Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet Công hòa đân chủ nhân dân Lào
lượt xem 4
download
Mục đích của nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet Công hòa đân chủ nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ----------------------- PHOUDTILARD SENGMANY HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ----------------------- PHOUDTILARD SENGMANY HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 83 40 403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ VĂN NHIÊM Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu về đề tài “ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả PHOUDTILARD SENGMANY
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.VŨ VĂN NHIÊM, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những tri thức khoa học về Quản lý công. Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban lãnh đạo và chuyên viên Phòng Sau đại học - Trường Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất cho chúng tôi. Các bạn học viên lớp cao học chuyên ngành Quản lý công HC22.N6 đã chia sẻ những khó khăn và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Gia đình và những người thân đã quan tâm và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập. SENGMANY PHOUDTILARD
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục những từ viết tắt trong luận văn MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài luận văn ....................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................... 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH............................ 8 1.1. Vị trí pháp lý và chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ................ 8 1.1.1. Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh............................... 8 1.1.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh................................. 12 1.2. Mục đích, yêu cầu, chủ thể của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ...................................................................................... 14 1.3. Hình thức hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh …………………19 1.3.1. Hoạt động giám sát thông qua kỳ họp hội đồng nhân dân............ 19 1.3.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp ................................................ 24 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. ......... 26 1.4.1. Yếu tố chính trị ........................................................................... 26 1.4.2. Yếu tố kinh tế .............................................................................. 27 1.4.3. Yếu tố văn hóa ............................................................................ 29 1.4.4. Các yếu tố khác ........................................................................... 30
- Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................................................................... 35 2.1. Giới thiệu về Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào .............................................................................. 35 2.1.1. Quá trình hình thành của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet .......................................................................................... 35 2.1.2. Vị trí, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet .......................................................................................... 36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet ........... 37 2.1.3. Tổng quan về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet .......................................................................................... 38 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet thông qua kỳ họp.................................................................. 39 2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet ngoài kỳ họp ........................................................................ 46 2.3.1. Hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh Savannakhet................. 46 2.3.2. Hoạt động của các Ban HĐND từ 2016 đến nay ......................... 54 2.3.3. Hoạt động giám sát của các đại biểu HĐND cấp tỉnh ................. 58 2.4. Đánh giá chung .................................................................................. 60 2.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động giám sát ....................... 60 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................ 61 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................ 63 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 65
- Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................................................. 67 3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh ............................................................ 67 3.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân nói chung và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát nói riêng ................... 68 3.3. Hoàn thiện các hình thức giám sát để nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân ........................................................................ 71 3.4. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức của Hội đồng nhân dân tỉnh ............................................................................................ 74 3.5. Nâng cao chất lượng tiếp công dân và xử lý, đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ................................................................. 79 3.6. Tăng cường quan hệ giữa Hội đồng nhân dân tỉnh với các cơ quan ban ngành, đoàn thể ở địa phương ............................................................ 83 3.7. Bảo đảm điều kiện hoạt động giám sát của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh ............................................................................................... 86 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 90 KẾT LUẬN ................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 93
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HĐND : Hội đồng nhân dân. TAND : Tòa án nhân dân. TTHĐND : Thường trực Hội đồng nhân dân. UBND : Ủy ban nhân dân. VBPL : Văn bản pháp luật. VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật. VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân. XHCN : Xã hội chủ nghĩa. QH : Quốc hội. CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sau khi được giải phóng vào tháng 12 năm 1975, chính quyền nhà nước của Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng, là một chính quyền của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, chính quyền nhân dân mà cụ thể là hội đồng nhân dân luôn xứng đáng là người đại biểu trung thành của nhân dân, góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV cho đến các kỳ Đại hội tiếp theo đó, Lào chủ trương đổi mới nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển từ kinh tế nửa tự nhiên sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Điều 2 Hiến pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2015 quy định: Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân các bộ tộc, của tất cả các tầng lớp xã hội với người lao động, nông dân và đội ngũ trí thức là thành phần chính. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong bộ máy nhà nước Lào có hai cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng nhân dân lại thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi địa phương mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước tại địa phương. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Vì vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có vị trí vô cùng quan trọng; là cầu nối giữa Trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp ra các quyết định về những chủ trương chính sách lớn liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- 2 Vì vậy nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành có ý nghĩa cả lý luận cũng như thực tiễn, góp phần hoàn thiện và nâng cao hoạt động của Hội đồng nhân dân, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Bởi vì, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định Hiến pháp và pháp luật.Trong bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Thời gian qua, Thường trực và các ban Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào tiếp tục có những hoạt động khá sôi nổi, có những nét nổi bật theo hướng không ngừng cải tiến để hoạt động của cơ quan dân cử đi vào thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Ủy ban xây dựng Tổ quốc Lào của tỉnh và các cơ quan chức năng trong công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp; tổ chức tiếp xúc cử tri, tổ chức thảo luận tổ đại biểu tại các huyện, thị xã, thành phố theo luật định. Thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề quan trọng, bức xúc mà cử tri quan tâm. Việc cung cấp các thông tin về trả lời ý kiến cử tri, cũng như thông tin về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ cho hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân được chú trọng và đảm bảo; hoạt động tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh cũng tiếp tục được đổi mới, Hội đồng nhân dân tỉnh không chỉ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, về các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp, mà còn mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động. Bên cạnh đó, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh đều tăng cường các hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát, khảo sát chuyên đề. Đây là bước tiến quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thể hiện tinh thần quyết tâm và sự đổi mới về phương pháp hoạt động của Hội
- 3 đồng nhân dân tỉnh ở nhiệm kỳ 2016 - 2021.Qua hoạt động giám sát đã phát hiện những ưu điểm để phát huy, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm và yêu cầu chấn chỉnh. Những kiến nghị trong các báo cáo giám sát đều xuất phát từ thực tế nên tính thuyết phục cao và phần lớn các kiến nghị đó đã được các cơ quan, đơn vị được giám sát tiếp thu. Chất lượng thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng lên, tính phản biện cao, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp đại biểu có căn cứ thảo luận và quyết định những nội dung quan trọng trong các kỳ họp. Từ đó, cho thấy hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân đã được cử tri ghi nhận, Tỉnh ủy đánh giá cao. Hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet đã có những chuyển biến rõ rệt, đóng góp tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều báo cáo chính thức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng vẫn còn biểu hiện mang tính chất hình thức; chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng theo quy định của các văn bản pháp luật đề ra; hiệu lực, hiệu quả còn thấp, thậm chí trong dư luận còn một số ý kiến chưa hiểu rõ về chức năng và quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Trong bối cảnh hoạt động theo các quy định mới của pháp luật, đồng thời trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, để đáp ứng được niềm tin, sự mong đợi của cử tri tỉnh nhà thì vấn đề tiếp tục cải tiến, đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, kế thừa những kết quả và kinh nghiệm trong các nhiệm kỳ trước là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Vì vậy, cần tập trung cải tiến, đổi mới trên các phương diện hoạt động của Hội đồng nhân dân mạnh hơn để đáp ứng yêu cầu, đáp ứng kỳ vọng của đại biểu và cử tri tỉnh nhà. Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet, trên cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm gần đây, tác giả lựa chọn đề tài:“Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet Công hòa đân chủ nhân dân Lào” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học Quản lý công.
- 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân không phải là vấn đề mới ở Việt nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, nhưng việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tổ chức và đưa ra các giải pháp đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân luôn là vấn đề có tính thời sự và cấp thiết. Các công trình nghiên cứu đều quan tâm tập trung theo một goác độ nhất định, giá trị mà các công trình nghiên cứu đó mang lại rất cao và hướng tới sự hoàn thiện tổng thể. Còn đối với CHDCND Lào, đây vẫn còn là vấn đề nghiên cứu chưa được rộng rãi mà chủ yếu là các nghiên cứu chung về quản lý hành chính, trong đó có các công trình nghiên cứu sau đây: - Luận văn của Xải U Phun Xả Ly với đề tài “Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004. Luận văn đã đánh giá vai trò của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động. - Vanxay Sengdavong,Tổ chức bộ máy của Văn phòng tỉnh PhongSaLy nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2013. - Phommalath Sengdone, Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bokeo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, 2015. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam: - Nguyễn Viết Bé “Nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua cơ quan dân cử”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998 . Tác giả đã phân tích những phương thức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, trong đó thông qua cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cách cơ bản nhất. - Tác giả Nguyễn Sỹ Dũng với cuốn “Quyền giám sát của Quốc hội: nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu” nhìn nhận sự giám sát của Quốc hội đối
- 5 với cơ quan hành chính nhà nước từ góc độ thực tiễn. Từ đó tác giả soi lại vấn đề lý thuyết về quyền giám sát của Quốc hội và chỉ ra một số hạn chế. Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 6/2002. Trương Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động các ban của Hội đồng nhân dân, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 2/2003. Bùi Huyền Mai, Đổi mới tổ chúc và hoạt động chủa Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, năm 2004 Tác giả Văn Tất Thu với cuốn “Tổ chức và hoạt động của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” xuất bản năm 2011 bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Công trình đi sâu phân tích cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; phân tích cơ sở khoa học tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của những cơ quan này, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong các văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ theo hướng chính quy, hiện đại. Nhìn chung những công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh của Hội đồng nhân dân, tiếp thu những kết quả đó, luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Mục đích của nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet . - Nhiệm vụ:
- 6 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hội đồng nhân dân tỉnh, cơ quan cầu nối giữa Trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tại địa phương. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet hiện nay, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa nân chủ nhân dân Lào. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ 2013 - 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu vấn đề, đó là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh; phỏng vấn chuyên gia, diễn giải và quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần hoàn thiện về phương diện lý luận về việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trên cơ sở đó góp phần thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
- 7 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về nhà nước và pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
- 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Vị trí pháp lý và chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 1.1.1. Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Trên thế giới có nhiều học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương với việc phân chia quyền lực giữa giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc đề cập tới việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền ở địa phương. Lý luận mang tính học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước, cụ thể là cấp tỉnh chưa hình thành rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên lý cơ bản nhất và xuyên suốt đó là: Hội đồng nhân dân là cơ quan dân cử ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra để thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề cơ bản ở địa phương. HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương có quyền quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước, HĐND là cơ quan bầu ra UBND, Thường trực HĐND và Hội thẩm tòa án nhân dân cùng cấp, HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương. Nghị quyết của HĐND phải được quá nửa tổng số đại biểu biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND. HĐND thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương trên địa bàn lãnh thổ, thồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên giao Quyết định của HĐND có tính chất bắt buộc đối với mọi cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang và nhân dân ở địa phương. Như vậy, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và gốc của chính quyền nhân dân. Khác với Quốc hội, Quốc hội là cơ quan hay mặt toàn thể nhân dân cả nước sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi toàn quốc, HĐND sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi
- 9 hẹp hơn, trong địa phương mình. Điều này có tính chất quyết định tới phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng trực tiếp với hình thức bỏ phiếu kín. HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Cơ cấu HĐND được hợp thành từ những từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, các dân tộc, các thành phần xã hội trong phạm vi địa phương. HĐND tồn tại, hoạt động trước hết vì lợi ích của nhân dân địa phương nhưng phải phù hợp với lợi ích chung của cả nước. HĐND chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương. Một yếu tố khác thể hiện tính đại diện của HĐND là chế độ bãi nhiệm đại biểu HĐND, đại biểu nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân thì tùy mức độ vi phạm mà bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trức HĐND và UBND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Ủy ban xây dựng Nhà nước cùng cấp. Trong trường hợp HĐND bãi nhiệm đại biểu thì việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Trường hợp củ tri bãi nhiệm đại biểu thì tiến hành theo thể thức do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, HĐND là tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm của địa phương, do đó có cơ sở quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Như vậy, HĐND là một tổ chức vừa có tính chất chính quyền lực, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. Nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước. Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. HĐND một mặt cần chăm lo xây dựng địa phương, đảm bảo sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, mặt khác phải hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
- 10 Hiện nay, bộ máy nhà nước CHDCND Lào được tổ chức thành bốn cấp hành chính: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản. Cấp trung ương là cấp vĩ mô, tổ chức quản lý toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Cấp tỉnh, huyện, bản là cấp cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Như vậy, cấp tỉnh là cấp trung gian giữa chính quyền trung ương và chính quyền đại phương, là cấp đầu tiên của chính quyền địa phương.Nếu cấp trung ương là cấp đề ra chủ trương, chính sách thì cấp địa phương là cấp tổ chức, thực hiện chủ trương, chính sách. Vì vậy, với vai trò là cấp đầu tiên của chính quyền địa phương, cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương, chính sách từ trung ương xuống tới người dân. Quá trình chuyển tải chính sách từ trung ương đến cơ sở , cấp tỉnh được trao cho những thẩm quyền nhất định trong việc thực hiện chức năng quản lý trên địa bàn lãnh thổ. Xét dưới góc độ tự chủ và quyền tự quản của nhân dân, thì cấp tỉnh là cấp có quyền tự chủ tương đối cao so với cấp huyện và cấp bản, tác động tới hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân bầu ra, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, một cấp ngay dưới cấp trung ương. Vì vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương, quyết sách những vấn đề trực tiếp ở địa phương, giải quyết những khó khăn vướng mắc của nhân dân và quyết định hướng phát triển cho kinh tế - xã hội ở địa phương mình. HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, nhưng tính chất đại diện của Hội đồng nhân dân khác với tính chất đại diện của Quốc hội.Quốc hội là người đại diện cho nhân dân cả nước; còn Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Tính chất của Hội đồng nhân dân được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
- 11 - Các đại biểu HĐND do cử tri bầu ra bằng hình thức phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các cơ quan khác của chính quyền địa phương không được thành lập theo trình tự này. - HĐND có cơ cấu đại biểu đại diện cho các tầng lớp xã hội, các thành phần xã hội được phân bố trên các địa bàn lãnh thổ của địa phương. - Các đại biểu HĐND là những người tiêu biểu, ưu tú trong nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Tính chất quyền lực của HĐND được thể hiện ở một số mặt sau: - Căn cứ vào những quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức cức vụ trong tổ chức của mình như thường trực HĐND, các ban của HĐND; - Căn cứ vào những quy định của pháp luật, HĐND bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của mình, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; - Căn cứ vào những quy định của Hiến pháp và pháp luật, HĐND ban hành các nghị quyết để triển khai các mặt công tác ở địa phương. - HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương. Tính chất đại diện và tính chất quyền lực của HĐND có quan hệ biện chứng với nhau.Tính đại diện là tiền đề đảm bảo để HĐND trở thành cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.HĐND mới có đủ quyền năng lực thực hiện được tính chất đại diện cho nhân dân, thay mặt cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Tuy HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng xét về vị trí pháp lý, HĐND không giống với quốc hội, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Sự khác biệt ở đây không chỉ ở phạm vi, cấp độ mà ở thẩm quyền. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm Hiến pháp ban hành luật, sửa đổi luật; HĐND cũng là cơ quan quyền lực nhưng chỉ có quyền ban hành Nghị quyết trong phạm vi địa phương. Như vậy, HĐND vừa là một cơ quan trong bộ máy nhà nước, vừa là chủ thể quyền lực, đại diện cho nhân dân địa phương và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; giám sát việc tuân thủ theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ
- 12 chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân ở địa phương nhằm phát huy tiềm năng của địa phương trên mọi mặt kinh tế, xã hội. Như vậy, tính chất quyền lực của HĐND được thể hiện trên nhiều phương diện, là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành nghị quyết để quyết định nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương. Từ những vấn đề nêu trên, xét về mặt hình thức cũng như nội dung hoạt động, thiết chế HĐND ở CHDCND Lào thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương. Quyền lực của HĐND được xác định trong Hiến pháp về bản chất cũng chính là quyền lực của Nhân dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nào để HĐND thực hiện được quyền lực của mình trên thực tiễn là mục đích hướng tới của công cuộc đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung và HĐND các cấp nói riêng. 1.1.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Theo Hiến pháp hiện hành và Luật tổ chức HĐND và UBND thì HĐND có ba chức năng cơ bản sau: a). Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của nhân dân đối với cả nước b). Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương c). Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc tuân thủ theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Trong số các chức năng trên, chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng quan trọng của HĐND. Bởi trong mọi hoạt động quản lý nhà nước và xã hội thì hoạt động giám sát là hoạt động không thể thiếu. Nếu thiếu và yếu trong hoạt động giám sát thì rất rễ trở thành quan liêu, không thực quyền. Ở CHDCND Lào, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Vì vậy hoạt động giám sát của Quốc hội và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn