intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc Việt Nam)

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc nghiên cứu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, luận văn sẽ phân tích, lý giải, đưa ra được những nhận định nhằm chứng minh những nét riêng về vấn đề nữ quyền trong các sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó khẳng định những thành tựu, những đóng góp mới mang tính hiện đại, những giá trị mới mang tính nhân văn của văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía bắc Việt Nam)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG VẤN ĐỀ NỮ QUYỀNTRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG VẤN ĐỀ NỮ QUYỀNTRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂNDÂN TỘC THIỂU SỐ (KHU VỰCMIỀN NÚI PHÍA BẮCVIỆT NAM) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ THU HOÀI THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Hoàn toàn không sao chép của bất kì ai.Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các website theo danh mục tài liệu tham khảo. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Dương Thị Thúy Hằng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: TS. Cao Thị Thu Hoài, người thầy đã hướng dẫn em thực hiện luận văn trên. Sựchỉ bảo tận tình, chu đáo vànhiều ý kiến quý báu của cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ Văn cùng toàn thể các thầy cô đã giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam trường ĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp để luận văn thêm hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Dương Thị Thúy Hằng ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚIPHÍA BẮC VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC .................................................................................................................... 9 1.1. Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc .......................... 9 1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển .................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật ................................................................ 14 1.2. Giới thuyết về nữ quyền trong văn học ...................................................... 20 1.2.1. Khái niệm nữ quyền ................................................................................ 20 1.3. Mạch nguồn cảm hứng về nữ quyền trong văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc .............................................................................................. 28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 31 Chương 2:VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮCNHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG ...................................................................................... 32 2.1. Nữ quyền trong cuộc chiến chống lại những hủ tục lạc hậu ...................... 33 iii
  6. 2.2. Nữ quyền trong khát khao hạnh phúc đời thường ...................................... 43 2.3. Nữ quyền trong bản năng tính dục ............................................................. 50 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 59 Chương 3:VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮCNHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT ............................................................................... 60 3.1. Nghệ thuật xây dụng nhân vật nữ ............................................................... 60 3.1.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình và hành động ................................... 60 3.1.2. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm ................................................ 65 3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu tính nữ .................................................................. 68 3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, thông tục .................................................................... 69 3.2.2. Ngôn ngữ thẳng thắn, quyết liệt .............................................................. 71 3.2.3. Vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ và lối ví von, so sánh ..................... 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 78 KẾT LUẬN....................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 85 iv
