Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Luận văn "Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh" tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VŨ THẮNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 02 NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VŨ THẮNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU THỊ KHÁNH LY TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 02 NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và là thành quả lao động khoa học của chính tác giả, không sao chép từ các công trình có liên quan đã được công bố. Các trích dẫn, số liệu trung thực, chính xác, từ các nguồn thông tin hợp pháp./. Tác giả Luận văn Phan Vũ Thắng
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, các phòng ban của Học viện cùng quý thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức giúp tác giả nâng cao khả năng nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn ngày càng tốt hơn. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Chu Thị Khánh Ly - Học viện Hành chính Quốc gia, người đã dành thời gian quý báu để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình lập đề cương, tổ chức nghiên cứu đề tài và viết luận văn, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã ủng hộ, động viên giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên với lượng kiến thức và khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô trong hội đồng hỗ trợ và thông cảm. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Phan Vũ Thắng
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ................................................................ 13 1.1. Tổng quan về thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ............... 13 1.1.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................................. 13 1.1.1.1. Khái niệm Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................ 13 1.1.1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................. 13 1.1.2. Thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện .............................. 14 1.1.2.1. Khái niệm về thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ..... 14 1.1.2.2. Đặc điểm thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện............ 15 1.1.2.3. Phân loại thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ............ 17 1.2. Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện..................... 18 1.2.1. Khái niệm giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................... 18 1.2.2. Các lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................... 19 1.2.3. Nguyên tắc trong giải quyết thủ tục hành chính .................................... 19 1.2.4. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................... 21 1.2.4. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................... 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp huyện .................................................................................................................... 31 1.3.1. Thể chế về thủ tục hành chính ............................................................... 31
- 1.3.2. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................... 31 1.3.3. Năng lực của công chức ......................................................................... 32 1.3.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn .................................... 32 1.3.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.......................................................................... 33 1.3.6. Chế độ kiểm tra, giám sát ...................................................................... 33 1.3.7. Việc thực hiện Chính quyền số: ............................................................. 34 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 35 Chương 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 36 2.1. Khái quát chung về UBND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh......... 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội quận Tân Bình ................. 36 2.1.2. Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ...................... 36 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 36 2.1.2.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn ........................... 37 2.1.2.3. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân quận .................................................................................................................. 38 2.1.3. Đặc điểm đội ngũ công chức Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ............ 38 2.2. Phân tích thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành................................................................................................... 40 2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành ................................................................... 40 2.2.1.1. Xây dựng và ban hành văn bản về giải quyết thủ tục hành chính 40 2.2.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất .................................................................... 41 2.2.2. Thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. .................................................................................................. 42 2.3. Đánh giá chung.............................................................................................. 59 2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 59 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................... 62 2.3.3. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế ......................................................... 64 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan........................................................................ 64 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 66 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 68
- Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................... 69 3.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 72 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện thể chế cho hoạt động giải quyết thủ tục hành chính .................................................................................................................. 72 3.2.2. Giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh mô hình “Một cửa, một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính. ................................................................. 75 3.2.3. Giải pháp về tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nội dung giải quyết thủ tục hành chính ...................................................... 77 3.2.4. Giải pháp về đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ..................................... 80 3.2.5. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết thủ tục hành chính ............................................................................................. 81 3.2.6. Giải pháp về xây dựng chính quyền số gắn với cải cách thủ tục hành chính. ................................................................................................................. 83 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 86 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 89 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 3 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 6 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 9 PHỤ LỤC 5 .......................................................................................................... 12
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Những cụm từ viết tắt Dịch nghĩa CCHC: Cải cách hành chính TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ........................ 39 Bảng 2.2. Danh sách các phần mềm điện tử đang sử dụng cho công tác giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. ...................... 41 Bảng 2.3. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng. ................................................................................................................ 47 Bảng 2.4. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng quyền sử dụng đất ........................................................................................................... 50 Bảng 2.5. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký thành lập Hộ kinh doanh ............................................................................................................... 54 Bảng 2.6. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm ..................................................................... 57
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá của cán bộ, công chức về mức độ tuân thủ các quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Bình ................................ 43 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của cá nhân, tổ chức về mức độ tuân thủ các quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Bình ................................ 44 Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ, công chức về mức độ tuân thủ các nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Bình .......................... 45 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của cá nhân, tổ chức về mức độ tuân thủ các nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Bình ................................ 46 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của cán bộ, công chức về giải quyết thủ tục hành chính trên cấp phép xây dựng ................................................................................... 49 Biểu đồ 2.6. Đánh giá của người dân về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực cấp phép xây dựng.................................................................................... 50 Biểu đồ 2.7. Đánh giá của cán bộ, công chức về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai ......................................................................................... 52 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của người dân về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai ....................................................................................................... 53 Biểu đồ 2.9. Đánh giá của cán bộ, công chức về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực thành lập và hoạt động hộ kinh doanh ....................................... 55 Biểu đồ 2.10. Đánh giá của người dân về giải quyết thủ tục hành chính thành lập và hoạt động hộ kinh doanh. ..................................................................... 56 Biểu đồ 2.11. Kết quả của cán bộ, công chức về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ......................................................... 58 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của người dân về giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ........................................................................ 59 Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công tác tại UBND quận ..................................................................... 61
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện ..... 23 Sơ đồ 1.2. Quy trình về giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng ................................................................................................................. 26 Sơ đồ 1.3. Quy trình thủ tục hành chính về cấp giấy chứng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cấp huyện ............................................................................................ 27 Sơ đồ 1.4. Quy trình thủ tục hành chính về đăng ký thành lập Hộ kinh doanh ......................................................................................................................... 29 Sơ đồ 1.5. Quy trình thủ tục hành chính về cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống........ 30 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình .......... 37
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng là một trong những nội dung quan trọng việc quản lý hành chính nhà nước. Nhận thức vai trò đó, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng, nhấn mạnh trong công tác của mình. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự ra đời của chuyển đổi số, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đòi hỏi nền hành chính nhà nước phải đó tập trung vào cải cách TTHC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, tổ chức công dân ngày một tốt hơn. Ở Việt Nam, công cuộc CCHC đã được thực hiện từ khá sớm và được đánh dấu rõ rệt bằng chương trình Tổng thể CCHC giai đoạn từ 2000 – 2020. Trong đó, cải cách TTHC là nội dung mà Chính phủ chú trọng thực hiện xuyên suốt, đặc biệt là trong các kỳ họp Chính phủ. “Công tác đơn giản hóa TTHC được triển khai quyết liệt trong giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020 từng bước mang lại những kết quả nhất định. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho ra đời trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh, cấp huyện với nhiều phương thức hoạt động mới mẻ, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN đối với một số lĩnh vực đã được quan tâm, triển khai mạnh mẽ. Việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương ngày càng nâng lên trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v… Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC, đánh giá tác động của TTHC, kiểm tra cải cách TTHC được các cơ quan nhà nước nghiêm túc thực
- 2 hiện; trong đó kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC mới, đảm bảo đơn giản, rõ quy trình, dễ hiểu, dễ thực hiện. Công tác niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết, công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC được thực hiện theo quy định, đảm bảo cho nhu cầu của người nhân đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Một số bộ, ngành, địa phương có những sáng kiến nổi bật, như Đề án thực hiện liên thông các TTHC được nâng cao, với số lượng hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ngày càng tăng” [26] ... Tiếp theo, Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 07 năm 2021 về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 xác định cải cách TTHC là một trong những đột phá phát triển đất nước. Nghị quyết đã bổ sung thêm nội dung xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số nhằm nhấn mạnh việc tối ưu quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Quan tâm đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, từng bước tiến tới cung ứng dịch vụ công không phân biệt địa giới hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhân dân. Theo đó, với chỉ đạo quyết liệt trong cải cách hành chính và cải cách TTHC với cấp huyện nói chung, bên cạnh kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính nhà nước đến nay cũng đang gặp một số khó khăn, hạn chế như sau: Một là, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính chưa thực sự quyết liệt. Tuy có nhiều cải thiện trong việc ban hành các văn bản cụ thể hóa trong điều hành, thực hiện nhưng vẫn còn sự chênh lệch, bất cập trong quá trình thực tế. Hai là, TTHC trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp. Việc đẩy mạnh cung cấp TTHC theo cơ chế một cửa liên thông còn hạn chế. Mặc dù mang lại
- 3 nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là doanh nghiệp nhưng thời gian qua, số lượng hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến vẫn còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, hoạt động công khai danh mục TTHC và quy trình thực hiện TTHC còn chậm, một số đơn vị còn chưa phát huy hết vai trò. Ba là, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức có chưa đồng đều. Hiện do nhu cầu tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cần có tính nhạy bén trong nhận diện, đánh giá vấn đề, và đề xuất các phương thức giải quyết hiệu quả; đòi hỏi các kỹ năng như thuần thục trong ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc. Đồng thời một phần năng lực đội ngũ chưa đồng đều là do công tác thanh kiểm tra còn chưa thực chất, việc xử lý cán bộ, công chức còn mang tính răn đe, chưa thực sự triệt để. Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế. Công tác chuyển đổi số ở một số địa phương còn khá hờ hợt, chưa thật sự đi sâu vào thực tế, còn mang tính hình thức. Hạn chế nêu trên đối với Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh không là ngoại lệ. Hướng đến hoàn thiện giải quyết TTHC tại địa bàn lựa chọn, tác giả chọn đề tài “Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu để hoàn thành luận văn Thạc sĩ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cải cách thủ tục TTHC nói chung và giải quyết TTHC nói riêng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, cho đến nay các nội dung này đã được rất nhiều các học giả trong nước quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu một số công trình nghiên cứu sau đây: - Một số công trình nghiên cứu về thủ tục hành chính tiêu biểu:
- 4 Trần Thị Dinh (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thực tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [19]. Qua luận văn, tác giả đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện TTHC tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Phan Thanh Diễm (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC tại Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [18]. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách TTHC nhằm đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Đặng Thị Thùy Dương, Hoàng Phú Hưng (2022), “Đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thương [20]. Bài viết nêu ra căn cứ pháp lý, đánh giá thực trạng nội dung CCHC của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ trong 6 tháng đầu năm 2022, đồng thời đưa ra phương hướng thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022. Trần Minh Hương (2022) “Giáo trình Luật hành chính”, Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân [29]. Trong giáo trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản của giải quyết thủ tục hành chính như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, các giai đoạn, các nguyên tắc của TTHC. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1996) “Một số vấn đề về cải cách TTHC” Nxb Chính trị Quốc gia [31]. Cuốn sách đã giới thiệu tổng quan sự tác động của TTHC đối với hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và những khó khăn trong quản lý hành chính nhà nước nếu thiếu những TTHC phù hợp.
- 5 Nguyễn Thị La, Hoàng Thị Hoài Hương (2016), TTHC và cải cách TTHC trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB ĐHQG, HN [32]. Nội dung cuốn sách nghiên cứu các vấn đề cơ bản về cải cách TTHC, giải quyết TTHC trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nguyễn Thị Huyền Nga (2017), “Kiểm soát TTHC – Từ thực tiễn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc Gia [35]. Luận văn dựa trên lý luận về kiểm soát TTHC đã nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật về kiểm soát TTHC nói chung, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng, và tình hình thực hiện trên địa bàn quận, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về kiểm soát TTHC ở quận Hai Bà Trưng. Nguyễn Thị Nhàn (2018), “Cải cách TTHC trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [36]. Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp – hộ tịch ở huyện Lệ Thủy, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách TTHC một cách có hiệu quả hơn. Nguyễn Hữu Thành (2018), “Cải cách TTHC tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [37]. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTHC, cải cách TTHC, đánh giá thực trạng công tác cải cách TTHC tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và đề ra kiến nghị, giải pháp nhằm cải cách TTHC tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai. Nguyễn Văn Thâm (2004) “Giáo trình TTHC”, Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [38]. Trong cuốn sách này, tác giả đã
- 6 khái quát những nội dung cơ bản về TTHC trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay. Bài viết “Phát triển chính phủ điện tử đến chính phủ số nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Chu Thị Khánh Ly, Trần Thị Hương Huế đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản trị quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số - Chính sách chính phủ số: Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo trong quản trị số ở Việt Nam”), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông năm 2022 đã đã phân tích thực trạng kết quả thực hiện CCHC, trong đó đề cập đến những vấn đề về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường số [34]. Bài viết “Opportunities and challenges of developing E-Government in Ho Chi Minh city, Proceedings of International conference: Governace In Digital transformation, (Cơ hội và thách thức phát triển Chính phủ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Quản trị trong chuyển đổi số” của tác giả Đặng Thị Thu Phương, Chu Thị Khánh Ly, NXB Chính Quốc gia, năm 2022 [22]. Nhóm tác giả đã phân tích thực trạng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đồng thời bài viết đã đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền điện tử dựa trên những cơ hội và thách thức tại Thành phố. Trần Thị Thương (2020), “Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [42]. Luận văn đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
- 7 Nguyễn Quang Tuấn (2019), “Cải cách TTHC tại Ủy ban nhân dân huyện Trà Bông, tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [43]. Luận văn đã tổng hợp lý luận và thực tiễn thực hiện cải cách TTHC trên địa bàn huyện Trà Bông, đề xuất các giải pháp thực hiện cải cách TTHC đáp ứng yêu cầu trong hiện nay. Dương Thị Tươi (2023), “Pháp luật về nền hành chính số ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị [44]. Bài viết đã đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nền hành chính số ở Việt Nam hiện nay. - Một số công trình nghiên cứu về giải quyết thủ tục hành chính: Nguyễn Hoàng Anh (2022), “Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Bài viết đánh giá cơ bản thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đó [1]. Phạm Thị Mai Liên (2018), “TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh Cao Bằng”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [33]. Luận văn đánh giá việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh Cao Bằng trong thực tiễn, rút ra bài học từ những thành công và hạn chế của mô hình, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cấp huyện. Lê Văn Thuận (2019), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [41]. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và
- 8 thực tiễn nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cho ngành bảo hiểm xã hội và tại bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị. Nhan Văn Truyện (2017), “Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viên Hành chính Quốc Gia [46]. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm, những hạn chế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dan Thị xã Hà Tiên. - Một số công trình nghiên cứu về giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, tiêu biểu: Hoàng Thị Lan Anh (2019), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [2]. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà hành chính nhà nước. Từ đó đánh giá thực trạng tại Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đỗ Bá Bằng (2017), “Giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia [3]. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về
- 9 giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Nguyễn Thị Thanh Hà (2020), “Thực hiện pháp luật trong giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân phường, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc Gia [28]. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đảm bảo thực hiện pháp luật trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân phường, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhìn chung các công trình đang tập trung giải quyết về công tác CCHC, kiểm soát TTHC, thực hiện TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC tại các cấp chính quyền khác nhau. Nhưng hiện nay chưa có đề tài nào liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình trên sẽ là nền tảng tham khảo trong quá trình thực hiện khóa luận này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TTHC và giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, luận văn tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTHC và giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
113 p | 43 | 9
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về giáo dục từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
98 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn