Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Văn xuôi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái
lượt xem 11
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày: Phê bình sinh thái và hiện tượng văn xuôi của Nguyễn Trí; dinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí; sinh thái nhân văn trong văn xuôi của Nguyễn Trí. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Văn xuôi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quỳnh Thư VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN TRÍ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quỳnh Thư VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN TRÍ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Chuyên ngành : Lí luận Văn học Mã số : 8220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố ở bất cứ công trình nào. Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Thư
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành vào tháng 9 năm 2018 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học và các phòng ban chức năng, cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu. TP. HCM, tháng 9 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Thư
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HIỆN TƯỢNG VĂN XUÔI NGUYỄN TRÍ ............................................................................. 9 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái .............................................................. 9 1.1.1. Phê bình sinh thái: Khái niệm, phương pháp và ứng dụng.............. 9 1.1.2. Văn học sinh thái trong văn học Việt Nam sau 1975..................... 15 1.2. Văn chương và sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Trí ......................... 28 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trí.......................................... 28 1.2.2. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trí .............................................. 28 1.2.3. Dấu ấn sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Trí .................................. 30 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 33 Chương 2. SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN TRÍ ......................................................................... 34 2.1. Dấu ấn sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí ................... 34 2.1.1. Tự nhiên là nơi cưu mang con người ............................................ 34 2.1.2. Tự nhiên là nơi con người ra sức tàn phá ..................................... 38 2.1.3. Tự nhiên là nơi trừng phạt con người ........................................... 51 2.1.4. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình bóc lột tự nhiên .................................................................................... 54 2.1.5. Thông điệp về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ............. 60 2.2. Phương thức biểu hiện sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí .......................................................................................... 63 2.2.1. Nghệ thuật xây dựng không gian bối cảnh..................................... 63
- 2.2.2. Ngôn ngữ mang tính cá thể hóa cao ............................................... 66 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 77 Chương 3. SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN TRÍ ........................................................................... 78 3.1. Hiện trạng đô thị hoá trong văn xuôi của Nguyễn Trí .......................... 78 3.1.1. Cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn ............................................ 78 3.1.2. Thông điệp về tình người trong cuộc sống đô thị .......................... 99 3.2. Nghệ thuật biểu hiện sinh thái nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Trí .......................................................................................... 104 3.2.1. Nghệ thuật trần thuật .................................................................... 104 3.2.2. Giọng điệu trần thuật .................................................................... 111 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 125 KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN............................................ 128
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thế kỉ XX, con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái như vấn đề khí hậu, mất cân bằng sinh thái, quá trình đô thị hóa, áp bức lao động, áp bức phụ nữ.... Vì cuộc sống nhân loại đang bị đe doạ, văn học cũng góp phần trách nhiệm của mình. Vì thế, khuynh hướng văn học sinh thái ra đời đáp ứng yêu cầu của thời đại. Ở Việt Nam, ý thức sinh thái đã được nhiều tác giả văn xuôi sau năm 1975 đề cập đến. Trong số những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi đương đại, Nguyễn Trí là “cây bút mới” nhưng lại gây được tiếng vang lớn, và là đại diện tiêu biểu cho mảng văn xuôi sinh thái sau 1975. Bằng những trải nghiệm của bản thân, Nguyễn Trí đã đưa vào văn chương những đề tài “gai góc”, mới lạ. Đồng thời, vấn đề sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Trí có dấu ấn rõ nét. Với những đóng góp của mình, Nguyễn Trí là tác giả đáng được quan tâm và nghiên cứu. Cho tới nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Trí một cách hệ thống. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết phê bình sinh thái để làm rõ văn xuôi Nguyễn Trí thì chưa thấy có luận văn nào đề cập tới. Việc phản ánh về vấn đề sinh thái trong văn học không phải là sự ngẫu nhiên, xa lạ mà đang là một vấn đề mang tính toàn cầu và cũng là một chủ đề mới của văn học đương đại. Nguyễn Trí đã có những tác phẩm góp chung tiếng nói vào mảnh đất mới này. Chính bởi những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Văn xuôi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về một tác giả trên cảm hứng sáng tác mới.