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số TK : Thế kỉ v
  8. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1.1.Làmột bộ phận quan trọng trong nền văn học Việt Nam, văn học dân tộc thiểu số (DTTS) đã đi vào đời sống cộng đồng và mang những giá trị nhân văn cao cả. Trong bộ phận văn học này, thể loại văn xuôi chiếm một vị thế đặc biệt,làm nên những nét đặc sắc tiêu biểu và riêng biệt.Như GS. Phong Lê đã từng nhận xét:“Văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng không thay thế được, không ai bắt chước được”. Trải qua một quá trình tự mình vận động và vươn ra hòa cùng đại dương văn học Việt, đến nay, văn xuôi dân tộc thiểu số đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn và có chỗ đứng trên khắp các vùng miền của cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở ba khu vực: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. 1.2.Khu vực miền núi phía Bắc là một địa bàn rộng lớn và là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Mường, H’Mông… Mỗi dân tộc lại ghi dấu một nét văn hóa riêng tạo nên bức tranh miền núi phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Văn xuôi khu vực này cũng tiêu biểu và khởi sắc hơn cả về số lượng tác phẩm cũng như đội ngũ các tác giả như: Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân, Bùi Thị Như Lan, Nông Viết Toại, Vi Thị Kim Bình, Cao Duy Sơn, Ma Trường Nguyên, Hữu Tiến, Mã A Lềnh, Vương Trung… Các nhà văn khi viết về miền núi đều có những tìm tòi, khám phá hết sức mới mẻ mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, các nhà văn này đều có một điểm nhìn chung trong cách xây dựng hình tượng người phụ nữ miền núi trong đời sống đương đại, có cả sự xót xa, thương cảm và ngợi ca. Dường như với các nhà văn, được viết, được tả, được thể hiện niềm ưu ái dành cho những người phụ nữ vùng cao là một niềm “vinh dự” và “tự hào”, bởi qua những trang văn chất chứa bao tình cảm ấy là cả niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho những thân phận còn đong đầy bất hạnh nơi các bản làng xa xôi.Vượt hơn cả hi vọng và mong ước, các nhà văn dân tộc miền núi còn hướng đến một vấn đề cao cả, mãnh 1
  9. liệt và cũng vô cùng chính đáng: vấn đề nữ quyền cho người phụ nữ vùng cao. 1.3.Vấn đề nữ quyền đang là xu hướng của thời đại hiện nay, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Từ xa xưa, ý thức nữ quyền đã có ở Việt Nam trong cội nguồn nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, được thể hiện qua tín ngưỡng thờ Mẫu, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ với quyền năng sinh sôi và che trở cho con người xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Trong thời kì phong kiến, chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với quan điểm “trọng nam - khinh nữ”, hay là “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, có thể thấy, người đàn ông được coi trọng, được nắm quyền hành trong xã hội còn người phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Người phụ nữbị bủa vây bởi tập tục lạc hậu, họ chỉ biết sống cam chịu và phục tùng, số phận chịu nhiều đắng cay và ngang trái. Bởi vậy, dấu hỏi lớn ở đây là làm sao để người phụ nữ có được quyền bình đẳng trong cuộc sống? Khi xã hội bước vào thời kì đổi mới, đời sống kinh tế xã hội và tư tưởng có nhiều thay đổi, chủ nghĩa nữ quyền lúc này giải thích nguyên nhân tại sao phụ nữ bị áp bức trong xã hội và làm thế nào để nâng cao địa vị của phụ nữ. Vì thế tiếng nói đòi quyền bình đẳng và quyền sống của người phụ nữ được chú trọng hơn. Trong văn học, hình tượng người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận, vừa quen thuộc, vừa mới mẻ của những văn nghệ sĩ và là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho văn học dân tộc. Cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới đã diễn ra đồng loạt trên mọi phương diện của đời sống xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Lúc này, vấn đề về nữ quyền được nhắc đến nhiều trong đời sống văn học nước ta, chi phối diện mạo văn xuôi Việt Nam trong đó có văn xuôi dân tộc thiểu số. 1.4. Qua những sáng tác văn xuôi, các nhà văn dân tộc thiểu số thấu hiểu được số phận của người phụ nữ miền núi còn chịu nhiều thiệt thòi, áp bức nên bằng các phương thức khác nhau, họ đã đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh người phụ nữ và cuộc sống của họ trên muôn nẻo cuộc sống với sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng. Âm hưởng về nữ quyền tuy còn mơ hồ nhưng tiếng vọng của nó đã vang lên thể hiện ở việc người phụ nữ dân tộc thiểu số dám đứng lên 2
