intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÂM QUANG NGHĨA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÂM QUANG NGHĨA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN : PGS-TS. NGUYỄN VĂN HẬU TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lâm Quang Nghĩa , học viên lớp Cao học Quản lý công HC20N10, niên khóa 2015-2017. Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi ( có khảo cứu, kế thừa có chọn lọc, khoa học và hợp lý một số vấn đề thực tiễn). Các số liệu trong luận văn là trung thực, đƣợc điều tra, nghiên cứu cẩn thận và tỉ mỉ, có tính cập nhập và nguồn đƣợc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/3/2017 Tác giả Lâm Quang Nghĩa
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thiện nghiên cứu Luận văn Cao học quản lý công, niên khóa 2015-2017, tôi nhận đƣợc sự quan tâm giảng dạy, giúp đỡ của Ban giám đốc, các thầy, cô tham gia giảng dạy và Khoa sau Đại học đã giúp đỡ tôi lĩnh hội những kiến thức khoa học và bổ ích của chƣơng trình Cao học Quản lý công. Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ sở Học viện hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Kiên Giang, Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Trƣờng Chính trị tỉnh, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang đã động viên và cung cấp, hỗ trợ thời gian và tài liệu hữu ích cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn. Đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS-TS. Nguyễn Văn Hậu, Trƣởng Ban đào tạo Học viện Hành chính quốc gia đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình nghiêm túc và động viên tôi hoàn thành nghiên cứu luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/3/2017 Tác giả Lâm Quang Nghĩa
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEO : Doanh nghiệp ƣu tiên AMS : Hệ thống khai báo tự động ( Automated Maniest Systems) ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asia nations) CAS : Hệ thống thông quan tự động (Clearance Automatic System) CITES : Công ƣớc về thƣơng mại quốc tế đối với động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) CNTT : Công nghệ thông tin GATT : Thỏa thuận chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariff and Trade) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) EDI : Trao đổi dữ liệu điện tử ( Electronic data Interchange) EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) HQ : Hải quan HQĐT : Hải quan điện tử HQKG : Hải quan tỉnh Kiên Giang KTSTQ: Kiểm tra sau thông quan TCHQ : Tổng cục Hải quan TK : Tờ khai Hải quan WCO : Tổ chức Hải quan thế giới ( World Custom Organization) WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới ( World Trade Organization) XNK : Xuất nhập khẩu
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Số lƣợng đăng ký HQĐT tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ............. 53 Biểu đồ 1.2 Trình độ cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ............... 57
  7. Mục Lục Mở đầu ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn.............................. 2 3. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn ................................ 5 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 5 7. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn ............................................ 6 8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông quan .......................... 8 .......... 8 ............................. 11 1 ólê ................................................................................. 13 1.2. Cơ sở pháp lý về hoạt động kiểm tra sau thông quan ....................... 15 l l ................. 15 Đ .......................................... 17 .................................................... 20 .................................................. 23 5 ì ..................................... 24 1.3. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................. 39 1.3.1. Tình hình chung .............................................................................. 39 ập ........................................................................... 40 1.3.3. ì .......................................................................... 41
  8. 1.3. ế ả sau thông quan .................................................... 43 1.3.5 ó ă à ậ l .......................................................... 44 1.3.6 à ọ Cụ Hả ỉ ê G ........ 44 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG................................ 46 2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................................... 46 G à ậ Hả ă ................. 46 G ă ế ă 5 ............................................ 49 G ă 6 ế ...................................................... 52 2.2. Tình hình hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang .................................................................................................. 55 Cụ Hả ỉ ê Giang ....................................................................................................... 55 C xử lý p à ả ế ế .............................. 72 2.3. Đánh giá chung về hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ................................................................................. 75 Ư à ê â ............................................ 76 H ế à ê â ế ............................................. 77 CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG ............................................................................................. 80 3.1. Xu hƣớng phát triển của Hải quan thế giới và yêu cầu đặt ra cho Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới .......................................... 80 X p Hả ế ...................................... 80 Yê ầ ụ Cụ Hả ỉ ê G ............. 81 3.2. Mục tiêu chung khi xây dựng giải pháp ............................................. 83
  9. 3.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ......................................... 83 Đẩ ụ Hả ử .................................. 83 â ấ l ũ , ............................ 86 3.3.3. H à ả lý ................................................. 89 3.3.4. ă ờ ................................ 93 5 Xâ ì ả ở ê p ..................................... 94 3.3.6. Xâ í p ụ ụ à ...................................... 97 7 ă ờ ó ............................................ 100 3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành ................................ 101 C í p à à .................................................... 101 B à í ............................................................................ 103 ụ Hả ................................................................. 104 KẾT LUẬN ............................................................................................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 107
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là một hoạt động đã đƣợc hải quan các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu, mang lại hiệu quả cao và là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý hải quan hiện đại. Ở Việt Nam, khái niệm “kiểm tra sau thông quan” cũng đã bắt đầu đƣợc đề cập trong Luật Hải quan năm 2001 và khái niệm này ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan. Thông qua hoạt động kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó đƣa ra đƣợc phƣơng thức quản lý phù hợp hoặc đề xuất, kiến nghị thay đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan. Hiện nay ngành Hải quan đang chuyển đổi mạnh mẽ từ phƣơng thức quản lý truyền thống sang phƣơng thức quản lý hiện đại. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS: Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System/VCIS: Vietnam Customs Intelligence Information System ) đã đƣợc chính thức vận hành, đánh dấu bƣớc phát triển mới của Hải quan Việt Nam, mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, đồng thời cũng đặt ngành trƣớc những khó khăn, thử thách. Theo Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hoá, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuống dƣới 7%. Để quản lý hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, công tác kiểm tra sau thông quan ngày càng đƣợc chú trọng và là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động quản lý của cơ quan hải quan. Hoạt động kiểm tra sau 1
  11. thông quan phải đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp làm cơ sở để áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với doanh nghiệp, làm cơ sở x t và công nhận doanh nghiệp ƣu tiên. Vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sau thông quan là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành. Không nằm ngoài xu thế chung của ngành, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang cũng đang khẩn trƣơng đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, trong đó công tác kiểm tra sau thông quan đang rất đƣợc quan tâm. Với mong muốn có đƣợc cái nhìn sâu rộng về công tác kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là công tác này tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, từ đó đánh giá đƣợc thực trạng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, tác giả luận văn chọn đề tài “Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp chƣơng trình Thạc sỹ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn Hải quan là một lĩnh vực đã có tại Việt Nam khá lâu, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học: từ luận án tiến sỹ, thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các đề án, báo cáo khoa học… nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy nhiên các nghiên cứu trên về Hải quan dƣới nhiều khía cạnh, ở các địa phƣơng khác nhau. Nhƣng vấn đề về hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang nói riêng thì chƣa có đề tài nào nghiên cứu, đề cập đến. Với những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn (về tối ƣu hóa qui trình quản lý- dịch vụ công theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, về thủ tục Hành chính, về Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực Hải quan...) có thể kể đến: + Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: 2
  12. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan: “Cơ ở lý l ậ ễ à p ụ p ụ trong à Hả ” chủ nhiệm Mai Văn Huyên, Tổng cục Hải quan, năm 2002. Phạm vi đề tài này chủ yếu là nghiên cứu ban đầu về cơ sở lý luận, hầu nhƣ chƣa có thực tiễn (kiểm tra sau thông quan thời điểm đó chƣa hoạt động trên thực tế), chƣa tham khảo kinh nghiệm các nƣớc. - Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công : Thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh nghiệp chế xuất tại Hải Phòng của Trần Ngọc Tuấn năm 2014. Nghiên cứu giai đoạn 2012-2014 các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các tiến bộ Khoa học công nghệ và các yêu cầu của cải cách hành chính vào hoạt động của hải quan bằng phƣơng thức hải quan điện tử, đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn Hải Phòng. Luận văn cũng đã cung cấp những cơ sở lý luận và pháp lý liên quan tới công tác hải quan và gợi mở những vấn đề mà ngành Hải quan cầ lƣu ý khi áp dụng khoa học công nghệ vào phục vụ và quản lý. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Hải Quan “H à n mô hình ki m tra sau thông quan c a Hải quan Vi ” của Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng thực hiện năm 2006. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về mô hình của hệ thống kiểm tra sau thông quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng. - Dƣới dạng luận văn thạc sỹ có Đề tài “H à n t ch c ki m tra sau thông quan c a Hải quan Vi ” năm 2006 của tác giả Mai Chí Thành. Đề tài này bƣớc đầu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2001-2006 và đƣa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đến giai đoạn 2010. Tuy nhiên, trong điều kiện ngành Hải quan đang xây dựng Chiến lƣợc phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 thì đề tài này cần đƣợc phát triển để phù hợp với tình hình mới. 3
  13. Đồng thời Đề tài này cũng chƣa đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan. + Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: Một số tài liệu có giá trị tham khảo đã đƣợc trang web của Bộ Nội vụ, chuyên trang Cải cách hành chính, của Tổng cục hải quan nhƣ: (http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/Vietnam/) đã tập hợp về kinh nghiệm của các nƣớc, trong đó có lĩnh vực hải quan. Kinh nghiệm của Singapore trong tài liệu “Tiến trình cải tổ của Rồng châu Á” năm 2013 (NXB Lao Động) cũng đã phân tích những bƣớc cải cách hữu hiệu của Singapore trong tiếp cận và giải quyết các dịch vụ công trong đó có dịch vụ hải quan điện tử nhƣng việc áp dụng vào Việt Nam là chƣa khả thi khi ở Việt Nam chƣa có mô hình dịch vụ tƣ nhân trong lĩnh vực này. 3. Giả thuyết khoa học Trong điều kiện tỷ trọng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng nhanh, nhu cầu của các doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào Việt Nam tăng cao nhƣng qua khảo sát cho thấy chính các doanh nghiệp này có rất nhiều e ngại, đặc biệt là đối với quá trình triển khai các thủ tục hành chính, trong đó có công tác kiểm tra sau thông quan dẫn tới việc các doanh nghiệp chần chừ hoặc thoái vốn, hoặc từ chối đầu tƣ. Giả thuyết ở đây là hoạt động kiểm tra sau thông quan có thể còn nhiều khiếm khuyết (về kỹ thuật, bộ máy, nhân sự..) do đó cần nhìn nhận toàn diện về để có câu trả lời tham mƣu cho việc hoàn thiện và kiện toàn lĩnh vực này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: 4
