intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu đề tài Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa nhằm làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn hóa trong truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI. Đồng thời khẳng định những đóng góp của truyện ngắn dân tộc thiểu số đầu thế kỷ XXI trên cả hai phương diện văn học và văn hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU HÒA TRUYỆN NGẮN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU HÒA TRUYỆN NGẮN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thủy Nguyên THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hòa XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Đào Thủy Nguyên i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thủy Nguyên - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của cô trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hòa ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................i Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 8 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................9 NỘI DUNG .................................................................................................................10 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................................10 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.........................................................................................10 1.1.1. Khái niệm về “văn hoá” và “văn học” ............................................................... 10 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học ............................................................... 13 1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá ............................................................... 15 1.2. Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI ......................17 1.2.1. Khái quát chung về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ....................17 1.2.2. Phác thảo diện mạo truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI ...20 Chương 2: VĂN HÓA MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI .......................................................... 29 2.1. Thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa miền núi .........................................................29 2.2. Con người văn hóa trong truyện ngắn dân tộc thiểu số đầu thế kỷ XXI ..............35 2.3. Những phong tục tập quán tốt đẹp trong đời sống văn hóa - xã hội miền núi .....45 2.4. Những mặt trái của đời sống văn hóa miền núi đương đại ...................................53 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI ........60 iii
  6. 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..............................................................................60 3.1.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình .....................................................................60 3.1.2. Khám phá, miêu tả đời sống nội tâm nhân vật ..................................................63 3.2. Nghệ thuật ngôn từ ............................................................................................... 68 3.2.1. Ngôn ngữ dân tộc gắn với cuộc sống, con người miền núi ............................... 68 3.2.2. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, đậm tính khẩu ngữ ..............................................74 3.3. Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện ...................................................................78 3.3.1. Các kiểu loại cốt truyện .....................................................................................78 3.3.2. Yếu tố ngoài cốt truyện......................................................................................83 KẾT LUẬN .................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam là những sáng tác của các nhà văn DTTS viết về thiên nhiên và đời sống của đồng bào các DTTS trên mọi miền của tổ quốc. Dòng văn học này đã và đang có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Với lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi DTTS có một sức hấp dẫn riêng, vừa rất độc đáo trong cách nhìn con người và cuộc sống vừa có nhiều nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện. Tuy nhiên, nếu so với các công trình nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung thì mảng nghiên cứu về văn xuôi các DTTS luôn ở tình trạng thua thiệt cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng sáng tác rất đặc sắc này. 1.2. Nền văn xuôi các DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là truyện ngắn, đã có được một đội ngũ người viết tương đối đông và đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần vào thành tựu chung của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các cây bút viết truyện ngắn DTTS ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn nước nhà. Họ đã thực hiện sứ mệnh “Nuôi giữ ngọn lửa văn chương của dân tộc mình”. Qua những sáng tác của chính những người con DTTS, bức tranh toàn cảnh miền núi được hiện ra một cách chân thực, sống động với nhiều gam màu đặc sắc. Việc nghiên cứu truyện ngắn DTTS sẽ cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn về những giá trị to lớn của văn học ở những miền đất giàu truyền thống văn hóa. 1.3. Văn hóa gắn liền với cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của từng dân tộc. Nghiên cứu văn hóa trong văn học là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng, nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Nghiên cứu văn hóa dân tộc - một mặt, cho thấy đặc trưng văn hóa của một cộng đồng người; mặt khác, cho thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Văn hóa trong truyện ngắn DTTS là một vấn đề đặc sắc, lý thú cần được quan tâm. 1.5. Là giáo viên giảng dạy của tổ Ngữ văn, trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, một trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo con em các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi muốn nghiên cứu truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn 1
  8. hóa để hiểu thêm chính học sinh của mình, từ đó giáo dục các thế hệ học sinh người DTTS biết trân trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào, dân tộc mình trước sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những lý do trên đây cùng với niềm yêu thích say mê các truyện ngắn DTTS Việt Nam đương đại, chúng tôi chọn đề tài “Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trong khoảng gần hai mươi năm trở lại đây, văn xuôi DTTS đã nhận được sự quan tâm của nhiều cây bút nghiên cứu, lý luận phê bình và một số nhà văn, nhà thơ người DTTS có ý thức sâu sắc về tiếng nói văn học của cộng đồng mình. Đã có những công trình lớn, nhỏ quan tâm nghiên cứu văn xuôi DTTS từ nhiều góc độ khác nhau. Để phục vụ cho những vấn đề mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu các công trình nghiên cứu từ sau năm 1975 về văn hóa trong văn xuôi DTTS, mà ở đó bao gồm cả những ý kiến đánh giá, nhận xét về truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI. 2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu về bản sắc văn hóa trong văn xuôi DTTS nói chung Trong cuốn 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 - 1985), Phong Lê khẳng định “Thành tựu của văn xuôi miền núi đã được xác định ở cố gắng của người viết nhằm đi sâu nắm bắt cho được những nét riêng trong cảnh sắc sinh hoạt, trong nét dáng tâm lý và ngôn ngữ con người - những nét hẳn chỉ là người viết dân tộc mới có khả năng làm ánh lên được” [42, tr.264]. Ma Trường Nguyên - nhà thơ, nhà văn dân tộc Tày - trong cuốn tiểu luận phê bình Hiện đại mà dân tộc [38] cũng thể hiện rõ những trăn trở đau đáu về mối quan hệ giữa hai yếu tố hiện đại và truyền thống trong bản sắc văn hóa dân tộc. Trong công trình nghiên cứu của ông có nhiều kiến giải hay về vấn đề bản sắc văn hóa trong văn học DTTS. Trong công trình nghiên cứu Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi [37], Phạm Duy Nghĩa đã quan tâm đến vấn đề truyền thống và hiện đại, bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, công trình này chưa chú ý đến nét riêng của bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà văn DTTS. 2
  9. Tác giả Đào Thủy Nguyên trong cuốn sách Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số [39] đã khẳng định những cảm hứng tư tưởng mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các DTTS. Đó là: Cảm hứng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của đồng bào các dân tộc thiểu số; Cảm hứng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Cảm hứng trữ tình về thiên nhiên, đất nước. Năm 2014, nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên in cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam truyền thống và hiện đại [67] do hai tác giả Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Đức Hạnh đồng chủ biên. Cuốn sách là tập hợp của nhiều công trình nghiên cứu về văn xuôi và thơ ca DTTS. Trong đó, phần một bao gồm tám bài viết đề cập đến những khía cạnh nội dung và nghệ thuật của văn xuôi DTTS qua tên tuổi của một số tác giả với những tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên ở công trình này, vấn đề văn hóa dân tộc trong văn xuôi DTTS chưa phải là trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Hoàng Việt Quân trong cuốn tiểu luận Bàn để làm đã đưa ra những nhận xét khái lược về văn xuôi Yên Bái. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những phương hướng đổi mới nhằm phát triển hơn nữa đội ngũ những người sáng tác văn xuôi của cả khu vực miền núi phía Bắc. Ông cho rằng “chỉ có tắm mình trong suối nguồn văn hóa dân gian của dân tộc, từng bước thế hệ trẻ sẽ trưởng thành, sáng tạo ra những tác phẩm văn học nghệ thuật vừa hiện đại vừa giàu bản sắc” [48, tr.26]. Lâm Tiến, nhà nghiên cứu văn học dân tộc Nùng - người có nhiều công trình nghiên cứu về văn học DTTS đã có những nhận định giàu sức thuyết phục về vấn đề bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà văn DTTS: “Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính các nhà văn dân tộc sáng tạo ra. Nó thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc trong điều kiện lịch sử nhất định” [59, tr.292]. Nhà nghiên cứu Lộc Bích Kiệm trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số một bộ phận đặc thù của văn học Việt Nam cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của văn hóa các dân tộc trong các sáng tác của các nhà văn DTTS. Trong đó, nhà nghiên cứu khẳng định các nhà văn chính là người phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình: “Khi là nhà văn, là tri thức của dân tộc, họ không chỉ mang trong mình hành 3
  10. trang văn hóa xứ sở mà còn là người mang hành trang văn hóa xứ sở ấy tỏa sáng muôn nơi” [20, tr.38]. Tác giả cũng khẳng định bản sắc văn hóa được thể hiện từ không gian, cuộc sống, con người, nếp nghĩ, nếp cảm, cách nói, cách diễn đạt của người miền núi. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, những hội thảo về văn học DTTS cũng đã đặt ra vấn đề nghiên cứu, trao đổi về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trong văn học - đặc biệt là trong văn xuôi DTTS. Ngày 18/11/2011, tại thành phố Lạng Sơn, Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã tổ chức hội thảo Văn học dân tộc thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển văn học DTTS nói chung, văn xuôi DTTS nói riêng, ông Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã khẳng định: Các nhà văn DTTS đã mang lại cho văn học nước nhà sự phong phú trong nội dung và hình thức nghệ thuật. Mỗi trang viết của nhà văn là tiếng nói tự hào, là sự kết tinh văn hóa mỗi tộc người trên đất nước Việt Nam. Tuy vậy, để mỗi tác phẩm DTTS thật sự mang hơi thở của cuộc sống, đáp ứng được sự mong mỏi của độc giả, nhiều vấn đề đang đặt ra như những câu hỏi bức thiết và không dễ tìm được câu trả lời. Vấn đề mà chính các nhà văn DTTS cũng trăn trở nhiều nhất là: Có lẽ vẫn còn thiếu chất men gì đó trong hành trình kiến tạo tác phẩm? Chất men này phải chăng chính là bản sắc văn hóa dân tộc làm nên hồn cốt và sức hấp dẫn của tác phẩm văn học. Ngày 15/5/2014, trong Hội thảo khoa học toàn quốc Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế được tổ chức tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn học DTTS lại một lần nữa được đặt ra với những trăn trở của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong cả nước. Những năm gần đây, một số luận văn, luận án đã bước đầu tìm hiểu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, tính dân tộc trong văn xuôi DTTS qua một vài tác phẩm cụ thể hoặc qua sáng tác của từng nhà văn cụ thể, tiêu biểu như: Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 - 2000 (Đặng Văn Vũ - Luận án tiến sĩ), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng (Hoàng Văn Huyên - Luận văn thạc sĩ), Bản sắc dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn (La Thúy Vân - Luận văn thạc sĩ), Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh (Nguyễn Thị Bích Dậu - Luận văn thạc sĩ)… 4
