Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty Dầu khí Sông Hồng; Đề xuất áp dụng Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM THỊ NGÁT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ SÔNG HỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ TRẦN HẢI HÀ NỘI, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Trần Hải. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Phạm Thị Ngát
- LỜI CẢM ƠN Với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè trong suốt thời gian học tập, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đỗ Trần Hải – người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn chỉnh luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Bảo hộ Lao động và các thầy cô khoa Sau đại học thuộc Trường Đại học Công đoàn, đã cho tôi nhiều kiến thức và định hướng cho tôi để nghiên cứu luận văn này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Ban/Phòng và các cán bộ nhân viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu khí Sông Hồng đã giúp đỡ tôi thoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cũng như hoàn thành được luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng song Luận văn có thể còn nhiều thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn !
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ Tóm tắt luận văn MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ........................ 5 1.1.1. Sự quan tâm đối với công tác an toàn vệ sinh lao động ..................................... 5 1.1.2. Một số hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động của các nước trên thế giới . 6 1.2. Tổng quan công tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam ............................ 13 1.2.1. Chủ trương và Chính sách của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động .... 13 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn lao động .............................................. 14 1.2.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam .................................. 15 1.2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam hiện nay 17 1.3. Tổng quan công tác an toàn vệ sinh lao động ngành dầu khí ....................... 20 1.3.1. Khái quát chung về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành dầu khí ...................................................... 20 1.3.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động ngành dầu khí trong những năm gần đây .............................................................................. 20 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 26 Chương 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ SÔNG HỒNG ................................................ 27
- 2.1. Khái quát hoạt động của Công ty Dầu khí Sông Hồng ................................. 27 2.1.1. Giới thiệu về Công ty ....................................................................................... 27 2.1.2. Quy trình vận hành khai thác và phân phối khí ............................................... 29 2.2. Hiện trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng ................................................................................................................. 31 2.2.1. Cam kết của Lãnh đạo Công ty ........................................................................ 31 2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện ................................................................................ 31 2.2.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ................................................................... 34 2.2.4. Kiểm định an toàn cho máy móc và thiết bị .................................................... 36 2.2.5. Chăm sóc sức khỏe người lao động ................................................................. 36 2.2.6. Tình hình tai nạn, sự cố .................................................................................... 37 2.2.7. Công tác đo kiểm, quan trắc môi trường lao động ........................................... 38 2.2.8. Kiểm tra và giám sát thực hiện ........................................................................ 40 2.2.9. Đánh giá và cải tiến thực hiện .......................................................................... 40 2.2.10. Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng ...................................................................................... 40 2.3. Đánh giá công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng ................................................................................................................. 43 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................. 43 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ................................................................................................ 43 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 45 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ SÔNG HỒNG PHÙ HỢP VỚI ISO 45001:2018 ............................................................................. 46 3.1. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ... 46 3.1.1. Điểm mới trong Tiêu chuẩn ISO 45001 ........................................................... 46 3.1.2. So sánh tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 ........................................... 46 3.1.3. Lợi ích khi áp dụng Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 51 3.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ................................................................................................................ 51
- 3.3. Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp với ISO 45001:2018 ................................................ 53 3.3.1. Bối cảnh của Công ty Dầu khí Sông Hồng ...................................................... 53 3.3.2. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động .............................................. 56 3.3.3. Hoạch định ....................................................................................................... 62 3.3.4. Hỗ trợ ............................................................................................................... 78 3.3.5. Thực hiện.......................................................................................................... 81 3.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động .............................................................................. 85 3.3.7. Cải tiến ............................................................................................................. 91 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 97 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATSKNN An toàn sức khỏe nghề nghiệp ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên BHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệp BVMT Bảo vệ môi trường CBCNV Cán bộ công nhân viên CTHĐ Chủ tích Hội đồng An toàn vệ sinh lao động Công ty Công ty Dầu khí Sông Hồng ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ILO Tổ chức Lao động Quốc tế HĐBHLĐ Hội đồng Bảo hộ lao động NLĐ Ngưởi lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ QLNN Quản lý nhà nước QHLĐ Quan hệ lao động SKNN Sức khỏe nghề nghiệp TCNS Phòng Tổ chức nhân sự TNLĐ Tai nạn lao động
