Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái
lượt xem 6
download
Mục đích của chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này là thấy được các giá trị văn hóa cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái trên các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ NGỌC BÍCH NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN TỘC THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ NGỌC BÍCH NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN TỘC THÁI Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành : 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được cá nhân tôi thực hiện. Mọi kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả Trần Thị Ngọc Bích i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả Trần Thị Ngọc Bích ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 7 1.1. Khái quát về dân tộc Thái ........................................................................... 7 1.1.1. Một vài nét về dân tộc Thái ..................................................................... 7 1.1.2. Đôi nét về những thành tựu văn học của người Thái ............................ 11 1.2. Văn học cổ truyền ..................................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm............................................................................................... 14 1.2.2. Một vài nét về văn học cổ truyền Thái .................................................. 14 1.3. Truyện kể dân tộc Thái ............................................................................. 15 1.3.1. Thần thoại .............................................................................................. 15 1.3.2. Truyền thuyết ......................................................................................... 20 1.3.3. Truyện cổ tích ........................................................................................ 22 1.3.4. Truyện thơ.............................................................................................. 25 1.4. Lý thuyết giá trị và giá trị của văn học cổ truyền ..................................... 26 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 29 iii
- Chương 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN TỘC THÁI ................................................................... 30 2.1. Giá trị nhận thức ....................................................................................... 30 2.1.1. Khái niệm............................................................................................... 30 2.1.2. Biểu hiện trong những truyện kể Thái ................................................... 31 2.2. Giá trị giáo dục ......................................................................................... 40 2.2.1. Khái niệm............................................................................................... 40 2.2.2. Biểu hiện trong những truyện kể Thái ................................................... 42 2.3. Giá trị thẩm mỹ ......................................................................................... 43 2.3.1. Khái niệm............................................................................................... 43 2.3.2. Biểu hiện trong những truyện kể Thái ................................................... 44 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 48 Chương 3: PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN TỘC THÁI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................................. 49 3.1. Sự cần thiết phải phát huy các giá trị văn học cổ truyền .......................... 49 3.2. Giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái góp phần xây dựng và phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh hội nhập hiện nay .. 51 3.3. Những vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái ................................................................... 58 3.3.1. Dự báo xu thế biến đổi các giá trị văn học cổ truyền ............................ 58 3.3.2. Những vấn đề đặt ra trong bảo tồn ........................................................ 60 3.3.3. Giải pháp................................................................................................ 64 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 71 KẾT LUẬN..................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 74 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa với truyền thống lịch sử lâu đời. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng chung sống tạo nên một đất nước hình chữ S xinh đẹp, mang bản sắc riêng trên bản đồ thế giới. Vấn đề văn hóa dân tộc từ lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng. Trong đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định: “Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ gắn bó tốt đẹp giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và dân tại chỗ. Chống những thái độ và những biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của “dân tộc hẹp hòi””. Vấn đề dân tộc còn được đề cập trong nhiều văn kiện khác của Đảng. Trong các chính sách dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học cổ truyền là vấn đề quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm từ các ban ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo. Hình thành và phát triển trong chặng đường lịch sử văn học Việt Nam, văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số đã có đóng góp nhất định trong việc xây dựng và làm phong phú, đa dạng nền văn học dân tộc. Trong sự đóng góp của nền văn học các dân tộc thiểu số, không thể không kể đến sự góp mặt của nền văn học cổ truyền dân tộc Thái. Dân tộc Thái là một dân tộc có kho tàng truyện kể phong phú, đặc sắc với những tác phẩm ở nhiều thể loại như: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, truyện thơ… Những truyện kể của dân tộc Thái đã làm say đắm bao thế hệ người đọc, người nghe từ xưa đến nay. Với sự phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung, hoàn thiện về trình độ nghệ thuật, truyện kể dân tộc Thái đã góp phần làm đa dạng nền văn học của dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam theo cách riêng của mình. 1
- Hiện nay, một số truyện kể Thái đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường. Đặc biệt, chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2019 sẽ có 20% dành cho chương trình địa phương. Vì vậy, cần bổ sung những tri thức vùng miền vào nội dung chương trình học. Trước thực tế đó, nghiên cứu về văn học dân tộc Thái cũng như những tác phẩm truyện kể trong kho tàng văn học dân gian dân tộc này là một nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình học tập và giảng dạy chương trình Ngữ văn ở các bậc học, nhằm đáp ứng những thay đổi của chương trình và sách giáo khoa phổ thông trong thời gian tới. Tuy nhiên, văn học cổ truyền, truyện kể dân tộc Thái lại chưa được nghiên cứu sâu rộng, toàn diện, điều đó tạo ra những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, học tập về những tác phẩm có nhiều giá trị đặc sắc này. Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về truyện kể dân tộc Thái là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái với mong muốn góp thêm một tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu về nền văn học có nhiều giá trị đặc sắc nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống mà chúng ta chưa đặt chân đến này. Đề tài này được thực hiện sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về giá trị của các truyện kể dân tộc Thái, từ đó góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn học Thái ở các nhà trường nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này là thấy được các giá trị văn hóa cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái trên các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Trên cơ sở đó, thấy được sự cần thiết và những vấn đề đặt ra, các giải pháp phát huy những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong cuộc sống hôm nay. 2
- 3. Lịch sử vấn đề Trong thời gian gần đây, nghiên cứu văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số, trong đó có văn học cổ truyền dân tộc Thái đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, dân tộc Thái là dân tộc thiểu số có số dân đông thứ hai (sau dân tộc Tày). Với lịch sử phát triển lâu đời, nền văn học Thái sớm có điều kiện phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Với nhiều tầng giá trị và ý nghĩa sâu sắc, văn học Thái nhận được rất sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tác giả Đinh Văn Lành trong cuốn Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái đã dày công nghiên cứu về thần thoại Thái vùng Tây Bắc. Đó là những thần thoại về sự hình thành vũ trụ, thế giới tự nhiên, sự tích anh hùng… Qua đó, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về việc nhận thức thế giới của người Thái qua thể loại thần thoại. Nhà nghiên cứu Cầm Cường - một người con của dân tộc Thái đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo vệ, lưu truyền và phát triển nền văn học của dân tộc mình. Trong cuốn Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, ông đã chỉ ra nguồn gốc, những thành tựu và đặc sắc nghệ thuật của văn học dân tộc Thái. Đồng thời, ông cũng đi sâu tìm hiểu văn học trong đời sống xã hội của cộng đồng người Thái và chỉ ra sự biến đổi, phát triển của văn học Thái từ đầu thế kỷ XX cho tới nay. Bên cạnh những tác giả trên cũng có rất nhiều các tác giả quan tâm đến các loại thể khác của dân tộc Thái. Tác giả Nguyễn Văn Hòa nghiên cứu, sưu tầm Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc. Tác giả Ngô Thị Phượng lại tìm hiểu về văn học Thái qua công trình Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh, qua đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng nghiên cứu, hai bộ phận văn học này. 3
- Trong công trình Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hiện nay, tác giả Nguyễn Toàn Thắng đã chỉ ra hai nhiệm vụ quan trọng là “bảo tồn” và “phát huy” văn học cổ truyền phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Bảo tồn được thì mới phát huy được. Tác giả đồng thời cũng đề xuất hai dạng bảo tồn, đó là bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh) và bảo tồn phát huy (bảo tồn trong dạng động). Có thể nhận thấy đây là những nghiên cứu mang tính tổng hợp và có ý nghĩa thực tiễn, mang đến những nhận định khái quát về vấn đề bảo tồn và phát huy nền văn học các dân tộc thiểu số - một vấn đề quan trọng, cấp thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Nhằm đánh giá những thành quả cùng những hạn chế trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam” đã được tổ chức. Hơn 50 bản tham luận phản ánh về nhiều vấn đề đã được phân tích, bàn luận, đưa ra những cái nhìn mới để có những giải pháp hiệu quả trong công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn học cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là việc xây dựng, phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong tình hình hiện nay. Qua đó, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra được một số biện pháp bảo tồn văn học cổ truyền. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ dừng ở mức độ khái quát mà chưa đi sâu khám phá được những giá trị riêng biệt của văn học cổ truyền Thái. Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu về văn học cổ truyền Thái, các tác giả đã có những sưu tầm, tìm tòi, đem đến những hiểu biết mới mẻ cho người đọc, đồng thời đã chỉ ra được một số giá trị đặc trưng của văn học Thái, trong đó có văn học cổ truyền và các truyện kể dân tộc Thái. Kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, ở luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và bảo tồn những giá trị của truyện kể dân tộc Thái trong bối cảnh hiện nay. 4
- 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn là: Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái, chúng tôi tập trung tìm hiểu những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể Thái và vấn đề phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay. Từ mục tiêu đã đề ra, trong luận văn này chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích, tổng hợp, đánh giá và nhận xét để chỉ ra những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái (chủ yếu qua các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ), không bao gồm các thể loại văn học viết. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh việc phát huy những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái trong cuộc sống hôm nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các ngành khoa học văn hóa, lịch sử, địa lý… để nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, con người, phong tục… có chi phối đến việc hình thành và phát triển của truyện kể dân tộc Thái. - Phương pháp phân tích: phân tích các giá trị của văn học cổ truyển Thái, từ đó phát huy được những giá trị của truyện kể dân tộc Thái trong cuộc sống hôm nay. - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại các tác phẩm truyện kể dân tộc Thái theo từng loại giá trị. - Phương pháp so sánh: đặt các truyện kể dân tộc Thái trong tương quan so sánh để thấy rõ hơn giá trị và những nét riêng của từng tác phẩm. 5
- - Phương pháp khái quát, tổng hợp: đánh giá khái quát về giá trị của truyện kể dân tộc Thái và ý nghĩa của việc phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn ôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu của đề tài Chương 2: Một số giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái Chương 3: Phát huy những giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái trong bối cảnh hội nhập và phát triển 6
- NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về dân tộc Thái 1.1.1. Một vài nét về dân tộc Thái Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái được biết đến là một dân tộc thiểu số có lịch sử phát triển lâu đời. Người Thái có số lượng dân cư khá đông đúc, chủ yếu sống tập trung ở khu vực miền núi. Người Thái sinh sống ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ Thái trên thế giới (sinh sống ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia…). Ở từng quốc gia, từng địa phương, tùy thuộc những điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội… khác nhau mà người Thái bên cạnh những đặc điểm chung do cùng nguồn gốc dân tộc còn mang những nét đặc trưng riêng biệt. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có số dân là 1.550.423 người. Đây là dân tộc có dân số đông thứ ba tại Việt Nam và dân tộc có số dân đông thứ hai trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta. Đặc biệt, đây là dân tộc đông dân cư nhất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đồng bào Thái sống rải rác và có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của nước ta nhưng cư trú tập trung nhất tại khu vực miền núi ở các tỉnh: Sơn La, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Đắk Lắk, Đắk Nông… Trong đó, có thể nói Tây Bắc là một trong những cái nôi của người Thái cổ. Khác với một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Thái sống tập trung ở các vùng thung lũng, cao nguyên hay lòng chảo, nơi có đất đai phì nhiêu, địa hình tương đối bằng phẳng. Tiêu biểu như ở bốn cánh đồng lớn của vùng Tây Bắc: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Mường Than là nơi tập trung chủ 7
- yếu cư dân Thái. Từ đặc điểm của địa bàn cư trú như vậy nên nền kinh tế của họ chủ yếu là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp. Cũng giống như các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam, từ khi xuất hiện, con người phải lao động kiếm sống để tồn tại và phát triển. Những nhu cầu bản năng hay do thực tế cuộc sống đặt ra đòi hỏi con người phải thích ứng, trải qua thời gian hình thành thói quen. Những thói quen của cộng đồng được chấp nhận và trở thành một nếp sống không thể thiếu trong sinh hoạt và giao tiếp xã hội. Thói quen đó còn được gọi là phong tục, tập quán. Trước hết, tập quán là “những thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và làm theo” (Theo Từ điển tiếng Việt). Những thói quen đã trở thành “nếp” của cá nhân hay cộng đồng người và được biểu hiện một cách cụ thể rõ ràng, ví dụ như nếp ăn, nếp mặc, nếp sinh hoạt... là tập quán mang tính xã hội. Tập quán của con người bao giờ cũng được nảy sinh trong những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nhất định. Khi những điều kiện sống thay đổi, những tập quán không phù hợp sẽ bị mờ đi, những tập quán mới xuất hiện. Phong tục là những thói quen có phạm vi ảnh hưởng rộng, là “thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo” [7]. Đối với dân tộc Thái, trải qua thời gian, những thói quen trong lao động, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cũng được lưu truyền, cất giữ để trở thành phong tục, tập quán. Những thói quen sinh hoạt ấy là những biểu hiện đặc trưng cho phong thái làm ăn, lối sống, nếp nghĩ của đồng bào Thái và trở thành những giá trị văn hóa khu biệt của người Thái đối với cộng đồng dân tộc khác. Chính điều này đã tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Thái trong bức tranh muôn màu của văn hóa Việt Nam. Cộng đồng người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thế giới. Đời sống tinh thần của người Thái dựa trên những tục có nghi thức thờ Nước và Đất. Nước có biểu tượng thần chủ là con Rồng (Tô Luông) 8
- mang tên chủ nước (chảu nặm), và Đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim ở núi mang tên chủ đất (chảu đin). Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha của Mường và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương). Cũng giống như các dân tộc thiểu số Việt Nam, người Thái có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, có truyền thống từ lâu đời trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể kể đến những phong tục tập quán tốt đẹp như lễ mừng thọ, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, hội ném còn, hạn khuống... Ngoài ra, trong đời sống tinh thần của người Thái còn phải kể đến các tập tục truyền thống có từ rất lâu đời như: ma chay, cưới xin, cúng bản... Mỗi phong tục tập quán mang một nét đặc trưng riêng, thể hiện sự kết tinh trong đời sống văn hóa lâu đời của một cộng đồng người, đồng thời phản ánh sự phong phú của đời sống tinh thần tình cảm, trình độ tư duy của cộng đồng dân tộc đã phát triển và đạt đến trình độ cao. Có thể điểm qua một số phong tục tập quán đặc sắc, mang bản sắc riêng của người Thái dưới đây. Trước hết, phải nói đến phong tục trong những ngày lễ tết của người Thái. Đây là phong tục có khá nhiều sự khác biệt so với người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác. Trước đây, người Thái không tổ chức Tết nguyên đán giống như đại đa số các dân tộc Việt Nam. Với người Thái, ngày tết lớn nhất trong năm là tết cơm mới, được tổ chức hai lần mỗi năm vào thời điểm khi gặt hái xong vụ lúa chiêm hoặc lúa mùa. Lúc đó, mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm nấu bằng gạo mới cúng tổ tiên, vừa để báo cáo thành quả lao động, vừa thể hiện lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Trong tết cơm mới, trong các món ăn bao giờ cũng phải có cá và đặc biệt người Thái kiêng ăn thịt gà trong ngày tết này. Về phong tục cưới xin, mỗi dân tộc có những nét riêng biệt. Tuy nhiên so với các dân tộc thiểu số khác, tập tục đám cưới của người Thái có xu hướng khá hiện đại, thoải mái. Người Thái chủ động khuyến khích trai gái đến tuổi 9
- dựng vợ gả chồng tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi có được sự đồng điệu trong tâm hồn, đôi trẻ tâm đầu ý hợp, họ hẹn hò nhau ở các buổi chợ phiên, các lễ hội trong năm… Khi nhận được sự đồng ý từ gia đình nhà gái, chàng trai người Thái sẽ đến ở rể và chung sống với gia đình cô gái. Và đến thời điểm tình yêu thực sự đến độ chín muồi, họ mới làm lễ cưới, chính thức trở thành vợ chồng. Cùng với cưới hỏi, trong phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Thái nói riêng còn phải nói về tập tục tang lễ. Với người Thái, sự ra đi của mỗi con người được coi là một sự kiện lớn của cộng đồng. Chính vì vậy, việc tổ chức tang lễ được người Thái tiến hành rất cẩn trọng. Những người đến viếng sẽ mang theo gạo, rượu, thịt… tùy theo quan hệ với người đã mất. Trong đám ma của người Thái có rất nhiều nghi lễ cúng bái như lễ tắm xác, lễ nhập quan, lễ dẫn hồn, lễ đưa tang, lễ chôn cất, lễ gọi hồn… Một đám ma diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường kéo dài khoảng ba, bốn ngày. Mọi tập tục ma chay của người Thái đều thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Những phong tục, tập quán của người Thái làm nên bản sắc riêng biệt, đồng thời góp phần tạo nên bức tranh đa dạng, muôn màu của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Từ nguồn gốc chung với cộng đồng ngữ hệ Thái trên thế giới, trải qua quá trình lịch sử dài lâu sinh sống trên trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái vừa lưu giữ những nét chung của cộng đồng ngữ hệ Thái từ ngàn xưa, vừa bổ sung, phát triển những đặc điểm riêng phù hợp với từng điều kiện sinh sống cụ thể do sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội. Cộng đồng ngữ hệ Thái thường được phân chia thành hai ngành lớn là ngành phía Đông và ngành phía Tây. Người Thái ở Việt Nam thuộc ngành phía Tây theo sự phân chia ngữ hệ Thái ở trên. Trong cộng đồng người Thái ở Việt Nam lại được chia thành Thái đen và Thái trắng với những đặc điểm rất khác nhau: 10
- “Thái đen chuộng số lẻ, cho rằng số lẻ tượng trưng cho sự linh động và phát triển. Điều này dẫn tới quy định số gian nhà, số bậc cầu thang lên nhà, tổng số cửa chính cửa sổ trong nhà… phải là số lẻ. Thái trắng chuộng số chẵn, coi số chẵn là thế ổn định vững chắc như đũa có đôi, người có vợ có chồng. Do đó, số gian nhà, bậc cầu thang, số cửa trong nhà… là số chẵn. Ngoài ra, còn vài quy định về màu áo phụ nữ: Thái trắng có thể mặc áo màu trắng và các màu khác đen. Phụ nữ Thái đen mặc áo màu đen và các màu khác trắng. Áo phụ nữ Thái trắng cổ liền, hoặc chui đầu (Mai Châu, Hòa Bình), áo phụ nữ Thái đen cổ đứng. Phụ nữ Thái đen có chồng búi tóc ngược đỉnh đầu, Thái trắng búi sau gáy không phân biệt có chồng hay chưa. Nhà Thái đen có mái hai trái hình khum mu rùa. Nhà Thái trắng có bốn mái phẳng. Cả hai bên đều chuộng nhà sàn…” [16, tr.32]. Qua những sự khác biệt trên, có thể thấy người Thái trong lịch sử phát triển đã có những sự phân biệt ở từng nhóm, từng vùng miền. Tuy nhiên, “Việc chia đen, trắng, có lẽ, chỉ còn có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. Trong đời sống thực sự của nhân dân, sự phân biệt này không còn ý nghĩa nữa” [16, tr.32]. Chính vì vậy, bên cạnh những nét riêng, về cơ bản đó vẫn là những nét chung khái quát. Trong suốt quá trình hàng nghìn năm qua, quá trình phát triển của dân tộc Thái gắn liền với quá trình phát triển dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cho đến hôm nay. Dân tộc Thái trong quá trình phát triển của mình đã hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, mang bản sắc riêng của dân tộc mình. 1.1.2. Đôi nét về những thành tựu văn học của người Thái Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Thái là cộng đồng người có truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hóa đặc sắc. Cũng như mọi dân tộc, người Thái đã sớm hình thành một nền văn hóa phong phú mang màu sắc riêng. 11
- Nền văn hóa ấy góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong số những thành tựu văn hóa của người Thái phải kể đến bộ phận những tác phẩm văn học có giá trị và mang màu sắc riêng, bao gồm cả văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng và văn học thành văn. Trước hết có thể điểm qua một số thành tựu về văn học dân gian của người Thái. Trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái, hệ thống thể loại tương đối đa dạng, từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao… đến truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện thơ… trong đó phải kể đến có rất nhiều tác phẩm văn học giá trị, phản ánh đời sống văn hóa đa dạng, phong phú và tư duy nghệ thuật đạt đến trình độ cao. Người Thái có những tác phẩm truyền thuyết, truyện thơ có nội dung khá sâu sắc, có những truyện cổ tích và truyện cười thể hiện các vấn đề đấu tranh xã hội như: thiện - ác, giàu - nghèo, thông minh - ngu dốt… Đặc biệt, khắp Thái là một thể loại rất phong phú, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt, lao động và xuất hiện trong các ngày lễ tết cổ truyền, các phong tục, tập quán của người Thái. Những thành tựu của văn học dân tộc Thái là kết quả của quá trình lao động lao động sản xuất, của hoạt động trí tuệ và lao động trong sáng tạo trong hành trình lịch sử hàng ngàn năm của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Văn học dân tộc Thái trước hết thể hiện sự nhận thức của người Thái về thế giới, tự nhiên, vũ trụ, về bản thân con người và đời sống xã hội… Đồng thời, văn học Thái cũng mang chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục trước hết thể hiện ở quá trình trau dồi khả năng nhận thức cho các thành viên của cộng đồng qua việc nhận thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội… được phản ánh trong văn học. Chức năng giáo dục được coi là thành công lớn nhất, tạo nên thành tựu quan trọng nhất của văn học Thái. Từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao đến truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích…), truyện thơ… đều phản ánh chức năng giáo dục xã hội ở một phương diện nào đó: về hiểu biết, về lối sống, đạo lý dân tộc 12
- và những lý tưởng, khát vọng trong cuộc sống cần hướng đến. Những thành tựu của văn học Thái có thể nhận thấy ở cả bộ phận văn học truyền miệng dân gian và văn học thành văn. Văn học dân tộc Thái qua quá trình hình thành và phát triển đã đạt đến một trình độ nghệ thuật khá cao. Nói về thơ ca, các thể loại thơ Thái rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, ít chữ đến nhiều chữ. Thơ Thái cũng rất giàu nhạc điệu do đặc điểm ngôn ngữ Thái giàu thanh điệu. Trong thơ Thái thường phổ biến các bài thơ có các khổ thơ gồm ba câu. Chẳng hạn trong truyện thơ Xống Chụ Xon Xao: Áo chùm đầu xuống sàn, Áo vắt vai xuống thang, Khoắt tay ra cổng ngoài xuống dạo. Khổ thơ có ba câu là một nét nghệ thuật rất độc đáo và điển hình trong thơ Thái. Có thể bắt gặp rất nhiều khổ thơ như vậy trong các sáng tác thơ, truyện thơ của người Thái đã được sưu tầm. Ngoài ra, trong sáng tác văn học, người Thái cũng rất chú ý đến cấu trúc tác phẩm, từ những thể loại ngắn gọn, dung lượng nhỏ như tục ngữ, ca dao, đồng dao, câu đố… đến những tác phẩm tự sự dân gian có dung lượng lớn như thần thoại, truyền thuyết, truyện thơ… Đặc biệt, “trong truyện kể dân gian Thái đã tồn tại những truyện có tầm cỡ lớn về nội dung và kết cấu nghệ thuật” [16, tr.160]. Đó là những đặc sắc nghệ thuật, cũng là những thành tựu tiêu biểu về mặt nghệ thuật trong các sáng tác văn học dân gian của người Thái. Có thể nói, đời sống văn hóa, văn học của người Thái rất đa dạng, phong phú. Cộng đồng người Thái ở Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có nhiều thành tựu về văn học. Những thành tựu văn học của người Thái góp phần tạo nên diện mạo phong phú của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. 13
- 1.2. Văn học cổ truyền 1.2.1. Khái niệm Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn học cổ truyền. Thời gian qua, nhiều nhà khoa học dùng từ cổ truyền (trong các khái niệm: văn học dân gian cổ truyền, văn nghệ dân gian cổ truyền, văn hoá dân gian cổ truyền, văn hoá cổ truyền) với ý nghĩa chỉ thời gian, trong tương quan so sánh với từ hiện đại (trong các khái niệm: văn học dân gian hiện đại, văn nghệ dân gian hiện đại, văn hoá dân gian hiện đại và văn hoá hiện đại). Trong cách dùng này, khái niệm văn học cổ truyền được chỉ những tác phẩm ra đời và lưu truyền từ Cách mạng tháng Tám (1945) trở về trước, hiện đại là tính từ chỉ những gì ra đời và lưu hành sau Cách mạng tháng Tám (1945). Từ những điều trên, trong luận văn này, chúng tôi xác định phạm vi khái niệm văn học cổ truyền Thái chỉ toàn bộ những tác phẩm văn học Thái được ra đời và lưu truyền trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1.2.2. Một vài nét về văn học cổ truyền Thái Nói đến văn học cổ truyền của người Thái phải kể đến các tác phẩm truyện kể rất phong phú của cộng đồng dân tộc này. Truyện dân gian Thái có nội dung rất phong phú, số lượng truyện kể cũng rất lớn, có thể kể vài trăm câu chuyện khác nhau. Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi khảo sát những truyện kể của nền văn học cổ truyền Thái được sưu tầm, giới thiệu trong các tuyển tập như: Truyện cổ Thái, tập 2 – quyển 1 (71 truyện); Truyện cổ Thái, tập 2 – quyển 2 (95 truyện), Truyện cổ dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên – quyển 1 (79 truyện); ngoài ra còn một số tác phẩm truyện kể được sưu tầm, giới thiệu trong các tài liệu, luận án, luận văn khác. Nhận xét về bộ phận truyện kể này, nhà nghiên cứu Cầm Cường nhận xét: “Nội dung cũng như nghệ thuật kết cấu các truyện dân gian Thái đã khá hoàn mỹ, đã tới một trình độ sáng tác khá cao” [16, tr.99]. Những thành tựu của truyện kể dân tộc Thái có thể thấy được qua các thể loại tiêu biểu như thần thoại, văn học sử liệu, truyện thơ, thơ ca… Trong văn học cổ truyền của người 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 680 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 674 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn