intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu Hội dồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu Hội dồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… .... /… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * NGUYỄN QUANG CƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * NGUYỄN QUANG CƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. ĐINH KHẮC TUẤN Đắk Lắk, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Khắc Tuấn Các số liệu và luận cứ đều được trích dẫn nguồn, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk, ngày 08 tháng 02 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Cường
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS. Đinh Khắc Tuấn người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cám ơn!
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi của đại biểu Hội đồng nhân dân 36 thành phố Buôn Ma Thuột Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giới tính của đại biểu Hội đồng nhân dân 37 thành phố Buôn Ma Thuột Biểu đồ 2.3: Trình độ chuyên môn của đại biểu Hội đồng 38 nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Trình độ lý luận chính trị của đại biểu Hội đồng Biểu đồ 2.4: 39 nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN................................................................ 8 1.1. Khái niệm, cơ sở chính trị pháp lý về hoạt động đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện .............................................................................................................. 8 1.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ......................................................................................................................... 10 1.3. Các hình thức hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ............... 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ......................................................................................................................... 27 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................................32 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ..............33 2.1. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .................................... 33 2.2. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................................................. 38 2.3. Thực trạng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2016-2021 ................................................................................. 42 2.4. Đánh giá Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2016-2021 ................................................. 53 Tiểu kết chương 2..................................................................................................................61
  8. CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ...........................................................................62 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột ......................................................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện tại thành phố Buôn Ma Thuột ........................................................................ 65 Tiểu kết chương 3..................................................................................................................76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................78
  9. MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Trong bộ máy nhà nước ta, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho Nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Với tính chất đó, HĐND nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động của HĐND các cấp và đặc biệt là HĐND cấp huyện là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay nói chung. Để HĐND cấp huyện hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương thì phải chú trọng đến chất lượng hoạt động của người đại biểu HĐND cấp huyện. Đại biểu HĐND các cấp nói chung và đại biểu HĐND cấp huyện nói riêng đã luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và thường xuyên được kiện toàn, củng cố nhưng đại biểu HĐND cấp huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như chính sách đãi ngộ, phương tiện hoạt động, trình độ năng lực hoạt động, kỹ năng hoạt động cũng như kiêm nhiệm hoạt động chuyên môn. Nâng cao chất lượng đại biểu HĐND các cấp nói chung và đại biểu HĐND cấp huyện nói riêng vẫn là một nhiệm vụ lớn của Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quản lý nhà nước. Thành phố Buôn Ma Thuột là tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, nằm trên cao nguyên rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, với diện tích tự nhiên 37.710 ha, chiếm 2,89% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố 21 đơn vị hành chính (13 phường và 8 xã). Ngày 16/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 67- KL/TW về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết luận 67-KL/TW đã đề ra phương hướng xây 1
  10. dựng kinh tế-xã hội thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và phát triển theo hướng xanh, sinh thái, thông minh, mang bản sắc riêng của vùng. Để đạt được mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương: "Tăng cường phân cấp quản lý cho thành phố xứng tầm với đô thị trung tâm của Vùng… Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để thu hút đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế (cả trong nước và ngoài nước) trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế chính sách mới, đặc thù, phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội hội riêng có của Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên để tạo đột phá đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nhất là các nhà đầu tư lớn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế". Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã xem xét, tán thành và thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với các chính sách gồm: quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt. Nghị quyết số 72/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, đây là tiền đề thu hút đầu tư, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc thù, tạo bước đột phá trong tăng trưởng, bảo đảm tính loan tỏa vùng miền…xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm vùng của Tây Nguyên trong thời gian tới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra nhiệm vụ tập trung nguồn lực xây dựng thành phố trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên theo hướng hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa vùng, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng và cả nước. Hòa chung vào không khí đổi mới của cả nước, những năm qua, trong tiến trình quản lý nhà nước, thành phố Buôn Ma Thuột luôn 2
  11. hoàn thành nhiệm vụ là nâng cao đời sống của Nhân dân, góp phần cùng cả nước đưa đất nước phát triển với một tầm cao mới. Có được những kết quả này chính là nhờ vào hoạt động năng động của HĐND ở thành phố Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính gồm 13 phường, 8 xã. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và trên cơ sở diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; Nhiệm kỳ 2016-2021 cử tri thành phố đã bầu ra 35 đại biểu HĐND thành phố. Họ là những người ưu tú được người dân tín nhiệm, lựa chọn từ những cán bộ công chức và một số đơn vị tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu ở địa phương để làm nhiệm vụ đại biểu thay mặt Nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân thành phố để quyết định, giám sát các vấn đề quan trọng ở địa phương. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động, mặc dù cơ cấu thành phần đại biểu đã được phân bổ, công tác hiệp thương và giới thiệu đại biểu ứng cử HĐND thành phố được lựa chọn kĩ, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn đại biểu theo quy định hiện hành, vừa có số lượng tái cử, vừa có số lượng bầu mới để vừa mang tính kế thừa, phát huy kinh nghiệm, hiệu quả tích cực trong hoạt động HĐND những nhiệm kỳ trước, vừa tạo sự đổi mới cho những nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn một số đại biểu HĐND thành phố bộc lộ những nhược điểm mà hiện nay và trong các nhiệm kỳ tới cần được khắc phục như về trình độ chuyên môn, các kỹ năng hoạt động của đại biểu để thực hiện nhiệm vụ (như hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát)...Để xây dựng Buôn Ma Thuột thực sự trở thành thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên với quy mô kinh tế phát triển, có an ninh trật tự ổn định, đời sống vật 3
  12. chất và tinh thần của đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số được đảm bảo, độc lập, chủ quyền Quốc gia được giữ vững, nhất thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố. Từ những thực tế của quá trình quản lý nhà nước ở địa phương, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu Hội dồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình khoa học được công bố nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề trên nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Các công trình tiêu biểu đã được công bố như: - Triệu Sĩ Lầu (2002), Thực trạng về năng lực và phong cách làm việc của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đề xuất phương thức nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ xã ở Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng. - Phạm Quang Hưng (2007), Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Luận văn thạc sĩ Luật học , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn (2011), “Nhân bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND các cấp, suy nghĩ về vấn đề tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 3/2011. - Cao Thị Bích Lan (2005), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân từ thực tiễn hoạt động của HĐND Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Sỹ Thắng (2004), Nâng cao năng lực giám sát của HĐND thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM. 4
  13. - Vũ Hồng Bắc (2010), Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, - Nguyễn Thị Nhận (2006), Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh đối với cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Hồ Thị Hương (2006), Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Trương Thị Vân (2015), Năng lực đại biểu HĐND quận Long Biên, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Quản lý công Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Minh Tuấn (2016), Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh KonTum, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tuy nhiên, các công trình nói trên chủ yếu tiếp cận hoạt động giám sát một cách nhìn nhận tổng thể, bao quát không đi vào nghiên cứu sâu sắc, cụ thể những vấn đề liên quan đến chất lượng đại biểu HĐND cấp huyện. Có thể nói đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu mang tính mới mẻ, toàn diện về đại biểu HĐND cấp huyện ở địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu 5
  14. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện. - Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, chẳng hạn như hoạt động trong kỳ họp HĐND, hoạt động trong tiếp xúc cử tri, hoạt động trong công tác giám sát. - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: tập trung giai đoạn từ năm 2016 đến 2021. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng cán 6
  15. bộ công chức nói chung, chất lượng hoạt động đại biểu HĐND nói riêng nói riêng 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua các nội dung nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ thêm về lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói riêng, chính quyền cấp huyện nói chung. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương trong những vấn đề liên quan đến hoạt động của đại biểu HĐND. Đồng thời luận văn cũng góp phần làm phong phú hơn thực tiễn về hoạt động của đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột thông qua các số liệu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện Chương 2: Thực trạng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 7
  16. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm, cơ sở chính trị pháp lý về hoạt động đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện 1.1.1. Khái niệm Hội đồng nhân dân cấp huyện Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chính quyền cơ sở góp một vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, trực tiếp tổ chức thi hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo hiệu quả, triển khai nghị quyết của Đảng và những quy định của Nhà nước tại địa bàn cơ sở. Bộ máy nhà nước ở Trung ương muốn vững mạnh thì phải thường xuyên củng cố và kiện toàn chính quyền cơ sở. Đó là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân ở nước ta hiện nay. Hiến pháp năm 2013 quy định chính quyền cấp huyện là một phần trong hệ thống hành chính bốn cấp của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. Chính quyền địa phương cấp huyện là chính quyền địa phương trung gian, nằm giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã. Chính quyền địa phương cấp huyện trực tiếp quản lý nhà nước về mọi mặt trên đơn vị hành chính cấp huyện và xử lý những vấn đề của địa phương mang tính đặc thù của địa phương, phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Chính quyền địa phương cấp huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương cấp tỉnh và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với chính quyền địa phương cấp xã. Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp huyện và giữa chính quyền địa phương cấp huyện với chính quyền địa phương cấp xã được xem xét dưới hai góc độ: Quan hệ trong 8
  17. hoạt động quản lý nhà nước và quan hệ trong việc cung cấp dịch vụ (kể cả dịch vụ hành chính công). Xét về mặt cấu trúc tổ chức, chính quyền cấp huyện gồm hai bộ phận cấu thành: HĐND cấp huyện và UBND cấp huyện. Như vậy, HĐND quận, huyện, thị xã, thành phố là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chính quyền cấp huyện ở nước ta hiện nay. Hội đồng nhân dân cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố và với cơ quan nhà nước cấp trên. Xét về chức năng nhiệm vụ, giống như HĐND các cấp, HĐND cấp huyện có hai chức năng, chức năng quyết định và chức năng giám sát. HĐND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước mang tính chất lãnh thổ gắn với ý chí, nguyện vọng của người dân trên địa bàn cấp huyện; quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo quy định của pháp luật để phát huy tiềm năng của địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; giám sát hoạt động của UBND cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên địa bàn. HĐND huyện là đại diện tiêu biểu cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân ở địa phương, đại diện cho trí tuệ tập thể của nhân dân. 1.1.2. Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về địa vị pháp lý của HĐND các cấp và đại biểu HĐND cấp huyện, cụ thể là HĐND gồm các đại biểu HĐND, và các đại biểu này do cử tri ở địa phương bầu ra, HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, và HĐND chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đối với HĐND, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, đại biểu HĐND chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và 9
  18. trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Trong việc thảo luận và quyết định những vấn đề theo nhiệm vụ, quyền hạn, đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Như vậy, đại biểu HĐND cấp huyện là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương. Đại biểu HĐND cấp huyện vừa chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện Hiến pháp, Luật và các quyết định của cơ quan nhà nước tại địa phương. Trong hoạt động, đại biểu HĐND cấp huyện thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng để phát huy các tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của UBND cùng cấp và của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại địa phương. Về số đại biểu HĐND cấp huyện phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị hành chính như nông thôn, miền núi, vùng cao, hải đảo, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và dân số. Số lượng đại biểu HĐND cấp huyện giao động từ 30 đến không quá 40 đại biểu. 1.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện 1.2.1. Vị trí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện Đơn vị hành chính cấp huyện là nơi hàng ngày, hàng giờ diễn ra các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội mà các cơ quan nhà nước cấp trên không thể giải quyết hết được. Bởi vậy, ở đó phải đặt ra bộ máy chính quyền cơ sở, xem đó là mắt xích quan trọng của hệ thống tổ chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân 10
  19. chủ. Sự hiện diện của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện trong bộ máy nhà nước là một nhu cầu khách quan. Đó là bộ phận trực tiếp thực thi quyền lực nhà nước tại cơ sở và là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân địa phương. Vị trí của đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện là người do Nhân dân trực tiếp bầu ra, mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện đại diện cho một địa phương, tổ chức đoàn thể, thành phần dân tộc, tôn giáo hoặc một tổ chức nghề nghiệp trong địa bàn cấp huyện. Từng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện đều có quyền và nghĩa vụ chuyển tải đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của chính tổ chức, thành phần do mình đại diện vào chương trình hành động của Hội đồng nhân dân cấp huyện, đồng thời xem xét, phân tích, đánh giá thể chế hoá những nội dung cần thiết thành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước tại cơ sở. Thông qua vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện đã mang tính chất quyền lực. Như vậy từ khía cạnh này đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện giữ một vai trò quan trọng trong việc là người thay mặt Nhân dân địa phương thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, trong chức trách là người thực hiện chức năng quyền lực trực tiếp giám sát mọi hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bảo vệ mọi quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân trên địa bàn dân cư của người đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện là người vừa quyết định những biện pháp cụ thể, vừa phải trực tiếp xử lý những vấn đề nẩy sinh từ thực tiễn quá trình thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong những quyết định của cơ quan cấp trên cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề mới nẩy sinh tại cơ sở. 11
  20. Trong cuộc đời hoạt động của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, xây dựng nhà nước Việt Nam thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng xuyên suốt của Người luôn yêu cầu các cơ quan nhà nước phải lấy dân làm gốc, xem Nhân dân là người chủ thực sự của đất nước và đảm bảo để Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Từ cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện khoá đầu tiên vào tháng 4 năm 1946 cho đến nay, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện luôn được củng cố, hoàn thiện theo hướng ngày càng phát triển để đảm bảo đúng đặc trưng là một cơ quan quyền lực, đại diện chân chính cho nguyện vọng, ý chí của tất cả Nhân dân trên địa bàn huyện. Thực tiễn trong từng giai đoạn Cách mạng Việt Nam đã chứng minh: nếu đảm bảo vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân trong chính quyền cấp huyện thì sẽ hạn chế được rất nhiều những tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước, giảm bớt những vụ việc khiếu kiện lên cấp trên và sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức của Nhân dân. Cho đến nay vị trí, của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện luôn được tăng cường thông qua quá trình hoàn thiện và nâng cao vị thế thực quyền của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp cơ sở. Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện đã và đang phát huy vai trò của mình trong thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở từng địa phương. 1.2.2. Vị trí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện Đại biểu Hội đồng nhân dân cần vai trò là người đại diện của Nhân dân, thường xuyên trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp làm việc khoa học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được đảng và nhân dân giao phó. Đại biểu HDND cần 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2