intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”( 2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nhằm tập trung vào những điểm mới về nghiên cứu, phê bình trong cuốn sách “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại”, so với một số bài viết về Truyện Kiều trên tạp san Văn Sử Địa, Đại học sư phạm (Hà Nội, hồi những năm 1950), đặc biệt là cuốn kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (Hà Nội, 1965). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”( 2015)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN QUỲNH ANH ĐỔI MỚI LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC QUA KỶ YẾU “DI SẢN VĂN CHƯƠNG ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU- 250 NĂM NHÌN LẠI”( 2015) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên- 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN QUỲNH ANH ĐỔI MỚI LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC QUA KỶ YẾU “DI SẢN VĂN CHƯƠNG ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU- 250 NĂM NHÌN LẠI”( 2015) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Nho Thìn Thái Nguyên- 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này. Người thực hiện Nguyễn Quỳnh Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả sau thời gian học tập và nghiên cứu của tôi tại khoa Văn học và Báo chí, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học và Báo chí đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy – GS.TS Trần Nho Thìn, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Người thực hiện Nguyễn Quỳnh Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIEN CỨU ................................................. 8 1.1. Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965) ............................................................... 8 1.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội – văn hóa ...................................................... 8 1.1.2. Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965) ............................................................... 9 1.2. Bối cảnh đổi mới lý luận phê bình văn học trong dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (2015) ........................................................................... 17 1.2.1. Bối cảnh xã hội- văn hóa....................................................................... 17 1.2.2. Vài nét về cuốn sách “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại” .................................................................................................. 18 1.2.3. Đổi mới lý luận phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (2015)........................................................................................... 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 22 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU ..................................................................................... 23 2.1. Khái quát về lý thuyết tiếp nhận .............................................................. 23 2.1.1. Vài nét về sự ra đời của lý thuyết tiếp nhận .......................................... 23 2.1.2. Lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam ............................................................ 25 2.2. Các công trình vận dụng lý thuyết tiếp nhận ........................................... 27 2.2.1. Người đọc- với việc tiếp nhận Truyện Kiều trong các giai đoạn khác nhau......................................................................................................... 27 2.2.2. Truyện Kiều - với những diễn biến của tiếp nhận văn học ................... 34 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 44 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU ..................................................................................... 47 3.1. Khái quát về phân tâm học ....................................................................... 47 3.2. Các công trình vận dụng lý thuyết phân tâm học..................................... 53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 66 CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG TỰ SỰ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU ..................................................................................... 68 4.1. Khái quát về tự sự học.............................................................................. 68 4.2. Các công trình vận dụng tự sự học trong nghiên cứu Truyện Kiều ......... 72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4.................................................................................. 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở khoa học Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh đại thi hào Nguyễn Du, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, Hội thảo quốc tế: “Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại”. Kết quả của hội thảo được tập hợp lại trong cuốn sách “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại”. So với lần kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (năm 1965) cách đây nửa thế kỷ, diện mạo văn học nói chung và nghiên cứu lý luận phê bình nói riêng đã có những chuyển biến rất căn bản. Đặc biệt sau gần 30 năm đổi mới hội nhập, lý luận phê bình và phương pháp nghiên cứu văn học đã tiếp nhận nhiều lý thuyết phê bình văn học từ phương Tây theo xu thế tất yếu khách quan của thời kỳ hội nhập với tính khoa học, hiện đại, nhân văn. Nếu dịp kỷ niệm năm 1965, phê bình xã hội học đang giữ địa vị thống trị chi phối toàn bộ việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều như đấu tranh giai cấp, chống phong kiến… thì dịp kỷ niệm lần này những lý thuyết mới như mỹ học tiếp nhận, thi pháp học, phân tâm học, tự sự học, văn hóa học… được các nhà nghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu phê bình Truyện Kiều đem đến những mã nghĩa mới, những cách nhìn nhận mới mẻ. Đây là những vấn đề mà sau bốn năm cuốn kỷ yếu được xuất bản nhưng vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm, đó là lí do chính mà chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”( 2015). Khi nghiên cứu, lí giải bình luận về một tác phẩm văn học thì lý thuyết văn học có ý nghĩa quan trọng, một lý thuyết, một phương pháp sẽ cung cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. 2 một góc nhìn về tác phẩm. Đối với Truyện Kiều, một kiệt tác của nền văn học dân tộc, chúng ta đã chứng kiến lịch sử nghiên cứu lâu dài hàng trăm năm, các nhà nghiên cứu phê bình ở những giai đoạn khác nhau đã vận dụng lý thuyết, phương pháp phê bình khác nhau và đem lại kết quả nghiên cứu Truyện Kiều thật đa dạng, phong phú, càng ngày càng phát hiện thêm những vấn đề mới mẻ, lí thú, Truyện Kiều trở thành một tác phẩm “nói mãi không cùng”. Luận văn này của chúng tôi chọn giới thiệu cuốn “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại”, với mục đích bổ sung và làm sáng tỏ một mắt xích quan trọng trong cả quá trình lịch sử nghiên cứu lâu dài, đặc biệt quan tâm tới những vấn đề mới mẻ trong lí luận và thực tiễn, nhằm mở ra những cách tiếp cận mới trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu phê bình và hi vọng với luận văn này dần dần chúng ta sẽ có một bức tranh hoàn thiện về lịch sử nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều. 1.2. Cơ sở thực tiễn Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều hai thế kỷ đã ghi nhận nhiều lý thuyết văn học khác nhau, tuy nhiên từ sau Cách mạng tháng Tám, trong một thời gian dài sự chi phối của dòng lý luận phê bình văn học chịu ảnh hưởng của lý luận Macxit đã trở thành xu hướng chi phối mạnh mẽ hoạt động phê bình văn học ở miền Bắc. Phương pháp phê bình này đề cao mối quan hệ giữa văn học và đời sống, coi tác phẩm văn học không phải là một chỉnh thể riêng biệt mà chịu sự chi phối, tác động của thời đại mà nhà văn đang sống. Các nhà nghiên cứu đi theo xu hướng này quan tâm nhiều đến các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử nhà văn, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh chính trị xã hội, đấu tranh giai cấp để phân tích, bình giá tác phẩm do đó không tránh khỏi tình trạng áp đặt, lấy xưa nói nay, hiện đại hóa tác phẩm, cố gắn tác phẩm với những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội, quy tác phẩm về chức năng phản ánh hiện thực khách quan nhất là đối với các tác phẩm trung đại. Có thể coi dòng lí luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. 3 luận này ảnh hưởng, chi phối trong nhiều bài viết, công trình của Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trần Đức Thảo, cùng những nhà phê bình thế hệ sau này như Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê…. Những điều nói trên đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đến nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965, trong đó không thể không nhắc đến cuốn kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1965), cuốn kỷ yếu đó được coi như một chứng tích tiêu biểu một thời thống trị của hệ hình xã hội học tư tưởng. Trong khoảng 50 năm sau đó, nhất là từ năm 1986 trở lại đây sự vận động của lý thuyết văn học đã diễn ra vô cùng phong phú, sôi nổi và đạt được những thành tựu đáng kể. Thực hiện đề tài Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”(2015), chúng tôi mong muốn giúp người đọc nhận thấy những thành tựu của nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều trong những năm gần đây đặc biệt nhận thấy sự vận dụng các lý thuyết mới được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam. Các nhà phê bình đã nhận thấy hướng tiếp cận ngoại văn bản mặc dù có những thành tựu nhất định nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, điều đó cần được bổ sung bằng một hướng tiếp cận khác, coi văn bản như sản phẩm của tư duy nghệ thuật, hoàn toàn độc lập với thế giới mà nó phản ánh đó là cách tiếp cận nội văn bản, tức là những yếu tố của thế giới nghệ thuật như nó tồn tại độc lập với hiện thực khách quan. Sau xu hướng phê bình nội văn bản, phê bình văn học còn được bổ sung nhiều cách tiếp cận khác như lý thuyết liên văn bản, phê bình cổ mẫu, lý thuyết tiếp nhận… trên thực tế chứng minh không một lý thuyết riêng rẽ nào có thể đọc hết nghĩa của tác phẩm do đó việc vận dụng các lý thuyết để bổ sung cho nhau là cần thiết. Việc vận dụng các lý thuyết mới trong những năm gần đây thể hiện sự nỗ lực của các nhà khoa học trong việc đánh giá những giá trị thiên tài của Nguyễn Du, sự phong phú của kiệt tác Truyện Kiều nhằm khắc phục những hạn chế của khuynh hướng phê bình xã hội học từng chi phối khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 4 sâu sắc trong giai đoạn 1945-1985 nhất là trong dịp kỉ niệm Nguyễn Du năm 1965, cách đây 50 năm. Đề tài này như là một thử nghiệm của chúng tôi trong quá trình học tập của mình đồng thời cũng để làm dày thêm vốn kiến thức phục vụ cho hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói trong khoảng hai thế kỷ nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều chúng ta đã có hàng trăm công trình với hàng ngàn bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, song dường như vẫn chưa đủ với một tác phẩm “nói mãi không cùng”. Người đọc và các nhà nghiên cứu đến sau dường như vẫn tìm thấy cho mình ít nhiều điều mới mẻ khi tiếp cận kiệt tác này. Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ sau 1986 đánh dấu những bước chuyển mới mẻ nhằm lấp đầy những khoảng trống trước đây, việc tiếp nhận các phương pháp đọc được mở rộng hơn bao giờ hết, do đó chúng ta đạt nhiều thành tựu mới mẻ trong tiếp nhận Truyên Kiều như hướng đi của các nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn, Lê Nguyên Cẩn… Năm 2015, chúng ta kỉ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ, rất nhiều hội thảo đã được tổ chức tại các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm đánh giá những giá trị thiên tài của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Dịp này các nhà nghiên cứu cũng công bố những kết quả mới của mình trong việc nghiên cứu Nguyễn Du và tiếp nhận Truyện Kiều. Trong đó phải kể đến hội thảo quốc tế do Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức: “Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại”. Kết quả của hội thảo được tập hợp lại trong cuốn sách “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 5 Từ khi xuất bản cuốn sách đến nay ngoài Lời đầu sách mang tính giới thiệu tổng quát về cuốn sách và điểm tên trong bài nghiên cứu của Bùi Việt Thắng, hiện chưa có bài viết hay công trình đánh giá về cuốn sách, luận văn này nhằm đánh giá những nét mới trong nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều, đặc biệt là những cách vận dụng những lý thuyết mới trong nghiên cứu phê bình. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn này nhằm tập trung vào những điểm mới về nghiên cứu, phê bình trong cuốn sách “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại”, so với một số bài viết về Truyện Kiều trên tạp san Văn Sử Địa, Đại học sư phạm (Hà Nội, hồi những năm 1950), đặc biệt là cuốn kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (Hà Nội, 1965). Chúng tôi không có tham vọng đi vào tất cả những vấn đề mà cuốn sách đặt ra mà chỉ khảo sát, đánh giá những nét mới về lý thuyết nghiên cứu, phê bình Nguyễn Du, đặc biệt với Truyện Kiều với những cách diễn dịch khác nhau, các cách vận dụng lý thuyết mới như tiếp nhận văn học, phân tâm học, tự sự học… 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, chúng tôi tập trung vào những điểm mới trong nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều, lấy công trình “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại” làm đối chứng và có so sánh với tạp san Văn sử địa, Đại học sư phạm và kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du . 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi tư liệu Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du-250 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 6 năm nhìn lại”( 2015), chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng khả năng hiểu biết của mình đồng thời có sử dụng các bài báo, tạp chí, giáo trình, chuyên luận của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2.2. Phạm vi nội dung Thực hiện đề tài này chúng tôi không có tham vọng đi vào tất cả mọi vấn đề mà cuốn sách đặt ra, chúng tôi chỉ tập trung cơ bản vào những bài nghiên cứu về Truyện Kiều để thấy những khía cạnh mới mẻ liên quan đến đề tài của mình như vận dụng lý thuyết tiếp nhận, phân tâm học, tự sự học đồng thời một số chỗ có so sánh với hướng tiếp cận thi pháp học, văn hóa học, liên văn bản… 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp so sánh Luận văn vận dụng phương pháp so sánh để thấy được những chuyển biến mới trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều. 5.2. Phương pháp tiếp cận văn hóa Chú ý đến hoàn cảnh lich sử gắn với các kiểu người đọc khác nhau, sự chi phối của hệ tư tưởng, trường văn hóa, quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế trong tiếp nhận Truyện Kiều. 5.2. Phương pháp liên ngành Để bổ sung, làm rõ những vấn đề trong tranh luận về Truyện Kiều. Ngoài ra luận văn còn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn này nhằm đánh giá những nét mới về lý thuyết nghiên cứu phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều, đồng thời thấy sự vận dụng các lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 7 thuyết mới như tự sự học, phân tâm học, lý thuyết tiếp nhận và người đọc trong cuốn kỷ yếu lần này. Qua đó luận văn chỉ ra sự chuyển biến, thay đổi trong lý luận nghiên cứu phê bình văn học sau 50 năm đối với việc nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều(1965-2015). Nói cách khác luận văn vừa đề cập đến đổi mới lý luận phê bình văn học trong 50 năm nói chung vừa nhấn mạnh những thành tựu mới trong nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng.Những vấn đề mới mẻ trong lí luận và thực tiễn giúp mở ra những cách tiếp cận mới trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết thúc, Luận văn gồm 4 chương : Chương 1 Tổng quan nghiên cứu, trong chương này chúng tôi làm rõ bối cảnh xuất hiện của cuốn sách trong đời sống nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều trong những năm gần đây. Chương 2 Vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, trong chương này chúng tôi làm sáng tỏ lý thuyết tiếp nhận Truyện Kiều trong những giai đoạn khác nhau gắn với các kiểu người đọc khác nhau, đồng thời thấy được sự sáng tạo, tiếp nhận của Nguyễn Du trong việc vay mượn cốt truyện nước ngoài. Chương 3 Vận dụng phân tâm học trong nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, trong chương này chúng tôi làm rõ hơn sự thay đổi từ phân tâm học tiểu sử sang phân tâm học cấu trúc, làm sáng tỏ thêm những ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu Truyện Kiều gần đây. Chương 4 Vận dụng tự sự học trong nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, trong chương này chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ thêm việc thay đổi mô hình tự sự của tác phẩm, khẳng định những sáng tạo của Nguyễn Du trong thể loại truyện thơ Nôm đặc trưng của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIEN CỨU 1.1. Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965) 1.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội – văn hóa Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết(1954), đất nước tạm chia cắt thành hai miền, miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở miền Bắc, sau khi khôi phục kinh tế, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kinh tế xã hội bước đầu đã đạt những thành tựu nhất định, trở thành hậu phương lớn chi phối cho chiến trường miền Nam. Tuy nhiên từ cuối năm 1964, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cả hai miền tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do đó điều kiện kinh tế gặp vô vàn khó khăn. Bên cạnh đó do vận hành cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên sản xuất trì trệ, chủ yếu trông chờ sự viện trợ, ủng hộ của các nước phe xã hội chủ nghĩa, quan hệ giao lưu quốc tế hạn hẹp. Về văn hóa xã hội, do hệ thống tư tưởng macxit chi phối mọi hoạt động văn hóa xã hội nên nhìn chung đề cao tính cộng đồng, tính nhân dân, tính giai cấp trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa. Việc tiếp cận với những tư tưởng phương Tây ở miền Bắc hầu như không có, quan điểm macxit, phê bình xã hội học giữ địa vị thống trị trong văn học nghệ thuật, các hệ tư tưởng khác bị bài xích thậm chí bị coi là phản động. Các lý thuyết văn học giai đoạn này chủ yếu được tiếp nhận từ Liên Xô, hầu như không có điều kiện giao lưu văn hóa quốc tế . Năm 1965, Đảng và nhà nước tổ chức kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, đây là dịp tôn vinh lớn lao Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều tuy nhiên đó cũng là dịp cổ vũ tinh thần dân tộc, tinh thần chiến đấu ở cả hai miền. Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 9 kiện này thu hút được nhiều nhà nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trong đó có nhiều bài với mục đích lấy xưa nói nay, lấy Truyện Kiều để phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. 1.1.2. Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965) Giai đoạn 1945-1975, do những khó khăn về chính trị, xã hội, đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, quan hệ quốc tế chưa có điều kiện mở rộng nên chủ yếu nghiên cứu phê bình theo quan điểm Macxit quan tâm đến các vấn đề xã hội, đấu tranh giai cấp, chống phong kiến, khuynh hướng phê bình xã hội học, phê bình hệ tư tưởng chi phối mạnh mẽ và chủ yếu tập trung vào giá trị phục vụ tư tưởng của Truyện Kiều ( tiêu biểu như các bài phê bình Truyện Kiều của Hoài Thanh, Minh Tranh, Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Nhị). Trong giai đoạn này, nhất là sau năm 1954, việc nghiên cứu Truyện Kiều gắn với hiện thực đời sống theo quan điểm macxit đã chi phối mạnh mẽ các nhà nghiên cứu phê bình do đó không tránh khỏi khuynh hướng xã hội học dung tục. Năm 1955, tạp san Đại học Sư phạm đã dành riêng các số 3,4 để kỷ niệm Nguyễn Du, trong đó tập hợp khá nhiều bài phê bình tiêu biểu như : Lịch sử vấn đề Truyện Kiều, Tính chất và mức độ chống phong kiến của Truyện Kiều của Trương Tửu, Đặc sắc văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều của Đặng Thai Mai, Căn bản của chủ nghĩa nhân đạo chống phong kiến trong Truyện Kiều của Hoàng Xuân Nhị…Bên cạnh đó, Minh Tranh trên tạp san Văn Sử Địa cũng có bài Tìm hiểu Truyện Kiều và Nguyễn Du, trong đó tác giả quy các nhân vật vào các tầng lớp cụ thể trong xã hội, lí giải các xung đột truyện trên tinh thần mâu thuẫn, xung đột giai cấp, ông xếp Kiều vào tầng lớp phong kiến thất thế, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Sinh là tầng lớp con buôn, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến là đại phong kiến, Từ Hải là nông dân nổi dậy… Tác giả cho rằng việc Thúy Kiều phải bán mình rồi rơi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 10 vào tay Mã Giám Sinh, Tú Bà và cho đó là : “thật đúng là sự khuất phục đến sát đất của một giai cấp thất thế, suy tàn"[23, 52], dưới cái nhìn của Minh Tranh mọi xung đột trong tác phẩm đều trở thành xung đột giữa tầng lớp nhà buôn với tầng lớp phong kiến, giữ kinh tế thị dân với kinh tế phong kiến, giữa đạo đức thị dân với đạo đức phong kiến [52]. Ông tiếp tục lí giải việc Kiều gặp Từ Hải và cho đó là “sự đồng tình giữa tầng lớp thuần phong kiến đang thất thế với phong trào nông dân thiếu cảnh giác” [24, 52]. Tuy nhiên đó chính là dịp tốt để tầng lớp thuần phong kiến lợi dụng và phục vụ cho lợi ích của bản thân họ như việc dây cát nhờ bóng cây, Kiều còn lợi dụng để báo thù cho giai cấp của mình (báo ân, báo oán), sau đó Kiều khuyên Từ Hải ra hàng với những luận điệu che giấu tính chất của một giai cấp từ lâu đã thống trị nhân dân ta, giai cấp ấy đã trà trộn vào hàng ngũ Từ Hải để làm nội ứng cho Hồ Tôn Hiến (đại phong kiến), lung lạc Từ Hải để củng cố lại địa vị của mình, chế độ phong kiến được lập lại, lợi dụng nông dân để nhảy lên thống trị, giai cấp thuần phong kiến trở lại cuộc đời : - Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần - Phong lưu phú quý ai bì Vườn xuân một cửa đề bia muôn đời Theo quan điểm Minh Tranh, Kiều và Từ Hải là hai con người từ hai giai cấp đối lập nhau nên không thể cùng chung ý nghĩ được, tâm lý Kiều là tâm lý chung của giai cấp địa chủ nước ta. Như vậy xã hội Truyện Kiều chính là xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với những nét hiện thực đương thời đó là mâu thuẫn quyết liệt giữa nông dân với phong kiến, giữa phong kiến thuần túy với phong kiến kinh doanh, bản chất phong kiến xảo quyệt mưu mô, nông dân sơ hở, thiếu cảnh giác nên thất bại. Tiếp tục lối phê bình đó, năm 1956 trên tạp san Đại học sư phạm, Trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 11 Đức Thảo cho công bố bài Nội dung xã hội của Truyện Kiều, trong đó Trần Đức Thảo tìm hiểu kĩ hơn về thành phần giai cấp của các nhân vật như gia đình Kiều thuộc tầng lớp trung gian trong xã hội phong kiến (tiểu phong kiến) vì có khung cửi, gói may, đi bộ chứ không đi ngựa như bọn nhà giàu, Kim Trọng thuộc thành phần phong kiến thống trị vì có ngựa câu dòn, có kẻ hầu, quần áo sang trọng, có nhiều ruộng đất… Quá trình gia đình Kiều bị vu oan, Kiều phải bán mình nơi lầu xanh đánh dấu sự tan rã xã hội phong kiến, quá trình phân hóa giai cấp phong kiến. Lí giải mâu thuẫn Tài- Mệnh trong truyện, Trần Đức Thảo cho xuất phát từ kinh nghiệm thực tế xã hội, họ có tài nhưng không được sử dụng và còn bị bọn quý tộc, quan liêu đàn áp có khi tài thành tai vạ là vậy [15, 41]. Việc Kiều đến với Thúc Sinh được Trần Đức Thảo cho đó là Kiều tìm lối thoát trong thành phần phú thương, tuy nhiên trong liên minh phú thương với đại phong kiến (Hoạn Thư), phú thương vẫn chịu lép vế nên Thúc Sinh không thể che chở cho Kiều, bởi Hoạn Thư luôn giữ thể diện và lập lại trật tự phong kiến, ép Kiều thành con ở chứ không hẳn là ghen tuông kiểu đàn bà, trên thực tế Hoạn Thư coi thường, khinh bỉ Thúc Sinh : - Ví bằng thú thật cùng ta Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên - Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi - Hoa nô truyền dạy đổi tên Buồng the dậy ép vào phiên thị tỳ. Cũng theo cách phê bình xã hội học, Trần Đức Thảo cho rằng Kiều đến với Từ Hải có động cơ chính trị rất rõ rệt đó là việc Kiều tìm đường giải phóng trong phong trào nông dân, lợi dụng nông dân để củng cố địa vị của mình. Tuy nhiên trên thực tế Từ Hải chưa thể đấu tranh vì nhân dân với nghĩa phục vụ nhân dân mà chỉ là kiểu anh hùng cá nhân, lãng mạn [35, 41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 12 - Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo. - Triều đình riêng một góc trời - Nghênh ngang một cõi biên thùy Trước âm mưu của Hồ Tôn Hiến, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng đó là sự trở lại tham vọng của bọn tiểu phong kiến, nhằm củng cố lại địa vị của mình. Nếu trước Cách mạng, Trương Tửu vận dụng phân tâm học vào phê bình Truyện Kiều với rất nhiều nhận xét, đánh giá gây dư luận trái chiều đương thời thì sau Cách mạng quan điểm macxit lại chi phối mạnh mẽ trong phê bình Truyện Kiều của ông nhất là vấn đề chống phong kiến diễn ra sôi nổi giữa thập niên 50. Trên tạp san Đại học Sư phạm năm 1955, Trương Tửu công bố bài Tính chất và mức độ chống phong kiến của Truyện Kiều, trong đó Trương Tửu có những trao đổi lại với Hoàng Xuân Nhị, Trần Đức Thảo về những khía cạnh chưa đồng tình, những nhận xét chưa bao quát đồng thời nhấn mạnh tính chất chống phong kiến của Truyện Kiều chính là đề cao ý chí đấu tranh mạnh bạo của con người, đó chính là sự tán thành của Nguyễn Du với tư tưởng chống lại lễ giáo, luân lí, pháp luật phong kiến như tự do yêu đương luyến ái, treo ấn từ quan vì tình và ông cũng cho rằng chỉ khi nào con người chống lại những yếu tố phong kiến thì mới có hạnh phúc. Trương Tửu chỉ ra nhiều lần chiến thắng của những người chống phong kiến nhưng cũng chỉ ra nguyên nhân thất bại trong cuộc chiến này là do con người còn vướng vào ý thức hệ phong kiến, rõ nhất là sự thất bại của Từ Hải. Vấn đề chống phong kiến trở thành vấn đề trung tâm được rất nhiều nhà phê bình quan tâm trong giai đoạn này. Có thể nói các nhà phê bình Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Minh Tranh đã xem Truyện Kiều như cuốn sử về xã hội Việt Nam trong một giai đoạn, các nhân vật được gắn với những giai cấp, tầng lớp nhất định và gắn vào cuộc đấu tranh giai cấp, gắn tác phẩm quá khứ với những vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 13 thực dụng của hiện tại, điều đó vô hình đã làm giảm giá trị phê bình Truyện Kiều, cũng như giá trị tác phẩm. Việc cố gắng đem “ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin” soi rọi Truyện Kiều trong thời gian này cho thấy vấn đề Truyện Kiều không chỉ bàn ở phạm vi nghệ thuật mà trở thành phong trào thảo luận chính trị sôi nổi, rộng rãi gắn với đấu tranh chống phong kiến, giải phóng giai cấp. Đến dịp kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965, những vấn đề trên vẫn tiếp tục được nghiên cứu rộng rãi hơn với những bài phê bình của Hoàng Minh Giám, Nguyễn Đình Thi, Hà Huy Giáp, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Trần Văn Giàu, Lưu Trọng Lư, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc... Quan điểm macxit, phê bình xã hội học lúc này giữ địa vị thống trị, những vấn đề về giai cấp, chống phong kiến, lập trường tư tưởng Nguyễn Du tiếp tục được đề cập hầu hết trong các bài phê bình và tập trung vào một số vấn đề sau : 1) Về tư tưởng Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Du bị hạn chế trong ý thức giai cấp và thời đại nên không tìm được hướng giải quyết mâu thuẫn giai cấp nên đi tìm giải pháp trong triết học duy tâm thần bí như đề cập mệnh trời, tu tâm, coi đó là “thái độ tiêu cực thỏa hiệp trước trật tự phong kiến” [59, 21]. Hoàng Minh Giám cũng chỉ ra điểm hạn chế trong tư tưởng Nguyễn Du là định mệnh, tài- mệnh ghét nhau, mặc dù có cảm tình với nông dân nhưng chưa tin nông dân, nhìn chung “Nguyễn Du lúng túng trong vòng vây ý thức hệ phong kiến, không tìm được hướng đi của đời mình và vì vậy đã rơi vào tư tưởng bi quan, tiêu cực”[59, 25]. Hà Huy Giáp cũng cho rằng mặc dầu Nguyễn Du ca ngợi Từ Hải nhưng ông không tin ở khả năng và lực lượng nông dân, ông cũng nhấn mạnh cần biến ước mơ của Nguyễn Du thành hiện thực đó là giải phóng nhân dân khỏi áp bức. Trần Văn Giàu thừa nhận sự gần gũi với tầng lớp dưới, sự quan tâm đến người phụ nữ, tố cáo một số người của tầng lớp phong kiến nhưng “còn trật tự phong kiến, nguyên lý xã hội phong kiến thì Nguyễn Du không hề đặt thành vấn đề ”[59, 271]. Đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 14 thời Trần Văn Giàu cũng chỉ ra Nguyễn Du chưa có kết luận nào cho cảnh đau lòng, nếu có thì mơ hồ, chưa tìm ra vấn đề cơ bản của thời đại và càng không phát hiện được cách giải quyết vấn đề cơ bản đó [59, 277], bên cạnh đó tác giả cũng khẳng định tư tưởng định mệnh cũng là nhược điểm cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn Du, đó cũng là hạn chế chung của thời đại, điều đó làm nhụt tinh thần đấu tranh của con người để giải phóng mình, hơn nữa tư tưởng định mệnh còn bị bọn thống trị, bọn bồi bút lợi dụng nhằm đánh lạc hướng tinh thần đấu tranh của nhân dân[59]. Tóm lại về mặt tư tưởng Nguyễn Du “vừa có yếu tố phản phong vừa có yếu tố phong kiến” (Đặng Thanh Lê) hoặc là dừng lại nửa chừng trên đường phản phong [59]. 2) Đề cao giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh, Xuân Diệu, Cao Huy Đỉnh… đều nhấn mạnh giá trị nhân đạo là một thành tựu lớn của tác phẩm. Đó là sự cảm thương của Nguyễn Du với con người nói chung, đặc biệt ông quan tâm đến người tầng lớp dưới, người phụ nữ, Trần Văn Giàu cho rằng Nguyễn Du rất gần gũi với nhân dân lao động và ông đã “nói chuyện thẳng với quả tim của con người” [59, 269]. Trong bài Nguyễn Du – một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh nhấn mạnh Truyện Kiều chính là lời phát biểu của Nguyễn Du trước vấn đề của thời đại, đó chính là một tiếng kêu thương não nùng, đau đớn luôn văng vẳng bên tai[59, 149]. Hoài Thanh cũng cho rằng Nguyễn Du kịch liệt phê phán sức mạnh tác oai, tác quái của đồng tiền với một thái độ hằn học, khinh bỉ trước cả một xã hội chạy theo tiền. Xuân Diệu cho rằng cách kết thúc Truyện Kiều với màn tái hợp Kim – Kiều là bản cáo trạng cuối cùng của tác phẩm, bởi tái hợp nhưng không có quan hệ vợ chồng, sau bao ê chề nhục nhã Kiều thấy mình không còn xứng đáng với chàng Kim nên Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau. Cao Huy Đỉnh đi từ những triết lý Phật giáo trong Truyện Kiều như mệnh, nghiệp để chỉ ra tiếng nói bi quan, yếm thế của Nguyễn Du, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2