intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

175
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về kiểm soát TTHC; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới-tỉnh Quảng Bình, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, xác định những nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm soát TTHC nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách TTHC nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chính đáng của các tổ chức và công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN BÍCH THẢO KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN BÍCH THẢO KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ NGÂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Bích Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Cao học ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự giúp đỡ và hỗ trợ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Thứ nhất: Học viện Hành chính với đội ngũ giảng viên có trình độ, chuyên môn cao và sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Học viện Hành chính, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý học viện và thầy chủ nhiệm lớp HC20.T5 đã tận tình truyền đạt những kiến thức khoa học, những lời góp ý, những chia sẽ trong cuộc sốngvà tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình Cao học Chuyên nghành Quản lý công. Thứ hai: Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Hoàng Thị Ngân đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn. Thứ ba: Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo phòng Tư pháp thành phố Đồng Hới cùng các đồng nghiệp mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn tôi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn . Cuối cùng tôi xin cảm ơn người anh, người chị đã hỗ trợ em lúc tôi gặp khó khăn nhất. Trong quá trình thực hiện luận văn sẽ có rất nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ và đóng gópý kiến của quý thầy cô và người đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 10 1.1. Thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính ....................................... 10 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính ...................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm, vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính ................................... 10 1.1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính .......................... 14 1.1.4. Mối quan hệ giữa kiểm soát thủ tục hành chính với thẩm định, thẩm tra văn bản ........................................................................................................................ 19 1.1.5. Thẩm quyền kiểm soát thủ tục hành chính .................................................... 20 1.2. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính ........................................................... 21 1.2.1. Công khai, niêm yết thủ tục hành chính ....................................................... 21 1.2.2. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính ........................................................... 23 1.2.3. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính ............................................................................................................. 25 1.2.4. Kiểm tra thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính .......................................... 29 1.3. Các yếu tố tác động đến kiểm soát thủ tục hành chính .................................... 30 1.3.1.Thể chế ......................................................................................................... 30 1.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự ............................................................................. 31 1.3.3. Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức ................................ 33 1.3.4. Kinh phí, trang thiết bị và phương pháp thực hiện ...................................... 34 1.3.5. Sự tham gia giám sát của các tổ chức, cá nhân ........................................... 35 1.4. Kinh nghiệm của các địa phương về kiểm soát thủ tục hành chính .................. 36
  6. 1.4.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 36 1.4.2. Tại tỉnh Bến Tre ........................................................................................... 38 1.4.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 39 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 41 Chương 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH ........................ 42 2.1. Khái quát tình hình cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình .......................................................................................... 42 2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới ............................. 42 2.1.2. Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới . 43 2.2. Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến nay................................................................... 46 2.2.1. Thực hiện công khai, niêm yết thủ tục hành chính ........................................ 46 2.2.2. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính .............................................. 48 2.2.3. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính ............................................................................................................. 52 2.2.4. kiểm tra việc kiểm soát thủ tục hành chính ................................................... 56 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới ........................................................................................................ 59 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 59 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 62 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 65 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 70 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................. 71 3.1. Phương hướng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình ................................................................................. 71
  7. 3.2. Một số giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình ................................................................. 74 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính . 74 3.2.2. Nâng cao nhận thức về kiểm soát thủ tục hành chính ................................... 77 3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm của cán bộ, công chức ............ 78 3.2.4. Tăng cường các nguồn lực cần thiết cho kiểm soát thủ tục hành Chính ....... 82 3.2.5. Thu hút sự tham gia của xã hội vào kiểm soát thủ tục hành chính ................ 84 3.2.6. Tăng cường tuyên truyền đến tổ chức, công dân về vai trò, ý nghĩa của kiểm soát thủ tục hành chính .......................................................................................... 84 3.2.7. Xác định vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ......................................................... 85 3.2.8. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính .................. 87 3.2.9. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính ........................ 88 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 93 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 PAKN Phản ánh kiến nghị 3 QPPL Quy phạm pháp luật 4 TTHC Thủ tục hành chính 5 UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Nội dung Trang bảng số liệu Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng PAKN từ năm 2013 đến nay 53 Các hình thức tiếp nhận PAKN Bảng 2.2 55 về hành vi hành chính
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Nội dung Trang hình Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị về Hình 1.1 27 thủ tục hành chính Sơ đồ hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC Hình 1.2 32 từ Trung ương đến địa phương
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách TTHC luôn được Chính phủ xác định là khâu đột phá, một chương trình mang tính chiến lược cần được quan tâm thực hiện với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo các nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển đất nước. TTHC không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của cơ quan chính quyền, mà còn tác động đến quyền, nghĩa vụ hiến định, luật định của các tổ chức và cá nhân, phản ánh mối quan hệ của Nhà nước với công dân. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, dân tộc, tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng, đối ngoại... Chức năng quản lý nhà nước không chỉ nhằm bảo vệ pháp luật, chế độ chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, các quyền hợp pháp chính đáng của mọi tổ chức và công dân, mà còn tạo điều kiện, môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi cho các tổ chức và công dân làm ăn, sinh sống. Việc tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức và công dân sinh sống, phát triển kinh tế thường được xác định như là một chính sách; còn trên thực tế, sự thuận lợi hay khó khăn trong làm ăn, sinh sống của người dân cũng như niềm tin của họ đối với Nhà nước như thế nào lại được thẩm định thông qua các quy định TTHC và cách thức giải quyết các thủ tục ấy. Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì TTHC đóng vai trò hết sức quan trọng. TTHC là công cụ quan trọng để nhà nước đưa pháp luật vào trong cuộc sống, giúp các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với người dân TTHC cũng đóng một vai trò hết sức quan 1
  12. trọng. TTHC góp phần cho người dân bảo vệ và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. TTHC đã góp phần giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, các doanh nghiệp. Chất lượng của TTHC sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. TTHC đơn giản, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thực thi công vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao dịch với các cơ quan nhà nước nước. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay thì TTHC ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, muốn cải cách TTHC một cách hiệu quả và thiết thực nhất thì kiểm soát TTHC đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định mọi công việc cải cách và công tác này được xem là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện trong những năm tiếp theo. Kiểm soát TTHC là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách TTHC một cách có hiệu quả nhất thông qua việc rà soát các TTHC còn rườm rà, phức tạp, đang gây khó khăn trong áp dụng thực tế. Đó là một quy trình chặt chẽ, gồm nhiều tác vụ mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao, từ khâu soạn thảo các văn bản QPPL quy định TTHC, đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định quy định TTHC cho đến việc công bố, công khai TTHC và tiếp nhận, xử lý các PAKN của tổ chức, công dân về quy định TTHC để kịp thời có những điều chỉnh nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của TTHC Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là một trong những thành phố có nhiều bước tiến về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói triêng và của cả nước nói chung. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì thành phố Đồng Hới cũng chú trọng công tác cải cách hành chính, trong đó quan trọng nhất nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Trên địa bàn thành phố hiện nay có nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu về TTHC 2
  13. là rất lớn. Công tác kiểm soát TTHC đã được thành phố quan tâm và thực hiện một cách thường xuyên. Tại thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình, từ khi Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC được ban hành, hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định: TTHC trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước đã được thống kê, rà soát, đơn giản hóa và đã niêm yết cơ bản theo đúng quy định; tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan hành chính đã cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật góp phần tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC tại địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm soát TTHC thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Việc lấy ý kiến về thủ tục hành chính còn chưa được quan tâm và chú trọng, chủ yếu mới thu hút được CBCC mà chưa thu hút được người dân tham gia đóng góp ý kiến. công tác phát hiện các vướng mắc, bất cập về TTHC, chủ động kiến nghị phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải tiến TTHC của các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố chất lượng chưa cao; việc giải quyết TTHC cho người dân vẫn còn chậm trễ, gây phiền hà, nhũng nhiễu; Sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố còn chưa được quan tâm. công tác kiểm tra, xử lý sau kiểm tra mang tính hình thức, nể nang chưa được khắc phục. Với mong muốn tìm hiểu về kiểm soát TTHC tại thành phố Đồng Hới làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này. Hy vọng được các nhà quản lý tham khảo, hoàn thiện việc kiểm soát TTHC tại địa phương nơi tác giả đang công tác, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 3
  14. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kiểm soát TTHC gần đây mới được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì vậy các đề tài nghiên cứu được công bố chưa nhiều. Liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu, tác giả đã thống kê được một số công trình đã được công bố như sau: 2.1. Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát TTHC trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn của tác giả Lê Thị Quãng, năm 2013. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát TTHC trong lĩnh vực quản lý hộ tịch từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát TTHC trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Bến Tre, luận văn của tác giả Bùi Thị Thanh Xuân, năm 2015. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu được thực trạng công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn tiếp theo. “Kiểm soát TTHC tại tỉnh Quảng Nam”, luận văn của Lê Thị Hồng Trinh, luận văn Thạc sĩ Quản lý công năm 2015. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được các vấn đề lý thuyết và pháp lý về kiểm soát TTHC; khái quát thực trạng hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - “Kiểm soát TTHC tại tỉnh Tây Ninh”, luận văn của Trương Thành 4
  15. Chung, luận văn Thạc sĩ Quản lý công năm 2016. Công trình nghiên cứu này đã khái quát 4 nội dung cơ bản của kiểm soát TTHC. Trên cơ sở khái quát 4 nội dung này, chương 2 của công trình nghiên cứu này đã làm rõ thực trạng kiểm soát TTHC tại tỉnh Tây Ninh, trong đó đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong công tác kiểm soát TTHC cũng như những nguyên nhân. Các giải pháp của công trình nghiên cứu này đề xuất đã dựa trên cơ sở các nguyên nhân hạn chế. 2.2. Một số bài viết công bố trên sách, tạp chí và cổng thông tin điện tử “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát TTHC”, của Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp, do Lê Hồng Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2013. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ vị trí, vai trò của kiểm soát TTHC trong cải cách TTHC. Đồng thời cũng đã chỉ ra những thách thức, khó khăn và nhiệm vụ của kiểm soát TTHC. Dựa trên cơ sở các quy định pháp lý, công trình nghiên cứu này đã tập trung phân tích, làm rõ những nội dung của kiểm soát TTHC, bao gồm tham gia ý kiến về quy định TTHC, đánh giá tác động, thẩm định quy định TTHC, công bố, công khai TTHC, rà soát, đánh giá TTHC và tiếp nhận, xử lý PAKN của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, TTHC. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, của tác giả Trần Văn Tuấn, Tạp chí Cộng sản số 11, năm 2010. Bài viết đã khái quát được quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của nước ta; chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, khó khăn phải khắc phục. Qua đó đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp. - Kiểm soát TTHC - việc làm thiết thực để thực hiện cải cách TTHC theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của tác giả Nguyễn Xuân Phúc, cổng thông tin điện tử của Văn phòng Chính phủ, được viện dẫn từ cổng 5
  16. thông tin điện tử của Chính phủ www.chinhphu.vn ngày 08/4/2011. Công trình nghiên cứu này đã phân tích làm rõ những lợi ích của kiểm soát TTHC đối với cải cách TTHC, công trình nghiên cứu cũng tìm hiểu khái quát về những nội dung của hoạt động kiểm soát TTHC đặc biệt nhấn mạnh đến việc tham gia ý kiến đối với quy định TTHC những khó khăn đang gặp phải hiện nay từ đó tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng TTHC. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát TTHC trong hoạt động quản lý nhà nước. Các công trình đã tiếp cận nhiều góc độ khác nhau về kiểm soát TTHC từ lý luận về kiểm soát TTHC, đến những quy định pháp lý về kiểm soát TTHC. Ngoài ra các công trình nghiên cứu cũng đi sâu vào các nội dung cụ thể về kiểm soát TTHC, cũng như tiếp cận thực trạng kiểm soát TTHC ở cơ quan, địa bàn cụ thể. Tuy nhiên nghiên cứu kiểm soát TTHC một cách có hệ thống từ lý luận, pháp lý đến thực tiễn thì chưa có nhiều. Ngoài ra, đa phần các công trình nghiên cứu về kiểm soát TTHC hiện nay chủ yếu nghiên cứu ở cấp tỉnh, kiểm soát TTHC ở cấp huyện thì chưa nhiều. Riêng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này được công bố. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của tác giả là đảm bảo tính mới và không trùng lắp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về kiểm soát TTHC; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, xác đinh những nguyên nhân để đề xuất một số giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm soát TTHC nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách TTHC nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chính đáng của các tổ chức và công dân. 6
  17. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về kiểm soát TTHC. - Làm rõ nội dung kiểm soát TTHC và thẩm quyền kiểm soát TTHC. - Nêu ra các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát TTHC. - Phân tích thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, nhận xét ưu điểm, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới bao gồm: Nghiên cứu các văn bản pháp lý về kiểm soát TTHC; Hoạt động kiểm soát TTHC được thực hiện trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn trên hai phương diện: - Về không gian: Tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 7
  18. 5.2. Phương pháp cụ thể Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn phân tích các tài liệu là các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề kiểm soát TTHC trong các cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành phân tích các báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình về kiểm soát TTHC. Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng để liệt kê, hệ thống hóa các chủ trương, văn bản có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; những kết quả mà thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã đạt được trong quá trình thực hiện; thống kê kết quả các số liệu, biểu mẫu có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tác giả tổng hợp, khái quát lại những kết quả mà thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; những hạn chế và nguyên nhân để có cách nhìn khái quát nhất, toàn diện nhất về kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề ra các phương hướng, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 8
  19. Ngoài ra có phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến kiểm soát TTHC. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có những đóng góp sau: - Hệ thống hóa cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm soát TTHC nói chung và tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình nói riêng, để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản có liên quan. - Thông qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá kiểm soát TTHC tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, luận văn làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác này. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học của Học viện Hành chính Quốc gia và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về kiểm soát TTHC. Chương 2: Thực trạng kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình. 9
  20. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Theo Từ điển thuật ngữ hành chính: “TTHC là toàn bộ quy tắc, trình tự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, theo đó cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức, cá nhân phải tuân theo trong khi giải quyết các công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội, công dân” [19, tr.326]. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về TTHC dựa trên nhiều gốc nhìn khác nhau. Có quan niệm cho rằng “TTHC là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và cá nhân, công dân” [29, tr.11]. TTHC theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998 là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước” [34, tr.56]. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm TTHC, nhưng theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu TTHC là “trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức” [8]. 1.1.2. Khái niệm, vai trò của kiểm soát thủ tục hành chính 1.1.2.1. Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính Quan niệm về kiểm soát: Từ “kiểm soát” trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ được hiểu là“xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” [20, tr.523]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2