- 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Trí, chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính. Từ đó để thấy sự phản ứng của văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh phê bình sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Trí qua một số tác phẩm văn xuôi: Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013 Đồ tể - tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2014 Thiên đường ảo vọng - tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2015 Ảo và sợ - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2016 Bay cao thì mặc bay cao - tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2016 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Nghiên cứu về phê bình sinh thái Phê bình sinh thái đang là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng và đang còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều công trình, hôi thảo liên quan đến chủ đề môi trường và phát triển bền vững, trong đó nổi bật lên một số nghiên cứu sau: Bài “Phê bình sinh thái-cội nguồn và sự phát triển” (2012) của Đỗ Văn Hiểu đã tổng hợp, giới thiệu phong trào phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời chỉ ra: “Triết học sinh thái là khởi điểm lí luận và căn cứ của phê bình sinh thái”. Bên cạnh khẳng định phê bình sinh thái là cội nguồn tư tưởng của các nhà triết học phương Tây làm tiền đề xuất hiện phê bình sinh thái, tác giả còn cho rằng phê bình sinh thái đang dần lan rộng trên toàn thế giới (Đỗ Văn Hiểu, 2016). Trong bài viết “Mùa xuân, sinh thái và văn chương” (2013), từ gợi dẫn truyện ngắn Muối của rừng, Huỳnh Như Phương nhấn mạnh đến sự tương tác
- 3 giữa môi trường tự nhiên với con người; đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấn đề sinh thái không còn đơn thuần của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở thành vấn đề toàn cầu trong đó có trách nhiệm của văn chương, đó vừa là vấn đề đạo đức, vừa là vấn đề thẩm mỹ. Sự suy thoái hệ sinh thái của một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lý đất nước mà cả cho sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn (Huỳnh Như Phương, 2013). Chuyên luận phê bình sinh thái Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương (2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy đã cảnh báo những hậu quả nhân loại phải gánh chịu vì những hành vi thô bạo, hám lợi, vô ý thức. Công trình giới thiệu giới thiệu những lý thuyết làm cơ sở lý luận cho văn học sinh thái và phê bình sinh thái ở thế giới và Việt Nam từ “khởi thủy” đến hôm nay. Đồng thời ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu văn chương, thể hiện sự tương thích của lí thuyết trong việc phân tích những thể loại, tác phẩm, tác gia văn học cụ thể (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Cuốn sách phê bình sinh thái là gì? (2017) Do Hoàng Tố Mai (chủ biên) gồm những bài dịch và tổng thuật một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về phê bình sinh thái để độc giả Việt Nam có thể mường tượng một cách cụ thể hơn về phê bình sinh thái, từ bản chất, đặc trưng, đối tượng, phương pháp cho đến mục tiêu nghiên cứu (Hoàng Tố Mai, 2017). Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa - tiếng nói toàn cầu (2017), đã tổng hợp những kiến thức về sinh thái từ những bài tham luận của các tác giả trong và ngoài nước. Công trình giới thiệu những nghiên cứu và tổng thuật nghiên cứu phê bình sinh thái từ các nền văn học nghệ thuật khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phê bình sinh thái trên cơ sở chất liệu văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Kỷ yếu là tư liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu phê bình sinh thái trong văn học (Nguyễn Đăng Điệp, et al,. 2017).
- 4 Từ vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái, đã có những công trình nghiên cứu sinh thái trong những tác phẩm, tác giả cụ thể. Tác giả Đặng Thị Thái Hà vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu những tác phẩm, tác giả cụ thể như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư trong luận văn thạc sĩ của mình (Đặng Thị Thái Hà, 2014). Trong bài viết “Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái” (2014), Vũ Minh Đức đã phát hiện ra trong tập truyện ngắn những triết lí sinh thái về cái chết của tự nhiên thông qua các mô tuýp săn bắn, những thông điệp Nguyễn Huy Thiệp đưa ra qua nhân vật nữ, qua biểu tượng từ gợi dẫn sinh thái nữ quyền (Vũ Minh Đức, 2016). Tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để phân tích những hiện tượng văn học cụ thể như Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 dưới góc nhìn phê bình sinh thái (2016). Tác giả đã khái quát lý thuyết phê bình sinh thái, đồng thời làm rõ biểu hiện của phê bình sinh thái trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Công trình đã chỉ rõ tư tưởng đối thoại sinh thái trên phương diện điểm nhìn, mô típ, nhân vật, cốt truyện... của văn xuôi sau 1975 với giai đoạn văn xuôi trước đó (Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh, 2014). Như vậy, phê bình sinh thái đã được đặt lên bàn nghị sự, tuy nhiên có thể coi những nghiên cứu này là “những nốt dạo đầu”. Kỷ yếu Hội thảo Phê bình sinh thái: Lý luận và ứng dụng của trường đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 30/1/2018 gồm 3 bài viết về lý luận phê bình sinh thái và 10 bài viết về ứng dụng hướng nghiên cứu phê bình sinh thái trong sáng tác của các tác giả sau 1975 như Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí, Lê Văn Thảo, Trần Đức Tiến… Bên cạnh đó còn có những bài viết nghiên cứu sinh thái trên phương diện thể loại như truyện ngắn đương đại, tản văn. Hội thảo đã có những phân tích và đánh giá bước đầu văn xuôi Nam Bộ từ góc nhìn phê bình sinh thái. Hội thảo góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ hài hoà
- 5 giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội trên tinh thần nhân văn hiện đại vì sự phát triển bền vững của vùng đất Nam Bộ trong trong hiện tại và tương lai (Nhiều tác giả, 2008). 3.2. Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Trí Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tổng thể về tác giả và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trí chúng tôi nhận thấy: Hiện nay nghiên cứu, phê bình văn học về tác giả Nguyễn Trí mới chỉ dừng lại ở gần 40 bài báo viết về nhà văn Nguyễn Trí và các sáng tác của ông, trong đó có hơn 20 bài báo viết về hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn Trí. Phần lớn các bài báo nghiên cứu hoặc giới thiệu kỹ lưỡng hơn về thành tựu, giá trị nội dung của Nguyễn Trí, được thể hiện trong tác phẩm của ông trên phương diện phân tích, bình luận về đề tài, chủ đề, hình ảnh con người, quan niệm nghệ thuật và thế giới con người của nhà văn. Nhà văn Hồ Anh Thái - Người đầu tiên phát hiện ra tài năng Nguyễn Trí đã có những chia sẻ khi viết lời giới thiệu “Sự hấp dẫn của đời sống” cho tập truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương: “Cái tên Nguyễn Trí thì còn lạ lẫm, nhưng một trang đầu đã chứng tỏ người viết có chữ và biết dùng chữ, có chuyện và biết kể chuyện. Văn có không khí và có màu sắc. Chất Nam Bộ. Văn cũng rất riêng và có ý thức làm cho độc đáo. Cái không lạ mà lạ của lời ăn tiếng nói thông thường” (Hồ Anh Thái, 2013). Lê Minh Khuê cũng có những đánh giá cao về tập truyện Đồ tể của Nguyễn Trí. Trong lời giới thiệu “Đẹp và Thiện” cho tập truyện ngắn Đồ tể, Lê Minh Khuê viết: “Đồ tể hấp dẫn ở cốt truyện, ở cách kể. Như nhiều truyện ngắn của Trí. Đọc rồi mới thấy tác giả là người có tình, nghĩ ngợi thâm sâu, nhân hậu, có cái run sợ khi sống và hành xử với đời” (Lê Minh Khuê, 2015). Bên cạnh một số bài báo viết về vấn đề trên còn có công trình nghiên cứu về Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí của Đào Thị Lan Anh; Nghệ thuật tự sự
- 6 của Nguyễn Trí qua tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Chu Thị Thu Hồng. Trong kỷ yếu hội thảo phê bình sinh thái: lý luận và ứng dụng có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh đã chỉ ra dấu ấn sinh thái tự nhiên trong sáng tác Nguyễn Trí. Tuy nhiên chưa có công trình nào chỉ ra sự hòa kết độc đáo giữa văn chương và sinh thái trong sáng tác của Nguyễn Trí một cách hệ thống, do đó chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái để thực hiện luận văn của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp phổ thông như thống kê - phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh (đồng đại, lịch đại), chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu nghiên cứu chuyên ngành sau: Phê bình sinh thái, Thi pháp học, Cấu trúc- hệ thống. 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành như kinh tế, văn hóa, địa lý, sinh học, để phân tích tác phẩm văn chương nhằm rút ra những cảnh về môi trường. 4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Khảo sát các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề, tư tưởng, thi pháp sinh thái như: không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, … 4.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Phương pháp này giúp xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống mà cụ thể là những dấu hiệu lặp lại có tính quy luật của những yếu tố ấy. Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ. 5. Những đóng góp của đề tài Thực hiện đề tài Văn xuôi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi mong có một số đóng góp như sau:
