intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Hoababytrang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

43
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài "Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk" là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại Thị xã Buôn Hồ trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………...../…………. …../…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRUNG KIÊN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………...../…………. …../…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRUNG KIÊN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH ĐĂK LĂK - NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi./. Tác giả Luận Văn Nguyễn Trung Kiên
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Diệu Oanh - Người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính, các giảng viên Khoa sau đại học và các Phòng, Khoa của Học viện Hành chính đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Buôn Hồ; lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các xã, phường trên địa bàn Thị xã và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương để tôi hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Nguyễn Trung Kiên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 .......................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ............ 8 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ ...................................................... 8 1.1. Khái quát chung về Hội đồng nhân dân cấp xã ................................ 8 1.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã ............................................................................................................... 8 1.1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã .............................. 8 1.1.1.2 Chức năng của Hội đồng nhân dân xã .................................... 9 1.1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã ...................... 12 1.1.2. Tổ chức của hội đồng nhân dân cấp xã ...................................... 13 1.1.2.1. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân ................................................. 13 1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ....................... 15 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ..................................................................................... 15 1.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm hoạt động giám sát củahội đồng nhân dân xã cấp xã ............................................................................................................. 15 1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .. 20 1.2.1.2. Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân xã .............................. 23 1.2.2. Chủ thể, đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .... 23 1.2.2.1. Chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ...................... 23 1.2.2.2. Đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................. 24 1.2.3. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã.. 25 1.2.3.1. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................... 25 1.2.3.2. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .................. 27 1.3. Các yếu tố đảm bảo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. ......................................................................................................... 31 1.3.1 Yếu tố chính trị - pháp lý .............................................................. 31 1.3.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ................................... 33 1.3.3. Điều kiện vật chất, chi phí ........................................................... 34 1.3.4. Sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội .............................................. 34
  6. Chương 2 ........................................................................................................ 37 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK 37 2.1. Khái quát về tổ chức và chất lượng Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk .................................................... 37 2.2.1. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhiệm kỳ 2016-2021 ......................................................................... 37 2.1.2. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân .................................... 38 2.2. Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhiệm kỳ 2016-2021 ............................. 42 2.2.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp ............ 42 2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã ................................................................................................................. 49 2.2.3. Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân xã ........... 55 2.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân xã .......... 57 2.3. Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk ....................................... 60 2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................... 60 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 62 Chương 3 ........................................................................................................ 67 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ...... 67 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................... 67 3.1. Yêu cầu bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ....................................... 67 3.2. Giải pháp hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk .................................................... 72 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội đồng nhân dân cấp xã ..................................................................................... 73 3.2.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ....................................................... 74 3.2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã .......................................................................................................... 77 3.2.4. Nâng cao kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân xã ............ 80
  7. 3.2.5. Yêu cầu thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ..................................................................................... 83 3.2.6. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền thị xã Buôn Hồ đối với Hội đồng nhân dân cấp xã............................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung chữ viết tắt Chữ viết tắt 1 Chính quyền địa phương CQĐP 2 Hội đồng nhân dân HĐND 3 Ủy ban nhân dân UBND 4 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBMTTQ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng Nội dung bảng biểu Trang biểu Bảng 2.1 Cơ cấu, số lượng thành phần, ngoài Đảng, tôn giáo, 38 dân tộc ít người, tái cử đại biểu HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bảng 2.2 Độ tuổi đại biểu HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã 40 Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đại biểu 41 HĐND trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bảng 2.4 Thống kê tình hình chất vấn của đại biểu tại các kỳ 45 họp HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ Bảng 2.5 Thống kê về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp 46 cuối năm 2018 theo Nghị quyết số 85/2014/UBTVQH
  9. 13 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ Bảng 2.6 Phiên họp của thường trực HĐND cấp xã nhiệm kỳ 50 2016-2021 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ Bảng 2.7 Thống kê tình hình giám sát chuyên đề của Thường 52 trực HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ Bảng 2.8 Tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa 54 bàn thị xã
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giám sát là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nói chung, trong đó có HĐND cấp xã (cấp cơ sở). Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện những vấn đề bất cập, chỉ ra nguyên nhân và có những kiến nghị, đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương. Đây là hình thức thể hiện quyền giám sát của nhân dân thông qua cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Như vậy, về mặt bản chất giám sát của HĐND là hoạt động nhằm kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, được quy định tại điều 113 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. [27, tr.49]. Do đó, HĐND cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn xã, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống nhân dân ở địa phương. Đáng chú ý là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã có nhiều điểm mới về giám sát của HĐND như quy định về các chủ thể giám sát, bổ sung các đối tượng giám sát và nâng cao tính chất của hoạt động giám sát, quy định về cách thức tiến hành chất vấn và trách nhiệm giải trình trong phiên họp của Thường trực HĐND. Tất cả nhằm tăng 1
  11. cường hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND các cấp, trong đó có HĐND ở xã. Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát; tổ chức các đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có những hình thức phối hợp với các cấp, các ngành v.v. Do đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND cấp xã nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; một số vụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế chất lượng và hiệu quả giám sát của HĐND chưa cao, còn mang tính hình thức, một số nơi còn tình trạng người giám sát nể nang, né tránh, “giơ cao đánh khẽ” đối với đối tượng chịu sự giám sát; Một số kiến nghị của HĐND chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Hội đồng nhân dân chưa thật sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. v.v. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp xã hiện nay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải đổi mới hoạt động của HĐND cấp xã, nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân là nhu cầu, đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. 2
  12. Thị xã Buôn Hồ được thành lập theo Nghị định số 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên 28.260,99 ha, đơn vị hành chính có 12 xã phường, 149 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó: có 45 thôn, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (có 01 xã thuộc vùng II và 5 buôn đặc biệt khó khăn). Trong những năm qua kinh tế - xã hội của Thị xã Buôn Hồ chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, phần lớn đất nông nghiệp đã được quy hoạch, thu hồi, nhiều khu đô thị được đầu tư xây dựng. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ theo pháp luật hiện hành được đặt ra nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng với mục tiêu xây dựng HĐND thực sự là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan dân cử xứng đáng với niềm tin của Nhân dân. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nghiên cứu về chất lượng, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận, nghiên cứu, cụ thể như: - Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân - Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội. 3
  13. - Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát trong hoạt động của HĐND từ thực tiễn hoạt động của HĐND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”, Cao Thị Bích Lan, 2005. - Ts.Trương Thị Hồng Hà “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội”, Nxb.Chính trị quốc gia, 2009. - Nguyễn Thị Nữ, Tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã- qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm bảo vệ 2012. - Thái Minh: “Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương - gắn kết trách nhiệm”, báo Đại biểu Nhân dân, số 225, 13/8/2018. Tác giả đã đề cập đến trách nhiệm của HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương thể hiện qua nghị quyết của HĐND. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đều xoay quanh các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp; đề cập được nhiều vấn đề mang tính lý luận về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát của HĐND ở các cấp khác nhau. Bên cạnh việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, các tác giả đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề của thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND thông qua nắm bắt, nghiên cứu thực tế; tìm hiểu những vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt động của HĐND. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất được nhiều giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND, nhất là hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích 4
  14. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại Thị xã Buôn Hồ trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, thông qua giải quyết các vấn đề lý luận của đề tài như khái niệm, đặt điểm, chủ thể, đối tượng, phương pháp, nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk hiện nay, đặt trọng tâm vào nhiệm kỳ 2016-2021. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giám sát và chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: phù hợp với mã số chuyên ngành quản lý công, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp xã đối với UBND cấp xã. 5
  15. - Phạm vi về thời gian, không gian: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk nhiệm kỳ 2016-2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề về Nhà nước và pháp luật, về Hội đồng nhân dân, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, ở đây tác giả chủ yếu dùng các phương pháp phân tích những tài liệu sẵn có; phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu; phương pháp so sánh, đánh giá; phương pháp quan sát... để nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, tác giả đưa ra được những giải pháp nâng cao hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, từ đó góp phần luận chứng về mặt lý luận cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Thông qua đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk cũng như các địa bàn khác trong phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận văn 6
  16. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Chương 2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái quát chung về Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghãi Việt Nam năm 2013, Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.[27, tr.45] Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.[31, tr.10] Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính gồm có HĐND và UBND. HĐND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô cảm, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. 8
  18. Trong hoạt động của mình, HĐND, Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. HĐND có vị trí, vai trò như chiếc cầu nối giữa nhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước, đồng thời cũng đảm bảo, giám sát việc thực hiện pháp luật ở địa phương đó. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước gần dân nhất, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân, nắm bắt tâm tư, tình hình đời sống của nhân dân ở xã. HĐND xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cấp xã; giám sát việc thực các hiện nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở cấp mình. HĐND xã là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã, được lựa chọn từ các đại biểu ưu tú của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, nông dân, trí thức, v.v. HĐND xã đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh tập thể của nhân dân địa phương trong xã. HĐND là tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn và yêu cầu của nhân dân, do đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần quan trọng để đạt được những thành tựu về KT- XH, quốc phòng - an ninh ở địa phương. 1.1.1.2 Chức năng của Hội đồng nhân dân xã 9
  19. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định những chức năng cơ bản của HĐND các cấp (trong đó có cấp xã) bao gồm: Chức năng quyết định và chức năng giám sát có mối quan hệ biện chứng với nhau. - Chức năng quyết định : Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Để có cơ sở pháp lý cho HĐND cấp xã thực hiện tốt chức năng này, tại Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã xác định cụ thể nội dung những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm các lĩnh vực sau đây: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính quyền; kinh tế, tài nguyên, môi trường; giáo dục, đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội; dân tộc, tôn giáo; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, nội dung chức năng quyết định của HĐND cấp xã rất rộng, bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế - văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng, an ninh. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND xã trong tổ chức chính quyền địa phương. Mặt khác, đây cũng là những căn cứ pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho chính quyền địa phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ với cử tri và cấp trên giao cho. 10
  20. - Chức năng giám sát: Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.” [26, Điều 1]. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định về chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân phường tại khoản 4 Điều 61 như sau: “Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản qạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.” [31]. Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND, có mối quan hệ và tác động qua lại với chức năng quyết định của HĐND. Vì muốn thực hiện đúng và có hiệu quả chức năng quyết định, HĐND phải có được đầy đủ những thông tin về tình hình kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương, về thực tế thực hiện Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND trước đó đã ban hành... Thiếu những thông tin này, HĐND không thể quyết định được những chủ trương, biện pháp phù hợp và đáp ứng nhu cầu mà cuộc sống đòi hỏi. Để có được những thông tin như thế thì một kênh rất cần thiết là hoạt động giám sát của HĐND. Vì vậy, hoạt động giám sát của HĐND được xem như một khâu không thể thiếu của 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2