  11. 2.2. Các công trình, bài viết nghiên cứu về truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI Cuốn Văn xuôi dân tộc và miền núi đầu thế kỷ XXI của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam, đã phản ánh khá toàn diện bức tranh văn học dân tộc và miền núi. Cuốn sách đã tập hợp 63 truyện ngắn về đề tài dân tộc và miền núi, trong đó có 26 truyện ngắn của các nhà văn DTTS. Lời giới thiệu của cuốn sách, ban biên tập khẳng định: Truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI mới là “nụ” chưa thực sự là “hoa” nhưng nó vẫn mang vẻ đẹp riêng của nó: “Với hơn một thập kỉ của thế kỷ XXI, chúng ta có quyền mừng với những cái nụ đã hiện hữu, có chất lượng. Họ là những cây bút có giọng điệu, bản sắc riêng, dẫu không phải họ sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ. Nói là có chất lượng và bản sắc vì nhiều tác phẩm của tác giả ấy đã đạt các giải thưởng chính thức về văn chương như Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi Thị Như Lan…” [47, tr.6] Tác giả Đào Thủy Nguyên trong cuốn Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số [39] đã khẳng định: chưa bao giờ truyện ngắn được in ra nhiều như những năm gần đây. Các truyện ngắn thời kỳ này đã đi sâu phản ánh cả những nét đẹp của đời sống văn hóa, cả những mặt tiêu cực từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cuốn sách cũng chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu mảng truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI mà mới là cái nhìn chung về văn xuôi DTTS Việt Nam đương đại nói chung. Trong cuốn Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số của nhà nghiên cứu Trần Thị Việt Trung, ở bài viết Những người sẽ làm nên diện mạo văn học DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về đội ngũ sáng tác ở ba thế hệ. Bài viết đã khẳng định: Những cây bút trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X sẽ làm nên diện mạo văn học DTTS đầu thế kỷ XXI như: Nông Quang Khiêm, Nông Quốc Lập, Niê Thanh Mai… Các cây bút viết truyện ngắn này có những mặt mạnh và cả những hạn chế nhưng sẽ đem đến cho truyện ngắn nói riêng và văn xuôi thời kỳ này nói chung những tác phẩm “mang đậm bản sắc văn hóa tộc người nhưng với lối viết hiện đại, khiến cho người đọc thú vị, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo cùng mầu sắc riêng biệt của nó” [68, tr.383]. Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số [60] đã nghiên cứu về thơ văn DTTS sáu năm đầu thế kỷ XXI. Ở thể loại truyện ngắn, tác giả 5
  12. đưa ra nhận định: Truyện ngắn viết đầu thế kỷ của Hà Thị Cẩm Anh có lối viết giản dị nhưng sâu sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên, Lâm Tiến mới chỉ đưa ra đánh giá về một tác giả mà chưa đưa ra được những nhận định một cách hệ thống về toàn bộ các truyện ngắn của các nhà văn DTTS thời kỳ này. Nhìn chung, những bài viết trên chủ yếu đi sâu tìm hiểu, lí giải và phân tích một vài khía cạnh của truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI mà chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, hệ thống về truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa. Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài: Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ mở rộng, khơi sâu và làm rõ những giá trị, dấu ấn văn hóa có trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa nhằm làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn hóa trong truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI. Đồng thời khẳng định những đóng góp của truyện ngắn dân tộc thiểu số đầu thế kỷ XXI trên cả hai phương diện văn học và văn hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tạo một cơ sở lí luận cần thiết để soi tỏ mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. Từ đó có cơ sở để tìm hiểu truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI trong mối quan hệ liên ngành văn hóa - văn học. - Luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về văn hóa DTTS được thể hiện trong các truyện ngắn ở cả 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật, giúp cảm thụ truyện ngắn của DTTS một cách sâu sắc hơn. Từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật và đóng góp của các nhà văn DTTS đối với nền văn học Việt Nam hiện đại cũng như đối với việc giữ gìn bản sắc và bồi đắp văn hóa Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập. 6
  13. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI dưới góc nhìn văn hóa ở hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. - Phạm vi tài liệu nghiên cứu: + Văn học DTTS và miền núi được hiểu là bộ phận văn học viết về các dân tộc thiểu số và miền núi. Đó là sản phẩm tinh thần của những tác giả là người DTTS và những tác giả là người Kinh viết về DTTS và miền núi. Không thể phủ nhận một điều, đóng góp của những nhà văn người Kinh đối với văn học DTTS là rất lớn và có ý nghĩa, không những về chất lượng mà cả về số lượng. Mặc dù vậy, họ chưa thể có được sự hòa nhập hoàn toàn giữa chủ thể sáng tạo và đối tượng miêu tả như các nhà văn DTTS viết về con người, cuộc sống của dân tộc mình. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa một tác phẩm người Kinh viết về miền núi và tác giả người DTTS viết về vùng đất của dân tộc mình. Không được tắm mình trong dòng chảy của truyền thống văn hóa dân tộc, không có những kỉ niệm “máu thịt” thấm đượm tâm hồn dân tộc thì không thể có tác phẩm mang được bản sắc dân tộc đó. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung nghiên cứu 26 truyện ngắn của các nhà văn DTTS Việt Nam in trong cuốn Văn xuôi dân tộc và miền núi đầu thế kỷ XXI do Hội văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam biên soạn, Nxb Văn hóa dân tộc, 2011. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu các tập truyện của một số nhà văn tiêu biểu như Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi Thị Như Lan, Nông Quốc lập, H’Linh Niê… + Bên cạnh đó, ở một mức độ nhất định, chúng tôi có sự so sánh với các sáng tác của các nhà văn DTTS ở chặng trước để thấy được sự biến chuyển trong cách cảm nhận và thể hiện đời sống của nhà văn từ góc nhìn văn hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp khảo sát, thống kê, hệ thống: Chúng tôi vận dụng phương pháp này để thẩm định, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, khoa học và chính xác các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật các truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỉ XXI dưới góc nhìn văn hóa. 7
  14. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sưu tầm, tìm hiểu thêm tư liệu về các truyện ngắn DTTS Việt Nam thế kỉ XX để đối chiếu nhằm tìm ra những nét đặc sắc, bước phát triển của truyện ngắn DTTS đầu thế kỉ XXI. Đồng thời, chúng tôi cũng có sự so sánh, đối chiếu các truyện ngắn DTTS theo các vùng miền để tìm ra nét riêng, cá tính sáng tạo của các tác phẩm từ góc nhìn văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để phân tích các truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỉ XXI theo đúng đặc trưng của thể loại truyện ngắn ở phương diện nội dung và nghệ thuật. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn tập trung nghiên cứu truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn văn hóa, vì vậy chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa tác phẩm văn học với các ngành khác như lịch sử, địa lý, văn hóa để đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về các truyện ngắn DTTS đầu thế kỉ XXI. - Phương pháp tiếp cận từ góc độ lịch sử văn học: Chúng tôi vận dụng phương pháp này để bước đầu khái quát quá trình vận động và phát triển của các truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỉ XXI trong dòng chảy chung của văn học DTTS nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa. Luận văn góp thêm cái nhìn mới khẳng định phương diện văn hóa trong truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI, khẳng định những thành tựu đặc sắc và đóng góp cơ bản của các nhà văn DTTS đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời cũng đặt ra những vấn đề còn tồn tại và yêu cầu phát triển của truyện ngắn DTTS đầu thế kỷ XXI. - Luận văn có ý nghĩa thực tiễn, nhất là đặt trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang mở ra nhiều triển vọng mới mẻ cho cách tiếp cận văn chương. Nghiên cứu truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa, một lần nữa, chúng tôi cũng góp phần khẳng định khuynh hướng nghiên cứu này. Luận văn cũng có những đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. 8
  15. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến đề tài. Chương 2: Văn hóa miền núi trong truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hóa miền núi trong truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI. 9
  16. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm về “văn hoá” và “văn học” * Khái niệm “văn hoá” Văn hoá là một khái niệm rất phức tạp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa tùy theo góc độ của người nghiên cứu muốn nhấn mạnh phương diện nào. Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hoá. Theo UNESCO, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hoá. Theo từng góc độ tiếp cận, có định nghĩa xuất phát từ bình diện lịch sử, chính trị, xã hội, có định nghĩa xuất phát từ những đặc trưng, chức năng, cấu trúc… Tuỳ theo mỗi lĩnh vực, mỗi chuyên ngành nghiên cứu mà các nhà khoa học lại có một cách định nghĩa khác nhau. Điều này đã tạo nên sự phong phú cho khái niệm Văn hoá. Bản thân từ văn hóa được dùng ở một số nước phương Đông hiện nay là một từ của người Nhật dịch từ “culture” trong ngôn ngữ phương Tây. Theo các nhà ngôn ngữ học phương Tây, Văn hoá (culture) - với tư cách là một danh từ độc lập - chỉ bắt đầu được sử dụng vào cuối thế kỷ XVII. Người đầu tiên đưa thuật ngữ “culture” vào khoa học là nhà nghiên cứu pháp luật người Đức S.Pufendorf (1632-1694). Ông đã sử dụng thuật ngữ này để khẳng định việc giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người là vô cùng quan trọng, giúp cho con người hoàn thiện, tiếp thu những cái đẹp, loại trừ những cái xấu, làm cho tâm hồn con người phát triển. Sang thế kỷ XIX, văn hóa đã thực sự trở thành đối tượng của việc nghiên cứu khoa học. Nó trở thành đối tượng chủ yếu hoặc đối tượng quan trọng của các ngành khoa học như: dân tộc học, nhân học văn hóa, văn hóa học, xã hội học văn hóa… Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu là định nghĩa của nhà nhân học văn hóa người Anh E. B. Tylor đưa ra từ năm 1871 trong công trình nghiên cứu Văn hoá nguyên thuỷ xuất bản năm 1881 tại Luân Đôn. Trong cuốn sách này, E.Tylor định nghĩa: “Từ văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con 10
  17. người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”(Dẫn theo [61, tr.13]). Định nghĩa này được nhiều nhà khoa học chấp nhận và sau đó, khi có những nhà khoa học đưa ra những định nghĩa khác nhau thì nó vẫn được nhắc đến như một định nghĩa dùng để tham khảo. Trong “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa”, Tổ chức UNESCO cũng đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về văn hoá mà theo chúng tôi đáng chú ý hơn cả: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra những công trình vượt trội lên bản thân” [69, tr.5-6]. Như vậy, UNESCO đã nhìn nhận Văn hoá theo nghĩa rộng nhất của từ này. Ở Việt Nam, văn hóa là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất, nhưng thực sự vẫn chưa có một khái niệm thống nhất theo cách hiểu cụ thể, mà vẫn đang tồn tại nhiều lớp khái niệm với các tầng nghĩa khác nhau. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa mang tính khái quát nhất: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” [34, tr.20]. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra một định nghĩa khác về văn hóa dựa trên phương diên cấu trúc hệ thống và loại hình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [61, tr.10]. Như vậy, căn cứ vào những định nghĩa về văn hóa trên, ta có thể hiểu khái quát: Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình 11
  18. sống. Văn hóa được sáng tạo, lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa đồng thời mang những bản sắc riêng, đặc thù riêng để phân biệt giữa các dân tộc, quốc gia. * Khái niệm “văn học” Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Theo cách hiểu này thì các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo… cũng có thể được gọi chung là Văn học. Theo nghĩa hẹp mà ngày nay chúng ta thường dùng thì khái niệm Văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánh những vấn đề đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Như vậy khi hiểu Văn học theo nghĩa hẹp, chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Khái niệm Văn học có khi được dùng tương tự như khái niệm văn chương. Tuy nhiên, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phương diện nghệ thuật ngôn từ. Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng những chất liệu khác nhau. Nếu âm nhạc lấy chất liệu là âm thanh; hội họa là đường nét màu sắc… thì chất liệu đặc trưng của văn học là ngôn ngữ. Nhưng ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ được sử dụng trong văn học không phải là ngôn ngữ bình dân ta vẫn sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt mà đó là thứ ngôn ngữ đã được các nhà văn “tinh xảo, nhào luyện” từ ngôn ngữ đời thường để trở thành thứ “ngôn ngữ biết nói”, giúp các nhà văn chuyển tải đến người đọc những thông điệp cuộc sống đầy ý nghĩa. Mỗi nhà văn đều là những nhà sáng tạo ngôn ngữ khi biết chắt lọc những ngôn từ trong cuộc sống thường ngày để tạo thành các ngôn từ nghệ thuật. Sự “dụng công” đó tạo nên dấu ấn riêng của các nhà văn. Các tác giả trong cuốn Từ điển văn học định nghĩa: “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết (…). Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người(…) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ” [41, tr.401-402]. 12
  19. Về bản chất văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ giàu tính nhạc, gợi cảm và mang tính tạo hình cao. Văn học có khả năng phản ánh tất cả các phương diện của đời sống, từ đời sống bình thường tới những thời kỳ giông tố, bão táp có tính bản lề của lịch sử. Văn học phản ánh đời sống xã hội, con người và góp phần cải tạo và hoàn thiện hơn đời sống trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh. Tóm lại, văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Qua đó, văn học góp phần quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ đi lên của nhân loại trong tiến trình phát triển. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học Theo Trần Đình Sử thì “văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa”, điều đó cho thấy giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ khăng khít, gắn bó mật thiết với nhau. Văn học cũng như triết học, tôn giáo, đạo đức… là một bộ phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa. Mỗi quốc gia, dân tộc có nền văn hóa khác nhau sẽ tạo nên dấu ấn văn học khác nhau. Nếu như văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua một chặng đường tìm kiếm, đấu tranh, sáng tạo nên những giá trị văn hóa thì văn học chính là công cụ để lưu giữ những giá trị của văn hóa không bị mai một hoặc mất đi theo thời gian, theo sự biến đổi của xã hội. Điều này càng khẳng định văn học là tấm gương phản ánh văn hóa, biểu hiện văn hóa bằng nghệ thuật ngôn từ. Nói như nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học Huỳnh Như Phương: “Văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật”. Ngày nay, văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và thâm nhập sâu vào nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có văn học. Điều này đã khẳng định văn hóa và văn học có sự gắn kết sâu sắc và không thể chia tách. Văn học là sự tự ý thức về văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, nó thể hiện cả tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc, quốc gia. Cùng với hệ giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và bản sắc mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ theo. M. Bakhtin khẳng định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” (Dẫn 13
  20. theo [64, tr.362]). Mặt khác, nhà văn - chủ thể sáng tác là thành viên của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, cộng đồng đó có những giá trị văn hóa đặc thù. Chính vì thế mà các nhà văn sẽ tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cộng đồng mình, những cách tư duy, tâm lý riêng của thời đại mình và thể hiện nó trong tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn dù có những dấu ấn sáng tạo riêng về vấn đề gì thì vẫn mang những yếu tố tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, ta sẽ nhận thấy những dấu ấn văn hóa qua sự tiếp nhận và phản ánh của nhà văn. Đó có thể là văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt qua các câu tục ngữ Việt Nam: “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cốc được ăn”, “Mạ chiêm đào sâu chôn chặt, mạ mùa vừa đặt vừa đi”…; đó là những nét văn hóa dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương như trò chơi đánh đu, phong tục ăn trầu…Bốn cột khen ai khéo khéo trồng/Người thì lên đánh kẻ ngồi trông/Trai đu gối hạc khom khom cật/ Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng…; đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống đã vang bóng một thời như thú thưởng trà, thư pháp,… trong tập truyện “Vang bóng một thời” của ngòi bút tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân; đó có thể là sự biến thiên thay đổi của xã hội Việt Nam trong những năm sau 1975 trong “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp; đó là những dấu ấn văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa các DTTS miền núi trong các sáng tác của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh… Những yếu tố văn hóa của thời đại, vùng miền đã chi phối, ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà văn từ việc lựa chọn đề tài, chủ đề, xây dựng nhân vật đến các hình thức nghệ thuật. Để tiếp nhận được nét riêng về văn hóa trong tác phẩm, người đọc cũng phải có những nhận thức nhất định về yếu tố văn hóa của các dân tộc. Và qua những nét văn hóa đó người đọc sẽ tăng cường vốn hiểu biết của mình về văn hóa các cộng đồng. Nếu như văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngược lại, văn học cũng có những tác động nhất định tới văn hóa. Trước hết, văn học là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá nhân loại. Có những giá trị văn hoá từ lâu, nay đã không còn nữa mà người ta chỉ có thể biết đến nó trong các tác phẩm văn học. Văn học còn góp phần định hướng những giá trị văn hóa cho nhân loại, hướng mọi người đến những giá trị văn hóa tốt đẹp, mang dấu ấn bản sắc riêng, là niềm tự hào của các dân 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2