- 7 - Giới thiệu khái quát về phê bình sinh thái. - Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xuôi sinh thái. Chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng những nhân tố cách tân nghệ thuật. - Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái của Nguyễn Trí; phân tích các tác phẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái. Đưa ra một cái nhìn toàn diện về phê bình sinh thái trong văn xuôi của Nguyễn Trí thông qua hai bình diện sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn; Cùng một số phương thức nghệ thuật nổi bật mà tác giả xây dựng cảm quan sinh thái như: ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật... Qua việc khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một tác phẩm dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi mong muốn khẳng định giá trị của tác phẩm và đóng góp của Nguyễn Trí cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm (138 trang), ngoài phần mở đầu (8 trang) và kết luận 1 trang) luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Phê bình sinh thái và hiện tượng văn xuôi của Nguyễn Trí (25 trang) Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát về phê bình sinh thái và giới thiệu về phê bình sinh thái Chương 2: Sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí (44 trang) Chương này tập trung tìm hiểu sinh thái tự nhiên trong văn xuôi Nguyễn Trí. Những không gian thiên nhiên đậm sắc thái vùng miền, những hiểm họa từ môi trường, những thông điệp về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên; các biểu hiện nghệ thuật nhằm thể hiện sinh thái tự nhiên trong văn xuôi Nguyễn Trí. Chương 3: Sinh thái nhân văn trong văn xuôi của Nguyễn Trí (48 trang)
- 8 Chương này tìm hiểu sinh thái nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Trí, chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Thông điệp cảnh tỉnh con người trong cuộc sống đô thị; Phương thức biểu hiện cảm quan sinh thái trong văn xuôi của Nguyễn Trí. Nghệ thuật trần thuật và giọng điệu. Vai trò của phương thức nghệ thuật trong việc hình thành cảm quan sinh thái.
- 9 Chương 1. PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HIỆN TƯỢNG VĂN XUÔI NGUYỄN TRÍ Trong bối cảnh toàn cầu hoá, phê bình sinh thái nhanh chóng lan truyền khắp các quốc gia và trở thành hướng nghiên cứu giàu tiềm năng. Tuy nhiên, phê bình sinh thái còn nhiều vấn đề từ định nghĩa, phương pháp cho đến ứng dụng nên cần sự chung sức của giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của phê bình sinh thái. Sau 1975, đã có rất nhiều tác phẩm viết về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, văn học và môi trường. Sáng tác của Nguyễn Trí là một minh chứng về sự nhạy cảm, bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của nhà văn đối với thực trạng xã hội hiện nay. 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái 1.1.1. Phê bình sinh thái: Khái niệm, phương pháp và ứng dụng a. Khái niệm phê bình sinh thái Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh thái (Ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Có nhiều thuật ngữ tương cận Phê bình sinh thái (Ecocriticism) như Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment), Sinh thái học văn học (Literary Ecology), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Phê bình văn học môi trường (Environmental literary criticism), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn hoá xanh (Green cutural studies). So với văn học sinh thái, thuật ngữ phê bình sinh thái ra đời muộn hơn và gây nhiều tranh cãi. Người dùng thuật ngữ phê bình sinh thái lần tiên có lẽ là nhà phê bình Hoa Kỳ William Rueckert vào năm 1987. Và ông định nghĩa rằng: “Sinh thái học văn học là kết hợp văn học và sinh thái học, cung cấp khái niệm sinh thái học cho việc đọc, giảng dạy và sáng tác văn học để từ đó phát triển thành môn văn
- 10 học sinh thái” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Chery Glotfelty cho rằng định nghĩa này còn hạn hẹp vì quá chú trọng đến khoa học sinh thái. James S.Hans đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái: “Phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học (và các ngành nghệ thuật khác) từ bối cảnh xã hội và địa cầu. Văn học không phải một lĩnh vực tồn tại riêng và cách biệt với thể giới bên ngoài. Vì vậy, nếu chúng ta nghiên cứu văn học trong bản thân nó thì sẽ làm cản trở mối liên hệ rất quan trọng của văn học với các hệ thống khác, mà chính những mối liên hệ đó đã kết hợp sự biểu đạt quan niệm giá trị của chúng ta” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Định nghĩa này của James S.Hans nói rõ giới hạn của phê bình sinh thái không chỉ nằm trong nội tại của tác phẩm văn học mà còn xuất phát từ bối cảnh xã hội, không chỉ là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà còn là mối quan hệ giữa con người với sinh thái trên trái đất này. Tuy nhiên hạn chế của định nghĩa này là chưa xác định rõ nghiên cứu văn học trong phê bình sinh thái dựa vào tư tưởng và tiêu chí nào, chưa chỉ ra bản chất đặc trưng bản chất của phê bình sinh thái. Đồng thời, định nghĩa chưa đề cập quan niệm và tiêu chí mĩ học của phê bình sinh thái. Trong khi đó, phê bình sinh thái được Scott Slovic định nghĩa: “Phê bình sinh thái là chỉ hai phương diện nghiên cứu: Vừa có thể sử dụng bất kì một phương pháp nào để nghiên cứu lối viết tự nhiên, vừa có thể khảo sát cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong bất cứ văn bản văn học nào, cho dù những văn bản ấy thoạt nhìn có vẻ rõ ràng miêu tả thế giới phi nhân loại” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Từ định nghĩa này có thể thấy, Scott Slovic trộn lẫn văn học sinh thái với “lối viết tự nhiên”, trong khi đó “lối viết tự nhiên” rất giới hạn về mặt đối tượng, các tác phẩm phản ánh nguy cơ sinh thái thuộc các loại tiểu thuyết,
- 11 kịch, thơ ca, không được xếp vào “lối viết tự nhiên”. Hơn nữa định nghĩa này cũng chưa phơi bày được nguy cơ sinh thái và phê phán những tư tưởng phản sinh thái. Những đặc trưng thẩm mỹ của văn học phê bình sinh thái cũng chưa được tác giả đề cập trong định nghĩa. Cheryll Glotfelty đã đưa ra định nghĩa về phê bình sinh thái như sau: “Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học” (Cheryll Glotfelty, 1996 ) Định nghĩa này của bà được nhiều học giả trên thế giới chấp nhận vì nó nói rõ được sứ mệnh cuả phê bình sinh thái là truy tìm nguồn gốc, nguy cơ của sinh thái. Nếu như Scott slovic chưa làm rõ được ý thức phi nhân loại là ý thức nào thì đến với định nghĩa này, Cheryll Glotfelty đã cho thấy khuynh hướng chủ yếu của bà là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Bà còn bổ sung thêm: “Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó. Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học làm chủ đề. Như một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất, như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người (human) và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman) (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Theo bà, phê bình sinh thái cần được chú ý ở hai khái cạnh tư tưởng chủ
- 12 nghĩa chỉnh thể sinh thái và thẫm mỹ sinh thái. Phê bình sinh thái đứng một chân ở văn học tức là nói đến tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật trong nội tại tác phẩm. Một chân đứng ở trái đất tức là đứng ở góc độ của toàn bộ sinh thái để suy xét vấn đề. Định nghĩa này cũng chỉ rõ mục đích của lý luận phê bình sinh thái là thúc đẩy mối quan hệ hài hoà giữa con người và môi trường. Tuy nhiên, nếu sử dụng định nghĩa ở trang 18 trong tuyển tập thì sẽ ngắn gọn, hàm súc nhưng thiếu đi tính nghệ thuật của phê bình sinh thái. Nếu sử dụng thêm phần diễn giải ở trang 19 thì định nghĩa lại quá dài. Đó là một điều hạn chế trong định nghĩa của Cheryll Glotfelty. Khác với các định nghĩa của các học giả phương Tây, Vương Nặc cho rằng phê bình sinh thái cần được được chú ý ở ba phương diện: giá trị cốt lõi của phê bình sinh thái, tính học thuật và logic, thẩm mỹ sinh thái. Từ đó, tác giả này đưa ra định nghĩa như sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hoá tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Có thể thấy định nghĩa này của Vương Nặc khác với các học giả phương Tây là chú ý đến đặc trung thẩm mỹ sinh thái của phê bình sinh thái. Tuy nhiên, hạn chế của định nghĩa này là dài dòng bởi “nghiên cứu mối qua hệ giữa văn học và tự nhiên” đã bao hàm việc “phơi bày nguồn gốc văn hoá tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học”. Đối tượng trung tâm của chủ nghĩa phê bình sinh thái không phải là tự nhiên với tư cách là một đối tượng sinh học thuần túy, mà tập trung vào vị trí của con người và tự nhiên trong một chỉnh thể sinh thái cân đối cũng như các hoạt động của con người tác động đến tự nhiên (kể cả tích cực và tiêu cực). Con người, trong cái nhìn của sinh thái học, vốn đã quá tự tin vào nền khoa học công nghệ của mình đến nỗi xem tự nhiên như một đối tượng thấp kém để cải tạo và chinh phục. Những gì thuộc về tự nhiên bị xem như thuộc về thế giới vô
- 13 tri, ngu muội. Các nhà phê bình sinh thái đề xuất quan niệm về một vị trí khác cho con người: con người chỉ là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Như vậy phê bình sinh thái ra đời đã và đang khẳng định được ý nghĩa tích cực trong hệ thống lý thuyết phê bình văn học hiện đại. Phê bình sinh thái mang sứ mệnh nhìn nhận lại văn hoá nhân loại, đánh thức trách nhiệm của con người trước nguy cơ sinh thái. Phê bình sinh thái đã bổ sung cho những khiếm khuyết của nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu không chỉ đơn thuần là nghiên cứu học thuật mà còn gánh vác trách nhiệm của một nhà văn hoá, một nhà xã hội có ý thức trách nhiệm phổ cập ý thức sinh thái, góp phần xây dựng văn minh sinh thái. Có thể thấy: sự xuất hiện của phê bình sinh thái không chỉ mở ra một khuynh hướng tiếp cận mới, làm phong phú thêm công cụ nghiên cứu, phê bình văn học, mà còn góp phần quan trọng đưa văn học áp sát hơn với đời sống và những vấn đề của con người. Phê bình sinh thái phần nào đã phá tan sự hoài nghi của một bộ phận về vai trò của văn học đối với đời sống, góp phần khẳng định cái gọi là “giá trị thực tiễn”, “giá trị ứng dụng”…mà lâu nay người ta thường đặt ra như một tiêu chí bắt buộc cho tất cả mọi nghiên cứu cơ bản” (Nguyễn Đăng Điệp, 2017) b. Phương pháp và ứng dụng thực tiễn Phê bình sinh thái là hướng tiếp cận văn chương theo chủ đề. Vấn đề sinh thái trong tác phẩm, quan điểm sinh thái, trách nhiệm sinh thái của nhà phê bình là mục đích chính. Vì thế phương pháp nghiên cứu không quá phức tạp và khác biệt so với đặc điểm chung của nghiên cứu văn học. Trước hết, cần xác định đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu để đưa ra phương pháp thích hợp. Phê bình sinh thái có thể ứng dụng những phương pháp sau: Phương pháp hệ thống giúp phân tích mối quan hệ thống nhất và đối lập giữa con người với tự nhiên.
- 14 Phương pháp so sánh giúp so sánh một hiện tượng văn học vớ các hiện tượng văn học cùng loại kể cả những hiện tượng đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh. Phương pháp trực giác là phương pháp giúp nhận thức phương thức nghệ thuật bằng trực giác thế giới tự nhiên, bản chất của hiện thực. Phương pháp thống kê giúp tăng sự thuyết phục cho các nhận định và kết luận thông qua số liệu cụ thể. Phương pháp loại hình giúp xác định loại hình để có thể đánh giá các loại hình văn học trong hệ quy chiếu của nó. Phương pháp liên ngành giúp nhận định vấn đề sinh thái thông qua các ngành khoa học liên quan. Phê bình sinh thái cần phải kết hợp văn học với các ngành khoa học khác như sinh thái học, sinh vật học, địa lí học, tâm lí học, nhân loại học, mỹ học, văn hoá học, sử học, tôn giáo học…để làm phong phú thêm thực tiễn phê bình sinh thái. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cần sử dụng tổng hợp các phương pháp nói trên. Hiện nay, đã có không ít các bài nghiên cứu hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm theo lối phê bình truyền thống với những đề tài có gắn yếu tố “phê bình sinh thái” dẫn đến kết cục “bình mới rượu cũ” và “mơ hồ sinh thái”. Vì vậy cần có các bước tiến hành phê bình sinh thái như sau: Chọn đối tượng nghiên cứu: hiện nay, việc vận dụng phê bình sinh thái một cách tràn lan, như một “mốt” trong nghiên cứu với những đề tài, chủ điểm hời hợt, không tiêu biểu hoặc mở rộng biên độ qua các thời kì văn học. Vì vậy, xem xét lại việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu có chọn lọc và sàng lọc kỹ là việc làm cần thiết. Khảo sát các yếu tố biểu hiện sinh thái và quan niệm sinh thái như: hình tượng thiên nhiên, quan hệ hoà hợp hay xung đột giữa con người với tự nhiên, hành động và tư tưởng bảo vệ hoặc phá hoại tự nhiên, nguyên nhân nguy cơ sinh thái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 685 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 677 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 239 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 237 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 209 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 163 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn