intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và những đóng góp của ông vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Hạnh Thái Nguyên – 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đức Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trường ĐHSP Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắn chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái nguyên, tháng 08 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai PHẦN MỞ ĐẦU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 1 1. Lý do chọn đề tài 1. Việt Bắc – Thái Nguyên thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành những cái tên đầy tự hào của những người yêu nước Việt. Hình ảnh thiên nhiên và con người Thái Nguyên trở thành đề tài, nguồn cảm hứng của rất nhiều văn nghệ sĩ như Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Bùi Như Lan, Nguyễn Minh Sơn, Hồ Thủy Giang... Những nhà văn, nhà thơ thuộc nền văn học địa phương này có đóng góp lớn cho thành tựu chung của văn học nước nhà, nhưng không phải nhà văn nào cũng được nghiên cứu đánh giá xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình. Bởi vậy, việc tìm hiểu những tác giả xuất sắc của văn học địa phương là việc làm cần thiết. 2. Hiện nay, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo, phần văn học địa phương giảng dạy tại các trường Trung học cơ sở bao gồm 24 tiết. Trong chương trình Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, hai học phần lí luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại cũng yêu cầu tìm hiểu về văn học địa phương, nên việc thực hiện đề tài này góp thêm một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy các phần học ấy. 3. Từ đổi mới năm 1986 trở lại đây, thể loại truyện ngắn ở Việt Nam có rất nhiều cách tân mạnh mẽ và việc tranh luận thế nào là truyền thống, thế nào là hiện đại vẫn đang diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thật rõ ràng. Việc thực hiện đề tài về một tác giả với những truyện ngắn xuất sắc đã đoạt nhiều giải thưởng ở trung ương như Hồ Thủy Giang sẽ góp phần đánh giá toàn diện hơn về xu thế vận động và thành tựu của truyện ngắn nói riêng - văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 2 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Hồ Thủy Giang viết nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Nhưng thể loại truyện ngắn được nhà văn quan tâm hơn cả và mang lại cho nhà văn những thành công trong sự nghiệp văn chương của mình. Khi các tập truyện ngắn, Bông hoa cô đơn (năm 1990), Ảo ảnh (năm 1997), Lúc ấy biển hoàng hôn (năm 2000), Truyện ngắn chọn lọc (năm 2002) xuất hiện trên văn đàn, một số bài báo của nhà văn Vũ Nho, tác giả Đặng Quyết Tiến, tác giả Phạm Đức và một đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005 của tác giả Phương Dung – Lệ Hằng có những đánh giá nhận xét về các tập truyện ngắn này. Các bài viết đã đề cập đến một số phương diện nội dung trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Nhà văn Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh của Hồ Thủy Giang nhận xét: “Với ngòi bút gần như chuyên chú, độc canh một thể loại, Hồ Thủy Giang là ngườicó duyên với giải thưởng. Viết một hồi nhận giải thưởng, lại viết, lại nhận giải, lại cặm cụi viết, lại nhận giải... mỗi lần như thế Hồ Thủy Giang phấn đấu, tự tin, nhưng cũng gặp khó khăn phải làm sao vượt lên chính mình, phải thay đổi, biến hóa để không rơi vào nhàm chán. Vốn là một giáo viên văn, những trang viết về đề tài nhà trường, về cuộc sống buồn vui của nhà giáo thường là những trang viết hay, sâu sắc nhất của một người trong cuộc, một người am tường”. Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang “mang nỗi cô đơn, bất an của tâm hồn con người, những rung động sâu xa, chân thành trước tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. Điều này khiến chúng ta luôn phải ngạc nhiên ngỡ ngàng khi tự khám phá ra phần sâu kín trong tâm hồn mỗi con người qua từng trang văn”. (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Phương Dung - Lệ Hằng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 3 Cũng về nội dung này tác giả Đặng Quyết Tiến khi đọc tập truyện ngắn Bông hoa cô đơn nhận xét: “Cả tập truyện... là tấm lòng lo âu nghĩ ngợi đầy trách nhiệm của người viết trước cuộc đời. Đọc thấy buồn, nỗi buồn thấm thía... Bông hoa cô đơn là một tập sách hay. Khoan hãy nói đến những chuyện to tát về nghệ thuật. Theo tôi, giữa cái lúc mà trên các quầy sách thưa vắng đến những tác phẩm văn học đích thực thì nó đã từ tốn ra đời. Không ồn ào, không được vồ vập một cách giả dối, nhưng những ai còn có nỗi lo âu về cuộc đời chắc sẽ đọc Hồ Thủy Giang và chia sẻ cùng anh”. Hồ Thủy Giang xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn đề bức xúc của đời sống. Trong truyện tác giả còn đưa ra “những chiêm nghiệm, những triết lý nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và bình thường của cuộc sống”. (Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, Phương Dung - Lệ Hằng). Nhà văn Vũ Nho nhận xét Truyện ngắn chọn lọc Hồ Thủy Giang không chỉ là những trang viết đầy nỗi buồn và nước mắt, nhiều trang viết còn“đề cao lối sống có tình thần nghĩa hậu, sống đằm thắm có trước có sau...của con người Việt Nam”. Như vậy có thể thấy, với hơn 200 truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống, những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những mối quan hệ giữa cha con, mẹ con, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò... đã được Hồ Thủy Giang khai thác triệt để. Bên cạnh đó những vấn đề bức xúc của xã hội như: đề tài chống tham nhũng, về sự tha hóa đạo đức của một số cán bộ nhà nước... cũng được nhà văn quan tâm. Hồ Thủy Giang viết nhiều về nỗi buồn, nhất là số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống. Nhà văn mong muốn những truyện ngắn của ông “không chỉ phản ảnh và tái hiện đời sống, mà chính là để bù đắp vào khoảng trống cuộc đời đã vĩnh viễn đánh mất”[19,tr183]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 4 Các bài viết còn đề cập đến một số phương diện trong nghệ thuật của truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn Ảo ảnh cũng nhận xét. “Truyện nào cũng khá ngắn, cốt truyện đơn giản, mỗi truyện chỉ có từ hai đến bốn nhân vật bao giờ cũng gắn bó hay liên quan trực tiếp đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống”. Trong tập truyện Lúc ấy biển hoàng hôn, Vũ Nho nhận thấy “Hồ Thủy Giang không bình luận nhiều (tuy nhiên trong một vài truyện đã thấy anh thích đi ra, xưng danh hoặc cứ lừng lững xen vào câu chuyện). Tác giả chỉ đưa ra các tình huống, kể cả các mẩu chuyện, phác thảo đôi nét chân dung để bạn đọc suy ngẫm rồi phán xét”. Tác giả Phương Dung - Lệ Hằng trong Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhận xét. Giọng điệu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang khi thì “kín đáo, mỉa mai, lúc công khai thẳng thừng châm biếm, đả kích, lúc lại lạnh lùng dồn nén, khi lại ngậm ngùi, xót xa”. Ngôn ngữ của truyện “giản dị, dễ hiểu, đời thường, đậm tính khẩu ngữ”. Qua các bài viết đó có thể thấy được phần nào nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang đó là: Tạo dựng cốt truyện đơn giản, không li kì, gay cấn. Nhân vật ít, thường là tầng lớp trí thức và gắn bó với một vấn đề nhân sinh của đời sống. Việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày đã tạo cho tác phẩm của Hồ Thủy Giang nhiều giọng điệu khác nhau vừa ngậm ngùi xót va vừa mỉa mai chua chát. Như vậy, các bài viết có nhiều đánh giá nhận xét xác đáng, sắc sảo về một số phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, song chưa tác giả nào có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, tất cả chỉ là mang tính chất khái quát, sơ lược. Tuy nhiên đó cũng là những tư liệu quý gợi mở cho chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 5 Chúng tôi mong muốn luận văn sẽ lý giải, phân tích sâu hơn một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật mà Hồ Thủy Giang thể hiện trong truyện ngắn của ông. Trên cơ sở đó thấy được vị trí, ý nghĩa và đóng góp những truyện ngắn của Hồ Thủy Giang đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang qua ba tập truyện. 1. Truyện ngắn chọn lọc – NXB Văn học. 2002 2. Mùa gió heo may – NXB Lao động. 2005 3. Người đẹp thường nhiều bí ẩn – NXB Văn học. 2010 Do khuân khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể tìm hiểu tất cả các phương diện của đặc diểm truyện ngắn mà chỉ tập trung xoáy sâu vào một số phương diện sau đây: - Các kiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật xây dựng nhân vật - Không gian và thời gian nghệ thuật - Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong các tập truyện ngắn kể trên của Hồ Thủy Giang. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và những đóng góp của ông vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Nếu đề tài thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tư liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Thái Nguyên. Đề tài này cũng góp thêm một tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy phần văn học địa phương trong chương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 6 trình Ngữ văn của khoa Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. 5. phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp cơ bản sau - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp khái quát - tổng hợp. - Phương pháp đối chiếu - so sánh. - Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học. - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm thi pháp học. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm ba phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung bao gồm 3 chương. Chương1: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 7 CHƢƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG 1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Thủy Giang Hồ Thủy Giang sinh ngày 20/06/1947 tại quận Kiến An thành phố Hải Phòng. Hiện ông thường trú tại số nhà 16, tổ 16, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên. Hồ Thủy Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam. Hiện nay, Hồ Thủy Giang đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Năm 1960 Hồ Thủy Giang theo gia đình từ Hải Phòng lên Thái Nguyên sinh sống. Hồi nhỏ Hồ Thủy Giang rất thích đọc các tác phẩm văn chương và làm thơ để tặng bạn bè. Năm 19 tuổi, thơ của ông đã được in. Thành công của truyện ngắn đầu tay “Ngàn làm máy”, năm 21 tuổi, in trên báo tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, với truyện ngắn này, ông là người đầu tiên đưa hình ảnh phụ nữ của nền công nghiệp hiện đại vào văn học. Sau đó Hồ Thủy Giang viết tiếp một loạt tác phẩm về đề tài “công nghiệp hóa nông thôn” và nhận được giải thưởng của Báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 1971 với tác phẩm “Cô bánh xích”. Từ 1969 – 1980, Hồ Thủy Giang là giáo viên dạy văn ở trường Trung học cơ sở Đại Từ. Trong 11 năm vừa dạy học, vừa sáng tác, ông còn tự học hết chương trình Đại học, với ông tự học là điều rất quan trọng. Năm 1980, Hồ Thủy Giang chuyển về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên. Từ đó ông thực sự dành nhiều thời gian, tâm huyết vào sáng tác văn chương và đoạt nhiều giải thưởng của trung ương và địa phương. Năm 1983, Hồ Thủy Giang làm Phó phòng Xuất bản Sở Văn hóa Bắc Thái. Năm 1987 ông chuyển sang làm Ủy viên Thường vụ Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái. Năm 1992 đến nay Hồ Thủy Giang giữ chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 8 vụ Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. * Những tác phẩm tiêu biểu Với bốn mươi năm cầm bút, Hồ Thủy Giang được nhận hơn hai mươi giải thưởng của trung ương và địa phương. Sau đây là một số giải thưởng tiêu biểu: - Giải thưởng báo văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm1971 - Giải thưởng báo Giáo viên Nhân dân năm 1976 - Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm1981, 1990 - Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1997. - Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2002, 2004, 2008, 2009 - Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tài hoa trẻ năm 2001 - Giải thưởng kịch bản phim truyện của Bộ văn hóa năm 2007. - Giải thưởng liên hoan phim truyện truyền hình toàn quốc năm 2010.v.v. Hồ Thủy Giang là người ham học hỏi, có niềm đam mê mãnh liệt với văn chương. Đến nay tác giả cho ra mắt độc giả 16 tập truyện ngắn, hai tập thơ, một tiểu thuyết, hai cuốn phê bình văn học và ba kịch bản phim truyền hình. Các tác phẩm tiêu biểu như: - Bạn cùng lớp (truyện vừa) năm 1981 - Cô bánh xích (tập truyện ngắn) năm 1985 - Có một cô gái trong đời (tập truyện ngắn) năm 1987 - Con tàu đến muộn (tập truyện ngắn) năm 1989 - Bông hoa cô đơn (tập truyện ngắn) năm 1990 - Biệt li (tiểu thuyết) năm 1994. Tái bản năm 2006 với nhan đề Những phương trời lá rụng - Ảo ảnh (tập truyện ngắn) năm 1997 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 9 - Truyện ngắn chọn lọc (tập truyện ngắn) năm 2002 - Văn học Thái Nguyên – Tác giả, tác phẩm (phê bình văn học) năm 2004 - Mùa gió heo may (tập truyện ngắn) năm 2005 - Bạn với cỏ cây (tập thơ) năm 2009 - Dưới cờ phục quốc (kịch bản phim) năm 2010 2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con ngƣời và văn chƣơng trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang Văn chương là niềm đam mê, là ước mơ từ bé của Hồ Thủy Giang. Từ nhỏ ông ước mơ rằng sẽ trở thành một nhà văn. Và hiện tại Hồ Thủy Giang đã thực sự trở thành một nhà văn và đạt được trao nhiều giải thưởng cao ở Thủ đô gió ngàn. Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học và kịch bản phim nhưng thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất và đạt được nhiều thành công nhất là truyện ngắn. Hồ Thủy Giang rất thích đọc truyện ngắn, bởi vì theo ông: Truyện ngắn là thể loại có kết cấu ngắn gọn để đưa ra một triết lý, mang hơi thở của cuộc sống. Đọc nhiều truyện ngắn, mỗi người sẽ tìm thấy một phần cuộc đời và hình ảnh mình trong đó. Với ông, thực tại sống một nửa ngoài đời và một nửa là sống trong những tác phẩm văn học, chính vì vậy, Hồ Thủy Giang thường đặt ra quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người và văn chương trong truyện ngắn của mình. Viết về cuộc sống Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút đến những câu chuyện tình yêu và hạnh phúc. Khi khảo sát tìm hiểu truyện ngắn Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy, chiếm hơn nửa tác phẩm của ông là những truyện viết về tình yêu. Người ta cứ nghĩ rằng tình yêu là phải đẹp, lãng mạn, ngọt ngào, êm ái, mộng mơ. Nhưng cuộc đời đâu chỉ có một chiều như vậy. Để có được tình yêu, con người phải vượt qua bao khó khăn, thử thách. Mỗi câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của nhà văn đều có những gai góc và chan chứa buồn thương, đau đớn, nước mắt, máu, thậm chí cả cái chết. Trong Con tàu đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 10 muộn chỉ vì sự ghen tuông của người chồng, vì “tính sĩ diện của người đàn ông” mà dẫn đến cả hai tuy còn rất yêu nhau nhưng phải phải chia tay và sống trong niềm xót xa, ân hận. Châu và Tùng trong Sao xanh họ yêu nhau, quan tâm đến nhau nhưng chỉ vì tự mình đã tạo ra những rào cản nên họ đều phải chấp nhận sống cô đơn đến cuối đời. Hoặc chỉ vì sự cám dỗ của đồng tiền mà cô gái đã bỏ người yêu theo một giám đốc trẻ, để rồi “nhiều đêm nằm cạnh vợ mà chàng trai ấy vẫn âm thầm đón người yêu cũ”. Vì danh vọng mà Thinh đã quên đi mối tình đầu tuyệt đẹp với Sâm để rồi bao nhiêu năm trôi qua nhưng Thinh luôn day dứt về tình yêu đấy. Những câu chuyện về tình yêu trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang thường mang nhiều bi kịch, ít có những câu chuyện tình có hậu. Chính vì vậy nhà văn nhắn nhủ mọi người “đừng để nhìn thấy những cặp mắt tình yêu suốt đời phải khóc, thậm chí khóc bằng máu của cả kiếp người”[19,tr.74]. Hạnh phúc cũng vậy, hạnh phúc đích thực của con người là gì? Có đầy đủ tiền tài, danh vọng, quyền lực liệu đã hạnh phúc chưa? Bằng rất nhiều những truyện ngắn Bông hoa cô đơn, Ngõ nhỏ, Con tàu đến muộn, Tro tàn, Tàu đêm, Chuyện tình ở dốc Nguy Hiểm... Nhà văn đưa ra quan niệm: Hạnh phúc đích thực đâu chỉ là quyền lực, danh vọng và tiền tài. Trong cuộc đời nhiều khi chúng ta phải sống ước lệ nhiều quá. Đến mức, con người ước lệ đã chiến thắng con người thực, con người bản thể, con người tự nhiên nên đã đánh mất đi hạnh phúc đích thực của đời mình và suốt đời không bao giờ có thể tìm lại được. Do vậy thông qua nhưng câu chuyện của vị chủ tịch tỉnh, của Tùng, thầy giáo Thanh... nhà văn mong muốn con người hãy trở lại với chính mình, đừng để cho con người ước lệ chiến thắng. Muốn có được tình yêu, hạnh phúc, mỗi người phải biết vị tha, bao dung, biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau những nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống. Vấn đề thật nghiêm túc và cấp bách nhưng không phải ai cũng nhìn ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 11 Nằm trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam hiện đại, với quan niệm nghệ thuật về con người thế sự - đời tư, Hồ Thủy Giang không chỉ nhìn cuộc đời và con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp, bí ẩn đặt con người trong muôn mặt của cuộc sống đời thường. Trong những truyện ngắn Cỏ dại, Cuồng phong, Hoa Phặc Phiền vẫn nở, Hoa Phượng... nhà văn cho thấy con người luôn tồn tại hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, yêu – ghét, vui – buồn, trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, tự nhiên – xã hội. Đứng giữa những ranh giới mỏng manh đó, con người không khéo sẽ bị kéo ngã về phía con người tự nhiên với những sai lầm vấp váp, ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Bằng những truyện ngắn của mình, Hồ Thủy Giang cũng như nhiều nhà văn khác đã cố gắng thức tỉnh lương tri của mỗi người để giúp họ vươn tới cái chân – thiện – mỹ. Quan niệm về con người, Hồ Thủy Giang còn đề cập đến sự tác động của hoàn cảnh đối với nhân cách của con người. Đó là sự thay đổi nhanh chóng của Vĩnh từ một người anh hùng trong những năm tháng chiến tranh bỗng trở thành một kẻ đê tiện trong thời bình (Cỏ dại). Một người vợ vốn nết na, chung thủy vậy mà khi bị mất nhà đã bán đi cả nhân phẩm của mình (Tro tàn). Xuyến từ một học sinh ngoan, học giỏi vậy mà chỉ vì những lời phê trong quyển học bạ, đã bỏ học trở thành một cô gái giang hồ rồi nhận lấy cái chết đau đớn. Tuynh một cán bộ trẻ vừa ra trường đầy năng lực và triển vọng nhưng sống trong một cơ quan mà cấp trưởng và cấp phó đấu đá nhau kịch liệt, Tuynh không giữ được chính mình và thành một kẻ không có chính kiến suốt đời là “nô lệ” của quyền lực... Từ những nhân vật đó, nhà văn như muốn gửi tới thông điệp: Chúng ta đừng để cho hoàn cảnh làm thay đổi đến nhân cách của mình. Và mọi người đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà hãy tự nhìn lại mình. Dù gặp bất hạnh, trắc trở con người hãy cố gắng vươn lên làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh đó mới là điều đáng quý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 12 Hồ Thủy Giang đưa ra những quan niệm nghệ thuật về văn chương: Văn chương không hề đơn giản chỉ phản ánh đời sống đang tồn tại mà nó còn phản ánh những “ẩn số” của cuộc sống. Từ đó, văn chương phải có nhiệm vụ thúc đẩy cuộc sống của con người, giúp nhân loại thoát khỏi những bất an, phải đem lại sự an ủi cho con người. Văn chương không chỉ là “tấm gương” phản chiếu cuộc sống, mà luôn song hành cùng cuộc sống.Văn chương và thực tại là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, nhưng văn chương lại vừa phản ánh hiện thực trong cái ảo ảnh để làm xoa dịu đi nỗi đau của thực tại đời sống[22]. Phải chăng đây là quan điểm nghệ thuật cần suy ngẫm trong sáng tác Hồ Thủy Giang. Văn chương không chỉ có tính giáo dục mà còn tự giáo dục. Thầy giáo Sơn qua những câu chuyện đáng xót xa của đời mình đã nhận ra “Viết văn hoặc dạy văn không chỉ là phản ánh hoặc tái hiện đời sống mà chính là để bù đắp vào khoảng trống mà cuộc đời đã vĩnh viễn đánh mất”[19,tr.183]. Khi bàn về giá trị của văn chương tác giả cũng đưa ra những nhận xét “Giá trị của văn chương quả là to lớn. Một truyện ngắn chục trang có thể làm thay đổi cả nếp nghĩ của cộng đồng. Một bài thơ ngắn ngủi mà có sức mạnh bằng mấy binh đoàn”. Và “Văn chương đã làm cho thiện thắng ác, cái đẹp tràn lên cái xấu, làm cho con người không ăn thịt lẫn nhau”[19,tr.91]. Hay “văn chương làm cho con người trở nên lương thiện”[19,tr.119]. Văn chương có thể giúp ta vượt qua được những nỗi đau của cuộc đời. Qua cuộc đối thoại của người thầy giáo và ông biên tập trong trong truyện ngắn Giấy vụn ta cũng thấy được những tranh luận của tác giả về văn chương. “Một giọng khê khê những ra chiều bề trên: - À! Tác giả trẻ Thanh Tâm hả? Có chút ít năng khiếu đầy nhưng văn chương ở tuổi nứt mắt ra sao mà buồn như đưa đám vậy. Ở tuổi này văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 13 chương phải vui tươi, lạc quan mới hợp lẽ. Già! Già trước tuổi! Dù rất nể ông nhưng tôi vẫn không thể cho đăng được. Giọng thầy hơi căng thẳng: - Là biên tập viên tới hơn chục năm mà ông vẫn nghĩ sơ đẳng thế sao? Ông nghĩ văn chương là gì mà có thể thay giọng văn như thay áo vậy? Hơn nữa, chắc ông cũng hiểu nỗi đau mới chính là bản chất của văn chương chứ đâu phải là những thứ lạc quan như ông nói. Những điều nó viết ra là đúng với những biến động của gia đình nó đấy. Vốn sống từ trong tâm can của nó là như vậy”[21,tr116]. Qua câu chuyện, ta thấy Hồ Thủy Giang có phần nào gần gũi với quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Trăng sáng, khi muốn nói tới khuynh hướng văn học chạy theo thị hiếu tầm thường, bán rẻ ngòi bút và lương tâm “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Những quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người và văn chương của Hồ Thủy Giang rất rõ ràng, thiết thực, mộc mạc và chân thành, không xa rời viển vông. Mỗi truyện ngắn nhà văn trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra quan điểm, triết lý mang tính thông điệp, là những điều tâm huyết mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Theo tác giả đã viết văn thì: Tác phẩm đó phải nhằm phục vụ cho cuộc đời và con người, an ủi họ thoát khỏi sự bất an luôn tiềm ẩn trong cuộc sống hiện tại. Chính vì vậy, tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật của nhà văn sẽ giúp độc giả hiểu đúng và sâu sắc hơn về những sáng tác của Hồ Thủy Giang. 3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 3.1. Khái niệm nhân vật văn học Đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 14 tranh thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng điều quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Đọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Nhà văn Tô Hoài có lí khi cho rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong mọi sáng tác”. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng như Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha, cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong truyện Kiều...” [24,tr.202]. Có thể nói nhân vật là “linh hồn” của tác phẩm văn học. Ở góc độ lý luận, nhân vật là “xương sống” trong kết cấu tự sự. Xét ở góc độ thực tiễn sáng tạo nhân vật là sự thể hiện những quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhưng tùy theo quan điểm nghệ thuật của mỗi thời đại, tùy theo mục đích sáng tác và ý đồ của mỗi nhà văn mà đặc điểm nhân vật trong các sáng tác của họ khác nhau. Trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học cho rằng: “Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đồng điệu, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người” [1,tr.346]. Nhân vật, đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học “nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người, và các quan niệm về con người”. (Trần Đình Sử). Nhân vật trong truyện ngắn không được miêu tả trọn vẹn như nhân vật của tiểu thuyết. Nó chỉ được khắc họa bằng những đường nét sắc sảo nhất, cơ bản nhất, bản chất nhất của nhân vật. Những đặc điểm của nhân vật được biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 15 hiện sinh động qua các phương diện như ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, nội tâm... Mỗi nhà nghiên cứu có cách phân loại nhân vật khác nhau. Cuốn giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên phân loại nhân vật trong tác phẩm tự sự như sau: Phân loại theo vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm có: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Phân loại theo cấu trúc hình tượng nhân vật có: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng và nhân vật chức năng. Phân loại theo tiêu chí ý thức hệ có: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện[16,tr.282-290]. Khảo sát một số tập truyện ngắn của nhà văn Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy hầu hết các truyện rất ngắn, ít sự kiện, ít nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang thường là những con người thuộc tầng lớp trí thức. Đó là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, thầy giáo (Bản quyền, Hoa Phặc Phiền vẫn nở, chuyện của thầy giáo Sơn, Lúc ấy biển hoàng hôn); Những ông giám đốc, cán bộ viên chức (Bông hoa cô đơn, Đối thủ, Tàu đêm, Thông reo); Bên cạnh đó có nhân vật chú bé lang thang (Chú bé đi giày một chân); Có những nhân vật gặp bất hạnh, mất mát trong cuộc sống như anh Vênh (Cỏ biếc đồng quê), chị Thúy (Nỗi buồn hãy tan đi); Ngoài ra còn có cả cô, cậu học trò (Hoa phượng, Học trò cũ, Giấy vụn, Quyển học bạ)… Tất cả những nhân vật này đều là những con người nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống với những cảnh đời khác nhau, nhưng bao giờ cũng gắn bó hay liên quan trực tiếp đến một vấn đề của đời sống xã hội, nhân sinh. Chính nhiều tầng lớp xã hội như vậy, nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang rất đa dạng, phong phú có người tốt, kẻ xấu, người bất hạnh khổ đau, người hạnh phúc, người thì có tấm lòng nhân hậu, kẻ lại tha hóa về nhân cách… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 16 3.2. Các kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 3.2.1. Những nhân vật cô đơn, bất an, mất mát Đọc truyện ngắn Hồ Thủy Giang, điều đầu tiên ta cảm nhận đó là nỗi buồn man mác len lỏi vào tâm hồn. Buồn trước sự cô đơn, mất mát bất an ngự trị trong tâm hồn con người. Nhà văn hầu như không thể hiện nỗi buồn, nỗi đau qua các hành động hoặc qua những biểu hiện cụ thể mà Hồ Thủy Giang thường đi sâu vào tìm hiểu những diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp trong tâm hồn con người. Truyện ngắn Bông hoa cô đơn, là câu chuyện của một cô thư ký xinh đẹp, có thể nói là “tuyệt vời” trong công việc. Cô góa chồng hai mươi năm và đã mười năm phục vụ trong quân đội. Cô làm thư ký cho vị chủ tịch tỉnh, vợ cũng mất cách đây mười năm. Nhưng một phần do công việc quá bận, một phần do phải giữ ý trước địa vị của mình nên vị chủ tịch không xây dựng lại gia đình một lần nữa. Vị chủ tịch và cô thư kí tuy không ai nói ra nhưng họ hiểu tình cảm mà mình dành cho nhau. “Một bông hoa lặng lẽ xuất hiện trên bàn, một lời chào duyên dáng buổi sáng, một nụ cười dịu dàng của cô vào những lúc anh mệt nhoài vì công việc... Tất cả những cửa chỉ tuy nhỏ bé và bình thường ấy đã làm lòng anh tươi sáng lại, tiếp sức cho anh, kéo anh ra khỏi những giây phút tuyệt vọng”[19,tr.6]. Có lúc, ông thầm ước ao và mong muốn có được người vợ như cô thư ký. Nhưng mỗi khi ý nghĩ đấy lóe lên thì lại bị dập tắt ngay vì ông sợ làm như vậy mình sẽ trở thành kẻ thô lỗ, kệch cỡm, như là một sự vi phạm về chuẩn mực đạo đức nào đấy. Trong căn phòng mà lúc nào cũng ngập đầy những ngôn từ cung kính “Thưa chủ tịch…”, “Báo cáo đồng chí…”, “Kính thưa thủ trưởng…” thì những lời yêu thương, những lời tỏ tình như “Anh yêu em, em yêu anh” đã quá xa lạ. Và ông nhắm mắt bỏ qua cơ hội của đời mình để cô phải ra đi trong đau khổ. Hơn ai hết, chính ông là người hiểu rõ nhất, cô ra đi sẽ để lại một khoảng trống trong công việc của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 17 ông, để lại một khoảng trống trong cuộc đời ông, thiếu cô cuộc đời ông sẽ khô khan biết mấy. Nhưng đã quá muộn, ông đã chính thức ký vào lá đơn xin nghỉ hưu của cô. Mối tình không ai nói ra mà ai cũng hiểu kia đã nhường chỗ cho con người của công việc, con người chức năng, con người khoác áo chủ tịch và thư ký. Thật bất hạnh biết bao, khi yêu nhau mà không dám bày tỏ tình cảm, chỉ vì quyền cao chức trọng, sợ suy giảm tư cách mà cả cả cô và vị chủ tịch đều mãi mãi chỉ là những “bông hoa cô đơn”. Thuần trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, cũng phải sống trong sự cô đơn mười năm nay. Trước kia, Thuần có một gia đình hạnh phúc yên ấm cùng vợ và con gái. Thuần là người yêu vợ tha thiết đến si mê, những ngày còn ở trong quân ngũ, trước lúc đi ngủ bao giờ Thuần cũng phải bật đèn pin ngắm ảnh vợ ít nhất mười phút. Vậy mà đến khi Thuần trở về, ngọn lửa ghen tuông trong người anh lớn đến mức, anh phá tan cái hạnh phúc gia đình đẹp như mơ ấy. Vợ con anh phải rời bỏ cái tổ ấm sống hơn chục năm để vào Nam. Thật trớ trêu thay vì “trên đời, không yêu nhau bỏ nhau đã đành, yêu nhau mà lại bỏ nhau mới thật là đau xót”. Mười năm trôi qua đủ để dập tắt ngọn lửa dữ dằn trong Thuần, nhưng một phần vì xấu hổ và vì“cái tính sĩ diện của người đàn ông trong anh lớn quá” mà anh không muốn hạ mình đến xin lỗi vợ con. Khi Thuần hiểu ra thì đã quá muộn, vợ mất mà anh không được gặp mặt lần cuối cùng, con gái của anh cũng không chịu trở về với anh, mà đã nhận một người thương binh khác làm bố nuôi. Thuần phải tự gánh lấy nỗi cô đơn, ân hận do chính mình tạo ra và rồi suốt đời không bao giờ có thể tìm lại được điểm tựa tinh thần của mình. Qua câu chuyện này, nhà văn muốn nhắn nhủ với người đọc. Gia đình là tài sản quý nhất đối với tất cả chúng ta, nó như một bình pha lê, đẹp nhưng mỏng manh dễ vỡ. Vì vậy mỗi người hãy tự biết quý trọng và nâng niu tổ ấm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2