Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 7
download
Chọn nghiên cứu Ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa nhằm hệ thống các bài ca dân gian đã và đang được lưu truyền ở vùng làng chài Hạ Long về nội dung, nghệ thuật, từ đó khẳng định giá trị, sức sống lâu bền và đặc trưng văn hóa biển được thể hiện qua ca dao, dân ca làng chài. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– BÙI THỊ NGỌC ANH CA DAO, DÂN CA LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– BÙI THỊ NGỌC ANH CA DAO, DÂN CA LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thu THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 5 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Thị Ngọc Anh i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn học viên đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 02 tháng 5 năm 2018 Học viên Bùi Thị Ngọc Anh ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 5. Phương pháp ............................................................................................................................. 5 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................................ 6 7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 8 1.1. Khái quát về vịnh Hạ Long và cộng đồng ngư dân ở vịnh Hạ Long ............................... 8 1.1.1. Khái quát về vịnh Hạ Long ............................................................................................... 8 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long ............ 10 1.2. Khái niệm ca dao, dân ca và khái quát chung về ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long ............................................................................................................................ 12 1.2.1. Khái niệm ca dao, dân ca ................................................................................................ 12 1.2.2. Khái quát chung về ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long........................................ 14 1.3. Khái niệm văn hóa, mối quan hệ giữa văn học & văn hóa và hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ........................................................................... 16 1.3.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................................................... 16 1.3.2. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ........................................................................... 18 1.3.3. Hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, văn hóa biển vùng vịnh Hạ Long ............................................................................................................................ 20 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 26 iii
- Chương 2: NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO, DÂN CA Ở LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG NHÌN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ................................................................. 27 2.1. Tình yêu biển, tình yêu nghề biển ..................................................................................... 27 2.1.1. Tình yêu biển.................................................................................................................... 27 2.1.2. Tình yêu nghề đi biển ...................................................................................................... 31 2.2. Tình yêu lứa đôi .................................................................................................................. 35 2.2.1. Làm quen, tỏ tình ............................................................................................................. 35 2.2.2. Tương tư, yêu đương ....................................................................................................... 41 2.2.3. Đôi lứa từ biệt nhau sau những cuộc vui ............................................................... 46 2.2.4. Đôi lứa nên duyên vợ chồng ........................................................................................... 48 2.2.5. Trái duyên, không xứng đôi............................................................................................ 55 2.3. Những tâm tình đời thường của người dân chài .............................................................. 58 2.3.1. Tâm sự người dân chài bị bắt lính .................................................................................. 58 2.3.3. Tâm sự của người phụ nữ qua khúc hát ru con ............................................................. 61 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 63 Chương 3: NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BÀI CA DAO, DÂN CA Ở LÀNG CHÀI VỊNH HẠ LONG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ................................................................. 64 3.1. Biểu tượng ........................................................................................................................... 64 3.2. Thể thơ ................................................................................................................................. 71 3.2.1. Thể thơ lục bát.................................................................................................................. 72 3.2.2. Thể hỗn hợp...................................................................................................................... 74 3.3. Kết cấu ................................................................................................................................. 76 3.3.1. Kết cấu đối đáp................................................................................................................. 76 3.3.2. Kết cấu trần thuật ............................................................................................................. 79 3.4. Ngôn ngữ và biện pháp tu từ.............................................................................................. 81 3.4.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................................... 81 3.4.2. Biện pháp tu từ ................................................................................................................. 83 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................... 85 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 89 PHỤ LỤC iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Ninh, nơi có kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, từ ngàn đời nay đã có bao gia đình chuyên sinh sống bằng nghề chài lưới. Được các hòn đảo che chắn, người dân chài nơi đây, đời nối đời lấy thuyền làm nhà, non xanh nước biếc là quê hương. Trong cảnh lênh đênh giữa mây trời non nước, họ có một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, một phương thức giao lưu tình cảm độc đáo là tiếng hát. Trai gái tìm hiểu nhau qua tiếng hát, nên duyên, tổ chức đám cưới cũng bằng tiếng hát… Những lúc nghiêng buồm chèo lái, ra khơi vào lộng, lời ca cất lên chứa đựng biết bao đằm thắm, mượt mà, thiết tha, sâu lắng mà vẫn hóm hỉnh, thông minh, đôi khi đáo để nhưng rất đỗi chân thành, ngân dài vang vọng hòa cùng sóng nước. Những lời ca ngọt ngào, đằm thắm, tinh tế thấm đẫm nét đẹp của người dân chài Hạ Long, mang đậm bản sắc vùng biển đảo mà không một nơi nào khác có được. Những câu ơ hò khỏe khoắn, những làn điệu dân ca da diết rất dễ làm say đắm lòng người, hồn người. Thăm vịnh Hạ Long trong một đêm trăng thanh, giữa mây trời, chợt đâu đó vang vọng trên sóng nước câu hát dân ca chắc chắn sẽ để lại trong lòng mỗi du khách ấn tượng khó phai về nét văn hóa riêng biệt trong lòng di sản thiên nhiên nơi đây. Văn học dân gian Quảng Ninh rất phong phú về thể loại, gồm: truyền thuyết, truyện cười, ca dao, dân ca, vè, tục ngữ, câu đố... Đáng chú ý trong văn học dân gian Quảng Ninh là bộ phận ca dao, dân ca vịnh Hạ Long, hệ thống các bài ca của dân chài sinh sống trên vịnh được xem là thể loại phản ánh rõ nét đặc điểm lịch sử, địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người nơi đây. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào chuỗi hoạt động tìm hiểu, giới thiệu, bảo tồn kho tàng ca dao, dân ca của địa phương, tôi đã chọn đề tài: Ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa làm vấn đề nghiên cứu. Qua đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể đem những câu ca dao, dân ca của người dân chài Vịnh Hạ Long đến với độc giả, giúp họ nhận diện được vẻ đẹp, giá trị của các làn điệu dân ca trên biển. Từ đó, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước từ các giá trị văn hóa mà cha ông để lại. 1
- 2. Lịch sử vấn đề Ca dao, dân ca Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung được bắt đầu sưu tầm từ những năm 70 của thế kỉ XX. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ cũng đã có tới hàng ngàn bài ca dao, dân ca Quảng Ninh. Hàng chục tác giả đã sưu tầm, có tác giả đã in xuất bản thành sách. Trong đó, có thể kể đến các công trình sưu tầm tiêu biểu như: Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh (2007) của Vũ Thị Gái, Ca dao vùng mỏ (2010) của Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh phối hợp với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Ca dao, dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long (2016) của Tống Khắc Hài, Một số loại hình ca dao, dân ca ở Quảng Ninh (2016) của Phạm Văn Học. Ở công trình Ca dao - dân ca vùng biển Quảng Ninh, nhà sưu tầm Vũ Thị Gái đã sưu tầm được 220 đơn vị tác phẩm, được phân chia thành 7 loại: Cảnh đánh bắt cá (địa danh, ngư trường), tình yêu vùng biển, phong tục nghi lễ đám cưới, hát đối đáp khách đến chơi, thi tài hiểu biết (hát đối vui), tâm tình đôi lứa, phê phán chê trách. Nhà văn Vũ Thảo Ngọc cho rằng: việc phân chia các loại hình một cách bài bản, khoa học và công phu giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Bên cạnh việc sưu tầm và biên soạn hệ thống các bài ca dao, dân ca vùng biển Quảng Ninh, tác giả Vũ Thị Gái còn tái hiện quá trình đi sưu tầm văn học dân gian Quảng Ninh gắn với địa danh và con người nơi đây. Cuốn sách được coi là tư liệu quý giá về ca dao, dân ca vùng biển nói chung và ca dao, dân ca Quảng ninh nói riêng, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng ca dao, dân ca Quảng Ninh và ca dao dân ca Việt Nam. Công trình Ca dao vùng mỏ (2010) của Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh phối hợp với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam sưu tầm và tập hợp được chia làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn trước cách mạng và sau cách mạng. Các bài ca trước cách mạng tháng tám năm 1945 đã miêu tả chân thực cuộc sống của công nhân mỏ dưới thời Pháp thuộc. Giai đoạn sau cách mạng, công trình ngợi ca ý thức làm chủ lao động, ngợi ca những người thợ mỏ vừa sản xuất vừa chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách. Với tình yêu quê hương, yêu những làn điệu dân ca của người dân chài Hạ Long và mong muốn giới thiệu với tất cả bạn đọc một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian đặc sắc của cộng đồng thủy cư duy nhất ven biển Việt Nam, nhà sưu tầm 2
- Tống Khắc Hài đã biên soạn cuốn Ca dao, dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long (2016). Bên cạnh việc giới thiệu những điều kiện đặc thù về địa lý, lịch sử và cộng đồng dân chài thuỷ cư trên vịnh Hạ Long; công trình còn sưu tầm được gần 500 đơn vị tác phẩm tái hiện khá đầy đủ và toàn diện diện mạo của ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long với ba loại hình cơ bản là ca dao, hát đối và hát cưới trên thuyền. Ca dao, dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long là một công trình sưu tầm có quy mô và giá trị về một di sản văn hóa đặc biệt đã hình thành và tồn tại từ hàng ngàn năm ở đúng đất kỳ quan của thế giới. Tác giả Tống Khắc Hài, trong lời nói đầu của cuốn sách đã nhận định rằng: “Từ kho tàng văn học dân gian đủ thể loại này, ta không chỉ thấy cuộc sống lao động và tình yêu nam nữ nơi mênh manh non xanh nước biếc, nơi đầu sóng ngọn gió mà còn thấy những phẩm chất, những tính cách của một giai tầng nghèo khổ nhưng cực kỳ hồn nhiên và chân thành” [18, tr. 9] Dưới góc nhìn của một nhà báo, trong công trình Một số loại hình ca dao dân ca ở Quảng Ninh (2016), tác giả Phạm Văn Học đã đề cập đến một số loại hình ca dao, dân ca ở Quảng Ninh, như: Ca dao Vùng mỏ, hát Soóng cọ của người dân tộc Sán Chỉ, hát giao duyên trên Vịnh Hạ Long của dân chài, hát Đúm ở Hà Nam (TX Quảng Yên), hát Nhà tơ - Hát múa cửa đình ở các huyện miền Đông, hát Then của người Tày, hát Sán cô của người Dao ... Ngoài ra, còn có những bài viết đề cập đến những vấn đề thời sự mang tính báo chí như: Làm thế nào để xây dựng thương hiệu Văn nghệ dân gian Quảng Ninh, làm thế nào để các loại hình văn nghệ dân gian trở thành sản phẩm du lịch ... Trên báo điện tử Quảng Ninh, trang “Văn hóa đất và người Quảng Ninh”, tác giả Hoàng Long có bài viết “Người đi gom những câu ca trên vịnh Hạ Long” ngày 12/2/2016. Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện giữa tác giả với nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài khi ông biết tin công trình nghiên cứu “Ca dao - dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long” đã được trao giải nhì, giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2015. Trong cuộc trò chuyện, nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài tâm sự: “Kho tàng ca dao, dâm ca làng chài trên vịnh hạ Long rất lớn, rất đồ sộ. Những gì đã in thành sách còn quá ít, quá nhỏ nhoi. Vậy mà trong xu thế đô thị hóa hiện nay, nếu không tổ chức sưu tầm, gom nhặt nhanh thì chẳng còn cơ hội nào nữa. Những câu ca dao, dân ca của người 3
- dân ở các làng chài tích lũy từ bao đời, nay sẽ theo người già về với cội nguồn mất thôi.” [25, tr. 1] Gần đây nhất, luận văn thạc sỹ “Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh” (2017) của Nguyễn Bích Ngọc là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh, góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về đời sống, tâm tư, tình cảm, khát vọng và ước muốn của nhân dân lao động xưa, đặc biệt là những người dân sống ở vùng mỏ và ven biển. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về các văn bản ca dao ở Quảng Ninh, tác giả Nguyễn Bích Ngọc cho rằng “Luận văn sẽ làm sống lại hiện thực khách quan về cuộc sống và tâm tư tình cảm của ông cha ta ngày trước gửi gắm qua các bài ca dao. Từ đó, góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho con người thời nay không quên lịch sử, nguồn cội của quê hương mình, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và và văn học dân gian nói riêng” [27, tr. 7]. Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu đi sâu vào việc sưu tầm các bài ca dao, dân ca trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh và khai thác ở khía cạnh văn hóa và du lịch; hiện chưa có công trình nào xem xét hệ thống các bài ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa, tức là xem xét sự chi phối, dấn ấn của văn hóa hiện hữu trong các bài ca dao, dân ca. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Chọn nghiên cứu Ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa nhằm hệ thống các bài ca dân gian đã và đang được lưu truyền ở vùng làng chài Hạ Long về nội dung, nghệ thuật, từ đó khẳng định giá trị, sức sống lâu bền và đặc trưng văn hóa biển được thể hiện qua ca dao, dân ca làng chài. Qua đó, đóng góp thêm một cách tiếp cận về ca dao, dân ca dưới góc nhìn văn hóa, giúp cho việc phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông có cơ sở và có sức thuyết phục hơn. Đồng thời, bước đầu đề xuất một số ý kiến góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu ấy. 4
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn khái quát những nét cơ bản về vịnh Hạ Long và cộng đồng ngư dân sinh sống ở nơi đây, đồng thời, làm sáng tỏ các cơ sở lý luận nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của hệ thống các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long. Việc gọi câu hát dân gian, bài hát dân gian, bài ca, lời thơ dân gian, đơn vị tác phẩm trong luận văn này là một, đều chỉ các bài ca dao - dân ca. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư liệu khảo sát trong luận văn là hệ thống các bài ca ở hai công trình nghiên cứu, sưu tầm: Ca dao - dân ca vùng biển Quảng Ninh (2007) của tác giả Vũ Thị Gái; Ca dao, dân ca của dân chài trên vịnh Hạ Long (2016) của tác giả Tống Khắc Hài và một số bài ca dao, dân ca còn lưu truyền trong dân gian mà chúng tôi sưu tầm được trong quá trình điền dã. Về phạm vi vấn đề, luận văn tập trung nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa. 5. Phương pháp Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung ở một số phương pháp sau: 5.1. Phương pháp điền dã Chúng tôi đi thực tế về các phường, xã thu thập thêm những bài ca dao, dân ca còn lưu truyền trong nhân dân, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người dân chài vịnh Hạ Long từ cổ truyền đến hiện đại để hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, sức sống của văn học dân gian, trong đó có ca dao, dân ca đối với người dân nơi đây. Qua quá trình đi điền dã, có thể thấy rằng, ca dao dân ca của dân chài Hạ Long là sự tích hợp hoàn hảo về lịch sử văn hóa, xã hội của một cộng đồng trôi nổi với phương thức sống duy nhất là nghề đánh cá. Vì vậy, dù có sự giao thoa, ca dao, dân ca vùng vịnh vẫn tươi rói những nét đặc thù không lẫn với sản phẩm nghệ thuật của bất cứ miệt biển nào trên dải đất hình chữ S. 5.2. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng để thống kê và phân loại hệ thống các bài ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long ở phạm vi nguồn tư liệu khảo sát đã xác định. 5
- 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ kết quả thống kê, phân loại ở trên, phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ giúp chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá; từ đó khẳng định vai trò, vị trí của loại hình văn học dân gian này trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng biển Hạ Long. 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình phân tích, tổng hợp, chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long với các thể loại văn học dân gian khác ở Quảng Ninh và các vùng miền khác nhằm làm rõ những nét tương đồng hay khác biệt trong những trường hợp cần thiết. 5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Dựa trên các tài liệu và văn bản nghiên cứu về ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long nói riêng và ca dao dân ca tỉnh Quảng Ninh hiện có nói chung, chúng tôi kết hợp một số phương pháp: văn hóa học, sử học, địa lý học, dân tộc học, du lịch... để nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới trên cơ sở vận dụng kiến thức ngôn ngữ và văn hóa học vào việc nghiên cứu ca dao, dân ca vùng miền. Thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống các bài ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long, luận văn sẽ làm sống lại hiện thực khách quan về cuộc sống và tâm tư, tình cảm của người dân chài trong các bài ca. Từ đó, góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng. Bên cạnh đó, từ những kết quả khảo sát của đề tài, luận văn đóng góp thêm một cách tiếp cận về ca dao, dân ca dưới góc nhìn văn hóa, giúp cho việc phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông có cơ sở và có sức thuyết phục hơn. Một trong những mục tiêu nữa mà luận văn muốn hướng tới là dùng kết quả sưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy trong chương trình ngữ văn địa phương ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. 6
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục ảnh và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Nội dung của các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa. Chương 3: Nghệ thuật của các bài ca dao, dân ca ở làng chài vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về vịnh Hạ Long và cộng đồng ngư dân ở vịnh Hạ Long 1.1.1. Khái quát về vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ; đồng thời, là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa - lịch sử hào hùng của dân tộc. Là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long có diện tích 1.223km², bao gồm 1.969 hòn đảo. Phía Bắc và Tây Bắc vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần biển đảo huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng). Vịnh Hạ Long có dạng địa hình đảo đất, đảo đá vôi xen lẫn với các trũng biển, các vùng bãi triều có sú vẹt mọc. Các đảo trên vịnh Hạ Long có độ cao trung bình từ 50m đến 200m. Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới. Đáy biển vịnh Hạ Long tương đối bằng phẳng, phần lớn là bùn, đôi chỗ là vỏ nhuyễn thể pha cát, có độ sâu trung bình từ 5m đến 10m, chỗ sâu nhất từ 20m đến 25m là các cửa biển hoặc luồng lạch. 8
- Khí hậu Hạ Long mang tính nhiệt đới ẩm, bị phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, mùa đông lạnh, khô. Tuy nhiên, do tính chất biển nên khí hậu luôn được điều hòa, nhiệt độ trung bình năm từ 15ºC đến 25ºC. Về thủy văn, vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều điển hình thuần nhất, với biên độ triều vào loại lớn nhất nước ta từ 0,1 đến 4,6m. Độ mặn của nước biển từ 31 đến 34,5%, dao động của độ mặn giữa các tháng trong mùa không lớn. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m. Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Trong đó có thể kể tên một số hòn đảo nổi tiếng như: Hòn Con Cóc, Hòn Gà Chọi, Đảo Ngọc Vừng, Đảo Ti Tốp, Đảo Tuần Châu... Ngoài ra, thiên nhiên cũng ban tặng cho vịnh Hạ Long rất nhiều hang động tuyệt đẹp với bề dày kiến tạo từ 2 triệu năm đến 11 ngàn năm như: hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ… Vịnh Hạ Long đã được xếp hạng di tích danh thắng quốc gia năm 1962, hai lần được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (lần thứ nhất năm 1994; lần thứ 2 năm 2000). Khu vực được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới rộng 434km² gồm 775 hòn đảo, giới hạn bởi ba điểm: đảo Đầu Gỗ phía Tây, đảo Công Tây phía Đông và đảo Đầu Bê phía Nam. Năm 2009, vịnh Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Vịnh Hạ Long không chỉ là một tác phẩm điêu khắc hùng vĩ, một trang sử của thiên nhiên ban tặng cho con người, mà trong đó còn chứa nhiều giá trị, tiềm năng lớn 9
- về lịch sử văn hóa, đa dạng sinh học, du lịch, giao thông cảng biển, thủy hải sản... Trong đó, văn hóa của cộng đồng ngư dân sinh sống trên vịnh là một nét đẹp truyền thống mang những đặc trưng tiêu biểu của con người nơi đây, tạo nên bản chất con người Hạ Long với một bản sắc riêng biệt. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long Địa chí Quảng Ninh có viết: “Vào thời tiền sử (cách nay khoảng 18.000 năm đến 7.000 năm), khi Hạ Long còn là môi trường lục địa, ở đây đã có bộ phận cư dân cổ thuộc nền văn hóa Soi Nhụ cư trú, sinh sống trong các hang động trên núi đá vôi (nay là các đảo đá trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long), với phương thức sinh sống chính là săn bắn và hái lượm” [34; tr.15]. Bước sang giai đoạn văn hóa Cái Bèo (cách ngày nay từ 7.000 đến 5.000 năm), khi mực nước biển dâng cao, con người tiền sử đã phải di dời đến khu vực cao hơn và bắt đầu thích nghi với môi trường biển, mặc dầu còn ở hình thức sơ khai. Tiếp đến giai đoạn văn hóa Hạ Long (cách ngày nay từ 5.400 đến 3.500 năm) phương thức sinh sống chủ yếu của cư dân Hạ Long là khai thác nguồn hải sản ven bờ theo phương thức đánh bắt truyền thống, kết hợp săn bắt, hái lượm tự nhiên trên các đảo, núi đá. Họ lợi dụng các dòng sông, luồng lạch và con nước đầu nguồn để thu lượm hải sản; cư dân nơi đây đã biết chế tác các công cụ đá mang đặc trưng nổi tiếng của nền văn hóa Hạ Long như: rìu, bôn có vai, có nấc độc đáo để nâng cao năng suất trong việc kiếm sống. Ngoài ra, họ còn biết chế tạo đồ gốm mang tính chất biển rõ nét với nguyên liệu được pha trộn vỏ nhuyễn thể để phục vụ đời sống sinh hoạt. Các di vật: xương cá, chì lưới được tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ cũng đã chứng minh rằng cư dân nơi đây còn biết tới nghề trồng trọt, trồng cây lấy sợi để se sợi đan lưới hoặc dây dâu để bắt cá. Mặt khác, khi nước biển dâng cao, cả khu vực trở thành biển đảo thì con người đã biết dùng các bộ công cụ bằng đá độc đáo để chế tạo ra những phương tiện đi biển để có thể di chuyển phù hợp với môi trường cư trú của mình. Đầu thế kỉ XIX, cộng đồng ngư dân vạn chài ở vùng Cửa Lục tập trung chủ yếu tại hai làng thủy cư là Giang Võng (thuộc tổng An Khoái, huyện Hoành Bồ, phủ Hải 10
- Đông, trấn An Quảng, nay thuộc phường Hà Khánh, TP. Hạ Long) và Trúc Võng (thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ nay thuộc phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long). Từ năm 1946, phần lớn người dân ở hai làng Giang Võng và Trúc Võng đã di chuyển ra vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (nay thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) để cư trú và sinh sống. Năm 1948, huyện đảo Cẩm Phả được thành lập (tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả). Cũng thời gian này, các xã Thắng Lợi (thuộc huyện Cẩm Phả, nay thuộc huyện Vân Đồn), Thành Công (thuộc huyện Hoành Bồ nay thuộc phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long) và Hùng Thắng (thuộc thành phố Hạ Long) ra đời, là nơi tập trung dân chài phiêu bạt từ nhiều nơi đến cư trú. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1955, phần lớn ngư dân làng chài ở các xã Thành Công, Hùng Thắng trở về vùng vịnh Hạ Long sinh sống. Chính quyền địa phương đã lập ra các hợp tác xã để tập hợp dân chài, nhằm tập trung sản xuất, nâng cao đời sống và đảm bảo an ninh quốc phòng. Năm 1959 - 1960, trong cao trào hợp tác hóa để nâng cao tổ chức sản xuất và đời sống văn hóa xã hội, các làng chài được vận động lên định cư trên đất liền. Thời gian đầu ở bãi biển Khe Cá thuộc thị trấn Hà Tu, về sau tập trung tại bãi biển Cọc 5. Sau đó tiếp tục chuyển về xã Hùng Thắng, lập thành hai hợp tác xã Quyết Thắng và Chiến Thắng. Trong thời gian vào hợp tác xã, họ làm nhà trên bờ nhưng vẫn thường xuyên xuống thuyền sinh sống. Khi hợp tác xã giải tán, họ chuyển xuống thuyền sống thủy cư. Năm 1963, xã Hùng Thắng có các thôn Cửa Vạn, Cặp Dè, Cặp La ở giữa vịnh Hạ Long và các thôn Lán Bè, Cọc Năm ở sát ven bờ. Đối với các làng chài sống thủy cư trên mặt biển, chủ yếu là cư dân của xã Hùng Thắng. Ngoài ra còn có các hộ gia đình là cư dân các vùng khác đến đây sinh sống và làm ăn dựa vào sự phong phú của nguồn lợi thủy hải sản. Những hộ cư dân nơi đây tập trung chủ yếu ở bãi biển Cọc 5 và thôn Vông Viêng. Ở xã Hùng Thắng (nay là phường Hùng Thắng) ngoài dân gốc chủ yếu là dân làng Giang Võng, Trúc Võng xưa, còn có dân ở các vùng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh đến sinh cơ lập nghiệp như: Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa,... 11
- “Hiện nay, trên vịnh Hạ Long có sáu làng chài thủy cư (đều thuộc phường Hùng Thắng) gồm: Cửa Vạn, Vông Viêng (Vung Viêng), Cống Tàu, Ba Hang, Hoa Cương và Cống Đầm. Trong đó, Cửa Vạn là làng chài lớn nhất” [5; tr. 1]. 1.2. Khái niệm ca dao, dân ca và khái quát chung về ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long 1.2.1. Khái niệm ca dao, dân ca Ca dao, dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Nghiên cứu về ca dao, dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Có thể nói, ca dao, dân ca chính là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao". Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về ca dao, dân ca; trong đó, có một số cách hiểu phổ biến như sau: Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, "ca dao là thơ ca dân gian được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là thể loại văn vần, thường làm theo thể thơ lục bát" [32; tr. 132]. Nguyễn Xuân Kính cho rằng: "Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững trong phong cách. Và ca dao đã thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian" [23; tr. 56]. 12
- Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi) viết: "Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca". [19; tr.31]. Theo Tục ngữ ca dao, dân ca, (Vũ Ngọc Phan chủ biên): "Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các thể thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca" [28; tr.42]. Văn học dân gian Việt Nam, (Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn): "Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca" [22; tr.436]. Cũng đưa ra định nghĩa về ca dao, dân ca; Cuốn Ngữ văn 7, (Nguyễn Khắc Phi, chủ biên) còn phân biệt rõ hai thể loại này: "Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao" [33; tr.35]. Từ những cách hiểu trên, có thể khái quát lại: Ca dao, dân ca là khái niệm dùng để chỉ những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là phần lời của dân ca; là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Nói đến dân ca là nói đến môi trường và các hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh; hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,...) Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hai thuật ngữ ca dao, dân ca đi liền với nhau vì bản thân ca dao chính là thể loại thơ ca dân gian được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Bởi vậy, đôi khi giữa hai thể loại này không có ranh giới và sự phân biệt một cách rành rọt, rõ ràng. Đặc biệt, ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long là những khúc ca, bài ca 13
- được sản sinh trong môi trường lao động ngư nghiệp, trong quá trình diễn xướng sôi động của đời sống thợ thuyền. Có khi, những câu ca dao vừa sáng tác lập tức được cất thành lời ca giữa mênh mông sóng nước Hạ Long. Khi ấy, ca dao và dân ca song trùng với nhau, cùng thể hiện những đặc trưng văn hóa tinh thần của người dân chài nơi đây. 1.2.2. Khái quát chung về ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long Nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài từng nhận định: “Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người đều có một nền văn hoá dân gian mang giá trị đặc trưng. Riêng ở Quảng Ninh, có một cộng đồng khá đặc biệt, họ có một đời sống văn hoá hoà quyện với thiên nhiên, phản chiếu vào ca dao, dân ca, tạo nên giá trị vô giá về nhiều mặt, rất cần được nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và phát huy. Đó là kho tàng ca dao, dân ca - giá trị văn hóa đặc hữu của dân chài vùng vịnh Hạ Long - những cộng đồng thủy cư từng có cả ngàn năm sinh sống ở đây” [18, tr. 9]. Là hậu duệ của 3 nền văn hóa tiền sử (Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long cách nay từ 20.000 đến 4.500 năm), ca dao dân ca của dân chài Hạ Long là sự tích hợp về lịch sử văn hóa, xã hội của một cộng đồng thủy cư với phương thức sống duy nhất là nghề đánh cá. Cũng như phương thức sinh hoạt văn hóa duy nhất là ngâm vịnh, diễn xướng. Ngôn ngữ ca dao trở thành bộ phận không thể tách rời của dân ca. Đó là những gì tinh túy nhất của nghệ thuật và tinh thần được dân gian sàng lọc và lưu giữ. Vì vậy, dù có sự giao thoa, ca dao dân ca vùng vịnh vẫn tươi rói những nét đặc thù không lẫn với sản phẩm nghệ thuật của bất cứ miệt biển nào trên dải đất hình chữ S. Người dân chài trên vịnh Hạ Long sống trong cảnh nước non kỳ ảo lênh đênh trôi dạt, mỗi con thuyền là một hộ gia đình, tùy theo sóng gió, tùy theo nghề chài lưới hay cắm đăng, cắm đọn, hay buông câu thả bóng mà nay đây mai đó. Họ phải phân tán để làm ăn, mưu sinh nên mỗi dịp gặp nhau, ai cũng muốn cởi lòng mình một cách chân thành, tha thiết. Họ mượn những lời ca, tiếng hát để giãi bày, tâm sự, để gìn giữ những phong tục cổ truyền. Ông Tống Khắc Hài - nhà sưu tầm văn hóa dân gian, người từng đi tiên phong trong việc tìm kiếm, phát hiện ca dao, dân ca làng chài vịnh Hạ Long bình luận: "Nó trần trụi, bạo liệt, sống động, tình tứ và thênh thang như chính cuộc sống của những con người sinh ra trong trời nước" [18, tr 8]. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 688 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 381 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 680 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 309 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 154 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 210 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 178 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 166 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn