intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

61
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và các nguy cơ rủi ro của ảnh hưởng đến người lao động làm việc tại Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam. Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN BÙI VĂN QUÝ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT VÁN SÀN GỖ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN EIDAI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Vân Trình. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Bùi Văn Quý
  3. LỜI CẢM ƠN Những kết quả thành công của luận văn theo hướng chăm sóc sức khỏe cho lực lượng lao động trong các ngành nghề ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa; ngoài sự nổ lực của bản thân, là nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin cảm ơn Trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu. Trong thời gian được đào tạo, tôi xin hết sức biết ơn các giáo sư, phó giáo và tiến sĩ đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi; đặc biệt các cán bộ Khoa sau Đại học đã hết lòng giúp đỡ và tạo các điều kiện để tôi có thể triển khai các mục tiêu của đề tài trong thời gian sớm nhất. Tôi bày tỏ lòng biết ơn GS.TS. Lê Vân Trình đã động viên và trực tiếp hướng dẫn cho tôi cụ thể các bước thực hiện luận văn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi được tốt nhất. Luận văn này không thể thành công nếu không được sự ủng hộ tích cực và nhiệt tình của Ban Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, triển khai và thực hiện. Vì vậy tôi rất cảm ơn và coi đây là thành quả chung đã đạt được. Các số liệu và tư liệu trong luận văn tôi đã thu thập từ rất nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Tôi xin cảm ơn các tác giả, các cơ quan đã cho tôi cơ hội được trích dẫn trong luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn bè thân thiết đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Tôi mong rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào công cuộc nâng cao sức khỏe người lao động nói chung; đặc biệt là ngành sản xuất và chế biến gỗ nói riêng.
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 4. Tính mới của đề tài......................................................................................... 3 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 4 1.1. Khái niệm chung về đánh giá rủi ro ........................................................ 4 1.1.1. Mục đích của đánh giá rủi ro ................................................................... 4 1.1.2. Thuật ngữ ................................................................................................. 4 1.1.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro ................................................. 5 1.1.4. Thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro......................................................... 5 1.1.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro ................................................ 5 1.2. Các bước đánh giá rủi ro .......................................................................... 6 1.3. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm ........ 9 1.3.1. Khái niệm chung ...................................................................................... 9 1.3.2. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm cơ học ...................................................................................................... 11 1.3.3. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm điện .......................................................................................................... 11 1.3.4. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nổ ............................................................................................................. 12 1.3.5. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm nhiệt ......................................................................................................... 13
  5. 1.3.6. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm hóa chất ................................................................................................... 13 1.4. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý rủi ro trong sản xuất .............. 16 1.4.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 16 1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài ............................................ 16 1.4.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN EIDAI VIỆT NAM ....................37 2.1. Vài nét về về Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam.............. 37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam ... 39 2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý an toàn vệ sinh tại công ty trách nhiệm hữu hạn EIDAI Việt Nam ................................................................. 40 2.2.1 Bộ máy tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động................................ 40 2.2.2 Tình hình lao động tại cơ sở.................................................................... 42 2.2.3. Chế độ chính sách của công ty về An toàn, vệ sinh lao động................ 45 2.2.4. Lập kế hoạch An toàn, vệ sinh lao động hàng năm ............................... 47 2.2.5. Công tác tự kiểm tra An toàn vệ sinh lao động...................................... 48 2.2.6. Thực trạng kiểm soát rủi ro An toàn, vệ sinh lao động tại Công ty....... 52 2.2.7. Thực trạng công tác về trang bị bảo vệ cho người lao động.................. 53 2.2.8. Thực trạng công tác tuyên truyền, huấn luyện An toàn vệ sinh lao động .... 54 2.2.9. Thực trạng công tác văn hóa An toàn, vệ sinh lao động tại Công ty ..... 55 2.3. Tình hình môi trường, điều kiện làm việc, tai nạn lao động và bệnh tật tại Xưởng sản xuất Ván sàn gỗ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam .................................................................................................................. 57 2.3.1. Thông tin chung về Xưởng sản xuất ván sàn Gỗ ................................... 57 2.3.2. Tình hình tai nạn lao động tại Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ ........... 58 2.3.3. Tình hình vệ sinh lao động tại Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ ........... 59 2.3.4. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị tại phân xưởng sản xuất................. 63
  6. 2.3.5. Xác định các nguy cơ rủi ro tại phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ ......... 64 2.3.6. Đánh giá nguy cơ rủi ro cho phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ .............. 66 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 92 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 95 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT VÁN SÀN GỖ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN EIDAI VIỆT NAM ............................................ 96 3.1. Các giải pháp kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ ........................................................................................ 96 3.1.1. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu nguy cơ tại các vị trí rủi ro mức độ IV .. 96 3.1.2. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu nguy cơ tại các vị trí rủi ro mức độ III 110 3.1.3. Giải pháp đối với các mối nguy có mức rủi ro rất thấp và cực thấp .... 115 3.2. Giải pháp nâng cao tổ chức các phong trào quần chúng .................. 116 3.3. Các giải pháp khác ................................................................................ 119 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 120 KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 124 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn, vệ sinh lao động HĐ ATVSLĐ Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệp BPKS Biện pháp kiểm soát ĐKLĐ Điều kiện lao động ĐBNNĐHNH Đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm MTKK Môi trường không khí MTLĐ Môi trường lao động NLĐ Người lao động NNĐHNH Nặng nhọc độc hại nguy hiểm NSDLĐ Người sử dụng lao động PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân TNLĐ Tai nạn lao động TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Bậc điểm chỉ số an toàn theo nguy cơ gây tai nạn lao động ........... 10 Bảng 1.2. Phân loại an toàn sản xuất (G) theo mức (L)................................... 11 Bảng 1.3. Bảng xác định độc cấp tính của hóa chất theo GHS ....................... 15 Bảng 1.4. Phân loại mức nguy hiểm của hóa chất tiếp xúc ............................. 15 Hình 2.1. Toàn cảnh công ty và một số vị trí làm việc .................................... 37 Bảng 2.1. Số liệu lực lượng Cơ cấu lao động của công ty ............................... 42 Bảng 2.2. Số liệu về lao động phân theo độ tuổi năm 2018 ............................ 43 Bảng 2.3. Số liệu về lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn năm 2018 .................................................................................................... 44 Bảng 2.4. Chế độ trợ cấp .................................................................................. 46 Bảng 2.5.Thống kê kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2018............ 60 Bảng 2.6. Xác định tần suất xuất hiện rủi ro .................................................... 66 Bảng 2.7. Xác định khả năng thương tích ........................................................ 66 Bảng 2.8. Xác định mức độ thương tích ......................................................... 67 Bảng 2.9. Xác định mức độ rủi ro ................................................................... 68 Bảng 2.10. Áp dụng đánh giá rủi ro cho các công đoạncủa phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam ....... 69 Bảng 2.11. Các vị trí có mức rủi ro cao (Mức độ IV)..................................... 92 Bảng 2.12. Các vị trí có mức rủi ro trung bình (Mức độ III) .......................... 93 Bảng 2.13. Các vị trí có mức rủi ro thấp (Mức độ II) ..................................... 94 Bảng 3.1. Giải pháp kinh tế-kỹ thuật giảm thiểu nguy cơ tại các vị trí rủi ro mức độ IV .......................................................................................... 97 Bảng 3.2. Giải pháp kinh tế kỹ thuật giảm thiểu nguy cơ tại các vị trí rủi ro mức độ III......................................................................................... 110
  9. Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2018 ..................... 42 Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo tuổi năm 2018 ............................ 43 Biểu đồ 2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn năm 2018 . 44 Biểu đồ 2.4. Tai nạn lao động tại Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ giai đoạn 2012 – 2018........................................................................................ 58 Biểu đồ 2.5. Thống kê kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2018 ...... 61 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................ 39 Sơ đồ 2.2. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam .................................................................................. 40 Sơ đồ 2.3. Mô hình tác động kinh tế của văn hóa an toàn đến hoạt động của tổ chức ................................................................................................ 56 Sơ đồ 2.4. Tổ chức sản xuất Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ ........................ 57 Sơ đồ 2.5. Quy trình công nghệ sản xuất ván sàn gỗ ....................................... 65
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lao động, con người phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Chính những điều kiện lao động đã tạo nên một phần tính cách và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống của mỗi người lao động. Vì vậy, mỗi người sử dụng lao động đều có nhiệm vụ chung là đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho người lao động trong mọi khía cạnh liên quan đến công việc của họ. Để thực hiện được các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động cần thiết phải kiểm tra đánh giá những điều gì có thể gây hại tới người lao động. Quá trình đó giúp người sử dụng lao động ước lượng mức độ của rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không. Đánh giá rủi ro rất quan trọng và là một phần không thể thiếu của kế hoạch nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động của doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, đánh giá nguy cơ gây ra rủi ro giúp người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được các mối nguy và mức độ rủi ro của những mối nguy ấy đồng thời cũng định hướng những hành động, chương trình cần thiết để kiểm soát mối nguy. Mục tiêu của quá trình đánh giá để kiểm soát mối nguy dẫn đến rủi ro, sau đó loại bỏ mối nguy đó hoặc giảm thiểu mức độ rủi ro của nó bằng cách bổ sung các biện pháp kiểm soát nhằm tạo ra một nơi làm việc an toàn và lành mạnh hơn. Đánh giá rủi ro đó là một quá trình có hệ thống nhằm xác minh các mối nguy và đánh giá mọi rủi ro liên quan tại nơi làm việc, sau đó thực hiện các biện pháp kiểm soát hợp lý để loại bỏ hoặc giảm thiểu chúng. Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một quá trình diễn ra liên tục cần được thực hiện thường xuyên để xác định các mối nguy về sức khỏe và an toàn đồng thời xem xét tính hiệu quả và phù hợp của các biện pháp kiểm soát hiện có, bổ sung các biện pháp mới nhằm giảm các tổn thất về tài chính (tiền phạt, hành động dân sự, v.v.), thời gian sản xuất, hư hỏng thiết bị, thời gian đào tạo nhân viên thay thế và dư luận tiêu cực. Hiện nay, Luật an toàn vệ sinh lao động yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng lao động bắt buộc cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch để để kiểm tra, đánh giá nguy
  11. 2 cơ gây ra rủi ro dẫn tới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở vị trí làm việc của người lao động, để kiểm soát các mối nguy bằng biện pháp kỹ thuật để cái tiến, bảo hộ lao động, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện để kiểm soát, phòng ngừa, loại bỏ, thay thế với mục đích không gây nguy hiểm, không gây hại, đe dọa đến tính mạng người lao động. Muốn thực hiện được quy định này, tại mỗi doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá rủi ro nhằm phân tích, phát hiện nguy cơ và đề ra các biện pháp kiểm soát. Nội dung này được quy định rất rõ trong điều 77 của luật An toàn, vệ sinh lao động. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ tại công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý an toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp. Bởi mỗi con người với giá trị không thể thay thế là một con người với nhân cách riêng, không có ai lại đương nhiên phải chịu tai nạn, chịu hy sinh bản thân rồi phải chịu nỗi đau về thể xác, tâm hồn trong cuộc sống hàng ngày. Để không cho phép tai nạn với bất cứ ai tại nơi làm việc, hoạt động công tác an toàn, vệ sinh lao động cần phải đẩy mạnh phong trào phòng chống tai nạn để toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp được đảm bảo sức khỏe bởi sức khoẻ là linh hồn, là gốc rễ của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp Việt Nam hay mọi quốc gia trên thế giới. Đánh giá rủi ro gắn liền với mỗi công việc để nhằm phòng ngừa, xóa bỏ tai nạn đề cao “lý tưởng” tôn trọng con người không chỉ đơn thuần là lý tưởng tinh thần. Đó còn là “phương pháp” thực thi và triển khai lý tưởng đó một cách cụ thể, là “thực hành” vận dụng phương pháp đó trong thực tế nhằm đáp ứng mong muốn của mỗi người lao động hay chính bản thân của chúng ta cảm thấy vui vẻ khi làm việc hướng tới một tương lai giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn luôn hòa hợp xích lại gần gũi với nhau cùng phát triển. Văn hóa an toàn của người sử dụng lao động luôn luôn quan tâm, chăm lo sức khỏe cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động thì đáp lại người lao động muốn làm việc lâu dài và có nhiều đóng góp cải tiến chất lượng và năng xuất trong quá trình sản xuất luôn được đảm bảo một cách bền vững, người lao động luôn cảm thấy được thỏa mãn.
  12. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và các nguy cơ rủi ro của ảnh hưởng đến người lao động làm việc tại Phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam. - Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu tài liệu: các công trình nghiên cứu trong nước và các tài liệu có liên quan. + Khảo sát môi trường và điều kiện làm việc của NLĐ tại công ty. + Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn người lao động tại Phân xưởng ngẫu nhiên. - Phương pháp phân tích tổng hợp 4. Tính mới của đề tài - Góp phần đánh giá được thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động của một số doanh nghiệp chế biến và gia công vật liệu xây dựng ván sàn gỗ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua; - Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp Công đoàn xây dựng chương trình quản lý công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống TNLĐ, BNN và đảm bảo an toàn cho người lao động; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực chế biến và gia công vật liệu xây dựng ván sàn gỗ ở Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác an toàn, vệ sinh lao động Chương 2: Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tác hại đến người lao động trong phân xưởng sản xuất ván sàn gỗ công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm chung về đánh giá rủi ro 1.1.1. Mục đích của đánh giá rủi ro Mục đích của việc đánh giá rủi ro là cung cấp các số liệu kỹ thuật để xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro nhằm kiểm soát mức độ nguy hiểm có thể chấp nhận, từ đó phòng ngừa các thảm hoạ công nghiệp. 1.1.2. Thuật ngữ - Biến cố: Một sự kiện không mong muốn làm cho một rủi ro có thể, hoặc đã trở thành một tai nạn gây thiệt hại về vật chất và/hoặc con người như chấn thương, bệnh tật, và thiệt hại về tài sản. Sự kiện này bao gồm cả những tình huống gần như là tai nạn nhưng không gây mất mát về người hoặc vật chất. - Tai nạn: Hình thành do không thể xóa bỏ hoàn toàn một mối nguy hiểm và tạo ra một nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đây là một sự việc, sự kiện bất ngờ, có thể gây ra tử vong, chấn thương, bệnh tật, hoặc các thiệt hại về tài chính khác. - Mối nguy hiểm: Tác nhân gây hại/nguy hiểm tiềm tàng, có thể là một hoặc một tổ hợp các nhân tố (yếu tố), gây ra các thương tổn cho con người, thiệt hại về vật chất, hoặc hư hại môi trường. Cần có một tác nhân kích thích để trở thành một vụ tai nạn. Các tác nhân này bao gồm các sự cố về máy móc, điều kiện hệ thống hoặc tác nhân con người, và do các nguyên nhân về vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý và hành vi. - Xác định mối nguy hiểm: Việc xác định các tác nhân vật lý và hoá học nguy hiểm tiềm tàng trong một hệ thống gây ra các tổn thương cho con người, các thiệt hại về môi trường hoặc tài sản. - Nguy cơ: Tình trạng lâm vào một mối nguy hiểm - Rủi ro: Xét sự trầm trọng hoặc mức độ nguy hiểm. Khi một mối nguy hiểm xuất hiện trong một tình huống nguy hiểm, khả năng (xác suất) mối nguy hiểm đó trở thành mộbiến cố kết hợp với mức độ nghiêm trọng của hậu quả của nó (mức độ thiệt hại) được gọi là một rủi ro.
  14. 5 - Đánh giá Rủi ro: Là phương thức đánh giá nguy cơ một cách khoa học và hệ thống, cho phép đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm trở thành một vụ tai nạn (tức là, xác suất xảy ra và mức độ thiệt hại). Khi một rủi ro vượt quá mức có thể chấp nhận, các phương pháp giảm rủi ro sẽ được tính toán và mức rủi ro sẽ được giảm xuống ở mức có thể chấp nhận. - Rủi ro có thể chấp nhận: Là một rủi ro nằm dưới mức có thể chấp nhận như quy định từ trước theo các yêu cầu về an toàn của luật pháp và hệ thống. - An toàn: Mặc dù thuật ngữ này có thể được hiểu là "không còn mối nguy hiểm" nhưng trên thực tế, đây là điều không thể thực hiện được trong một hệ thống xây dựng và trên công trường. Do vậy, thuật ngữ "An toàn" được định nghĩa một cách thực tế là việc quản lý rủi ro tiềm tàng của một mối nguy hiểm ở mức có thể chấp nhận. 1.1.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro nhằm: - Phòng ngừa tai nạn và tổn hại sức khoẻ - Dự đoán được các tai nạn và thảm hoạ tiềm tàng - Quản lý an toàn lao động một cách hiệu quả - Xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động tại nơi sản xuất. 1.1.4. Thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro - Trước khi bắt đầu một công việc mới - Khi cần thay đổi hoạt động xây dựng - Khi sử dụng phương thức xây dựng hoặc vật liệu mới - Khi đánh giá định kỳ mức độ rủi ro của một loại hình công việc trước đó - Khi xảy ra tai nạn hoặc thảm hoạ nghiêm trọng. 1.1.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro Để tính toán mọi rủi ro tại nơi sản xuất, cần thiết lập trước một danh sách mục tiêu đánh giá, và mọi điều kiện không an toàn, các hoạt động và việc thực hiện quản lý của mỗi mục tiêu đều phải được đánh giá. Việc đánh giá do những người giám sát thực hiện có thể không đầy đủ. Do đó, nhóm đánh giá phải bao gồm cả người lao động tiếp xúc trực tiếp với các nguy hiểm tại các vị trí sản xuất.
  15. 6 Quy trình xác định mối nguy hiểm có thể được thực hiện thông qua một phiên thảo luận lấy ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, để đưa ra những kinh nghiệm thực tế về một tình huống gần như là tai nạn hoặc một tình huống nguy hiểm, đặc biệt là từ một người lao động tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ này thì cần có một báo cáo về một tình huống gần như là tai nạn thực sự. Xác xuất (khả năng xảy ra) và cường độ (mức độ nghiêm trọng của tai nạn hoặc mức độ thiệt hại) cũng như mức rủi ro có thể chấp nhận phải được nhóm đánh giá rủi ro quyết định trước phù hợp với quy mô sản xuất và loại hình công việc được thực hiện. Tất cả các dữ liệu liên quan đến nguy cơ của quá trình tổ chức phải được cung cấp cho những người đánh giá. Nếu không thu thập đủ dữ liệu cho việc đánh giá thì cần phải có sự tư vấn của chuyên gia. Các phương pháp giảm rủi ro phải được tính toán trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn hợp lý thấp nhất có thể sau khi đã tính đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. 1.2. Các bước đánh giá rủi ro Chia công việc thành từng bước tiến hành. Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình tự trước sau. Các bước chia không nên quá chi tiết mà bỏ qua những bước chính, những bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra khi tiến hành công việc. Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro + Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy hiểm. + Phân loại mối nguy: Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại - mối nguy vật chất, mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần.  Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát
  16. 7 Tình trạng đường giao thông ở Việt Nam ta là ví dụ sống động về mối nguy vật chất. Một số nơi đèn đường không đủ sáng, có ổ gà, việc phân luồng phân tuyến cho xe chạy không hợp lý là những mối nguy làm cho tai nạn xảy ra thường xuyên hơn.  Mối nguy đạo đức: Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát Ví dụ có người mua bảo hiểm cho căn nhà của mình rồi gây hỏa hoạn để lấy tiền bồi thường, hay một người biết mình bị ung thư nhưng vẫn khai là sức khỏe của mình tốt để mua bảo hiểm và được bồi thường.  Mối nguy tinh thần: Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm. Ví dụ, một người cứ nghĩ mình đã có bảo hiểm nên cứ phóng xe ào ào giữa phố đông người mặc dù thỉnh thoảng trong người có hơi men. + Mức độ nguy hiểm: Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc 50km một giờ và một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây ra một mức độ nguy hiểm cao hơn chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một chiếc ô tô ở 2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe nào chạy nhanh hơn sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếu một chiếc xe chở nhiều người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó gây tai nạn khi chỉ chở ít người. Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó. + Tần suất nguy hiểm: Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn hơn đi qua một đoạn đường đầy xe lưu thông. Lượng xe càng nhiều thì khả năng va chạm của tôi càng cao. Cũng như thế nếu như tôi làm việc gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng gặp nguy hiểm sẽ tăng lên. Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó. + Rủi ro: Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra. Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra.Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thì không có rủi ro.
  17. 8 Nói đến rủi ro không thể bỏ qua khái niệm về xác suất hay là khả năng xảy ra mất mát. Xác suất khách quan - còn gọi là xác suất tiên nghiệm được xác định bằng phương pháp diễn dịch. Ví dụ như đồng tiền sấp hay ngửa thì xác suất của nó là 50%. Ngoài xác suất khách quan, có thể kể thêm xác suất chủ quan là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát. Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát.Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì dầu lửa trong khu vực hỏa hoạn được xem là mối nguy. Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro: Một quy tắc rất chung là xác định các thông tin: Ai? Làm gì ? Ở đâu ? Khi nào? và Làm như thế nào ? - Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không? - Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa? - Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không? - Ai tham gia làm việc này? - Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người tiến hành công việc không? - Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện? - Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc? - Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện hay không? - Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó? - Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này? - Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin? - Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc? - Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc? - Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành? - Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những hành vi có thể liên quan?
  18. 9 - Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc và môi trường làm việc? - Làm thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện? - Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người thực hiện cũng như môi trường làm việc? - Trách nhiệm thực thi thuộc về ai? - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật. 1.3. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm 1.3.1. Khái niệm chung An toàn và tai nạn lao động là hai mặt đối lập của quá trình sản xuất, chúng luôn luôn song song tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau, khi tai nạn lao động cao thì mức độ an toàn của sản xuất là thấp và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá rủi ro chính là để quản lý an toàn cho một đối tượng trong sản xuất (máy móc thiết bị và quá trình công nghệ), có thể hoặc là thông qua đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng, hoặc đánh giá, kiểm soát mức độ an toàn của đối tượng. Tuy nhiên việc đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng thường có hạn chế lớn là những số liệu đánh giá chỉ thuần túy mang tính thống kê, không xét tới quá trình tích lũy tiềm tàng dẫn tới các tai nạn và đặc biệt khó khăn trong việc lượng hóa các nguyên nhân gây ra tai nạn.Từ những phân tích trên, cũng như dựa trên quan điểm hiện nay về an toàn, một phương pháp khác để đánh giá an toàn sản xuất phù hợp hơn đã được nghiên cứu đưa ra và đó là phương pháp "Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm". Trước hết cơ sở phương pháp luận của phương pháp "Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm" là dựa trên việc giám sát an toàn của đối tượng, thông qua đánh giá trực tiếp chỉ thị an toàn với nguyên tắc: Nguy cơ sự cố TNLĐ tối thiểu - An toàn sản xuất tối đa và như vậy là hoàn toàn phù hợp với quan điểm về an toàn hiện nay. Hơn nữa đây còn là một xu thế chung và khá phổ biến nhằm phát hiện sớm các trạng thái nguy hiểm gây TNLĐ và đặc biệt thực sự có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần ngăn ngừa TNLĐ trong sản xuất ở nước ta hiện nay khi mà nền sản xuất ở nước ta còn ở trình độ thấp, máy móc thiết bị cũ mới đan xen.
  19. 10 Bảng 1.1. Bậc điểm chỉ số an toàn theo nguy cơ gây tai nạn lao động Bậc điểm Nguy cơ xuất hiện và tác động của các yếu tố nguy hiểm chỉ số AT Rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao: Tồn tại vùng nguy hiểm với 1 sự tác động thường xuyên, liên tục của các yếu tố nguy hiểm. Không an toàn, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động: Tồn tại vùng nguy 2 hiểm và các yếu tố nguy hiểm có thể tác động một cách bất kỳ. An toàn, song cần phải có biện pháp bổ sung, hoàn thiện: Có thể xuất hiện 3 vùng và tác động của các yếu tố nguy hiểm nếu như không có các biện pháp an toàn bổ sung thích hợp. Bảo đảm an toàn: Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm nhưng không tồn tại vùng nguy hiểm. Ví dụ: - Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm về điện như: Chạm mát điện ra vỏ máy, thiết bị sản xuất, nhưng do đã xử lý nối đất, nối "0" thiết bị, nên 4 không còn tồn tại vùng nguy hiểm. - Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm gây chấn thương cơ học như: Kẹp hay đứt ngón tay khi thao tác cấp phôi thủ công trên máy đột dập, nhưng do có lắp đặt cơ cấu bảo vệ (an toàn) như: Tay gạt, tế bào quang điện v.v... máy sẽ tự động dừng khi đưa tay vào và như vậy sẽ không còn vùng nguy hiểm. Rất an toàn: Không xuất hiện những yếu tố nguy hiểm cũng như tồn tại vùng nguy hiểm. Ví dụ: 5 - Các thiết bị, máy móc hoặc quá trình công nghệ được khép kín và tự động hoàn toàn. - Không tồn tại nhóm yếu tố nguy hiểm nào đó. Nguồn: Tác giả
  20. 11 Bảng 1.2. Phân loại an toàn sản xuất (G) theo mức (L) Loại an toàn Yêu cầu mức AT (L) sản xuất (G) Rất kém Có 1 trong 5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn I Kém Có 1 trong 5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn II Tối thiểu 3/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn III và không Đạt có nhóm nào ở mức II hoặc I Tối thiểu 3/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn IV và hoặc Tốt V và không có nhóm nào ở mức II hoặc I 4/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn V và không có nhóm Rất tốt nào ở mức III, II hoặc I Nguồn: Tác giả 1.3.2. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm cơ học Nơi có yếu tố nguy hiểm cơ học: - Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu...). - Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy li tâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép...). - Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy xọc, máy phay...). - Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc các mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt, lưỡi cưa v.v...). - Vật rơi từ trên cao, gãy sập đổ các kết cấu công trình. - Trơn, trượt, ngã v.v... Nguy cơ nguy hiểm - Gây chấn thương do cắt, cuốn kẹp, va đập ở các cơ cấu truyền động; - Gây chấn thương do văng bắn các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu gia công. - Gây chấn thương do trơn trượt ngã, hoặc do sập đổ kết cấu. 1.3.3. Nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong sản xuất - nhóm có các yếu tố nguy hiểm điện Nơi có yếu tố nguy hiểm điện:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0