  10. chống lại những phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, mang màu sắc mê tín, những thói hư, tật xấu làm xã hội trì trệ, trở thành vật cản, là gánh nặng đối với các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Dù luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống nhưng thẳm sâu trong tâm hồn, họ luôn khát khao về cuộc sống hạnh phúc - đời thường giản dị, tươi đẹp.Đọc những sáng tác của Vi Hồng, Bùi Thị Như Lan và Cao Duy Sơn… Ta có thể thấy các tác giả đều chú ý khắc họa thành công hình tượng nhân vật nữ dân tộc thiểu số, dành cho họ nhiều trangviết tâm huyết trong sáng tác của mình với những phát hiện về những khát vọng cao đẹp của người phụ nữmang âm hưởng nữ quyền rất đậm nét. Từ đó, có thể khẳng định, các nhà văn dân tộc thiểu số đã góp tiếng nói của mình để tôn vinh những người phụ nữ, những người mà ở bất cứ thời đại nào,quốc gia dân tộc nào cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. 1.5.Vấn đề nữ quyền là đề tài có ý nghĩa sâu sắc, có sức lôi cuốn đặc biệt và cũng rất thiết thực với bản thân vì sự yêu thích và muốn khám phá về người phụ nữ dân tộc thiểu số. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn “Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu. Hi vọng đề tài thành công sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người muốn tìm hiểu về văn xuôi miền núi nói chung và vấn đề nữ quyền trong văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ỞViệt Nam, vấn đề nữ quyền được manh nha trong lý luận phê bình văn học đầu TK XX, nhưng phải từ năm 1986 trở đi, âm hưởng nữ quyền trong văn học mới thực sựđược chú ý. Vấn đề nữ quyền đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến như: Trong bài báo Về tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1986, Nguyễn Mạnh Hà cho rằng: “Tinh thần nữ quyền (…) biểu hiện nổi bật ở những điểm sau: đả phá trật tự nam quyền, tìm lại chính mình, khẳng định những ưu việt”. Châm Khanh chủ yếu lý giải sự xuất hiện mạnh mẽ, 3
  11. đông đảo của các tác giả nữ từ sau năm 1975 và tìm những cơ sở đểxác địnhlối viết văn đặc trưng của phụ nữ trong tiểu luận Phụ nữ và vănchương.Trên trang báo vnca.cand.com.vn, bài viết Phụ nữ - nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới của Đào Đồng Điện, người viết đặt người phụ nữ ở vị trí đối tượng sáng tạo để khám phá diện mạo của hình tượng nhân vật nữ. Phụ nữ là một nội dung nổi bật của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổimới.Nguyễn Thị Thanh Xuân với tham luận “Xét lại thế giới đàn ông bằng cái nhìn đàn bà”, tham dự tọa đàm khoa học “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại”, đã khái quát những nét cơ bản về âm hưởng nữ quyền trong văn học từ năm 1986 trởđi. Năm 1990, bài viết: Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (Tạp chí văn học, số 5), nhà nghiên cứu Trường Chính đã thể hiện những kiến giải của mình về ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Từ giữa năm 1999, nhiều chuyên đề liên quan đến phái tính trong văn học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn, nhất là ở ngoài nước. Do có sự tiếp xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn học hải ngoại có bước đột phá rất ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái tính. Những chuyên đề như Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học, Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt, chuyên đề Văn học nữ quyền, chuyên đề Giới tính trên trang DaMau.org… liên tiếp mở ra nhiều khám phá.Năm 2006, trong bài viết tham dự hội thảo quốc tế về văn học tại Viện văn học có nhan đềVấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, nhà nhiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề phái tính trong văn học ở từng giai đoạn và đưa ra nhìn nhận ban đầu về vấn đề tính nữ trong văn học Việt Nam. Năm 2013, Đặng Thị Vân Chi trong bài viết: Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu TK XXtham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhấtcó nhận xét: “Sự tự nhận thức của phụ nữ đối với vấn đề nữ quyền cũng như sự phát triển của quá trình nhận thức tư tưởng này trong xã hội Việt Nam đã từng bước mang lại sự thay đổi thực sự cho phụ nữ cũng như sự phát 4
  12. triển của phong trào phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, vào phong trào đòi quyền bình đẳng nam nữvà giải phóng phụ nữ, giải phóng dân tộc và góp phần vào thành công của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam”. Với bài viết này đã cho thấy sự phát triển nhận thức về vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 2017, Lê Thị Thanh Xuân trong bài viết: Xu hướng nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ dân tộc thiểu số (Tạp chí khoa học - ĐH Huế) đã gửi tới thông điệp về hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn để đi sâu khai thác vấn đề nữ quyền. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về vấn đề nữ quyền như: Hồ Khánh Vân trong Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nayvà Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đạihóa văn học dântộc đầu thế kỉ XX;Nguyễn Thị Thanh Xuân trong Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) cho thấy sự quan tâm đến giới nữ từ nữ quyền luận đan xen với lý thuyết về giới, đôi chỗ còn trộn lẫn với thi pháp học, phong cách học. Trần Nho Thìn trong Từ thực tiễn Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền, tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa học, nữ quyền luận xen với phê phán tư tưởng hệ. Qua tìm hiểu bước đầu, các nhà văn dân tộc thiểu số luôn muốn hướng tới sự công bằng, bình đẳng cho nữ giới, xóa bỏ định kiến vô thức hay những khuôn phép giáo điều xưa cũ áp đặt cho người phụ nữ trong các sáng tác văn xuôi dân tộc miền núi. Đã có một số công trình mang tính tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu về văn học dân tộc thiểu số trong đó có đưa vào hình ảnh người phụ nữ dân tộc như: Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số (Nxb văn hóa, 1995); Tuyển tập văn học và miền núi (Nxb Giáo dục, 2007); Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985 (Nxb Văn hóa, 1981)… Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu, đánh giá về văn học dân tộc thiểu số trong đó có hình tượng người 5
  13. phụ nữ dân tộc như: Một vườn hoa nhiều hương sắc (Nxb Văn hóa, 1997); 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1985) (Nxb Văn hóa, 1985); Văn hóa các dân tộc -từ một diễn đàn (1999) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam truyền thống và hiện đại (Nxb Đại học Thái Nguyên); Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam ( Nxb Đại học Thái Nguyên); Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam(từ 1960 đến nay) (Nxb Hội nhà văn)… Nhìn chung những nguồn tài liệu trên đã cung cấp những nhận định khái quát về người phụ nữ dân tộc thiểu số, thấy được hình ảnh người phụ nữ luôn là đối tượng thẩm mĩ đáng được chú ý trong mọi lĩnh vực văn chương. Điểm qua một số công trình nghiên cứu và các bài viết có thể thấy rằng, lý thuyết về nữ quyền đã được vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam, tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số. Do đó, đây sẽ là hướng mở để chúng tôi thực hiện đề tài này. Đề tài thành công sẽ góp một cái nhìn mới mẻ nhằm giáo dục nhận thức về các giá trị bình quyền, thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và sự tiến bộ của người phụ nữ vùng cao nói riêng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn DTTSkhu vực miền núi phía Bắc như: Vi Hồng, Cao Duy Sơn,Bùi Minh Chức, Hữu Tiến, Bùi Thị Như Lan… 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Có cái nhìn tổng thể và khái quát về văn học dân tộc thiểu số, góp phần 6
  14. tìm hiểu và soi sáng về thể loại văn xuôi dân tộc thiểu số trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. - Qua việc nghiên cứu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, luận văn sẽ phân tích, lý giải, đưa ra được những nhận định nhằm chứng minh những nét riêng về vấn đề nữ quyền trong các sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó khẳng định những thành tựu, những đóng góp mới mang tính hiện đại, những giá trị mới mang tính nhân văn của văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Phân tích nhằm làm rõ những biểu hiện của vấn đề nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Khẳng định những đóng góp của các nhà văn dân tộc thiểu số trong việc tạo dựng bức tranh về người phụ nữ dưới cái nhìn về giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu của các nhà văn DTTS viết về vấn đề nữ quyền, luận văn đưa ra những đánh giá và phân tích cụ thể. - Phương pháp so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ những đặc điểm, dấu hiệu mang âm hưởng nữ quyền cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà văn DTTS, qua đó khẳng định những đóng góp riêng của họ trong tiến trình văn học Việt Nam. - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp lịch sử văn học. Nghiên cứu lịch sử văn học để thấy được sự manh nha của văn học nữ quyền từ dân gian cho đến hiện đại. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hóa học, dân tộc học…) 7
  15. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số. - Khẳng định ý thức về nữ quyền trong dòng chảy văn học của dân tộc và ưu thế của dòng văn học viết về nữ quyền, nói lên tiếng nói về bình đẳng giới. - Khẳng định sự đóng góp của những nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cho thành tựu chung của văn học nước nhà trên con đường hiện đại hóa. - Bổ sung tài liệu tham khảo về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và giới thuyết về nữ quyền trong văn học Chương 2: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhìn từ góc độ nội dung Chương 3: Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhìn từ góc độ nghệ thuật 8
  16. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC 1.1. Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc đã có đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển văn học nước nhà. Văn học dân tộc thiểu số là bộ phận nằm trong dòng chảy của văn học ViệtNam, nó bao gồm sáng tác của tác giả người dân tộc thiểu số viết về dân tộc mình và những trăn trở của họ về các vấn đề về đời sống, xã hội. Qua đó để thấy được “Quá trình nỗ lực tự hoàn thiện về tất cả mọi mặt của văn học DTTS để có thể hòa nhập và trở thành bộ phận quan trọng của nền vănxuôi Việt Nam hiện đại”. [58, tr.162] Đầu TK XX, cùng với sự hình thành và phát triển của nền văn học chữ quốc ngữ, văn học DTTS cũng đã xuất hiện và dần khẳng định vị thế của mình.Trong đó phải kể đến văn xuôi dân tộc thiểu số, đó là một bức tranh muôn màu, đầy đủ và sát thực về hiện thực cuộc sống miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số.“Từ những tác phẩm được trau chuốt, chọn lọc trong nghệ thuật biểu hiện, đề tài mở rộng ở cả chiều rộng và chiều sâu,cách nhìn con người và cuộc sống đa diện nhiều chiều…Nó cho thấy sự trưởng thành thục sự của một nền văn học được đánh dấu bằng những thành tựu, thể hiện một cách nhìn, một sự khẳng định giá trị văn học đối với một nền văn xuôi giàu sức phát triển” [13, tr.85- 86].Cũng kể từ đó, văn học đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi ngày một giàu đẹp hơn. Nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay,cần sự khẳng định về bản sắc văn hóa của dân tộc nếu như không muốn hòa tan nền văn hóa của dân tộc mình với dân tộc khác. 1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển Đời sống và nền văn hóa dân tộc thiểu số với những sắc diện riêng biệt là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học nghệ thuật phát triển đặc biệt là văn 9
  17. xuôi.Văn xuôi chỉ tổ chức ngôn ngữ như lời nói thường, như một dòng ngôn từ tuôn chảy không ngừng (chỉ tạm dừng ở chỗ ngắt ý, ngắt giọng, ngắt câu thông thường), không bị rằng buộc bởi quy luật số lượng hay vần điệu, nhịp điệu. Văn xuôi khai thác mạnh mẽ khả năng mô tả của ngôn từ để khái quát hiện thực đời sống“Miêu tả cuộc sống trong những hình thức vốn có của nó”và chính chất liệu ngôn từ đã giúp văn xuôi đạt được tính vạn năng trong việc chiếm lĩnh đời sống, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Vốn văn học dân gian của dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú gồm nhiều thể loại như: Sử thi, dân ca, truyện cổ, thành ngữ- tục ngữ, truyện thơ, trường ca…Đây cũng là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển. Bên cạnh đó thì những tác phẩm văn xuôi của các tác giả người Kinh viết về đề tài miền núi như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), Ở rừng(Nam Cao), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) cũng là nguồn cảm hứng cho những nhà văn DTTS viết văn. Khu vực văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại bắt đầu hình thành từ những năm 50 của thế kỉ XX và là một nền văn học trẻ. Tuy hình thành muộn, chủ yếu đươc hình thành và phát triển từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt nở rộ từ những năm 60 trở lại đây,trải qua hơn một nửa thế kỉ phát triển, văn xuôi các DTTS đã có nhiều khởi sắc từ đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, thể loại ngày càng phong phú tới số lượng và chất lượng tác phẩm ngày càng nhiều, hay và hấp dẫn hơn, gặt hái được nhiều thành tựu và đã phổ biến rộng khắp trên mọi vùng miền của tổ quốc. Trên thực tế, với điều kiện địa lý và tự nhiên xã hội khác nhau, văn xuôi DTTS Việt Nam hiện đại tồn tại ở 3 khu vực chính đó là: miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Tuy vậy ở mỗi khu vục này có sự phát triển khôngđồng đều. Nói đến khu vực Tây Nguyên, vào những năm 70,80 của TKXX mới xuất hiện tác giả Y Điêng, một người con của đồng bào dân tộc Ê đê, ông được coi là người giữ hồn văn hóa Ê đê trong văn chương nghệ thuật với tác phẩm như: Chuyện bên bờ sông Hinh (tiểu thuyết 2 tập), Drai Hlinh đi về phía sáng (truyện 10
  18. ngắn), Hờ Giang (truyện dài)…Nối tiếp ông xuất hiện thêm nhiều cây bút mới như: Hlinh Niê (Ê đê), Niê Thanh Mai (Ê đê), Hồ Thao Khằm (Vân Kiều)… Đến khu vực Tây Nam Bộ, cũng có sự xuất hiện của một số tác giả như:Lý Lan (Hoa), Inrasara và Trà Vigia (Chăm)...Phát triển rực rỡ nhất phải kể đến văn xuôi khu vực miền núi phía Bắc, đây là khu vực mang màu sắc khác biệt với văn học và văn xuôi các khu vực khác: sự hiểm trở của địa hình núi cao, sự khắc nghiệt của thiên nhiên lạnh giá nhưng thiên nhiên nơi đây cũng chứa đựng cả sự hùng vĩ và thơ mộng. Cư dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Dao, Mông… Đây cũng là khu vực có những sáng tác được cho là mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi hiện đại các DTTS như Ché Mèn được đi họp (1958), Muối lên rừng (1964) của Nông Minh Châu…Đến đội ngũ nhà văn đông đảo là người dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Nùng như: Triều Ân, Hoàng An, Vi Thị Kim Bình, Nông Quốc Chấn, Vi Hồng, Nông Minh Châu, Nông Ích Đạt, Bế Dôn, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Bế Sĩ Uông, Dương Thuấn, Cao Duy Sơn, Nông Viết Toại, Bùi Thị Tuyết Mai, Bùi Thị Như Lan, Vương Trung,Cầm Biêu, La Quán Miên, Hoàng Nó, Mào Văn Ết, Lò Văn Cậy, Sa Phong Ba, Bàn Tài Đoàn, Bàn Thị Cúc, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh…Qua đó có thể thấy rằng, văn xuôi phát triển mạnh mẽ ở khu vực miền núi phía Bắc, chứa đựng những điểm độc đáo, hấp dẫn, khẳng định được bước đi vững chắc trên văn đàn với một thế hệ nhà văn tài năng và nhiệt huyết, để lại dấu ấn đậm nét. Trải qua quá trình hình thành, cho đến nay, văn xuôi DTTS trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều đánh dấu sự phát triển vượt bậc và đáng ghi nhận. Giai đoạn hình thành (từ năm 1958 đến 1965), quá trình hình thành và phát triển chừng trên 70 năm kể từ sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và cách mạng đã làm sống lại vốn văn học truyền thống của các dân tộc thiểu số “Chế độ ta không những đã làm nảy nở những tài năng mà còn chú trọng khai thác những di sản văn học nghệ thuật quý báu của các dân tộc bấy lâu nay bị mai một dưới ách thực dân phong kiến…” [56, tr.138].Khi mà văn xuôi Quốcngữ 11