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động từ năm 2015 đến năm 2019 ..... 19 Bảng 1.2. Kết quả đào tạo về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2019 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ............................................................................. 24 Bảng 1.3. Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2015-2019 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ............................................................................. 25 Bảng 2.1. Danh sách Hội đồng Bảo hộ lao động ....................................................... 32 Bảng 2.2. Danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy ......................................... 36 Bảng 2.3. Bảng phân loại sức khỏe cán bộ công nhân viên Công ty Dầu khí Sông Hồng .......................................................................................................... 37 Bảng 2.4. Thống kê tình hình tai nạn, sự cố tại Công ty Dầu khí Sông Hồng từ năm 2017 đến 2019 ........................................................................................... 38 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động từ năm 2017 đến năm 2019 ........................................................................................................... 39 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ................................................................. 42 Bảng 3.1. Bảng so sánh điều khoản của tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 ... 47 Bảng 3.2. Sự khác biệt về nội dung giữa tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 49 Bảng 3.3. Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan .................................................. 55 Bảng 3.4. Chính sách an toàn vệ sinh lao động ......................................................... 58 Bảng 3.5. Hình thức phổ biến Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty ..... 59 Bảng 3.6. Tần suất xảy ra (F) ..................................................................................... 66 Bảng 3.7. Khả năng xảy ra sự cố ............................................................................... 67 Bảng 3.8. Hậu quả thương tật .................................................................................... 67 Bảng 3.9. Bảng phân loại cấp độ rủi ro ...................................................................... 68 Bảng 3.10. Đánh giá rủi ro tại Công ty Dầu khí Sông Hồng ..................................... 70 Bảng 3.11. Cơ hội an toàn vệ sinh lao động .............................................................. 75 Biểu đồ Biểu đồ 1.1. Thống kê kết quả đào tạo an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2015 – 2019 ........................................................................................................... 24 Biểu đồ 1.2. Thống kê chỉ số an toàn giai đoạn 2015-2019....................................... 25
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 1.1. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OHS 2001 .......... 7 Hình 1.2. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 .................................................................................... 8 Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động BS8800:2004 ........................... 9 Hình 1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSIZ10 ............................... 10 Hình 1.5. Mô hình Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 ......................................................................................................... 13 Hình 1.6. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam ............................ 16 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Tổ chức của Công ty Dầu khí Sông Hồng ................................................ 28 Sơ đồ 2.2. Quy trình vận hành khai thác và phân phối khí mỏ khí Tiền Hải............. 29 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng thể hệ thống khai thác dầu khí ................................................ 30 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ đầu giếng khoan cùng với cây thông khai thác .............................. 30 Sơ đồ 3.1. Các vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty ......................................... 53 Sơ đồ 3.2. Các vấn đề bên trong của Công ty ............................................................ 53 Sơ đồ 3.3. Quy trình đánh giá mối nguy .................................................................... 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hiệu quả thực hiện công tác ATVSLĐ ngày càng có sự liên quan mật thiết đến sự thành đạt của mỗi tổ chức, góp phần vào sự bình ổn, phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế tăng trưởng nhanh kéo theo những hệ lụy như: môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông và tai nạn lao động gia tăng…Trong đó, vấn đề TNLĐ và BNN trong thời gian vừa qua diễn biến rất phức tạp như ngày càng có nhiều vụ TNLĐ xảy ra, các vụ TNLĐ gây chấn thương và chết người cũng tăng đáng kể. Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 647/TB-LĐTBXH ngày 26/2/2020 thì năm 2019, trên cả nước đã xảy ra 8.150 vụ TNLĐ với số người bị nạn là 8.327 (gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực NLĐ không theo hợp đồng lao động), trong đó: - Số người bị chết là 979 người (khu vực có quan hệ lao động là 610 người, so với 2018 giảm 12 người tương ứng với 1,93%; khu vực NLĐ làm việc không theo hợp động lao động là 369 người, so với 2018 giảm 48 người tương ứng với 11,5% so với năm 2018). - Số vụ TNLĐ chết người là 927 vụ (khu vực có quan hệ lao động là 572 vụ, so với 2018 giảm 06 vụ tương ứng với 1,03%; khu vực NLĐ làm việc không theo hợp động lao động là 355 vụ, so với 2018 giảm 39 vụ tương ứng với 9,9%). - Số người bị thương nặng là 1.892 người (khu vực có quan hệ lao động là 1.592 người, so với 2018 giảm 92 người tương ứng với 5,5%; khu vực NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động là 300 người, so với 2018 tăng 45 người tương ứng với 17,6%). - Số nạn nhân là lao động nữ là 2.771 người (khu vực có quan hệ lao động 2.535 người, so với 2018 tăng 48 người tương ứng với 1,84%; khu vực NLĐ làm việc không theo hợp động lao động là 236 người, so với 2018 tăng 58 người tương ứng với 32,6%). - Số vụ TNLĐ có nhiều hơn 02 người bị nạn là 146 vụ (khu vực có quan hệ lao động là 119 vụ, so với 2018 tăng 43 vụ tương ứng với 56,6%; khu vực NLĐ làm việc không theo hợp động lao động là 27 vụ, so với 2018 giảm 09 vụ tương ứng với 25%).
- 2 Dầu khí là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần quan trọng trong tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế của đất nước nhanh và bền vững. Với nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ đạo vẫn là thăm dò và khai thác dầu khí. Đây cũng là lĩnh vực mà điều kiện lao động có những đặc thù riêng, cụ thể: Công nghệ sản xuất hiện đại nhưng phức tạp, thao tác điều khiển đòi hỏi tính chính xác cao; Yếu tố vật lý: Điều kiện lao động được đánh giá là khá nặng nhọc, tại các dự án khoan thăm dò khai thác dầu khí, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như tiếng ồn, độ rung, điện từ trường, bụi, phóng xạ, vi khí hâu, đặc biệt đối với dự án ngoài khơi, trên sa mạc, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt… Yếu tố hóa học: lưu chất có nguy cơ cháy nổ cao như dầu, khí, các sản phẩm lọc hóa dầu; các loại hóa chất, hóa phẩm công nghiệp khác; các loại hơi khí độc… Yếu tố tâm sinh lý lao động: làm việc trong không gian hạn chế, chế độ ca kíp và môi trường làm việc tách biệt với đất liền… Theo các báo cáo thống kê định kỳ về an toàn sức khỏe môi trường gần đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có 3 loại bệnh nghề nghiệp được phát hiện gồm: điếc nghề nghiệp, lao nghề nghiệp, bụi phổi silic nghề nghiệp. Trong đó, chủ yếu là điếc nghề nghiệp, số ca mắc các bệnh nghề nghiệp khác không đáng kể. Điếc nghề nghiệp được phát hiện tại 3 đơn vị: Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) với tổng số ca mắc là 299 ca (năm 2019). Số NLĐ bị điếc nghề nghiệp so với số lượng người được khám tính trung bình trong giai đoạn 2017 - 2019 tại các đơn vị này dao động trong khoảng 3 - 9%. Công ty Dầu khí Sông Hồng là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) – đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty Dầu khí Sông Hồng, với nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Đồng bằng Bắc bộ và một số khu vực khác, hiện nay Công ty đang quản lý và vận hành các mỏ khí Tiền Hải, Đông Quan D với 07 giếng khai thác khí và 04 giếng đã hết khả năng khai (có tiềm năng khai thác nước khoáng) tại tỉnh Thái Bình.
- 3 Trong thời gian tới, sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số toàn cầu sẽ là động lực chính dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu và tiêu thụ năng lượng. Để góp phần bình ổn lượng khí cung cấp cho khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh lân cận, Công ty Dầu khí Sông Hồng với định hướng phát triển trở thành công ty tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí hàng đầu của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, đủ khả năng tự điều hành dự án khoan, khai thác và tiếp nhận dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, nâng cao sản lượng tìm kiếm thăm dò dầu khí truyền thống và phi truyền thống (khí than). Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong quá trình vận hành khoan, khai thác các công trình dầu khí đặc biệt là các dự án hợp tác khai thác phân chia sản phẩm các lô dầu khí với nhà thầu nước ngoài, việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động không chỉ là tuân thủ các quy định liên quan của nhà nước mà đòi hỏi cao hơn là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về ATVSLĐ. Do vậy, Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018” vừa cấp thiết vừa có tính ứng dụng cao. Nội dung Đề tài chủ yếu xem xét, nghiên cứu và đánh giá hệ thống quản lý ATVSLĐ hiện đang áp dụng tại đơn vị, đồng thời phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty Dầu khí Sông Hồng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tạo môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, ngăn ngừa TNLĐ, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập cũng như đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong tương lai. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiện trạng công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty Dầu khí Sông Hồng; Đề xuất áp dụng Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động của Công ty Dầu khí Sông Hồng; Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty Dầu khí Sông Hồng; Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2020.
- 4 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, hồi cứu tài liệu Phương pháp hồi cứu số liệu về công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng. Phương pháp khảo sát và điều tra Sử dụng các phương pháp nghiên cứu mô tả và điều tra cắt ngang phỏng vấn NLĐ tại Công ty Dầu khí Sông Hồng; Tác giả thực hiện điều tra khảo sát thông qua phiếu câu hỏi, bằng cảm nhận của bản thân về tình hình ATVSLĐ của Công ty; Phiếu câu hỏi bao gồm các nội dung: thông tin về NLĐ, tình hình thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại Công ty, đề xuất/kiến nghị của NLĐ với tổ chức và cơ quan nhà nước. Phương pháp thống kê phân tích 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những nội dung chính như sau: Chương 1. Tổng quan Chương 2: Hiện trạng công tác quản.lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng Chương 3: Xây dựng và đề xuất áp dụng Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Dầu khí Sông Hồng phù hợp với ISO 45001:2018
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về công tác an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Sự quan tâm đối với công tác an toàn vệ sinh lao động Chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngay từ khi thành lập, đã bao gồm các nội dung về sức khỏe nghề nghiệp. Nhiều văn kiện quan trọng của WHO như “Sức khỏe cho tất cả chiến lược”, “Chương trình chung về việc làm” và một số Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc cho NLĐ. Đối mặt với vô số các vấn đề về ATSKNN trong bối cảnh phát triển và xu thế mới của cuộc sống lao động toàn cầu, Mạng lưới các trung tâm hợp tác của WHO về sức khỏe nghề nghiệp đã tiến hành 2 cuộc hội thảo với 52 nghiên cứu của các chuyên gia đến từ 35 quốc gia, nội dung thảo luận xoay quanh chủ đề sự cần thiết của một chiến lược toàn cầu mới về sức khỏe nghề nghiệp. Cụ thể, hội thảo lần thứ nhất diễn ra vào tháng 9 năm 1992 tại thành phố Moscow với nội dung là thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ chức và hội thảo lần hai diễn ra vào tháng 10 năm 1994 tại Bắc Kinh với chủ đề là khích lệ ý tưởng mới nhằm phát triển sức khỏe nghề nghiệp ở các quốc gia thành viên, làm tiền đề phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia nhằm tránh sự chồng chéo, lãng phí về nguồn nhân lực và tài chính. Đối với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, công tác ATVSLĐ luôn trở thành vấn đề trọng tâm kể từ khi thành lập (năm 1919). ILO đã đầu tư nghiên cứu và thống kê nhiều năm về tình hình TNLĐ trên thế giới. Theo đó, năm 2013 cứ 15 giây có 01 người bị chết do TNLĐ hoặc do bệnh liên quan đến nghề nghiệp và 151 NLĐ bị thương do TNLĐ. Theo thực tế, trên toàn thế giới, mỗi ngày có gần 1.000.000 người bị TNLĐ và 160 triệu NLĐ mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp; hàng năm có đến hơn 2,34 triệu người bị chết, trong đó có 320.000 người thiệt mạng do TNLĐ và 2.022.000 người thiệt mạng do BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Đến năm 2019, trong Báo cáo nhân kỷ niệm 100 năm và ngày An toàn và Sức khoẻ Thế giới tổ chức lao động quốc tế ILO “An toàn và Sức khoẻ nơi làm việc trong tương lai: Từ kinh nghiệm 100 năm - Safety and Health at the Future of Work: Building on 100 years of experience”, có nêu mỗi năm thế giới có 374 triệu
- 6 người bị thương do TNLĐ và 2,78 triệu NLĐ bị thiệt mạng do NLĐ và bị các bệnh liên quan đến nghề nghiệp (trong đó có 2,4 triệu người bị thiệt mạng do mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, chiếm đến 86,3% và 13,7% còn lại là bị thiệt mạng do TNLĐ), con số này chiếm 5% trong tổng số người bị chết hàng năm trên thế giới. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về nguồn nhân lực mà còn kéo theo thiệt hại về kinh tế do số ngày mà NLĐ phải nghỉ việc ước tính lên đến 4% tổng sản phẩm xã hội trên toàn thế giới (4% GDP của thế giới); thậm chí có những quốc gia thiệt hại kinh tế lên đến 6% hoặc hơn tổng sản phẩm quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Như vậy có thể thấy TNLĐ, BNN, sự lo lắng của con người cũng như các chi phí liên quan đến vấn nạn này không chỉ là mối quan tâm ở một quốc gia nào mà còn là vấn đề nan giải ở phạm vi toàn cầu. Ngoài các biện pháp đã thiết lập để ngăn ngừa và kiểm soát mối nguy, nâng cao nhận thức của NLĐ về tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ cũng như thúc đẩy cam kết chính trị để thực hiện có hiệu quả hệ thống ATVSLĐ cấp quốc gia thì việc tiếp cận một hệ thống để quản lý ATVSLĐ là vấn đề mấu chốt trong chiến lược ATVSLĐ toàn cầu. Theo đó, NLĐ và người sử dụng lao động tích cực tham gia để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn thông qua một hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ. 1.1.2. Một số hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động của các nước trên thế giới 1.1.2.1. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động của ILO Theo hướng dẫn được ban hành năm 2001 của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: Mô hình quản lý ATVSLĐ được xem là có hiệu quả, phải là một mô hình được phát triển liên tục, với các yếu tố cấu thành cơ bản phải bao gồm: Chính sách; Hoạch định; Tổ chức thực hiện; Xem xét, đánh giá và Cải tiến liên tục [20, tr.8]. Tổ chức đánh giá định kỳ trong suốt quá trình triển khai, nhằm đánh giá sự phù hợp/đáp ứng với các yêu cầu pháp lý, hoạch định và các quy định của tổ chức và yêu cầu của các bên liên quan.
- 7 Hình 1.1. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OHS 2001 Nguồn: [20, tr.8] 1.1.2.2. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATSKNN do Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành (OHSAS: Occupational Health and Safertu Assment Series) và còn gọi là BS OHSAS 18001:2007). Tiêu chuẩn OHSAS18001:2007 được xây dựng theo chu trình: Plan - Do - Check – Act, chu trình này được mô tả như sau: Plan - Lập kế hoạch: Đề ra các mục tiêu và quá trình thực hiện liên quan nhằm đạt được hiệu quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức. Do - Thực hiện: Tổ chức thực hiện các quá trình đã thiết lập. Check - Kiểm tra: Kiểm tra, theo dõi và đo lường các quá trình thực hiện dựa trên chính sách ATSKNN của tổ chức, quy định của pháp luật cũng như các quy định liên quan khác và báo cáo kết quả. Act - Hành động: Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả của hệ thống.
- 8 Hình 1.2. Mô hình hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Nguồn: [20, tr.5] 1.1.2.3. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Anh Nước Anh có truyền thống lâu đời nhất thế giới về việc quy định các vấn đề liên quan đến y tế và ATLĐ (từ năm 1853). Hệ thống pháp luật về sức khỏe và an toàn ở nơi làm việc đời từ năm 1974 và đến năm 2008 có nhiều thay đổi. Mục đích là cung cấp một cấu trúc và khung pháp lý nhất quán với các quy định về an toàn và sức khỏe. Nhiều quy định về sức khỏe và an toàn (HSE) được thực thi tại nơi làm việc như tại cơ sở hạt nhân, các khu khai thác mỏ, trang trại, bệnh viện, nhà máy, trường học, ngành công nghiệp dầu khí, điện…và nhiều lĩnh vực khác, hướng đến mục đích không chỉ bảo vệ cho NLĐ mà còn cho cả người tiêu dung nữa. Tổ chức Tiêu chuẩn Anh (BSI) là cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về xây dựng phát triển Tiêu chuẩn Anh. Đại đa số liên quan đến tiêu chuẩn anh đều được chuyển đổi từ tiêu chuẩn châu Âu hoặc tiêu chuẩn quốc tế, BSI có liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO). Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS8800:2004 do BSI biên soạn và phát hành năm 2004 với 07 nhân tố cấu thành gồm: Xem xét lúc đầu; Chính sách; Cơ cấu tổ
- 9 chức; Lập kế hoạch và thực hiện; Đo lường kết quả đạt được; Kiểm tra và Đánh giá kết quả hoạt động [20, tr.17]. Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động BS8800:2004 Nguồn: [20, tr.17] 1.1.2.4. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Mỹ Xây dựng và tuân thủ hệ thống quản lý về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc là trọng tâm của chính phủ Hoa Kỳ. Năm 1970, Quốc hội đã thông qua đạo luật về An toàn Lao động và An toàn để đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Cũng trong năm này, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan ATSKNN (OSHA), đồng thời yêu cầu cơ quan này ban hành và thực thi các tiêu chuẩn cho việc đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc Hệ thống quản lý được xây dựng bởi Hội vệ sinh công nghiệp Mỹ phối hợp với Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ và được ban hành năm 2015. Cấu trúc hệ thống quản lý với 05 yếu tố chính: “Sự quản lý của lãnh đạo và sự tham gia của người lao động (Management Leadership and Employee Participation); kế hoạch (Planning); thực hiện và vận hành (Implementation and Operation); đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); xem xét của lãnh đạo (Management Review)” [20, tr.16].
- 10 Hình 1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ANSIZ10 Nguồn: [20, tr.16] 1.1.2.5. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Trung Quốc Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành “Công xưởng của thế giới” và các luật, quy định và hệ thống pháp luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp đang nỗ lực để theo kịp được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chính phủ đã ban hành một loạt các luật, quy định và các nghị định quy định về quyền của NLĐ và bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động. Luật An toàn sản xuất được Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc thông qua vào năm 2002 và ủy quyền cho cơ quan QLNN về ATLĐ và y tế quản lý các vấn đề liên quan. Hệ thống quy định về sức khỏe nghề nghiệp: Cơ quan quản lý y tế có trách nghiệm: Xây dựng các tiêu chuẩn về SKNN; Khám SKNN; chẩn đoán BNN, điều trị; Giám sát và báo cáo, đánh giá rủi ro nghề nghiệp của dự án xây dựng và Nghiên cứu kiểm soát BNN và phòng ngừa. Hệ thống quản lý an toàn lao động: Cơ quan quản lý an toàn lao động chủ yếu chịu trách nhiệm về: Sự an toàn của tính mạng và tài sản tại nơi làm việc; Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động; Cứu nạn trong tai nạn; Đánh giá an toàn lao động; Điều tra tai nạn và Quản lý hóa chất nguy hiểm như chất dễ cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại cao.
- 11 1.1.2.6. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Thái Lan Thái Lan có 3 chương trình ở cấp quốc gia về ATVSLĐ (2002-2006; 2007-2011; 2012-2016) cả 3 chương trình chính phủ Thái Lan luôn đặt việc xây dựng tiêu chuẩn ATVSLĐ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế lên hàng đầu. Cả 3 chương trình đều chứa đựng các mục tiêu: - Phát triển và thực thi các tiêu chuẩn ATVSLĐ phù hợp với kinh tế - kỹ thuật. - Tăng cường sự tham gia tích cự của các mạng lưới ATVSLĐ hiện có. - Tăng cường sự tham gia tích cực của các mạng lưới ATVSLĐ. - Thiết lập chính sách, cơ cấu hành chính, kế hoạch, biện pháp, quy trình, thủ tục, công cụ và các nguồn lực cần thiết để phát triển việc quản lý ATVSLĐ có hiệu quả. - Xây dựng các Phòng Bệnh nghiề nghiệp và Bệnh môi trường nhằm thiết lập và phát triển hệ thống giám sát sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu của hệ thống giám sát là xác định nhóm có nguy cơ cao, mô tả tình hình bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Hệ thống giám sát tập trung vào tám nhóm các bệnh như silicosis, aszine, asbestosis, ngộ độc chì, giảm thính lực do tiếng ồn, ngộ độc dung môi, ngộ độc thuốc trừ sâu và chấn thương nghề nghiệp. 1.1.2.7. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Malayxia Tại Malayxia, các doanh nghiệp tuân thủ các luật lệ có liên quan, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn sức khỏe để bảo đảm tính mạng và sức khỏe cho NLĐ. Thực tế các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của Malayxia khá là phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Quy chuẩn về an toàn vệ sinh lao động ở Malayxia thông thường được phát triển từ các quy định về an toàn lao động của máy móc, thiết bị tại nhà máy. Ở Malayxia, các tiêu chuẩn và quy định về an toàn và sức khỏe NLĐ là văn bản dưới luật của: Luật Nhà máy và Máy móc (FMA, 1967) tập trung và các vấn đề kỹ thuật; và Luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA, 1994) tập trung vào các vấn đề quản lý, cả hai đều do cơ quan An toàn và Sức khỏe Ngề nghiệp (DOSH) xây dựng và kiểm soát. FMA (1967) hướng dẫn người sử dụng lao động về cách xác định, phân tích và cải tiến các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Khi các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc vượt quá các giới hạn của các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia, NSDLĐ sẽ phải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 138 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 261 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 32 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn