intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Áp dụng phương pháp ROSA trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Áp dụng phương pháp ROSA trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam" nhằm đánh giá thực trạng sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động theo phương pháp ROSA; đề xuất giải pháp đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với nhân viên văn phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Áp dụng phương pháp ROSA trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN LÊ THỊ THU TRANG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ROSA TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TẬP ĐOÀN FOXCONN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Mã số: 8340417 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ LAN CHI HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Áp dụng phương pháp ROSA trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Chi. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Lê Thị Thu Trang
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau Đại học và khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Cô giáo TS. Đỗ Thị Lan Chi đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Tập thể lãnh đạo, các anh chị nhân viên văn phòng, các chuyên viên an toàn Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6 7. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .............................................................. 8 8. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................9 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động ......................................................................... 10 1.2.1. Canada ..................................................................................................... 10 1.2.2. Hoa Kỳ .................................................................................................... 10 1.2.3. Anh .......................................................................................................... 11 1.2.4. Đài Loan (Trung Quốc)........................................................................... 12 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động ......................................................................... 12 1.4. Những rủi ro đối với người lao động do sử dụng nội thất văn phòng không phù hợp ................................................................................................. 17 1.4.1. Các vấn đề về mắt và thị giác ................................................................. 17 1.4.2. Rối loạn cơ xương ................................................................................... 17 1.4.3. Các vấn đề rối loạn liên quan đến đến căng thẳng.................................. 17
  5. 1.4.4. Rối loạn da .............................................................................................. 18 1.5. Kinh nghiệm về việc trang bị nội thất văn phòng ở một số đơn vị ........... 18 1.6. Phương pháp ROSA về đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động..................................................................................... 20 1.6.1. Tầm vóc cơ thể người Việt Nam theo Atlat nhân trắc học ..................... 20 1.6.2. Phương pháp ROSA về đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động ............................................................................................ 21 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................29 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP ROSA Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÔNG TY TẬP ĐOÀN FOXCONN VIỆT NAM ...........................30 2.1. Khái quát về Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam............................. 30 2.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp .......................................................... 30 2.1.2. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp .................................................................... 32 2.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp ảnh hưởng đến vấn đề về cơ xương của người lao động văn phòng tại công ty ......................................................................... 