  19. đã phát triển đạt đến đỉnh cao thì nền văn xuôiDTTS Việt Nam mới có những bước đi đầu tiên. Trước hết là thơ, thời kỳ đầu, thơ các dân tộc thiểusố vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của thơ ca dân gian. Những người làm thơ xuất thân từ tầng lớp bình dân nên thơ ca dân tộc là sự kết hợp của cách mạng, nhân dân và văn hóa dân gian.Từ sau 1945, thơ ca đạt được những thành tựu với các tác giả là: Y Phương, Dương Thuấn, Lò Ngân Sủn…Tiếp đó là văn xuôi, do điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, trình độ nhận thức của nhà văn,đối tượng phản ánh nên văn xuôi DTTS ra đời muộn và phát triển chậm. Phải từ sau cách mạng, từ sự thay đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội cuối những năm 50,60 thì tư tưởng dân chủ mới được thể hiện rõ nét, đồng bào miền núi mới thực sự có ý thức vươn lên làm chủ cuộc sống mới, làm chủ cuộc đời, dám đấu tranh và phản kháng lại những áp bức, bất công, những phong tục tập quán nghèo nàn, lạc hậu, những tư tưởng phi dân chủ…Mặc dù quá trình hình thành và phát triển muộn nhưng thể loại văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc vẫn tạo được nền tảng vững chắc và quan trọng trong sự phát triển của văn học Việt Nam. Năm 1958 với sự ra đời truyện ngắn Ché mèn được đi họp của Nông Minh Châu, tác phẩm văn xuôi viết bằng tiếng dân tộc đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam của một tác giả người dân tộc thiểu số ra đời, sau được tác giả tự dịch ra tiếng phổ thông. Với đứa con đầu lòng này, Nông Minh Châu được những người trong nghề chào đón, được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn Nghệ. Tiếp theo thành công đó là tiểu thuyết Muối lên rừng được Nông Minh Châu viết bằng tiếng Kinh ấn hành năm 1964 mở ra một thời kỳ mới cho tiểu thuyết phát triển. Từ ảnh hưởng của Nông Minh Châu mà sau đó, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã xuất hiện thêm các tên tuổi như: Triều Ân, Nông Viết Toại, Vi Hồng, Lâm Ngọc Thụ, Vương Trung, Hoàng Hạc… Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển về tầm vóc và chất lượng (từ 1965 đến những năm 70,80 của thế kỷ XX), văn xuôi miền núi giai đoạn này có điều kiện thuận lợi để phát triển về số lượng và quy mô tác phẩm, hình thành nên một khu rừng văn xuôi sum suê 12
  20. cành lá với Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Sa Phong Ba, Lò Văn Sỹ, Mã A Lềnh, Lò Ngân Sủn… Đồng hành với đó là rất nhiều tác phẩm có chất lượng như: Niềm vui của Vi Thị Kim Bình(1979),Tiếng khèn A Pá của Triều Ân (1980), Cột mốc giữalòng sôngcủa Mã A Lềnh (1981),Những bông ban tím của Sa Phong Ba (1981), Chiếc vòng bạc của Lò Ngân Sủn (1987), Đuông thang của Vi Hồng (1988)…Đặc biệt trong đó Cao Duy Sơn là người đầu tiên viết văn xuôi người dân tộc được nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á, tạo ra một vị thế xứng đáng góp vào thành tựu chung của nền văn học Việt Nam muôn sắc ngàn hương.Đến giai đoạn này, có thể khẳng định, văn xuôi khu vực miền núi phía Bắc đã lớn mạnh, có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, là một nền văn học đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Giai đoạn Đổi mới với những thành tựu nổi bật của văn xuôi đặc biệt là thể loại tiểu thuyết (từ sau 1990). Giai đoạn này, với sự quan tâm, chú trọng của Đảng và nhà nước, văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc đặc biệt phát triển và dần khẳng định được chỗ đứng quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Thể loại tiểu thuyết đánh dấu sự thành công của Vi Hồng với sự ra đời của cá tác phẩm như: Người trong ống (1990), Vào hang (1990), Lòng dạ đàn bà (1992), Dòng sông nước mắt (1993), Tháng năm biết nói (1994), Phụ tình (1994), Đi tìm giàu sang (1995)…Ma Trường Nguyên vớiMũi tên ám khói ( 1991), Gió hoang (1992), Tình xứ mây (1993), Trăng yêu (1993), Mùa hoa hải đường (1998)… Cao Duy Sơn với Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Hoa mận đỏ (1999), Đàn trời (2006)… Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn cũng gặt hái được vô số thành tựu. Triều Ân với Xứ sương mù (2000),Chuyện đời thường (2010); Cao Duy Sơn với Những chuyện ở lũng Cô Sầu (1996), Những đám mây hình người (2002)… Mã A Lềnh với Cao nguyên trắng(1992),Có một con đường(1995), Dấu chân trên đường (1996)… Hà Lâm Kỳ với Kỷ vật cuối cùng (1991), Chim ri núi (1992), Gió Mù Căng (1994),Những đứa con lên núi (1994)…Bùi Thị Như Lan với Tiếng chim kỷ giàng (2004),Mùa hoa mắc mật (2005),Hoa mía (2006)… Có thể nói, những cây bút người DTTS đã gìn giữ và 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1