intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại hiện nay cũng nhƣ phát triển hệ thống giao thông tĩnh đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN XUÂN SƠN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VÂN HƢƠNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu đƣợc trình bày trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Xuân Sơn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn về đề tài “Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trƣớc hết tôi xin đặc biệt cảm ơn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Vân Hƣơng đã quan tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình về nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Quý thầy, cô trong Học viện Hành chính Quốc gia, đã tạo những điều kiện tốt nhất, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội- nơi tác giả công tác- đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình làm việc, học tập và hoàn thành luận văn. Xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp Tác giả vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành Luận văn này. Do những điều kiện chủ quan, khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của Luận văn còn những điểu thiếu sót, Tác giả rất mong tiếp tục nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng vấn đề đƣợc lựa chọn nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận văn Trần Xuân Sơn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH ..................................................................... 9 1.1. Khái niệm hệ thống giao thông tĩnh ....................................................... 9 1.1.1. Khái niệm giao thông và phân loại hệ thống giao thông ............. 9 1.1.2. Giao thông tĩnh............................................................................. 10 1.2. Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh ................................... 14 1.2.1. Khái niệm chính sách công ......................................................... 14 1.2.2 Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh ......................... 15 1.2.3.Vai trò của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội .............................................................. 18 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh ............................................................................................................... 21 1.3.1. Quan điểm, nhận thức về việc phát triển hệ thống giao thông tĩnh .......................................................................................................... 21 1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội .............................................. 21 1.3.3. Hệ thống pháp luật, thể chế về phát triển hệ thống giao thông tĩnh .......................................................................................................... 22 1.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện quy trình chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh .......................... 22 1.3.5. Năng lực thực hiện của chủ thể thực thi chính sách trong phát triển hệ thống giao thông tĩnh ............................................................... 23 1.3.6. Môi trường quốc tế ...................................................................... 24 1.4. Thực hiện chính sách phát triển giao thông tĩnh .................................. 24 1.4.1. Khái niệm thực hiện chính sách công ........................................... 24 1.4.2. Các bên tham gia thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh................................................................................................ 25
  5. 1.4.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh .. 28 1.5. Bài học kinh nghiệm của một số đô thị lớn trên thế giới về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh ............................................................. 30 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Portland (bang Oregon, Hoa Kỳ) 30 1.5.2. Kinh nghiệm ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) ............. 32 1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố New Delhi (Ấn Độ) ....................... 32 1.5.4. Kinh nghiệm của thành phố Istabul (Thổ Nhĩ kỳ) ..................... 34 1.5.5. Bài học cho Việt Nam và thành phố Hà Nội .............................. 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................... 37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................................... 38 2.1. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hƣởng đến chính sách phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn ........................ 38 2.1.1.Điều kiện tự nhiên......................................................................... 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................... 40 2.2 Thực trạng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ... 41 2.2.1 Hiện trạng mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng.............. 41 2.2.2. Hiện trạng bến xe khách và bến xe tải liên tỉnh ......................... 43 2.2.3. Hiện trạng phương tiện và nhu cầu đỗ xe .................................. 44 2.2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu đỗ xe ................................................... 45 2.3.Thực trạng chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................... 48 2.3.1.Thực trạng về nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................... 48 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................... 55 2.4.Đánh giá chung về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................ 60
  6. 2.4.1.Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................ 60 2.4.2.Đánh giá chung về nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................... 63 2.4.3. Đánh giá chung quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội........... 69 2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội........... 71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................... 73 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 74 3.1.Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................... 74 3.1.1.Quan điểm phát triển hệ thống giao thông tĩnh ......................... 74 3.1.2. Định hướng, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................................ 75 3.2.Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................... 78 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................... 78 3.2.3.Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh của Thành phố Hà Nội ..... 87 3.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp ...................................................... 91 3.4. Một số khuyến nghị ............................................................................ 93 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................... 95 KẾT LUẬN ............................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 98
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ STT TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ TRANG Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông 9 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa phƣơng tiện, giao thông động và tĩnh 10 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Hà Nội 39 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh mật độ điểm đỗ xe, bãi đỗ xe 42 Thống kê kết quả khảo sát, điều tra thời gian của Bảng 2.1 44 phƣơng tiện trên địa bàn thành phố Hà Nội Đặc điểm về diện tích đất, mật độ dân cƣ và lƣu lƣợng Bảng 2.2. 45 giao thông theo khu vực Tổng hợp diện tích đất làm điểm đỗ xe, bãi đỗ xe tại Hà Bảng 2.3 46 Nội (năm 2010) Đặc điểm về nhu cầu đỗ xe và hạ tầng đỗ xe của các Bảng 2.4. 47 khu vực Mô hình tổ chức vận hành hệ thống giao thông tĩnh Sơ đồ 2.1. 55 hiện nay Thống kê các dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sử Bảng 2.5. 59 dụng Diện tích đỗ xe hiện trạng với Quy hoạch tại các Bảng 2.6. 60 Quận/huyện của Thành phố Hà Nội (năm 2010) Biểu đồ so sánh diện tích đỗ xe hiện trạng với quỹ đất Biểu đồ 2.3 đỗ xe Quy hoạch (chỉ tính với các quận cũ, có trong 61 QH165) Biểu đồ 2.4 Các quy hoạch giao thông tĩnh Hà Nội đã phê duyệt 61 Tổng hợp diện tích đất giao thông tĩnh TP Hà Nội năm Bảng 2.7. 67 2010
  8. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giao thông tĩnh là một vấn đề lớn trong các đô thị hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Do các đô thị ngày càng phát triển, phƣơng tiện giao thông cá nhân và dịch vụ công cộng tăng nhanh trong khi quỹ đất hạn hẹp, quy hoạch thiếu đồng bộ, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh chƣa đáp ứng kịp khiến hệ thống giao thông tĩnh rơi vào tình trạng lộn xộn, thiếu và yếu. Giải quyết có hiệu quả về giao thông tĩnh đáp ứng yêu cầu hiện tại và phát triển trong tƣơng lai của hệ thống dịch vụ này là góp phần cải thiện chất lƣợng hoạt động của hệ thống giao thông đô thị nói riêng và góp phần nâng cao chất lƣợng sống của cƣ dân đô thị nói chung. Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.344,6 km2 và dân số gần 6,70 triệu ngƣời (thống kê năm 2011), là đô thị loại đặc biệt và là thành phố lớn nhất Việt Nam (sau khi mở rộng năm 2008). Hiện nay, sức ép dân số và lƣu lƣợng xe quá lớn với gần 160.000 xe ô tô các loại, khoảng 1,5 triệu xe máy, 1 triệu xe đạp, xích lô tham gia giao thông trong khi diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,72% quỹ đất xây dựng đô thị (5.676 ha), nếu tính cho đất nội thị (8.438 ha) thì chỉ chiếm 0,48%. Tỷ lệ thấp nhƣ vậy cho thấy chỉ đáp ứng đƣợc 25 - 30% số lƣợng xe đang hoạt động trên địa bàn, khiến cho giao thông tĩnh đang trở thành một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm của giao thông Hà Nội. Thiếu các điểm đỗ và bãi đỗ, các bến xe vận tải liên tỉnh có quy mô nhỏ, gắn kết hệ thống chợ chính, chƣa có bến xe tải đầu mối quy mô lớn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của điểm đỗ xe, bãi đỗ xe còn nghèo nàn, thô sơ, trang, thiết bị phục vụ thiếu và chƣa đồng bộ hiện tƣợng chiếm dụng đƣờng phố làm nơi đỗ xe, tình trạng kiểm soát kém, gây lộn xộn, mất an toàn, phá vỡ quy hoạch và thất thu cho ngân sách nhà nƣớc... là những mảng màu xám nổi bật trong bức tranh giao thông tĩnh Hà Nội hiện nay. 1
  9. Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là từ những yếu kém trong khâu quản lý nhà nƣớc, trong đó có những bất cập, hạn chế trong chính sách giao thông tĩnh của Hà Nội. Do đó việc hoàn thiện các chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh, tạo hành lang pháp lý cho quản lý nhà nƣớc để giải quyết những vƣớng mắc trong vấn đề trên là những yêu cầu cấp bách từ thực tế. Với lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Chính sách công của mình, với mong muốn nghiên cứu chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại hiện nay cũng nhƣ phát triển hệ thống giao thông tĩnh đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chính sách phát triển và hoạt động quản lý nhà nƣớc hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan nhất định đến nội dung của đề tài: Nghiên cứu của Federal Ministry for Economic Cooperation and Development và GTZ- Transport Policy Advistory Service (CH Liên bang Đức): Giáo trình Giao thông bền vững (Giáo trình dành cho các nhà hoạch định chính sách ở những đô thị đang phát triển) với modul 2C: Quản lý giao thông tĩnh: Sự đóng góp tới các thành phố có thể sinh sống được[10]. Nghiên cứu này đã đƣa ra những định hƣớng về cách ứng dụng tốt nhất trong việc lập kế hoạch và xây dựng hệ thống quy chuẩn về quản lý giao thông tĩnh. Đồng thời, các tác giả cũng giới thiệu những thành công trong các chính sách phát triển và quản lý giao thông tĩnh tại một số thành phố lớn trên thế giới. Đây là cơ sở thực tiễn và là những gợi ý hữu ích cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách giao thông tĩnh tại đô thị các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. 2
  10. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Lan Hƣơng (2011) Nghiên cứu phương pháp xác định nhu cầu và giải pháp phát triển giao thông tĩnh đô thị [16] dã phân tích, đánh giá hiện trạng giao thông đô thị tại Việt Nam, cơ chế chính sách đối với giao thông vận tải. Xác định tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đô thị, xây dựng các phƣơng pháp và mô hình dự báo để xác định nhu cầu giao thông tĩnh. Đặc biệt tác giả đã ứng dụng ma trận SWOT xem xét các cơ hội, thách thức, ƣu điểm và hạn chế để đề xuất các giải pháp thích hợp. UBND thành phố Hà Nội - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA (2013), Dự án Cải thiện vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội (Phƣơng án vị trí làn ƣu tiên xe buýt trên tuyến thí điểm Quốc lộ 1 - Đoạn Ga Hà Nội đến Cầu Giẽ [25] đã đề cập đến hiện trạng giao thông tĩnh tại địa bàn nghiên cứu thuộc Hà Nội liên quan đến vận tải xe buýt gồm hiện trạng điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối, bãi đỗ qua đêm,... cho thấy những tồn tại, bất cập của hệ thống giao thông tĩnh phục vụ vận tải xe buýt ở địa bàn này. Đó là tình trạng thiếu ổn định, dễ thay đổi trong vị trí của các điểm này, việc bố trí gần đƣờng, tại vị trí đông đúc, gây cản trở giao thông. Việc hạn chế về diện tích, mất an ninh trật tự,... đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết. - Vũ Hồng Trƣờng (2013), Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố Việt Nam, luận án Tiến sỹ kinh tế, Trƣờng đại học Giao thông vân tải Hà Nội [34]. Luận án đã đề cập đến một phần nội dung liên quan, đó là các bến bãi, điểm trung chuyển,... và chính sách phát triển giao thông tĩnh cũng nhƣ các giải pháp hoàn thiện quản lý giao thông tĩnh. - Đỗ Văn Sơn (2014), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị - áp dụng cho Thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sỹ Kinh tế vận tải Trƣờng đại học Giao thông vận tải Hà Nội [27]. Nghiên cứu tìm hiểu cách thức tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị từ quy 3
  11. hoạch, kế hoạch, thu hút đầu tƣ dự án đến thanh tra, kiểm tra giao thông tĩnh Hà Nội. Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị từ góc độ quản lý nhà nƣớc. - Phạm Ngọc Tùng (2015), Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị tại Thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Trƣờng đại học Giao thông vân tải Hà Nội [37]. Tác giả phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý hệ thống giao thông tĩnh đô thị tại Hà Nội, chỉ ra những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới, đặt trong bối cảnh quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050 đã đƣợc phê duyệt. VGU- Vietnam Germany University và DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) (2015) tổ chức Hội thảo quốc tế "Tương lai của vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh" [39]. Trong tài liệu Hội thảo này một số tham luận có giá trị hữu ích nhƣ Tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp phù hợp cho chính sách giao thông đô thị thân thiện với khí hậu: Nghiên cứu trƣờng hợp của Hà Nội (Tác giả Marc Luke - Đại học Công nghệ Darmstadt (Đức); Tích hợp quy hoạch tổng thể giao thông với quy hoạch tổng thể đô thị: Nghiên cứu trƣờng hợp của Hà Nội (Tác giả Lê Thu Huyền - Giám đốc Trung tâm Tranconcen, Đại học GTVT Hà Nội); Chiến lƣợc quản lý bãi đỗ xe cho các đô thị phụ thuộc xe máy (tác giả Trƣơng Thị Mỹ Thanh - Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, VGU),... là những nghiên cứu có liên quan đến chính sách phát triển giao thông tĩnh Hà Nội. Những công trình trên đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn đối với đề tài. Tuy nhiên, những công trình trên chỉ nghiên cứu về từng khía cạnh nhất định của quản lý giao thông tĩnh, chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh một cách toàn diện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, đề tài do tác giả lựa chọn: 4
  12. “Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội” không trùng lặp, đề tài mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó phân tích những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách này trong thời gian tới. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nhƣ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến chính sách, chính sách phát triển giao thông tĩnh; vai trò của chính sách giao thông tĩnh… - Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội ảnh hƣởng đến hoạch định và thực thi chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn. - Phân tích thực trạng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội. Chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1.Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội có nội hàm rộng. Trong điều kiện cho phép tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về nội dung chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội (mục tiêu, các giải pháp của chính sách), nghiên cứu về quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời luận giải những cơ sở nhằm hoàn hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả chỉ đánh giá trên góc độ hệ thống, xem xét các mục tiêu, nội dung, kết quả thực hiện của chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội mà không đi sâu vào từng chính sách cụ thể. - Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội Giai đoạn 2008 -2018 (từ thời điểm thủ đô Hà Nội đƣợc mở rộng đến 2018), định hƣớng đến năm 2030, tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2050. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp cơ bản sau: 6
  14. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu đã có về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh; đánh giá các quan điểm của các tác giả, những điểm hợp lý và chƣa hợp lý; đồng thời đƣa ra ý kiến của mình. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm giải quyết hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã tiến hành phân tích, thống kê, mô tả, đánh giá và tổng hợp lại để tìm ra những luận điểm, kết luận có giá trị khoa học, hữu ích với đề tài luận văn. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá chính sách. - Phương pháp đánh giá hệ thống chính sách: Áp dụng phƣơng pháp dựa trên các tiêu chí về tính đồng bộ- hệ thống, tính hiệu lực- hiệu quả, kết nối và tƣơng tác, tính phù hợp, công bằng, khả thi giữa các chính sách. - Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để so sánh, đối chiếu những quan niệm, tƣ duy, những chính sách của các quốc gia trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh tại đô thị. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho thành phố Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn Luận văn nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hệ thống lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhƣ sau: 6.1. Về lý luận - Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7
  15. - Tổng quan làm rõ kinh nghiệm hoạch định và thực thi chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh tại đô thị của một số quốc gia, từ đó rút ra những bài học đối với thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.. - Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định 519/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 31 tháng 03 năm 2016. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu giảng dạy và thực tiễn công tác hoạch định và thực thi chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh thành phố Hà Nội và các đô thị nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh; Chƣơng 2: Thực trạng chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chƣơng 3: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. 8
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH 1.1. Khái niệm hệ thống giao thông tĩnh 1.1.1. Khái niệm giao thông và phân loại hệ thống giao thông 1.1.1.1. Khái niệm Giao thông là các công trình, các con đƣờng giao thông và các phƣơng tiện khác nhau đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực với nhau. Hệ thống giao thông là tập hợp các công trình, các con đƣờng và các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho việc di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố đƣợc thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. 1.1.1.2. Phân loại hệ thống giao thông Hệ thống giao thông bao gồm hai hệ thống con đó là hệ thống giao thông và hệ thống vận tải. Các thành phần của hệ thống giao thông bao gồm: - Hệ thống giao thông động: Là bộ phận của hệ thống giao thông có chức năng đảm bảo cho phƣơng tiện và ngƣời di chuyển đƣợc thuận tiện giữa các khu vực. Đó là mạng lƣới đƣờng xá cùng nút giao thông, cầu vƣợt... GIAO THÔNG Hệ thống giao Hệ thống vận tải thông Hệ Hệ Vận tải Vận tải Vận tải thống thống hành hàng hoá chuyên GT GT khách dùng động tĩnh Công Cá cộng nhân Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông 9
  17. - Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thông phục vụ phƣơng tiện trong thời gian không hoạt động và hành khách tại các điểm đỗ đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá. Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, các terminal, depot, bến xe,... - Hệ thống vận tải: Là tập hợp các phƣơng thức vận tải và phƣơng tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố. - Các mối quan hệ giữa phƣơng tiện, giao thông động và tĩnh: Gara Kết thúc Các điểm dừng chuyến đi Giao thông Giao thông tĩnh động Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phương tiện, giao thông động và tĩnh 1.1.2. Giao thông tĩnh 1.1.2.1. Khái niệm giao thông tĩnh - Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thông phục vụ phƣơng tiện trong thời gian không hoạt động và hành khách tại các điểm đỗ đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá. Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, các terminal, depot, bến xe,... Quá trình hoạt động của phƣơng tiện gồm hai trạng thái: Trạng thái di chuyển và trạng thái đứng im tƣơng đối. Hai trạng thái này liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác nhau về công nghệ, kỹ thuật, 10
  18. môi trƣờng. Do đó, cần xem xét hệ thông giao thông và phƣơng tiện vận tải trong mối quan hệ tƣơng đối về không gian và thời gian. Để chỉ các công trình giao thông phục vụ phƣơng tiện trong trạng thái di chuyển ngƣời ta dùng thuật ngữ: “Đƣờng giao thông” và “các công trình trên đƣờng”, tập hợp các đƣờng giao thông tạo thành mạng lƣới giao thông. Đối với các công trình giao thông khác, tuỳ vào chức năng, công dụng của nó mà các nƣớc có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, đối với các điểm đỗ xe, thông thƣờng dùng thuật ngữ “Parking”, điểm đầu cuối thƣờng dùng thuật ngữ “Depot”, điểm trung chuyển dùng thuật ngữ “Terminal” hoặc “Transit”, điểm dừng dọc tuyến buýt gọi là “Bus Stop”, ga đƣờng sắt, cảng đƣờng thủy dùng “Station” hoặc “Port”, ga hàng không dùng thuật ngữ “Airport”. Nói một cách khác, cơ sở để phân tách các công trình giao thông trên là chức năng của từng công trình theo các phƣơng thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các công trình trên có một đặc điểm chung là nhằm phục vụ phƣơng tiện vận tải trong thời gian không hoạt động (thời gian dừng công nghệ), để chỉ những công trình này ngƣời ta dùng thuật ngữ “Giao thông tĩnh”. Từ những cơ sở trên, giao thông tĩnh đƣợc hiểu nhƣ sau: “Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian không di chuyển”. Giao thông tĩnh là toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giao thông nhƣng không trực tiếp tham gia vào quá trình giao thông, kể cả các khu vực không gian là mặt đất, trên cao hay ngầm. Nhƣ vậy, hệ thống giao thông tĩnh nhìn nhận các thành phần của giao thông tĩnh dƣới góc độ hệ thống, chúng có mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ với nhau trong một tổng thể chung. 1.1.2.2. Các thành phần của hệ thống giao thông tĩnh Theo cách hiểu trên, giao thông tĩnh gồm hệ thống các ga hàng hoá và hành khách của các phƣơng thức vận tải (các nhà ga đường sắt, các bến cảng 11
  19. thuỷ, ga hàng không, các nhà ga vận tải ô tô), các bãi đỗ xe, gara, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm cung cấp nhiên liệu.  Bến xe: là điểm đỗ cho phƣơng tiện thực hiện hoạt động vận tải (đón - trả hành khách và hàng hóa) và là đầu mối chuyển tiếp nhu cầu vận tải đối ngoại, nội thị, địa điểm cố định đƣợc chính quyền cho phép, tuân thủ sự quản lý của Nhà nƣớc và địa phƣơng (nơi xuất phát và kết thúc). Trong đó: Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng): là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa nhận, trả hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa. Bến xe ô tô khách (bến xe khách): là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.  Bãi đỗ xe: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ thực hiện chức năng phục vụ trông giữ ô tô và các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khác.  Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ thực hiện chức năng phục vụ ngƣời và phƣơng tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đƣờng bộ.  Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.  Điểm đầu, cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe buýt chạy trên một tuyến. 1.1.2.3. Vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của giao thông tĩnh đô thị * Vị trí của giao thông tĩnh - Là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. - Là nơi đỗ cho phƣơng tiện khi ở trạng thái tĩnh. - Là đầu mối chuyển tiếp của hành khách và hàng hoá. - Là công trình mang tính chất dịch vụ. 12
  20. - Là nơi tập trung lớn hành khách và hàng hoá, phản ánh lối sống, văn hoá, văn minh của địa phƣơng. Hoạt động giao thông tĩnh đô thị giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thỏa mãn các nhu cầu của các phƣơng tiện vận tải trong đó có nhu cầu dừng, đỗ gửi xe (giữ gìn và bảo quản phƣơng tiện), cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phƣơng tiện (Bảo dƣỡng, sửa chữa), dịch vụ phục vụ (cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, thông tin) cho phƣơng tiện vận tải cũng nhƣ đƣợc coi là công cụ điều tiết phƣơng tiện giao thông và điều hòa dòng giao thông trong thành phố. Cụ thể thông qua quy hoạch hệ thống điểm đỗ xe, chính sách về giá trong khai thác và vận hành hệ thống điểm đỗ xe hoặc tổ chức quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ đỗ, gửi xe cho phù hợp với sự phát triển đô thị theo từng thời kỳ hay giai đoạn khác nhau. Đây là công cụ quan trọng cho phép các đô thị có thể kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng của phƣơng tiện cá nhân, tạo điều kiện cho vận tải hành khách công cộng phát triển nhằm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trƣờng. * Vai trò của giao thông tĩnh - Bãi đỗ xe là nơi diễn ra các hoạt động giao thông. Đáp ứng một dạng nhu cầu giao thông lớn của địa phƣơng. Đáp ứng nhu cầu đỗ của phƣơng tiện khi ở trạng thái tĩnh. - Là cơ sở để các nhà tổ chức, quy hoạch giao thông và chính quyền thông qua để triển khai các chiến lƣợc phát triển và khai thác vận hành hệ thống giao thông. - Tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu có thể đầu tƣ cho các hoạt động giao thông phải bù lỗ. * Chức năng nhiệm vụ của hệ thống giao thông tĩnh đô thị Trong hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống điểm, bến, bãi đỗ xe thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhƣ: - Chức năng dừng đỗ phƣơng tiện: Giữ gìn, bảo quản phƣơng tiện. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2