32 2.2. Tiêu chí lựa chọn và phân nhóm đối tượng nghiên cứu ....................... 33 2.3. Đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động theo phương pháp ROSA ............................................................................... 35 2.3.1. Đánh giá sự phù hợp của cơ thể với ghế ngồi làm việc thông qua điểm số ROSA............................................................................................................ 35 2.3.2. Đánh giá sự phù hợp của màn hình và điện thoại thông qua điểm số ROSA ................................................................................................................ 39 2.3.3. Đánh giá sự phù hợp của chuột và bàn phím thông qua điểm số ROSA ................................................................................................................ 41 2.3.4. Tổng kết điểm ROSA trong kết quả đánh giá ......................................... 43 2.4. Những tổn thất người lao động phải chi trả/ chịu do vấn đề cơ xương do công việc văn phòng gây ra ....................................................................... 45 2.4.1. Tổn thất về sức khỏe ............................................................................... 45
  6. 2.4.2. Tổn thất về tinh thần ............................................................................... 48 2.4.3. Tổn thất về kinh tế................................................................................... 50 2.4.4. Tổn thất về thời gian ............................................................................... 51 2.5. Mối tương quan về tình trạng không phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương ......... 51 2.5.1. Tương quan giữa điểm ROSA cuối cùng và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động ......................................................................... 51 2.5.2. Tương quan giữa độ tuổi và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động................................................................................................... 53 2.5.3. Tương quan giữa thâm niên làm công việc văn phòng và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động ....................................................... 54 2.5.4. Tương quan giới tính và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động ............................................................................................................. 55 2.6. Thực trạng nhận thức về rủi ro cơ xương của người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam ........................................................... 56 2.7. Đánh giá ưu điểm và hạn chế về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động..................................................................................... 57 2.7.1. Ưu điểm ................................................................................................... 57 2.7.2. Hạn chế.................................................................................................... 58 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................60 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ PHÙ HỢP CỦA NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TẬP ĐOÀN FOXCONN VIỆT NAM ..............................................................................62 3.1. Đề xuất giải pháp đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động ........................................................................................... 62 3.1.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 64 3.1.2. Các giải pháp về tổ chức hành chính ...................................................... 70 3.1.3. Giải pháp về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.................................. 75
  7. 3.1.4. Giải pháp về điều trị chức năng hoặc bổ trợ giảm thiểu các triệu chứng ................................................................................................................ 77 3.2. Xây dựng chương trình quản lý ecgônômi tại doanh nghiệp .............. 80 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................89 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ AT-SKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp CMDQ Cornell Musculoskeletal Discomfort Questionnaires Bảng câu hỏi về khó chịu cơ xương Cornell CSR Corporate Social Responsibilities Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ESG Environmental, Social and Governance Môi trường, xã hội và quản trị MSD(s) Musculoskeletal disorder(s) Rối loạn cơ xương NLĐ Người lao động NMQ The Nordic Musculoskeletal Questionnaire Bảng câu hỏi về cơ xương Bắc Âu RBA Responsible Business Alliance Liên minh Doanh nghiệp có trách nhiệm RLCX Rối loạn cơ xương RLCXNN Rối loạn cơ xương nghề nghiệp ROSA Rapid Office Strain Assessment Đánh giá nhanh căng thẳng văn phòng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VDT(s) Video Display Terminal(s) Thiết bị đầu cuối hiển thị hình ảnh WMSD(s) Work-related musculoskeletal disorder(s) Rối loạn cơ xương nghề nghiệp
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Các loại ghế văn phòng được sử dụng tại một số đơn vị .................. 18 Bảng 1.2. Chiều cao đứng cơ thể người Việt Nam theo Atlat nhân trắc học ........ 20 Bảng 1.3. Chiều cao ngồi cơ thể người Việt Nam theo Atlat nhân trắc học ..... 21 Bảng 2.1. Tóm tắt các đặc điểm nhân khẩu học của nhân viên được thực hiện đánh giá .............................................................................................. 34 Biểu đồ Biểu đồ 1. Tình hình chi trả bảo hiểm bệnh nghề nghiệp qua các năm – phân theo nguyên nhân bệnh (Đài Loan) ...................................................... 4 Biểu đồ 2.1. Kết quả tổng hợp cuối cùng của điểm số theo phương pháp ROSA ... 44 Biều đồ 2.2. Kết quả về sự phổ biến của tình trạng đau nhức ở những người tham gia nghiên cứu ........................................................................... 46 Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng của cơn đau nhức do các triệu chứng cơ xương liên quan đến công việc văn phòng đến khả năng làm việc ở những người tham gia nghiên cứu................................................................. 47 Biều đồ 2.4. Ảnh hưởng của cơn đau nhức do các triệu chứng cơ xương liên quan đến công việc văn phòng đến cuộc sống bên ngoài công việc ở những người tham gia nghiên cứu ..................................................... 49 Biều đồ 2.5. Tương quan giữa điểm ROSA cuối cùng và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động tham gia khảo sát....................... 52 Biểu đồ 2.6. Tương quan giữa giữa độ tuổi và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động ................................................................... 53 Biều đồ 2.7. Tương quan giữa thâm niên làm công việc văn phòng và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động......................... 54 Biểu đồ 2.8. Tương quan giữa giữa giới tính và tình trạng tổn thất về sức khỏe cơ xương người lao động ................................................................... 55 Biểu đồ 3.1. Mô hình mối liên hệ các yếu tố cải tiến nằm trong chương trình phòng ngừa nguy cơ và đánh giá rủi ro ecgônômi theo hướng dẫn Bộ Lao động Đài Loan ....................................................................... 82
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hướng dẫn đánh giá các chỉ tiêu tính điểm ROSA ............................ 25 Hình 1.2. Bảng tính điểm đánh giá sự rủi ro căng thẳng, rối loạn cơ xương của người lao động theo phương pháp ROSA .......................................... 27 Hình 1.3. Hình mô tả (gần đúng) các phần trên cơ thể người ........................... 28 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam ............... 32 Hình 2.2. Loại ghế đang được sử dụng phổ biến cho người lao động văn phòng tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam ............................... 36 Hình 2.3. Một số người lao động có thói quen bắt chéo hoặc để đồ vật dưới gầm bàn .............................................................................................. 37 Hình 2.4. Thỉnh thoảng trong ca làm việc, người lao động kẹp điện thoại để thuận tiện thực hiện các thao tác khác ............................................... 41 Hình 2.5. Giao diện trang web về hướng dẫn ecgônômi của hãng HP .............. 43 Hình 3.1. Hình mẫu chuẩn về một chiếc ghế văn phòng ................................... 65 Hình 3.2. Hình mẫu chuẩn về một chiếc bàn văn phòng ................................... 65 Hình 3.3. Hình mẫu chuẩn về tư thế làm việc với bàn văn phòng..................... 66 Hình 3.4. Hình mẫu về bàn phím tách đôi ......................................................... 67 Hình 3.5. Hai loại điện thoại kiểu mới đang được sử dụng phổ biến cho người lao động văn phòng tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam ......... 69 Hình 3.6. Người lao động sử dụng dụng cụ (gối) để hỗ trợ tựa lưng để cải thiện vấn đề kích thước chiều sâu ghế không phù hợp ...................... 75 Hình 3.7. Một số ghế văn phòng được tích hợp đỡ cổ hoặc đỡ cổ rời đang được bán phổ biến trên thị trường ...................................................... 76 Hình 3.8. Hình ảnh một số đệm lưng văn phòng đang được bán phổ biến trên thị trường ............................................................................................ 76 Hình 3.9. Hình ảnh một số ghế kê chân văn phòng đang được bán phổ biến trên thị trường..................................................................................... 77 Hình 3.10. Sơ đồ các phương pháp tiếp cận sức khỏe bổ sung và tích hợp ...... 78 Hình 3.11. Bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng chỉ với 1 phút mỗi ngày .. 78
  11. Hình 3.12. Hình ảnh một số sản phẩm hỗ trợ điều trị cột sống lưng/ cổ đang được bán phổ biến trên thị trường ...................................................... 79 Hình 3.13. Hình ảnh một số sản phẩm hỗ trợ làm giảm triệu chứng cơ xương đang được bán phổ biến trên thị trường ............................................. 79 Hình 3.14. Mô hình chương trình phòng ngừa nguy cơ và đánh giá rủi ro ecgônômi theo hướng dẫn Bộ Lao động Đài Loan ............................ 81 Hình 3.15. Các loại và phương pháp cải tiến ecgônômi .................................... 83 Hình 3.16. Mô hình chương trình quản lý ecgônômi tại doanh nghiệp ............. 84
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rối loạn cơ xương là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở những người sử dụng máy tính, dẫn đến việc nhân viên vắng mặt nhiều hơn và giảm năng suất trong môi trường làm việc. Theo thống kê về số lượng người dùng internet thì tính đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 50,05 triệu người dùng internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016 và đứng vị trí thứ 16 trong tốp 20 quốc gia có số người sử dụng internet nhiều nhất tại châu Á. Sự phát triển của internet cũng kéo theo sự phát triển đa dạng các thiết bị công nghệ thông tin như điện thoại, máy tính bảng… đặc biệt là máy tính (bao gồm cả máy tính xách tay (laptop) và máy tính để bàn (desktop). Không thể phủ nhận được sự đóng góp của công nghệ thông tin nói chung và máy tính nói riêng cho sự phát triển của tất cả lĩnh vực từ khoa học cho đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đi đôi với những thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe người lao động, trong đó có vấn đề về cơ xương khớp 2. Văn phòng làm việc đại diện cho môi trường làm việc phức tạp, nó bao gồm sự tương tác của người lao động với các kích thước khác nhau của máy tính và các thiết bị, hay tốc độ nhập dữ liệu, vị trí, ánh sáng của các mục tiêu thị giác (màn hình, tài liệu) và nội dung công việc. Loại công việc này có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ của rối loạn cơ xương liên quan nghề nghiệp như tư thế bất lợi, gò bó, ngồi tĩnh tại kéo dài, duy trì các tư thế bất lợi ở chi trên, tĩnh tải thấp hoặc làm việc lặp đi lặp lại, tăng hoạt động của cơ ở vùng trên lưng và vai, thời gian làm việc và áp lực về mặt thời gian. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều nhân viên văn phòng dành hơn 75% thời gian làm việc của họ để ngồi làm việc trên máy tính. Hầu hết các nguy cơ này đều liên quan đến sự tương tác giữa nhân viên văn phòng với các thành phần của nơi làm việc như bàn, ghế, màn hình, chuột, bàn phím và điện thoại 2. Theo nghiên cứu: Số lượng công việc liên quan đến máy tính đã tăng lên đáng kể trong 20 năm qua. Năm 2000, 60% người lao động được yêu cầu
  13. 2 sử dụng máy tính như một phần nhiệm vụ công việc của họ, với 80% người lao động báo cáo rằng họ sử dụng máy tính hàng ngày. Con số này tăng từ 50% năm 1994 và 39% năm 1989. Xu hướng ngày càng tăng trong việc sử dụng máy tính ở nơi làm việc không phải là không ảnh hưởng đến hạnh phúc của người lao động. Trong một đánh giá khác, tỷ lệ rối loạn cơ xương được báo cáo là từ 10 đến 62% đối với tất cả những người làm việc trên máy tính. Hơn nữa, kể từ khi bắt đầu sử dụng máy tính nghề nghiệp, số lượng các bệnh rối loạn cơ xương cũng gia tăng tương tự - (Sonne, et al., 2011) 28. Thiết kế văn phòng, kể từ khi ra đời máy đánh chữ vào đầu những năm 1900 cho đến cuối những năm 1970 hầu như không thay đổi. Ví dụ, các hệ thống xử lý văn bản chuyên dụng bắt đầu được sử dụng vào giữa những năm 70. Đây là sự khởi đầu của một thời kỳ thay đổi nhanh chóng trong công nghệ văn phòng. Máy tính cá nhân vào đầu những năm tám mươi đã trở thành công cụ chính cho nhân viên văn phòng và tiếp tục biến đổi văn phòng với tốc độ ngày càng tăng. Và nó vẫn chưa kết thúc. Các công nghệ hiện tại như máy tính bảng, điện thoại và màn hình cảm ứng đang ngày càng phát triển nơi làm việc (CCOHS, 2022) 20. Tất cả những thay đổi trong môi trường văn phòng đã và vẫn được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong công nghệ. Tác động quá lớn của máy tính đối với công việc văn phòng đã dẫn đến việc thiết kế lại văn phòng xung quanh, nếu không muốn nói là máy tính. Trong nhiều trường hợp, máy tính và công nghệ truy cập từ xa không chỉ thay đổi hình dạng của văn phòng và cách thức thực hiện công việc văn phòng mà còn ảnh hưởng đến cả lối sống của người lao động (CCOHS, 2022) 20. Theo điều tra của WHO, cũng như các tài liệu do tổ chức này cung cấp năm 2013, bệnh cơ xương liên quan đến công việc đứng ở vị trí thứ hai về bệnh nghề nghiệp sau các bệnh hô hấp nghề nghiệp. Theo thống kê của các cuộc điều tra tai nạn lao động tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu, số ngày tổn thất do chấn thương cơ xương cộng dồn ở người
  14. 3 lao động chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các trường hợp bệnh nghề nghiệp, các nước Liên minh Châu Âu trung bình là 38%, ở Hoa Kỳ là 32%, 41,2% ở Nhật Bản và 40% ở Anh.Tổng chi phí chấn thương cơ xương lặp đi lặp lại ở EU trong những năm gần đây là khoảng 216 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP chung của EU; Hoa Kỳ là khoảng 168 tỷ USD, chiếm 1,53% GDP của Hoa Kỳ (Cục An toàn Vệ sinh nghề nghiệp Bộ Lao động Đài Loan, 2014) 38. Tại Đài Loan, vấn đề chấn thương cơ xương lặp đi lặp lại do làm việc, theo các trường hợp thống kê từ năm 1990 đến năm 2011, chiếm khoảng 85 ~ 88% tất cả các quyền lợi bảo hiểm lao động, và đây là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất. Do tỷ lệ mắc bệnh cao, thời gian mắc bệnh kéo dài là tác nhân chính gây ra tình trạng “tàn phế” lâu dài của người lao động, ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, doanh nghiệp, đất nước và xã hội. Đối với người lao động, chấn thương cơ xương có thể dẫn đến vận động bất tiện, giảm thể lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm thu nhập, thậm chí gây khó khăn cho cuộc sống (Cục An toàn Vệ sinh nghề nghiệp Bộ Lao động Đài Loan, 2014) 38. Căn cứ theo tài liệu “Chương trình phòng ngừa nguy cơ và đánh giá rủi ro ecgônômi” của tác giả Vương Lạp Hiến – Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp thuộc Trung tâm Phục vụ Sức khỏe Lao động Phía Nam – Bộ Lao động Đài Loan : “Số lượt người được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp trong năm 2015 liên quan đến triệu chứng cơ xương của Đài Loan thống kê như sau (Vương Lạp Hiến, 2020) [39]: • “Bệnh tay, cổ, vai” 393 người, chiếm 47,0% số ca • Tiếp theo là “đau thắt lưng do nghề nghiệp” với 161 lượt người, chiếm 19,3% • Năm 2015, bệnh nghề nghiệp do "bệnh ở cánh tay, cổ và vai" so với năm 2006 tăng gấp 6 lần” (Vương Lạp Hiến, 2020) 39.
  15. 4 Biểu đồ 1. Tình hình chi trả bảo hiểm bệnh nghề nghiệp qua các năm – phân theo nguyên nhân bệnh (Đài Loan) (Nguồn: [39]) Hiện nay tại Việt Nam, ATVSLĐ được chia thành 2 phần chính bao gồm: an toàn lao động và vệ sinh lao động. Ở giai đoạn hiện tại, phần an toàn lao động đã nhận được mức độ quan tâm tương đối tốt, những rủi ro về an toàn lao động càng ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước thắt chặt hơn. Trong lĩnh vực vệ sinh lao động (hay sức khỏe nghề nghiệp), các biện pháp quản lý vẫn còn đi sau phương diện an toàn lao động, và tồn tại một số bất cập, trong đó phải kể đến là: danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm tại Việt Nam chỉ mới bao gồm 34 bệnh, trong đó chưa đề cập đến chứng rối loạn cơ xương nghề nghiệp. Với thực trạng hiện nay và mức thu nhập hiện tại của người lao động rất thấp (theo Thông cáo báo chí của trang thông tin điện tử tổng cục thống kê về kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, 2020) 3; trong khi mức phí của một số loại phẫu thuật liên quan đến cơ xương dao
  16. 5 động từ 2.500.000 đồng đến trên 70.000.000 đồng (Trần Lê Phương Uyên, 2021) 14. Như vậy có thể thấy: mức thu nhập bình quân chỉ đủ trang trải chứ chưa đủ tích lũy cho tuổi già; trong khi chữa trị các bệnh về cơ xương có mức chi phí không hề nhỏ. Do đó đưa ra giải pháp tổng thể về ecgônômi trong lao động là vô cùng cần thiết, nếu quan tâm đến cải tiến ecgônômi, về bản chất là cải tiến về công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu suất lao động, khi máy thiết bị, công cụ phù hợp với con người thì năng suất và hiệu quả lao động cũng từ đó được nâng cao. Trong xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0, việc chuyển đổi từ việc lấy máy móc sản xuất làm trung tâm, dần chuyển thành xu hướng “thiết kế lấy con người làm trung tâm” (Human-centered design). Theo nhà giáo dục thiết kế và phụ trách thiết kế sản phẩm Francesca Sciandra: “Thiết kế lấy con người làm trung tâm là một khuôn khổ xem xét quan điểm của con người trong suốt quá trình thiết kế”. Vì vậy, các thiết kế về đồ nội thất văn phòng (bao gồm bàn, ghế, màn hình, chuột, bàn phím và điện thoại,...) cũng cần được xem xét đảm bảo sự phù hợp với lực lượng lao động văn phòng. Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam là một doanh nghiệp chế xuất, lắp ráp theo mô hình điển hình của các doanh nghiệp sản xuất điện tử. Với mô hình tập đoàn, công ty có một lực lượng lớn nhân viên văn phòng thuộc các phòng ban chuyên môn, mang tính chất chuyên biệt. Do đặc tính điện tử công nghiệp hóa và tự động hóa, có rất nhiều vị trí văn phòng đặc thù, trong đó có những vị trí nhân viên văn phòng đã làm việc trên 10 năm, một số vị trí làm hệ thống đòi hỏi tập trung cao độ hay áp lực công việc lớn, thậm chí tăng ca liên tục, ngồi trong thời gian dài là nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các triệu chứng về cơ, xương. Với mong muốn nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với lực lượng lao động này, từ đó đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động, giảm hoặc tránh sự mệt mỏi, đau nhức cơ xương , hạn chế tối đa nguy cơ bệnh nghề nghiệp đối với những đối tượng này, tôi xin lựa chọn đề tài “Áp dụng phương pháp ROSA
  17. 6 trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động theo phương pháp ROSA. - Đề xuất giải pháp đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với nhân viên văn phòng. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhân viên văn phòng thuộc Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam. - Nội thất văn phòng tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Theo không gian: Tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam - Theo thời gian: Thông tin, số liệu hồi cứu từ năm 2017- 2022. 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa nội thất văn phòng và người lao động. - Đánh giá thực trạng sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động văn phòng theo phương pháp ROSA tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam. - Đề xuất giải pháp cải tiến của giải pháp cải tiến nhằm đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng làm việc đối với người lao động văn phòng tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu - Hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu trước (là các luận văn, nghiên cứu trước,...) có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - Điều tra, khảo sát:  Lập 01 bảng khảo sát và điều tra các thông tin về sự phù hợp của của nội thất văn phòng làm việc đối với người lao động văn phòng tại Công
  18. 7 ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam. Số phiếu khảo sát: 206 phiếu (cụ thể cách xác định cỡ mẫu thuyết minh như phần dưới).  Xác định cỡ mẫu (Áp dụng phương pháp chung – khi đã biết chính xác/ khoảng số lượng quần thể) (Đào Duy Tùng, 2021) 13). n= Trong đó: n: cỡ mẫu N: tổng quần thể : sai số cho phép (3%, 4%, 5%...)  Với khu vực văn phòng có tổng số người lao động (tổng quần thể N) là 425 người, giả sử với độ tin cậy 95% nên khoảng sai lệch Từ đây ta có thể xác định được dung lượng mẫu sẽ là: n= n=  n = 205,83 người Vậy xác định cỡ mẫu n là 206 mẫu. - Khảo sát hiện trường đối với nội thất văn phòng nhằm đánh giá hiện trạng sự phù hợp của của nội thất văn phòng làm việc đối với người lao động văn phòng. - Tổng hợp, phân tích, đánh giá: Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng của nội thất văn phòng làm việc nhằm kết luận sự phù hợp của những nội thất này đối với người lao động văn phòng tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam thông qua các thông tin thu thập được. Từ những số liệu thu thập được bằng cách phân tích đưa ra kết luận về sự phù hợp của của nội thất văn phòng làm việc, của mức độ nắm bắt kiến thức và sự phổ biến kiến thức của những yếu tố trên, và tình trạng sức khỏe cơ xương hiện tại đối với nhân viên văn phòng Công ty Tập đoàn Foxconn
  19. 8 Việt Nam. Đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động cải tiến đã được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu. 7. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học + Đề tài là cơ sở góp phần xây dựng một phần cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về ecgônômi đối với người lao động tại Việt Nam; + Sơ bộ đánh giá về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động theo phương pháp ROSA, là điển hình cho xác định sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại doanh nghiệp chế xuất nói riêng, và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn + Những phát hiện mới trong đề tài luận văn này có thể đóng góp một phần trong tài liệu nghiên cứu của những luận văn tiếp theo, là cơ sở tham khảo cho những giáo trình, bài giảng về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động. + Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo những giải pháp trong đề tài để giảm thiểu rủi ro về cơ xương ở nhân viên văn phòng trong tương lai, góp phần cải thiện sức khỏe cơ xương, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương. Chương 1. Tổng quan Chương 2. Thực trạng về sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động theo phương pháp ROSA ở nhân viên văn phòng Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam Chương 3. Đề xuất giải pháp đảm bảo sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam
  20. 9 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm cơ bản Ecgônômi: Theo TCVN 7437: 2018, ecgônômi là ngành khoa học liên quan đến sự hiểu biết về các mối tương tác giữa con người với các thành phần khác của một hệ thống và nghề nghiệp áp dụng theo lý thuyết, các nguyên lý, dữ liệu và các phương pháp để thiết kế nhằm tối ưu hóa trạng thái thoải mái của con người và hiệu suất của toàn bộ hệ thống. ROSA (Rapid Office Strain Assessment): là phương pháp đánh giá nhanh sự căng thẳng, nguy cơ rối loạn cơ xương của người lao động làm công việc văn phòng do Trung tâm An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Canada đề xuất. Phương pháp này xem xét sự phù hợp các đặc điểm của người lao động với các đồ nội thất trong văn phòng. Các yếu tố nguy cơ được kể đến như: ghế, màn hình, điện thoại, bàn phím và chuột. Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Rối loạn cơ xương nghề nghiệp: là một nhóm bệnh mãn tính của những mô mềm được phát sinh và gây khó chịu cho người, do quá trình làm việc và cử động lặp đi lặp lại quá sức của cơ thể. Rối loạn cơ xương nghề nghiệp (RLCXNN) gây ảnh hưởng tới mô cơ, thần kinh, gân, bao gân của tay và ở một số bộ phận khác của cơ thể. Tư thế: Cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể ở yên tại một vị trí nhất định. Tư thế ở trạng thái tĩnh. Điều phân biệt tư thế với 'vị trí' là bao gồm một thành phần tinh thần, đặc biệt là tâm trạng hoặc cảm xúc; tức là, tư thế là một 'vị trí với thái độ'. Con người luôn có một tư thế kiểu này hay kiểu khác, ngay cả khi ý định tinh thần đằng sau nó là tiềm thức. Tư thế là một phần của ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1