intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf những cách tân về thể loại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài Tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf, những cách tân về thể loại, luận văn sẽ khảo sát và làm sáng tỏ được đặc điểm về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý của Virginia Woolf. Trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm mới trong kỹ thuật tiểu thuyết của Woolf so với tiểu thuyết tâm lí của thế kỉ XIX, đặc biệt là tiểu thuyết của Stedhal.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf những cách tân về thể loại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc TIỂU THUYẾT TÂM LÍ CỦA VIRGINIA WOOLF NHỮNG CÁCH TÂN VỀ THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc TIỂU THUYẾT TÂM LÍ CỦA VIRGINIA WOOLF NHỮNG CÁCH TÂN VỀ THỂ LOẠI Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã ngành : 8220242 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN HỮU HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở các công trình khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2020 Người viết luận văn Nguyễn Thị Ngọc
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu Quý thầy cô công tác tại khoa Ngữ Văn, khoa Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Gia đình và bạn bè đã ủng hộ và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn \ thành luận văn tốt nghiệp này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2020 Người viết luận văn Nguyễn Thị Ngọc
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. V. WOOLF TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TÂM LÍ HIỆN ĐẠI ................................................................. 16 1.1. Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX............ 16 1.1.1. Bối cảnh xã hội-thời đại ................................................................ 16 1.1.2. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học ............................ 19 1.2. Tiểu thuyết tâm lý hiện đại phương Tây đầu thế kỷ XX ...................... 22 1.2.1. Khái lược về tiểu thuyết tâm lí ...................................................... 22 1.2.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành của tiểu thuyết tâm lý ............... 24 1.2.3. Woolf và quá trình cách tân tiểu thuyết tâm lý ............................. 27 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 36 Chương 2. TIỂU THUYẾT VIRGINIA WOOLF VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT.............................................................. 37 2.1. Khái lược về hình tượng nhân vật ........................................................ 37 2.2. Các kiểu nhân vật và sự của Virginia Woolf........................................ 39 2.2.1. Nhân vật chiêm nghiệm ................................................................. 39 2.2.2. Nhân vật nổi loạn........................................................................... 60 2.2.3. Nhân vật mang tiếng nói nữ quyền................................................ 73 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 80 Chương 3. TIỂU THUYẾT VIRGINIA VÀ SỰ TỔ CHỨC KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT .............................. 81 3.1. Khái lược về không - thời gian nghệ thuật ........................................... 81
  6. 3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý của Virginia Woolf ........................................................................................................... 83 3.2.1. Không gian địa lý .......................................................................... 83 3.2.2. Không gian tâm lý ......................................................................... 89 3.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý của Virginia Woolf ...... 96 3.3.1. Thời gian vật lý .............................................................................. 96 3.3.2. Thời gian tâm lý............................................................................. 99 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 107 KẾT LUẬN................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 111
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu thuyết tâm lí được xem là một bước tiến quan trọng của thể loại và tư duy tiểu thuyết, một đỉnh cao của nghệ thuật tiểu thuyết thế giới. Manh nha từ trong những sáng tác của W. Shakespeare (thế kỷ XVI), phát triển mạnh gắn liền với các sáng tác của Fyodo Dostoyevsky, Lep Tolstoy hay Stendhal, những nhà văn nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện thực (thế kỷ XIX), nhưng phải đến thế kỷ XX, tiểu thuyết tâm lí mới phát triển lên đỉnh cao và phát huy hết được tiềm năng của nó. Trào lưu hiện đại chủ nghĩa (modernism) xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX đã được coi là một cuộc cách mạng trong văn học nghệ thuật, trong đó có một số hiện tượng văn học thường được gọi là “phong trào nghệ thuật tiên phong của thế kỷ XX” (như chủ nghĩa đa-đa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa ấn tượng…). Nổi bật lên như một trong những tên tuổi hàng đầu và là một trong những người sáng lập nên trào lưu hiện đại chủ nghĩa cùng T.S. Eliot, Ezra Pound, Marcel Proust, James Joyce và Gertrude Stein, Virginia Woolf đã trở thành một trong những tác giả vĩ đại nhất của thế kỷ XX, là nhân vật chủ chốt trong lịch sử văn chương Anh ngữ. Malcolm Bradburry đã đánh giá Căn Phòng của Jacob của Woolf cùng Ulysses của James Joyce và Đất Hoang của T.S Eliot làm nên một tam vị tác phẩm đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của phong trào văn học hiện đại. Ở Việt Nam, việc dịch và nghiên cứu V. Woolf cũng như tác phẩm của bà còn hết sức mới mẻ nhưng trên thế giới thì đã vô cùng phổ biến. Tên tuổi của bà đã phủ bóng xuống văn đàn thế giới trong thế kỷ XX. Cuộc đời và những cống hiến nghệ thuật của Woolf đã trở thành đề tài lớn cho nhiều đầu sách, nhiều công trình nghiên cứu. Bộ môn văn học Anh của nhiều trường đại học danh tiếng đều dành những học phần quan trọng để nghiên cứu về tác
  8. 2 phẩm của bà. Tác phẩm của Woolf được tái bản và dịch ra nhiều thứ tiếng. Nghiên cứu về Woolf và sáng tác của bà chính là một hướng đi đúng đắn để tiếp cận nền văn học hiện đại của thế giới một cách đầy đủ, hiệu quả. Từ đó thu nhận được những chỉ dẫn quý báu trong việc tiếp cận, lĩnh hội những thành tựu văn học hiện đại, đương đại. Trong nước đã có một số bài tiểu luận, một số luận văn nghiên cứu về Woolf nhưng mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh như chủ nghĩa nữ quyền, kỹ thuật dòng ý thức,… mà chưa có một công trình chuyên biệt, có tính tổng hợp, khái quát về tác phẩm của bà. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của Virginia Woolf chính là sự kế thừa và tiếp tục thành tựu của tiểu thuyết tâm lí thế kỉ XIX. Virginia Woolf cùng các nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện đại đã đưa thể loại này phát triển lên một tầm cao mới với những cách tân rõ rệt về thể loại. Woolf đã in đậm trong nền văn học hiện đại một phương thức biểu đạt mới với thế giới quan riêng biệt, độc đáo của mình. Vì những lí do kể trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu về Woolf với đề tài “Tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf, những cách tân về thể loại” mong đóng góp một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về tên tuổi lừng danh của văn đàn thế giới trong thế kỉ XX này 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Về đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung làm rõ những cách tân về thể loại tiểu thuyết tâm lí qua sáng tác của V. Woolf. Đó là những đổi mới, khác biệt trong tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf so với tiểu thuyết tâm lí truyền thống thế kỉ XIX. Chúng tôi sẽ đi sâu đánh giá nguyên do, biểu hiện, những đột phá về nội dung, tư tưởng trong tiểu thuyết tâm lí của Woolf so với giai đoạn trước đó. Đồng thời chúng tôi cũng muốn tìm hiểu vị trí sáng tác của V.Woolf đối với văn học phương Tây cũng như văn học thế giới thế kỷ XX.
  9. 3 b. Về phạm vi nghiên cứu Dù cuộc đời ngắn ngủi và phải thường xuyên chiến đấu với căn bệnh thần kinh, Woolf vẫn để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 8 tiểu thuyết, 6 tập truyện ngắn, 1 vở kịch, ba tập tiểu sử (Orlando,1928 còn được xem như một tiểu thuyết), 3 công trình dịch về các nhà văn Nga, nhiều tập tiểu luận, luận văn, du kí, giới thiệu tác gia văn học, thư từ, nhật kí,… V. Woolf không chỉ là một nhà tiểu thuyết lừng danh, bà con là một nhà lý luận - phê bình tiêu biểu của thế kỉ XX. Nhưng với phạm vi đề tài, chúng tôi chọn nghiên cứu, khảo sát hai tiểu thuyết và một tập luận văn của bà. Đó là Đến ngọn hải đăng (To the lighthouse),1927: Nguyễn Vân Hà dịch, Nxb Văn học, năm 2016. Bà Daloway (Mrs Daloway),1925: Nguyễn Thành Nhân dịch, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2016. Căn phòng riêng(A room of One’s Own), 1929: Trịnh Y Thư dịch, Nxb Tri thức, năm 2008. Trong quá trình thực hiện có mở rộng so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm của Stendhal, James Joyce và của chính V. Woolf để làm rõ những khám phá của mình. 3. Lịch sử vấn đề Ngay từ tác phẩm đầu tiên The Voyage Out (Du hành ra ngoài, 1915), Woolf đã bước đầu khẳng định được tên tuổi của mình. Từ đó cũng mở ra sự nghiệp văn chương rực rỡ của bà. Bà trở thành một trong những cây bút tiên phong, thành viên sáng lập ra trào lưu hiện đại chủ nghĩa, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn chương, nghệ thuật của Anh quốc cũng như thế giới. Sau Thế chiến thứ hai, sự chú ý đối với các tác phẩm của bà giảm đi nhiều, nhưng từ đầu thập niên 1970 cho tới nay, do sự phát triển mạnh mẽ của
  10. 4 chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm cũng như bản thân cuộc sống sáng tác và hoạt động của bà. Cuộc đời và sự nghiệp phong phú, phức tạp của Virginia Woolf đã được nghiên cứu sâu rộng bởi hàng chục tác giả, hàng chục diễn đàn khác nhau dưới hình thức các tác phẩm tiểu sử và phân tích phê bình. a. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc dịch và nghiên cứu tác phẩm của V.Woolf còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Việc dịch tác phẩm của Woolf phần lớn đến từ tâm huyết và nỗ lực của những dịch giả say mê văn chương đẹp đẽ, cao nhã và độc đáo của bà. Và thứ văn chương đẹp đẽ, lôi cuốn ấy đã ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý, tìm hiểu của độc giả cũng như giới phê bình - nghiên cứu. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã tìm được rất nhiều những bài viết, báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu về Woolf và tác phẩm của nữ nhà văn. Trong phạm vi đề tài, dù không trực tiếp đề cập đến những cách tân tiểu thuyết tâm lí của Woolf nhưng có những biểu hiện nội hàm của phạm trù này, chúng tôi quan tâm, ghi nhận các bài viết, công trình sau: Trong cuốn Lịch sử văn học Anh, tác giả Nguyễn Thành Thống đã có bài giới thiệu về Virginia Woolf, trong đó nhấn mạnh tính độc đáo trong sáng tác của bà, đặt bà bên cạnh Herry James và Proust về khả năng tinh tế trong phân tích tâm lý. Ông cũng đánh giá tiểu thuyết của Woolf “đảo lộn những truyền thống của tiểu thuyết” (Nguyễn Thành Thống, 1997, tr 456), tôn bà là “khéo léo bậc thầy trong kỹ thuật stream of consciousness. Tất cả những gì diễn ra trong tâm hồn nhân vật của bà đều được thuật lại một cách trung thực - những cảm giác, những ý tưởng, những ấn tượng chóng qua” (Nguyễn Thành Thống, 1997, tr 456). Thông qua thế giới nội tâm nhân vật, Woolf đã thể hiện sâu sắc thế giới khách quan. Bà lên án các tiểu thuyết gia theo thời, chỉ biết tả bộ mặt bề ngoài của sự thật. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng lý tưởng sáng tác mà Woolf theo đuổi cũng sánh ngang với lý tưởng của Herry
  11. 5 James và James Joyce đó là đeo đuổi - diễn tả điều không ổn định, thoáng qua trong từng giây phút cuộc đời. Trong cuốn 100 nhà lý luận phê bình Văn học thế kỷ XX, Nguyễn Thị Khánh đánh giá cao khả năng đồng cảm, gợi cảm của văn chương Woolf, Woolf rất đề cao cảm xúc về hiện thực của nghệ sĩ vì bà cho rằng cảm xúc này sẽ động chạm đến bất kỳ cái gì, giúp người đọc nhìn ra cái mà nghệ sĩ đã nhìn thấy. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng Woolf là nhà văn, nhà lý luận phê bình dẫn đầu của trường phái nữ quyền của Anh thế kỷ XX. Woolf là cây bút xuất sắc viết về phụ nữ, bảo vệ phụ nữ, khôi phục, đánh giá lại, khích lệ và phát hiện những tài năng văn học nữ. Nguyễn Thị Khánh cũng đánh giá cao công trình phê bình của Woolf “Có khi một công trình phê bình trở thành một tác phẩm nghệ thuật về một tác phẩm nghệ thuật khác - điều này không xảy ra thường xuyên và không thể có được ở các cây bút kém tài năng hơn Virginia Woolf” (Nguyễn Thị Khánh, 2002, tr.76). Nguyễn Tri Nguyên trong cuốn 100 nhà văn thế giới thế kỷ XX, đã nhận xét những điểm mới trong kỹ thuật kể chuyện của V. Woolf. Ông nhận ra tiểu thuyết của Woolf đã “bỏ đi những hành động theo thời gian một cách liên tục…tập trung miêu tả những suy nghĩ nội tâm và cảm giác” (Nguyễn Tri Nguyên, 2006, tr 347). Nhà nghiên cứu cho rằng Woolf đã “chịu ảnh hưởng của kỹ thuật dòng ý thức của James Joyce”. (Nguyễn Tri Nguyên, 2006, tr.347). Thông qua thế giới nội tâm nhân vật, bà đã thể hiện sâu sắc hiện thực khách quan. Ông cho rằng Woolf nổi tiếng là chiến sĩ tiên phong trong văn học cho phong trào đòi quyền bình đẳng của phụ nữ. Trong điểm sách: “Bà Dalloway”- một London của nữ giới, Zet Nguyễn chỉ rõ V.Woolf từng tham vọng muốn ném bỏ những tuýp người điển hình của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ thứ 19, nơi ngoại hình tới nơi ở đều được miêu tả chi tiết nhưng riêng tâm trí hay ý thức thì lại bỏ mặc, Woolf, cùng nhiều nhà văn khác như James Joyce, Marcel Proust, William Faulkner, chủ
  12. 6 trương tạo ra một cuộc cách mạng văn chương, một “cuộc xoay chuyển vào bên trong” nơi những suy nghĩ và hồi ức của nhân vật được đặt lên hàng đầu. “Người đọc không còn tiếp xúc với một hiện thực như là nó vốn có, mà là liên tiếp những sóng suy nghĩ tràn qua tâm trí nhân vật, nơi tất cả sự ổn định và duy nhất về không gian cũng như thời gian đều bị phá vỡ” (Zet Nguyễn, 2016). Bà Dalloway của Virginia Woolf là một minh chứng cho lối viết trên. Trong buổi ra mắt sách của hai tác giả khủng nền văn học Anh (tuoitre.vn) nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã đánh giá Woolf là người nắn lại hình dáng văn học Anh từ khi bà xuất hiện. Ông cho rằng văn của Woolf rất giàu chất thơ, rất cẩn trọng trong câu chữ. Ông nói về Woolf một cách rất hình ảnh, coi bà là một chiều cao khác, ông nhắc lại quan niệm "văn chương trán cao" để chỉ các tác phẩm trí tuệ với sự đào sâu về bút pháp và chuyển tải tư tưởng cao cả của Woolf. Ông lấy ví dụ tiểu thuyết Căn phòng của Jacob, “Virginia Woolf không quan tâm đến chi tiết bên ngoài mà tập trung vào tâm hồn nhân vật: đang chuyển biến, đang dâng trào như thế nào, kể cả tâm hồn đang có màu gì” (Dẫn theo Lam Điền, 2016, tr.2). Và những cái nhìn về nhân vật cũng chỉ được kể qua độc thoại nội tâm - thủ pháp quan trọng của Virginia Woolf. Trên cơ sở đó, Nhật Chiêu cho rằng Virginia Woolf có ảnh hưởng đến những nhà văn lớn của văn học Anh. Bởi kể từ đó, những quan niệm sáng tác về dòng ý thức, khai thác chiều sâu nội tâm... mới thấy phảng phất trong các tác giả chịu ảnh hưởng của Virginia Woolf. Trong báo cáo khoa học Phong cách nữ quyền và vấn đề câu mang đặc trưng giới tính đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thế Truyền lấy văn chương của Woolf làm đối tượng khảo sát chính và chứng minh cho luận điểm của mình. Xuất phát từ những quan điểm của Woolf trong tập tiểu luận Women and fiction, Nguyễn Thế Truyền đã chỉ ra rằng trong các tiểu thuyết của mình, Woolf chủ ý “xác lập nữ quyền qua việc khẳng định có một loại câu mà các nhà văn nữ thường sử
  13. 7 dụng mà bà gọi là câu của nữ giới (female sentence) hoặc là câu của giới tính nữ (sen - tence of the feminine gender)” (Nguyễn Thế Truyền, 2018, tr.6). Vì thế, theo Woolf, phụ nữ cần thiết phải sáng chế ra một loại ngôn ngữ của chính họ. Woolf cũng có ý cho rằng đàn ông viết với một cách thức trịnh trọng hơn phụ nữ, dùng hình thức danh hóa nhiều hơn các động từ và tính từ. Các nhà nữ quyền Pháp cho rằng câu của nữ giới mang tính chủ quan và không có hình thù rõ rệt. Như vậy, Woolf và các nhà nữ quyền Pháp đã bắt đầu với quan điểm rằng cách viết của nữ giới có sự khác biệt cơ bản với cách viết của nam giới về nội dung và cấu trúc ngôn ngữ. Về luận văn, luận án thì những công trình nghiên cứu về Woolf còn khá khiêm tốn. Chúng tôi mới tìm hiểu được Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Phương Hiền, Đại học KHXHNV-ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2013 với đề tài Nữ quyền trong Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf do PGS.TS Đào Duy Hiệp hướng dẫn. Trong luận văn, tác giả đã chứng minh vấn đề nữ quyền qua các khía cạnh giới tính, qua dòng ý thức và các ẩn dụ. Trong lời giới thiệu cho các tác phẩm của Woolf, các dịch giả cũng có những lời giới thiệu sơ nét về đặc trưng phong cách của nữ nhà văn. Trong lời giới thiệu cuốn Căn phòng riêng, Trần Ngọc Hiếu đã xem đây là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Trần Ngọc Hiếu cũng cho rằng V.Wollf không chỉ táo bạo trong tư tưởng mà còn hết sức phóng khoáng, tự do trong bút pháp khi làm mờ đi ranh giới giữa tiểu luận và hư cấu, giữa triết lý và tự sự, với một thế giới nghệ thuật phức tạp và nhiều bí ẩn. Virginia Woolf được xem là “một trong những tượng đài kỳ vĩ của văn học hiện đại chủ nghĩa” (Trần Ngọc Hiếu, 2008, tr.8). Trong tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng, dịch giả Nguyễn Vân Hà nhận xét mỗi tác phẩm của Woolf luôn mở cho chị một chân trời mới. Văn Woolf như sóng biển lúc ào ạt, dữ dội, lúc yên ả, dịu êm… Bà lại sử dụng kỹ thuật dòng ý thức nên suy nghĩ trải ra miên man vô tận, trùng trùng điệp điệp. Nguyễn Thành
  14. 8 Nhân trong khi giới thiệu tiểu thuyết Bà Dalloway cũng thừa nhận thủ pháp dòng ý thức được sử dụng trong tác phẩm với ý nghĩ, hành động của nhân vật đan xen như tơ nhện từ quá khứ sáng hiện tại với rất nhiều ẩn dụ. Nhân vật của tác phẩm thể hiện được sự muôn màu muôn vẻ của tính cách con người đã góp phần vào bức tranh tổng thể làm nên thành công cho tác phẩm. Ngoài ra Woolf và tác phẩm của bà luôn có mặt trong các nghiên cứu về văn học phương Tây của những nhà nghiên cứu uy tín như Xác và hồn của tiểu thuyết, 2007 của Hoài Anh, Lí thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu, Văn học hậu hiện đại thế giới-những vấn đề lý thuyết của Đào Tuấn Ảnh sưu tầm và biên soạn. b. Ở nước ngoài Ở nước ngoài, tên tuổi của Woolf từ lâu đã nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãi của giới phê bình, nghiên cứu. Virginia Wollf luôn được xem là một tượng đài kì vĩ của văn học hiện đại chủ nghĩa. Hầu như các bài viết đều thống nhất ở chỗ thừa nhận Virginia Woolf cùng các nhà văn hiện đại chủ nghĩa tiếp tục dòng mạch tiểu thuyết tâm lí của thế kỉ XIX với những cách tân mạnh mẽ. Trong cuốn Thinking Back Through our Mothers: Virginia Woolf Reads Shakespeare (Hồi ức về những người mẹ: Virginia Woolf đọc Shakespeare), Beth C. Schwartz cho rằng người mẹ chính là một “nàng thơ” đặc biệt cho các cây bút nữ. Việc nghĩ lại về những người mẹ đã đem lại một kho ký ức, một ngọn nguồn cảm hứng, một cốt lõi thôi thúc sáng tạo cho thơ ca cũng như cho các nhà văn nữ. Trong chương Sáu của cuốn A Reader's Guide to contemporary literary theory (Một hướng dẫn lí thuyết của văn học đương đại), Raman Seldon đánh giá Woolf là một đại diện tiêu biểu cho nhà văn nữ và phê bình nữ quyền.
  15. 9 Trong cuốn Lịch sử văn học Anh quốc, của Michael Alexander do Cao Hùng Lynh dịch, tác giả Michael đã xếp Woolf bên cạnh James Joyce, T.S.Eliot và gọi họ là ngọn sóng mới trong văn chương Anh Quốc, nhận xét họ mang bút pháp hiện đại và tác phẩm của họ có hình thức khác so với tiểu thuyết và những bài thơ trước đó, cho rằng một cách đầy tham vọng, họ đã tuyệt giao với các quy ước chính thống đang thịnh hành. Michael cũng trích dẫn ý kiến của Woolf “Chúng tôi muốn vứt bỏ chủ nghĩa hiện thực, để xâm nhập vào những khu vực bên dưới nó mà không cần sự giúp đỡ của nó” (We want to be rid realism, to penetrate without its help into the regions beneath it). (Dẫn theo Michael Alexander, 2006, tr.498). Bà muốn tìm những ấn tượng cao nhã, đẹp đẽ của thế giới phụ nữ, của đời sống nội trợ, của nội tâm. Tiểu thuyết của Woolf thường lờ đi thực tại xã hội bên ngoài, trừ phi thực tại ấy thiết lập những hiện tượng liên quan đến ý thức cá nhân. Nicholas Parker coi V. Woolf là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất và ưu việt nhất của trào lưu văn học hiện đại. Các sáng tác của bà đã tạo ra một sự tác động lâu dài đến tiểu thuyết cũng như phong trào nữ quyền thề kỷ XX. Phong cách trữ tình, dòng ý thức của Woolf đã tạo nên vẻ đáng yêu và chất trí tuệ cho văn xuôi của bà. Mrs Dalloway tiêu biểu cho phong cách của Woolf với một dòng tâm trí nhảy từ hiện tại đến quá khứ, từ suy nghĩ của nhân vật này sang suy nghĩ của nhân vật khác để tạo ra bức chân dung phong phú về nhân vật trung tâm cũng như bối cảnh xã hội nước Anh sau Thế chiến thứ nhất. To the Lighthouse diễn ra gần như bên trong tâm trí của các nhân vật với nhiều góc nhìn và nhận thức để cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về xã hội cũng như hiểu sâu sắc về tính cách của các nhân vật. A Room of One’ Own là một cuộc khám phá về vai trò của phụ nữ trong tiểu thuyết với tư cách là tác giả và nhân vật (Nicholas Parker, 2017). Nói đến tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf là nói đến một dòng chảy kinh nghiệm liên tục đã thành thương hiệu của riêng bà. Trong tiểu luận Tiểu
  16. 10 thuyết tâm lí và tiểu thuyết gia (Psychological novels and novelists) Nasrullah Mambrol đã cho rằng “Richardson đã mang đến cho tiểu thuyết tiếng Anh kỹ thuật dòng ý thức mà học viên chính là Virginia Woolf, James Joyce và William Faulkner” (Richardson brought to the English novel the technique of stream of consciousness, whose major practitioners where Virginia Woolf, James Joyce and William Faulkner) (Nasrullah Mambrol, 2019). Theo Mambrol, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Woolf sử dụng kỹ thuật dòng ý thức là Căn phòng của Jacob (1922) đến Bà Dalloway (1925) thì kỹ thuật này đạt đến mức hoàn chỉnh với một dòng ký ức triền miên và hầu như không có cốt truyện. V. Woolf được xem là tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất trong kỹ thuật kể chuyện dòng ý thức. Bouzid nhận xét về bút pháp của Woolf: dòng ý thức là một kỹ thuật kể chuyện mà rất nhiều nhà văn đưa ra quan điểm của họ cho dù họ là nhà tiểu luận, tiểu thuyết gia, nhưng nổi tiếng nhất là Virginia Woolf, người được coi là tiền thân của phong cách viết này. Nỗi lo sợ bị quên lãng đã tạo động lực để Woolf có những tìm tòi, thể nghiệm nâng cao trình độ viết văn. Bà đã phát triển dòng ý thức trong các tác phẩm của mình. Bà tập trung vào việc sử dụng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của mình thông qua các nhân vật. Tiểu thuyết của bà dựa trên việc thăm dò ý thức của con người, những cảm xúc, suy nghĩ mơ hồ thoáng qua trong tâm trí. Đó là một kỹ thuật mang tính cách mạng, khó xử lý nhưng trong tiểu thuyết của mình, Woolf đã sử dụng nó một cách thành công và điêu luyện. Elaine Showalter, giáo sư Nhân văn tại đại học Princeton, đã nhận xét về Woolf: “Woolf đã sử dụng nhân vật Clarissa để khám phá tác động của sự thay đổi văn hóa, từ các công nghệ mới của ô tô, máy bay và phim ảnh, đến sự cởi mở của các mối quan hệ hôn nhân và tình dục” (Elaine Showalter, 2016). Bà cũng cho rằng Woolf đã sử dụng dòng ý thức để đi vào tâm trí nhân vật để có sự miêu tả tinh tế, nghệ thuật và sâu sắc hơn.
  17. 11 Trên trang Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Anh, Nataliya Gudz cho rằng Woolf đã đòi hỏi một cuộc cách mạng về kỹ thuật văn học trong tất cả các mặt tính cách, ngôn ngữ, cốt truyện và cấu trúc. Tính cách không thể biểu hiện bằng các mô tả bên ngoài, ngôn ngữ phải truyền đạt được nhiều mức độ cảm xúc và nhận thức, cả ý thức lẫn vô thức, cần phải loại bỏ cốt truyện. “Điều duy nhất quan trọng là đời sống nội tâm” (Nataliya Gudz, 2006). Trong kỷ yếu của Hội thảo Tiểu thuyết Anh Quốc METU lần thứ năm (năm 2003), Nadja Heinz đã nghiên cứu về Woolf và rút ra nhận định: Virginia Woolf đã giúp thiết lập xu hướng cho tiểu thuyết tâm lý học hiện đại và bà tiếp tục phát triển kỹ thuật dòng ý thức. Bà xây dựng những câu chuyện ngắn của mình chủ yếu dựa trên các quá trình và ấn tượng tinh thần, thường được kích hoạt bởi cảnh trước mắt. Bên cạnh sự đánh giá cao những niềm vui và nỗi đau hàng ngày, bà cũng rất quan tâm đến các chi tiết của kinh nghiệm con người. Không thể kể hết những đầu sách, trang học thuật, những bách khoa toàn thư của những trường đại học danh tiếng trên thế giới nghiên cứu về Woolf… Các tài liệu gần như thống nhất ở chỗ thừa nhận Woolf là một đại biểu xuất sắc của văn học hiện đại chủ nghĩa thời kì đầu, tiểu thuyết của bà mang đặc trưng và là đỉnh cao của tiểu thuyết tâm lí hiện đại. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề Virginia Woolf và tiểu thuyết tâm lí của bà được nghiên cứu một cách tương đối khái quát và hệ thống hơn bởi các học giả phương Tây. Trong khi đó, các công trình trong nước thường tập trung nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền hoặc kỹ thuật dòng ý thức ở phạm vi bề mặt. Dù không trực tiếp đề cập đến những cách tân tiểu thuyết tâm lí của Woolf song nhìn chung, các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã ít nhiều làm rõ được một số phương diện về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách và tiểu thuyết tâm lý của Woolf. Những công trình này chính là
  18. 12 nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, gợi mở nhiều vấn đề giúp chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 4 . Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng tổng hợp các phương pháp sau: phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp lịch sử - văn hóa, phương pháp thi pháp học làm chủ đạo. Phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụng trong luận văn nhằm so sánh những tương đồng, khác biệt trong cách khắc họa nhân vật, cách thể hiện kỹ thuật dòng ý thức giữa các tác phẩm của Woolf, so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa tiểu thuyết tâm lý của Woolf so với tiểu thuyết tâm lý của các bậc tiền bối thế kỷ XIX. Woolf là một đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa với quan điểm “Chúng tôi muốn vứt bỏ chủ nghĩa hiện thực, để xâm nhập vào những khu vực bên dưới nó mà không cần sự giúp đỡ của nó” nên chắc chắn sẽ có những cách làm khác so với tiểu thuyết tâm lí trước đó. Phương pháp thứ hai chúng tôi sử dụng trong luận văn là phương pháp lịch sử - văn hóa. Virginia Woolf sinh ra trong bối cảnh xã hội Anh chuyển mình mạnh mẽ sang thời kỳ hiện đại với cuộc cách mạng công nghiệp, những phát minh khoa học, những học thuyết triết học gây chấn động, quá trình đô thị hóa, đặc biệt là hai cuộc đại chiến làm rung chuyển thế giới. Đặc điểm thời đại đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến thế giới quan, nhân sinh quan và tư duy nghệ thuật của Woolf. Bà sống ở Bloomsbury, trung tâm London, phía Bắc bảo tàng Anh quốc, trong một không khí đậm chất văn hóa nghệ thuật. Bà trở thành một trong những thành viên sáng lập ra nhóm Bloomsbury tập hợp toàn những văn, nghệ sĩ, trí thức lừng lẫy của Anh quốc. Những tác phẩm nhiều lĩnh vực của văn đoàn đã có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nghệ thuật của nhân loại trong thế kỷ XX. Bầu không khí văn hóa đậm đặc và hàn lâm không
  19. 13 chỉ tạo động lực nâng cao trình độ viết văn mà còn để lại dấu ấn đậm nét trong không gian nghệ thuật của bà. Chúng tôi còn chú ý đến phương pháp thi pháp học. Từ những hướng dẫn của thi pháp học được chúng tôi sẽ làm rõ được những đặc điểm, quy luật về bút pháp nghệ thuật, kỹ thuật tự sự, quan niệm thẩm mĩ của V.Woolf, từ đó tìm ra những kế thừa và đột phá của bà so với các nhà văn tiền bối. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng các phương pháp tiểu sử, phân tâm học… để hiểu hơn về sáng tác của Woolf. Bởi những yếu tố lịch sử gia đình, xã hội, thời đại tất yếu sẽ chi phối, ảnh hưởng đến tư tưởng, nghệ thuật của Woolf. Virginia Woolf sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh gia đình danh gia vọng tộc có tiếng ở London. Xuất thân cao quý, bố mẹ đều là những học giả, nghệ sĩ lừng lẫy tiếng tăm của vương quốc Anh nhưng cả hai đều trải qua hôn nhân trước khi lấy nhau với đủ con riêng, con chung. Tuổi thơ và thanh xuân của Virginia bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ vào năm Virginia 13 tuổi, sau đó là một chuỗi những năm dài phiền muộn của một thân phụ nghiêm khắc và độc tài. Sau đó cha của bà cũng mất vì bệnh ung thư. Những đau thương, mất mát trong gia đình cộng với quá khứ bị lạm dụng tình dục bởi hai người anh cùng mẹ khác cha đã trở thành nỗi ám ảnh rỉ máu suốt cuộc đời, đẩy bà đến căn bệnh suy nhược thần kinh mà đã kết thúc bằng cái chết tự vẫn ở tuổi 59. Thời tuổi trẻ lại trải qua cuộc chiến tranh thế giới nhứ Nhất, chứng kiến nhiều đổ vỡ, mất mát, đảo lộn trong xã hội Anh quốc. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến quan điểm sáng tác, bút pháp cũng như thế giới nghệ thuật của Woolf. Dựa vào lý luận của phân tâm học, chúng tôi lý giải những vấn đề liên quan đến dòng chảy ý thức, thế giới nội tâm của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp với một số thao tác như: phân tích, tổng hợp, miêu tả, thống kê, phân loại,...
  20. 14 5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn Với đề tài Tiểu thuyết tâm lí của Virginia Woolf, những cách tân về thể loại, luận văn sẽ khảo sát và làm sáng tỏ được đặc điểm về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý của Virginia Woolf. Trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm mới trong kỹ thuật tiểu thuyết của Woolf so với tiểu thuyết tâm lí của thế kỉ XIX, đặc biệt là tiểu thuyết của Stedhal. Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên thuộc khối, ngành Khoa học Xã hội và những học giả có hứng thú với văn học Anh quốc nói chung và tác phẩm của Virginia Woolf nói riêng. 6 . Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm ba phần: mở đầu, ba chương nội dung và kết luận. Trong phần mở đầu, chúng tôi giới thiệu những vấn đề như lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Ở phần dẫn nhập này, chúng tôi tập trung vào phần quan trọng là lịch sử vấn đề. Trong giới hạn luận văn, chúng tôi cố gắng bao quát các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để tổng kết các điểm chính mà học giả trước đã nghiên cứu cũng như gợi mở hướng để chúng tôi tiếp tục đi sâu vào triển khai bài luận này. Phần nội dung chính gồm có ba chương: Virginia trong dòng chảy tiểu thuyết tâm lí hiện đại (chương 1), Tiểu thuyết Virginia Woolf và hình tượng nhân vật (chương 2), Tiểu thuyết Virginia Woolf và sự tổ chức không - thời gian nghệ thuật (chương 3). Ở chương 1, luận văn luận giải về bối cảnh xã hội, thời đại thúc đẩy nhu cầu hiện đại hóa văn học và sự ra đời của Chủ nghĩa hiện đại trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luận giải về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành của tiểu thuyết tâm lí, quá trình cách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2