  14. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tế để làm rõ tầm quan trọng, vai trò của hoạt động kiểm tra sau thông quan. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2016. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, quan điểm cải cách và phát triển ngành Hải quan của Nhà nƣớc nói chung và lãnh đạo ngành nói riêng, học tập 5
  15. có lựa chọn những ƣu việt của những nƣớc phát triển về cải cách thủ tục hành chính làm cơ sở lý luận. Các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm: phƣơng pháp khảo sát, phân tích tổng hợp từ các báo cáo, các tài liệu chuyên khảo, hội thảo và các thông tin mới nhất về hoạt động kiểm sau thông quan. 7. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn Tuy đã có một số công trình nghiên cứu nhằm tăng cƣờng hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện quy trình thủ tục trong công tác quản lý hải quan nhƣng các nghiên cứu trên thƣờng đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức, sự hiểu biết của ngƣời quản lý nên mang tính chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn, chƣa hƣớng đến đối tƣợng quản lý. Đề tài luận văn của tác giả tiếp cận từ thực tế của doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính tại khâu nghiệp vụ này tạo sự thông thoáng trong lĩnh vực hải quan điện tử, tạo nên hình ảnh tốt đẹp của ngƣời dân, doanh nghiệp đối với bộ máy nhà nƣớc, cán bộ công chức ngành hải quan. Đề tài xác định đƣa ra các bƣớc cải cách về thủ tục hành chính tại khâu nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, góp phần giúp các cấp lãnh đạo có đƣợc cái nhìn sâu hơn về bƣớc thủ tục này để từ đó có thể ra những quyết định chính xác, cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời ứng dụng vào thực tế xây dựng quy trình thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực Hải quan một cách hợp lý khoa học, góp phần phát triển ngành Hải quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Những giải pháp đề tài nêu ra có thể đƣợc xem x t để áp dụng trong điều kiện hiện nay của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang và đề tài là tài liệu tham khảo cho các 6
  16. nghiên cứu tiếp theo về sự thỏa mãn của doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về hoạt động kiểm tra sau thông quan. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. 7
  17. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông quan 1.1.1. h i niệm đ c điểm c a hoạt động kiểm tra sau thông quan 1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan Trên thế giới hiện nay tồn tại một số quan niệm về kiểm tra sau thông quan nhƣ sau: - Theo Tổ chức Hải quan thế giới: “Kiểm tra sau thông quan là quy trình công tác cho ph p viên chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi ch p về kế toán và thƣơng mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang đƣợc các đối tƣợng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”. - Theo Công ƣớc Kyoto sửa đổi, bổ sung tháng 9/1999: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp đƣợc cơ quan Hải quan tiến hành nhằm thoả mãn mục đích của họ trong việc xác định tính chính xác và trung thực của các tờ khai hàng hóa thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ thống kinh tế và dữ liệu thƣơng mại của các bên liên quan” (Phụ lục tổng quát, Chƣơng 2, định nghĩa E3/F4). - Theo Hải quan ASEAN: “Kiểm tra sau thông quan là một biện pháp kiểm soát Hải quan có hệ thống mà cơ quan Hải quan thấy thỏa đáng về độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thƣơng mại của các cá nhân/các công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thƣơng mại quốc tế” (Sổ 8
  18. tay hƣớng dẫn kiểm tra sau thông quan - Tổ chức Hải quan ASEAN). - Theo Hải quan Việt Nam: Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trƣờng hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã đƣợc thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà ngƣời khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của ngƣời khai hải quan. 1.1.1.2. Đ c điểm hoạt động kiểm tra sau thông quan Quan niệm về kiểm tra sau thông quan của mỗi nƣớc tuy đƣợc nêu theo nhiều cánh diễn đạt khác nhau, nhƣng vẫn bao hàm 7 đặc điểm cơ bản sau: ấ kiểm tra sau thông quan cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về mặt Hải quan với các đơn vị chức năng khác của Hải quan, ví dụ, đơn vị thông quan, đơn vị kiểm soát và các đơn vị khác. Kiểm tra sau thông quan không phải là một hệ thống độc lập mà là một chức năng của tổ chức Hải quan. i, kiểm tra sau thông quan là một phƣơng pháp kiểm tra của các cán bộ Hải quan. Ở cấp độ pháp lý thích hợp, cần đƣa ra các quy định cần thiết để thực hiện kiểm tra sau thông quan, bao gồm cả thẩm quyền của cán bộ, thủ tục, hình phạt... để đảm bảo thực thi kiểm tra sau thông quan có hiệu quả. Cần lƣu ý rằng, kiểm tra sau thông quan không phải là một biện pháp điều tra vi phạm của cơ quan Hải quan, thậm chí ngay cả khi Luật Hải quan cho ph p các cán bộ Hải quan vào các cơ sở của cá nhân, công ty để kiểm tra hồ sơ của họ và tiến hành xử phạt những ai chống đối hoặc ngăn cản công tác kiểm tra. Thông qua quy trình kiểm tra sau thông quan, các cán bộ Hải quan tiếp cận, hợp tác với 9
  19. các cá nhân đang bị kiểm tra (ngƣời bị kiểm tra) và tiến hành kiểm tra sau thông quan với sự hợp tác và đồng ý của họ. kiểm tra sau thông quan là phƣơng pháp kiểm tra, diễn ra sau khi giải phóng hàng. Kiểm tra sau thông quan sẽ đạt đƣợc hiệu quả đáng kể khi đƣợc thực hiện đối với những cá nhân, công ty tiến hành khai báo Hải quan liên tục trong một thời gian nhất định, dựa trên cơ sở phân tích trƣớc hồ sơ lƣu trữ của họ. Mặt khác, phƣơng pháp này sẽ không có hiệu quả nếu đƣợc áp dụng cho những đối tƣợng tiến hành nhập khẩu, xuất khẩu số lƣợng nhỏ hàng hóa hoặc có số thuế phải nộp thấp. Cuối cùng, phƣơng pháp này khó áp dụng cho những đối tƣợng giải thể hoặc không còn tồn tại sau giải phóng hàng. kiểm tra sau thông quan đƣợc tiến hành để xác định xem các nội dung khai Hải quan có tuân thủ các yêu cầu của pháp luật Hải quan và các quy định khác có liên quan hay không. Đây là đối tƣợng chính của kiểm tra sau thông quan, đòi hỏi các cán bộ Hải quan phải tinh thông về nghiệp vụ Hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cơ quan Hải quan cần tiến hành các biện pháp toàn diện nhằm khuyến khích các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hoặc bất kỳ đối tƣợng khai Hải quan nào tuân thủ các quy định pháp luật Hải quan thông qua phần tự khai báo. ă kiểm tra sau thông quan thực hiện các biện pháp kiểm tra theo tất cả các thông tin liên quan, bao gồm cả dữ liệu điện tử, do các cá nhân, công ty có liên quan cung cấp nhằm thực hiện mục tiêu trên. Cán bộ kiểm tra sau thông quan tập hợp các bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin, đánh giá chúng trên cơ sở quy định pháp luật Hải quan và sau đó xác định xem nội dung khai báo có đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan hay không. kiểm tra sau thông quan không chỉ hƣớng vào đối tƣợng khai báo mà cả các cá nhân, công ty khác liên quan đến thƣơng mại quốc tế. ả kiểm tra sau thông quan đƣợc thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ 10
  20. giữa cơ quan Hải quan và đối tƣợng kiểm tra. Không giống nhƣ các công tác nghiệp vụ quen thuộc trƣớc, kiểm tra sau thông quan là khâu nghiệp vụ mới, nên các công chức Hải quan làm lĩnh vực này phải phát huy cao độ tính năng động của mình để có thể tiếp cận và sàng lọc các nguồn thông tin khác nhau, nhằm phát hiện ra các hành vi, hiện tƣợng, dấu hiệu nghi vấn. Từ những chi tiết bất thƣờng thể hiện trên hồ sơ khai báo, sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trƣờng cho đến những dấu hiệu xuất, nhập hàng hóa không ổn định, ngƣời cán bộ kiểm tra sau thông quan đều phải lƣu ý tới. Nhƣ vậy, các nƣớc đều coi kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ của cơ quan Hải quan. Nó không phải là một hoạt động riêng rẽ, độc lập, mà là hoạt động nghiệp vụ bình thƣờng, gắn kết trong tổng thể mối quan hệ của toàn bộ hoạt động kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.1.2. Vai tr của hoạt động kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan của các nƣớc không giống nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức, môi trƣờng pháp lý, đào tạo cán bộ nghiệp vụ... nhƣng lại hoàn toàn giống nhau về chức năng cơ bản đó là phát hiện và ngăn chặn gian lận thƣơng mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan. Thông thƣờng theo tâm lý kinh doanh khi làm thủ tục thông quan, chủ hàng luôn có ý định tìm mọi cách “làm sạch chứng từ” khai báo sai bản chất, chủng loại, số lƣợng, trị giá hàng hóa... theo hƣớng sao cho phải nộp các loại thuế cho hải quan càng ít càng tốt. Nhƣng đến khi bán hàng và nhất là khi hạch toán lỗ lãi, chủ hàng buộc phải tính đúng, tính đủ, thậm chí tính chi phí đầu vào cao hơn thực tế để rút ngắn khoảng cách giữa giá mua và giá bán sao cho phải nộp các sắc thuế nội địa càng ít càng tốt. Những vấn đề cần đƣợc nêu ra ở đây là: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1