã có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên. Điều đó, cho thấy sức thu hút và giá trị văn học của những tác phẩm của nhà văn. Liên quan về vấn đề này có luận văn thạc sĩ của tác giả Lưu Thúy Lan với đề tài Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên (Hội đồng Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2014). Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ nghiên cứu 2 tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó (xuất bản 2010) và Giải phóng (xuất bản 2013), chưa nghiên cứu cuốn Trông vời cố quốc (xuất bản 2017), đồng thời tiếp cận ở góc độ thể loại chứ chưa đi sâu vào vấn đề hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về “hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên”. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này, người viết hướng tới khẳng định những đóng góp của Hoàng Quảng Uyên đối với văn học hiện đại, nhất là với tiểu thuyết lịch sử. Đặc biệt vừa khẳng định sự kế thừa, vừa làm rõ sự sáng tạo mới lạ từ nội dung đến nghệ thuật trong xây dựng hình tượng trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của ông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài này còn giúp cho người thực hiện vun bồi kiến thức để làm hành trang cho việc học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Ngoài ra còn giúp người viết có cái nhìn sâu sắc, hiểu thấu đáo hơn về nhà văn Hoàng Quảng Uyên và cả thế hệ nhà văn cùng thời, nhất là các nhà văn người dân tộc thiểu số, miền núi. Thứ ba, hiện nay văn học địa phương đã được đưa vào giảng dạy và trong các chương trình ngoại khóa ở bậc học phổ thông; hàng năm, đội ngũ báo cáo viên của các cấp ủy Đảng đều triển khai, tuyên truyền chuyên đề “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Do đó, việc thực hiện đề tài này cũng sẽ góp một phần tư liệu bổ ích cho sự nghiệp giáo dục tại các tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Thái Nguyên), sẽ góp thêm tư liệu quan trọng cho đội ngũ báo cáo viên trong việc tuyên truyền, triển khai Chỉ thị 05 - CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. 3.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết lịch sử Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên nhìn từ phương diện nội dung: Hình tượng người thanh niên yêu nước đi tìm lý tưởng, hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng, người thanh niên xa xứ luôn hướng về cố quốc… - Phân tích những phương thức nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên: Kết cấu nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật… 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hình tượng Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Cuốn tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên: Trông vời cố quốc, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2017 - Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát thêm một số tác phẩm khác: Mặt trời Pắc Pó, Nxb Hội nhà văn, 2010; Giải phóng, Nxb Hội nhà văn, 2013 của Hoàng Quảng Uyên và một số tác phẩm thơ, văn xuôi của những nhà văn, nhà thơ viết cùng đề tài để so sánh và đối chiếu góp phần làm nổi bật đặc điểm hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp lịch sử-xã hội Chúng tôi đặt tiểu thuyết của Hoàng Quảng Quyên, đặt việc xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh gắn với các sự kiện lịch sử, bối cảnh xã hội lúc đó 5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Chúng tôi đặt tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên trong hệ thống sáng tác của nhà văn, nhà thơ viết cùng đề tài 5.3. Phương pháp loại hình: Nghiên cứu vấn đề từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết. Chúng tôi cũng đồng thời vận dụng kết hợp các thao tác nghiên cứu khoa học như: Phân tích, tổng hợp (Luận văn kết hợp phân tích và tổng hợp tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên dưới các góc nhìn về quan niệm, tư tưởng, thế giới nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu để vừa hệ thống, tổng hợp kết quả, vừa minh chứng cho các luận điểm của luận văn); so sánh – đối chiếu (Luận văn không chỉ nghiên cứu hình tượng Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc mà còn so sánh, đối chiếu với sáng tác khác của chính tác giả và các tác giả khác cùng thời để thấy sự khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Hoàng Quảng Uyên); phân loại - thống kê (Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thống kê, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để làm nổi bật hình tượng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Quảng Uyên). Các phương pháp nghiên cứu trên luôn luôn bổ sung cho nhau như một chỉnh thể thống nhất, tạo nên sự hài hòa nhất định, trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến thao tác so sánh - đối chiếu, phương pháp lịch sử - xã hội; phân tích - tổng hợp. Bởi các phương pháp và thao tác này sẽ giúp cho chúng tôi làm rõ hơn hình tượng nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên. 6. Đóng góp của luận văn Là đề tài đầu tiên nghiên cứu, khảo sát về hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ góc nhìn nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên 7. Bố cục của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái lược về vấn đề hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 2: Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên -nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên - nhìn từ phương diện nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1.1. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội Văn học Việt Nam là một dòng chảy không ngừng, tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội mỗi giai đoạn mà văn học có những hướng phát triển, đặc điểm, diện mạo riêng của nó. Văn học Viêt Nam giai đoạn 1945- 1975 phát triển trong bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội đặc biệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đã làm cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành dân tộc tự do, đưa nước Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập. Nhưng ngay sau đó, chúng ta phải bước vào hai cuộc trường kỳ kháng chiến: Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp hào hùng (1946- 1954), hơn hai mươi năm chống Mỹ cứu nước gian khổ (1954- 1975). Với tinh thần “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào!” (lời Hồ Chí Minh), dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cả dân tộc đoàn kết đấu trang để đến thắng lợi vào 30/4/1975. Văn học Việt Nam đã phát triển trong hoàn cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội đặc biệt ấy và đã hoàn thành sứ mệnh của mình trước dân tộc, đất nước. Các nhà văn, nhà thơ trong những năm kháng chiến, trước khi cầm bút đều xác định quan điểm sáng tác: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Hồ Chí Minh) Và “Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” (Tố Hữu) Văn học phát triển trong điều kiện chiến tranh nên cũng mang những đặc điểm riêng. Đó là nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, của dân tộc. Đề tài được tập trung phản ánh là hiện thực cách mạng sôi nổi trong hai cuộc kháng chiến và lao động dựng xây Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, âm hưởng chủ đạo của văn học thời kỳ này là âm hưởng hào hùng, lãng mạn tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai tươi sáng “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh” (Nguyễn Đình Thi) hoặc “Từ trong đổ nát hôm nay Ngày mai đã đến từng giây từng giờ” (Tố Hữu) Các tác phẩm tập trung ca gợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu! Sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ sẽ mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc. “Ôi Việt Nam hai tiếng diệu kì Một tiếng Đảng vang lên kiêu hãnh Ta suốt đời nguyện là người lính Dưới cờ Đảng thân yêu Gieo mầm thơ trên cuộc sống phì nhiêu” (Hoàng Trung Thông) Và “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” (Bảo Định Giang) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Có thể nói văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đó là bám sát hiện thực xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đấu tranh thống nhất nước nhà. 1.1.1.2. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn 1945- 1975 Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, nhà nghiên cứu Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi cho rằng “Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sỹ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật… Nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người… Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sỹ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc… Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan điểm của nghệ sĩ ” [20, tr. 147-148]. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử, là lãnh tụ của dân tộc, là linh hồn của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời đại Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sống, lãnh đạo cách mạng Việt Nam được gọi là “Thời đại Hồ Chí Minh”. Vì vậy, sáng tác về lãnh tụ chiến một vị trí trang trọng trong văn học thời kỳ này. Có thể nhận thấy, những tác giả viết về Bác thường là những người đã được trực tiếp gặp Bác, được nghe kể về Bác và sống “cùng thời” với Bác. Đội ngũ sáng tác rất đông đảo có thể là các nhà văn, nhà thơ đã thành danh và trưởng thành trước cách mạng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nam Cao hay những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ như Minh Huệ, Nguyễn Đình Thi, Bàn Tài Đoàn… Có thể nói, hầu hết những người cầm bút thời kỳ kháng chiến đều có những sáng tác về lãnh tụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, có tác giả sáng tác nhiều và có nhiều tác phẩm thành công, khẳng định được tên tuổi của mình khi viết về đề tài lãnh tụ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Minh Huệ,… Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện, ký, tiểu thuyết… nhưng ở thể loại thơ là thành công hơn cả. Có lẽ thơ là thể loại phản ánh được nhanh nhất, thời sự nhất những con người, sự việc đang diễn ra, trong khi một số thể loại khác cần “độ lùi thời gian nhất định”. Qua những trang viết của mình, các nhà văn nhà thơ tập trung xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ở những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã hy sinh cuộc sống riêng để vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trước cảnh nước mất nhà tan, trong khi mà rất nhiều người trong chúng ta còn đang lo cho bản thân mình, bằng lòng với “hạnh phúc nhỏ hẹp” như nhà thơ Chế Lan Viên khẳng định trong bài Tiếng hát con tàu: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” [21, tr.101] Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Tại phương trời xa, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chịu bao cay đắng để tìm đường đi cho dân tộc. Trong cuốn Trông vời cố quốc, Hoàng Quảng Uyên viết “Công việc của phụ bếp nặng nhọc và vất vả ngay cả với những người khỏe mạnh là một thử thách với một thanh niên dánh thư sinh như Văn Ba. Công việc nối tiếp công việc, chưa xong việc này đã có người sai việc khác... quét dọn nhà bếp, đốt lửa trong các lò, khuân than, xuống hầm tàu lấy rau, thịt, cá, nước đá... vừa làm những việc không tên bất cứ lúc nào” [65, tr.24]. Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước với biết bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. đắng cay, rồi sau đó bước vào hai cuộc kháng chiến gian khổ, tất cả vì dân vì nước, như Người tâm sự "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ tập trung khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc: Người là hiện thân của độc lập, tự do và hòa bình; Người đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến với bến bờ vinh quang, hạnh phúc. Nhà thơ Tố Hữu trong bài Sáng tháng năm (sáng tác năm 1951) viết: “Người ngồi đó, với cây chì đỏ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ …. Bác bảo đi, là đi Bác bảo thắng là thắng…” [16, tr.252- 253] Và nhà thơ Tố Hữu tiếp tục khẳng định trong bài Việt Bắc (sáng tác năm 1954), hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là hiện thân của niềm tin vào tương lai chiến thắng trong cuộc “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!” “Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền” [16, tr.269] Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Đôi mắt (viết năm 1948) đã để văn sỹ Hoàng đánh giá về Ông Cụ (Hồ Chí Minh) trong cuộc trò chuyện với nhà văn Độ như sau: “Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp, mà chỉ có đến thằng Ðờ-Gôn. Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến khác của Pháp, còn đáng tiêu biểu bằng mấy Ðờ-Gôn. Anh lắc đầu: - Bằng thế nào được Hồ Chí Minh! Và anh tiếp: - Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người đem đến ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà thơ Bàn Tài Đoàn – nhà thơ dân tộc Dao viết bài Muối cụ Hồ: “Xưa con khóc đòi cơm chấm muối Mẹ tìm đâu ra muối con ơi … Từ khi cán bộ Cụ Hồ đến Chợ nhiều dầu, thuốc, lắm vải hoa Từng bồ muối trắng đầy ăm ắp Đây muối miền xuôi muối Cụ Hồ…” Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, trước “thù trong, giặc ngoài” nhưng ở Hồ Chí Minh luôn toát lên một phong thái ung dung tự tại của một tiên ông “Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời” [16, tr. 252] Hay “Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo…” [16, tr. 272] Thứ ba, các nhà văn, nhà thơ tập trung khắc họa những phẩm chất tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa sâu rộng trong mỗi cá nhân và toàn xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0