intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

78
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM THỊ MINH THƯ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CDC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHƯƠNG ĐÌNH TÂM HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phương Đình Tâm, luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Thư
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học và thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ quý thầy cô Trường Đại học Công Đoàn, các cá nhân, Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phương Đình Tâm, người hướng dẫn khoa học của luận văn, người đã ủng hộ, đưa ra các ý kiến từ khi học viên có ý tưởng nghiên cứu và trong suốt quá trình nghiên cứu của luận văn. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý thầy cô Trường Đại học Công đoàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành luận văn này. - Ban lãnh đạo, các anh, chị cán bộ công nhân viên, các phòng ban, công trình trong Công ty Cổ phần CDC Hà Nội đã đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu cơ bản và tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có số liệu viết luận văn. - Gia đình, bạn bè những người đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ..................................................... 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ................................................... 6 7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 6 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 7 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số nước trên thế giới và Việt Nam ................................................................................................ 7 1.1.1. Anh ............................................................................................................ 7 1.1.2. Hoa Kỳ ...................................................................................................... 8 1.1.3. Malaysia .................................................................................................. 10 1.1.4. Nhật Bản.................................................................................................. 11 1.1.5. Việt Nam ................................................................................................. 12 1.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 ....................................................... 13 1.2.1. Giới thiệu về ISO 45001:2018 ................................................................ 13 1.2.2. Nội dung cơ bản của ISO 45001:2018 .................................................... 15 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ........................ 16 1.3.1. Những yếu tố bên ngoài .......................................................................... 16 1.3.2. Những yếu tố bên trong........................................................................... 16
  5. 1.4. Kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động ....................................................................................... 16 1.4.1. Kinh nghiệm của một số tập đoàn lớn trên thế giới khi áp dụng tiêu chuẩn trong quản lý an toàn vệ sinh lao động ................................................... 16 1.4.2. Kết quả áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại một số doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................................................... 20 1.4.3. Bài học rút ra khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội trong giai đoạn hội nhập hiện nay ..................................................................................... 26 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 28 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CDC HÀ NỘI ........................................................ 29 2.1. Sự phát triển và hoạt động thi công xây dựng của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ..................................................................................................... 29 2.1.1. Giới thiệu về Công ty .............................................................................. 29 2.1.2. Hoạt động thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp ........................ 30 2.1.3. Lao động và cơ cấu Công ty ................................................................... 33 2.2. Thực trạng quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ..................................................................................................... 36 2.2.1. Bộ máy quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ..................................................................................................................... 36 2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ .............................................................. 41 2.3. Đánh giá các yếu tố trong hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đang thực hiện tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ....................................... 51 2.3.1. Kế hoạch, chính sách an toàn vệ sinh lao động ...................................... 51 2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động ............................ 52 2.3.3. Công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động ........................................... 53 2.3.4. Công tác khắc phục, cải tiến về an toàn, vệ sinh lao động ..................... 54
  6. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 55 Chương 3. ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CDC HÀ NỘI .................................................................................................... 56 3.1. Ưu điểm của Hệ thống quản lý áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 so với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hiện nay tại Công ty ............................................................................................................. 56 3.2. Yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ............................................................................. 58 3.3. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ............................ 61 3.3.1. Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ................................. 61 3.3.2. Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ................................. 63 3.3.3. Phân tích và đánh giá điều kiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ..................................................................................................................... 76 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 86
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATLĐ : An toàn lao động Ban QLDA : Ban quản lý dự án BCH : Ban chỉ huy CBCVN : Cán bộ công nhân viên CBVN : Cán bộ nhân viên CNCH : Cứu nạn cứu hộ Công ty : Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ILO : Tổ chức lao động quốc tế ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động OHSAS : Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OSHA : Cơ quan Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Lao Động PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân PCCC : Phòng cháy chữa cháy VSMT : Vệ sinh môi trường
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng Bảng 2.1. Kinh nghiệm hoạt động của công ty trong các lĩnh vực ................... 30 Bảng 2.2. Số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất của Công ty......................... 32 Bảng 2.3. Doanh thu trong 3 năm gần nhất của Công ty .................................. 33 Bảng 2.4. Năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty ............................ 36 Bảng 2.5. Năng lực công nhân kỹ thuật của Công ty ....................................... 36 Bảng 2.6. Khảo sát công tác phân tích an toàn công việc, đánh giả rủi ro trước khi thực hiện nhiệm vụ được giao ................................................... 43 Bảng 2.7. Khảo sát công tác phổ biến kiến thức an toàn lao động trước khi bắt đầu công việc cho người lao động mới ........................................... 44 Bảng 2.8. Khảo sát công tác cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân .................. 45 Bảng 2.9. Khảo sát tai nạn lao động gây tổn thương cơ thể ............................. 50 Bảng 3.1. Yêu cầu thông tin dạng văn bản khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ...................................................................................... 60 Bảng 3.2. Các giao đoạn xây dựng hệ thống và áp dụng tiêu chuẩn ................ 63 Bảng 3.3. Các tài liệu đã có và đề xuất xây dựng thêm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ............................................................. 68 Bảng 3.4. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội . 77
  9. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 1.1. Giấy chứng nhận ISO 45001:2018 của Canon Medical Systems ..... 18 Hình 1.2. Giấy chứng nhận đạt chuẩn ISO 45001:2018 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng Unicons....................................... 22 Hình 2.1. Hình ảnh huấn luyện an toàn lao động trên công trường .................. 44 Hình 2.2. Hình ảnh khám sức khỏe cho người lao động trên công trường ....... 46 Hình 3.1. Một số nội dung quyết định khả năng áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ....... 59 Hình 3.2. Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ................................ 62 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động BS 8800:2004 của Anh.............................................................................................. 8 Sơ đồ 1.2. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ .............................................................................................. 9 Sơ đồ 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ILO-OSH 2001 ... 10 Sơ đồ 1.4. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ISO 45001:2018 . 15 Sơ đồ 2.1. Trình tự và biện pháp thi công tổng thể........................................... 31 Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội ....................... 33 Sơ đồ 3.1. Chu trình cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ........................................................................................... 57 Sơ đồ 3.2. Các bước thực hiện đào tạo nhận thức............................................. 66 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ các bước thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ................................................................................... 67 Sơ đồ 3.4. Sơ đồ quá trình quản lý rủi ro .......................................................... 67
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 29/4/1958, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I đã ra Nghị quyết tách Bộ Thủy lợi - Kiến trúc để thành lập 2 bộ: Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc. Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kiến thiết cơ bản, nhà đất và sản xuất VLXD. Từ đó đến nay, ngành Xây dựng luôn giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là lực lượng chủ yếu tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Trong suốt hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ lịch sử, ngành Xây dựng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó, luôn giữ vững và khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Báo cáo bởi Bộ Xây dựng, tai nạn lao động lĩnh vực xây dựng năm 2018 chiếm 15,79% tổng số vụ tai nạn chết người, tuy giảm so với năm trước đó (năm 2017 là 20,8%), nhưng vẫn thể hiện hoạt động xây dựng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro lớn về mất an toàn lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, cả khách quan và chủ quan: do điều kiện thi công, địa hình xây dựng; người lao động phải làm việc ngoài trời, làm việc tại nơi có độ cao lớn, nhiều công trình có thiết kế kết cấu phức tạp, công nghệ thi công ngày càng đa dạng, còn do thiết kế thi công lập chưa hợp lý, sử dụng máy thiết bị và giàn giáo thi công không đúng quy trình, quy định, ý thức người lao động và người sử dụng lao động tuân thủ kỷ luật lao động phần nhiều vẫn còn thấp… Những năm qua công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Nhà nước quan tâm nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe và an toàn cho
  11. 2 người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp phát triển bền vững và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Hàng năm, Bộ Xây dựng đều ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ thị về việc thực hiện các quy định của pháp luật và các phương pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo ATLĐ thi công xây dựng công trình. Ngoài ra, Bộ còn tổ chức lễ phát động tháng hành động về ATVSLĐ ngành Xây dựng, tuyên truyền, cấp phát nhiều bộ tài liệu hướng dẫn các giải pháp, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong thi công xây dựng. Cùng với sự chủ động, tích cực của Bộ Xây dựng, doanh nghiệp ngành Xây dựng cũng nỗ lực tổ chức và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng đầu tư máy, thiết bị thi công hiện đại, áp dụng nhiều biện pháp, công nghệ xây dựng tiên tiến… Trong đó, có nhiều doanh nghiệp được các tổ chức quốc tế công nhận và cấp giấy chứng nhận về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp như: Hòa Bình, Coteccons, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1)… Cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, Công ty Cổ phần CDC Hà Nội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tổng thầu xây lắp công trình dân dựng và công trình công nghiệp, giám sát thi công, tư vấn thiết kế, sản xuất ngói, gạch… và một số vật liệu xây dựng khác. Nhân sự kỹ thuật của công ty có trình độ chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản và đã từng tham gia thi công nhiều công trình. Cũng nhờ vào đội ngũ cán bộ có năng lực, thương hiệu của công ty ngày càng được khẳng định qua nhiều công trình thi công có chất lượng tốt, được các khách hàng và chủ đầu tư đánh giá cao, luôn làm cho khách hàng yên tâm về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động của quá trình các sản phẩm được tạo ra. Công ty Cổ phần CDC Hà Nội luôn luôn phấn đấu rằng công tác an toàn vệ sinh lao động là yếu tố tiên quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tại CDC Hà Nội, mục tiêu của công tác ATVSLĐ là thông qua
  12. 3 các biện pháp về pháp luật, tổ chức, hành chính, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm mục đích loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, từ đó tạo nên một điều kiện làm việc tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế giảm sút sức khoẻ và ốm đau cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, góp phần bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động và phát triển lực lượng sản xuất. Với Công ty Cổ phần CDC Hà Nội, ATVSLĐ thể hiện tính nhân văn và văn hóa tốt đẹp của Công ty, vì vậy Công ty luôn không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động. Làm việc an toàn, về nhà hạnh phúc để “CÙNG ĐI CHUNG” là mục tiêu mà mỗi con người CDC Hà Nội phấn đấu để tạo dựng nên những giá trị vững bền cho mai sau. Tuy đã được tăng cường thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn, ngành xây dựng vẫn luôn là một trong những ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Là người làm công tác an toàn vệ sinh lao động chuyên trách tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội và được giao nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra và đo lường hiệu quả các hoạt động về ATVSLĐ, tác giả thấy được tầm quan trọng của một hệ thống quản lý đối với công tác an toàn lao động và trách nhiệm của bản thân cần có đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này, tại đơn vị đang làm việc. Với lý do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Trong quá trình tìm thông tin về vấn đề nghiên cứu, tác giả biết một số công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước, quản lý theo hệ thống các tiêu chuẩn về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, ngành nghề. Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam” của tác giả Hà Tất Thắng [8]. Luận án này nên ra các nguyên tắc quản lý Nhà nước về an toàn,
  13. 4 vệ sinh lao động và nội dung quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành khai thác đá xây dựng. Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý OHSAS 18001 tại Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O” của tác giả Hoàng Văn Trượng [8]. Luận văn này đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, và cũng đưa ra các giải pháp cải thiện công tác quản lý ATVSLĐ theo phương thức áp dụng hệ thống quản lý OHSAS 18001. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001:2018 làm nền tảng trong phát triển văn hóa an toàn tại Công ty Cổ phần Hưng Thịnh INCONS” của tác giả Nguyễn Trọng Tiến [10]. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001:2018 cho ngành may, nghiên cứu điển hình tại Công ty May Premier Global Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Duyên [6]. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên cơ sở ISO 45001:2008 cho doanh nghiệp sửa chữa cơ khí tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan Dầu khí PV Shipyard” của tác giả Ngô Toàn Trung [11]. Đã và đang còn nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động khác. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. - Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội.
  14. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu được tổng quan về tiêu chuẩn ISO 45001:2018. - Nêu được thực trạng ATVSLĐ của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. - Đánh giá được hệ thống quản lý ATVSLĐ hiện nay tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. - Phân tích về việc áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. - Đưa ra được các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý ATVSLĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. Về thời gian: Đề tài được thực hiện và hoàn thiện trong năm 2020, các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa từ năm 2021 đến năm 2025. Về nội dung: đề xuất giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hồi cứu, phân tích số liệu, tài liệu: Xem xét trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội số liệu về số lượng lao động, công tác an toàn lao động, quản lý sức khỏe, tai nạn lao động. Tham khảo các báo cáo, tạp chí khoa học, tài liệu về quản lý ATVSLĐ trong xây dựng và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam và trên thế giới. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua mẫu phiếu khảo sát, với số mẫu điều tra trực tiếp là 120 mẫu, trong đó ¼ số phiếu phát cho các cán bộ có chuyên môn kỹ thuật tại Công ty, ¾ số phiếu phát cho công nhân lao động tại các công trình của Công ty Cổ phần CDC Hà Nội đang thi công xây dựng.
  15. 6 Tác giả phát phiếu điều tra và hướng dẫn điền phiếu cho người được phát, với tổng cộng 120 phiếu điều tra được phát ra tác giả thu lại về đủ 120 phiếu ghi đầy đủ thông tin dữ liệu cần khảo sát. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Tác giả tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu về hệ thống quản lý ATVSLĐ đối với một số doanh nghiệp hiện nay, tài liệu về các hệ thống quản lý và cách áp dụng, các tài liệu về tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Sau khi thu thập phân tích các tài liệu, tiến hành đúc rút ra kinh nghiệm và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về việc áp dụng một hệ thống quản lý ATVSLĐ cụ thể như OSHAS 18001, ILO-OHS 2001, ISO 45001:2018… với đối tượng nghiên cứu nằm trong hoặc liên quan đến ngành xây dựng. Nhưng đây là luận văn đầu tiên đưa ra đề xuất nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan. Chương 2. Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội. Chương 3. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội.
  16. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số nước trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Anh Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65) vào năm 1991. Đây được coi là tài liệu đưa ra các yêu cầu cơ bản cho công tác quản lý an toàn và sức khỏe. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là một tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty sản xuất kinh doanh ở nước Anh có mong muốn thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp để phù hợp với luật pháp của nước Anh, đây chưa là tiêu chuẩn để có thể đăng ký chứng nhận. Nước Anh là một nước thiết lập được các tiêu chuẩn về ATVSLĐ ở mức chi tiết và tương đối cao. Các tiêu chuẩn, hướng dẫn trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động được đưa ra bởi Ủy ban an toàn Anh, Viện tiêu chuẩn Anh đã và đang được nhiều doanh nghiệp ở nước Anh và nhiều nước ở Châu Âu và trên thế giới áp dụng rộng. Từ năm 1989, nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống ATVSLĐ được tiếp tục ban hành, nhưng đến 2004 thì Cơ quan tiêu chuẩn Anh mới biên soạn và phát hành hệ thống quản lý ATVSLĐ hoàn chỉnh là BS 8800 [19], đây được coi là tiêu chuẩn của Anh về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh nghiệp theo mô hình dưới đây. OHSAS 18001 [18] là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh xây dựng và ban hành lần đầu năm 1999 và sửa đổi năm 2007. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu đối với an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp cho bất kỳ quy mô nào của một tổ chức, nó cung cấp hướng dẫn để giúp tổ chức thiết kế chính sách của mình về vấn đề an toàn và sức khỏe, xây dựng những kiểm soát liên quan và những quy trình trong một hệ thống quản lý.
  17. 8 Sơ đồ 1.1. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động BS 8800:2004 của Anh Nguồn:[19, tr.2] 1.1.2. Hoa Kỳ Về cơ sở pháp lý, Hoa Kỳ đã xây dựng một bộ khung pháp lý nhằm đảm bảo ATVSLĐ trong các lĩnh vực. “Ngày 29 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Nixon đã ký gạo luật Bảo vệ Sức khỏe và An toàn Lao động năm 1970 (đạo luật OSH), thành lập Cơ quan Bảo Vệ An toàn và Sức Khỏe Lao Động (OSHA). Cùng với những nỗ lực của các người chủ, công nhân, các chuyên gia về an toàn và sức khỏe, công đoàn và những người bênh vực công nhân, OSHA và các đối tác tiểu bang đã cải thiện đáng kể sự an toàn tại nơi làm việc, giúp giảm hơn 65% số tử vong và thương tích do công việc gây ra. Năm 1970, ước tính có 14 ngàn công nhân đã thiệt mạng trong công việc - khoảng 38 người mỗi ngày. Trong năm 2010, Cơ quan Thống kê Lao động báo cáo con số này giảm xuống còn khoảng 4.500 hay khoảng 12 công nhân mỗi ngày. Trong cùng thời gian đó, việc làm tại Mỹ tăng gần gấp đôi, lên hơn 130 triệu lao động tại hơn 7,2 triệu địa điểm làm việc. Tỷ lệ thương tích và bệnh tật nghiêm trọng tại nơi làm việc cũng giảm rõ rệt, từ 11 cho mỗi 100 công nhân trong năm 1972 xuống còn 3,5 cho mỗi 100 công nhân trong năm 2010” [15].
  18. 9 “ANSI Z10 là hệ thống quản lý an toàn sức khỏe lao động được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) ban hành lần đầu năm 2005, sửa đổi năm 2012, dưới hình thức một bộ tiêu chuẩn quốc gia nhưng tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). ANSI Z10 là dạng tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có mong muốn quản lý được rủi ro an toàn lao động. Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10 sử dụng chu trình quản lý Deming P-D-C-A (Plan - Do - Check - Action), bao gồm: - Sự quản lý của lãnh đạo và tham gia của người lao động (Management Leadership and Employee Participation); - Hoạch định (Planning); - Thực hiện và vận hành (Implementation and Operation); - Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); - Xem xét của lãnh đạo (Management Review)” [17]. Sơ đồ 1.2. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSI Z10 của Hoa Kỳ Nguồn:[16, tr.6]
  19. 10 1.1.3. Malaysia Năm 2011, Malaysia đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sức khỏe nghề nghiệp MS 1722:2011 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO - OSH 2001 [20]. Sơ đồ 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo ILO-OSH 2001 Nguồn:[20, tr.5] Theo mô hình quản lý được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra năm 2001 trong “Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động” (ILO - OSH 2001), nhằm giúp chính phủ các nước, người sử dụng lao động và người lao động tăng cường hiệu quả thực hiện công tác ATVSLĐ trong các tổ chức, doanh nghiệp. Các quy định trong MS 1722:2011 tương đương với OHSAS 18001. Đây là hệ thống các tiêu chuẩn của Malaysia cung cấp các yêu cầu để quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và là cơ sở để phát triển hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong một doanh nghiệp.
  20. 11 1.1.4. Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về đảm bảo an toàn lao động. Trong rất nhiều hệ thống quản lý an toàn tại Nhật Bản, nổi bật lên 2 hệ thống được đánh giá cao và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Hệ thống các mô hình quản lý “Kizen Yochi (KY): Dự đoán các tình huống nguy hiểm. Ý tưởng KY ra đời năm 1974 (viết tắt của Kizen và Yochi, nghĩa là: dự đoán các tình huống nguy hiểm) và ngày nay đang là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn lao động được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản. Ý tưởng này đã góp phần quan trọng khiến tỉ lệ tai nạn lao động ở Nhật giảm mạnh rõ rệt. Thực hiện theo KY, mỗi ngày trước triển khai bất kỳ công việc gì, các nhóm làm việc đều phải thực hiện một Bảng phân tích KY. Tất cả các ý kiến dù nhỏ nhất đều được viết vào một Bảng KY và đọc to cho mọi người cùng nghe. Tờ giấy này sau đó được treo ngay tại vị trí làm việc để nhắc nhở” [1]. Trước khi phát triển ra phương pháp này, người Nhật đã nghiên cứu về tâm lý của con người, từ đó nhận thấy rằng việc liên tục gọi tên ra những rủi ro, mối nguy bằng cách hô lên thật to sẽ có tác động tâm lý tới những người nghe được, từ đó kích hoạt lại trạng thái ý thức tỉnh táo trước mọi hành động sai lầm có thể dẫn tới rủi ro, gây nguy hiểm cho mình và người khác. Vậy nên, tuy nhiều nơi coi biện pháp KY là mất thời gian hay hình thức nhưng đối với các doanh nghiệp tại Nhật hoặc doanh nghiệp có yếu tố quản lý của Nhật Bản thì phương pháp KY lại được áp dụng tương đối nhiều và đem lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị này. “Hệ thống các mô hình quản lý 5S: là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: seiri (sàng lọc), seiton (sắp xếp), seiso (sạch sẽ), seiketsu (săn sóc), và shitsuke (sẵn sàng). Cụ thể hơn: - Sàng lọc: có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2