Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phân tích thực trạng, đề án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HỮU PHƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HỮU PHƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI ĐÌNH LÂM
- LỜI CẢM ƠN Học viên xin gửi lời cám ơn vô cùng chân thành với Thầy, Cô tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo tiền đề vô cùng thuận lợi cho học viên trong quá trình hoàn thiện đề án cao học. Bên cạnh đó, học viên vô cùng biết ơn TS. Mai Đình Lâm - người đã hết mình, tận tâm trực tiếp hướng dẫn học viên suốt quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này. Học viên xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân (quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao và các cá nhân khác đã hết mình giúp đỡ, chia sẻ dữ liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên có thể hoàn thành đề án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Học viên đề án Lê Hữu Phước
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1 - Cơ sở lý luận về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương ................................................................ 9 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................. 9 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 9 1.1.2. Tiêu chí phân loại ............................................................................. 9 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 11 1.2. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương .......................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................... 12 1.2.2. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương ............................................................................... 12 1.2.3. Tiêu chí đo lường hiệu quả chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ............................................................ 17 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.............................................. 18 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 21 Chương 2 - Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM ................................................................................................................ 21 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM và khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM ................................................... 21 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM ........................................................................ 21 2.1.2. Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM.......................................................................................................... 24 2.2. Phân tích thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM............................................................................................................. 28
- 2.2.1. Ban hành chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ...................................................................................... 28 2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ........................................................................ 30 2.2.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.............................................. 41 2.3. Tiêu chí đo lường hiệu quả chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ...................................................................... 43 2.4. Đánh giá chung về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM............................................................................................................. 45 2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 45 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 45 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 48 Chương 3 - Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với DNNVV trên địa bàn TP. HCM...................................................................... 49 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với DNNVV trên địa bàn TP. HCM............................................................................................................. 49 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với DNNVV trên địa bàn TP. HCM ...................................................................................................... 51 3.2.1. Về hỗ trợ thông tin, tư vấn cho DNNVV ....................................... 51 3.2.2. Về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp ra nhập thị trường .... 53 3.2.3. Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng ............................................................. 54 3.2.4. Về hỗ trợ thuế, kế toán .................................................................... 55 3.2.5. Về hỗ trợ công nghệ; cơ sở kỹ thuật, chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực .......................................................................................... 57 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMT Chương trình mục tiêu DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân BHXH Bảo hiểm xã hội TP. HCM TP. HCM
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Bảng 2.1: Lao động tại các khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2018 - 2022 Bảng 2.2: Số lực lượng lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2018 - 2022 Biểu đồ 1: Tỷ lệ vốn đầu tư, vay hỗ trợ lãi suất theo chương trình kích cầu TP. HCM
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Không chỉ tạo ra giá trị gia tăng từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà còn góp phần lớn vào tăng trưởng GDP và thu nhập quốc dân. Với tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao, DNNVV dễ dàng khai thác các cơ hội kinh doanh mới, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện. Hơn nữa, DNNVV là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu, đặc biệt tại các địa phương và vùng nông thôn, góp phần ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động. Các chương trình hỗ trợ tài chính, tư vấn kinh doanh và đào tạo kỹ năng giúp DNNVV tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp mới ra đời mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp hiện tại mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ DNNVV còn thúc đẩy đổi mới và sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ R&D, tiếp cận công nghệ và hợp tác với các viện nghiên cứu, từ đó đóng góp vào tiến bộ công nghệ của toàn ngành kinh tế. Tiếp cận vốn và thị trường là thách thức lớn nhất đối với DNNVV. Các chương trình như quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tư mạo hiểm và các khoản vay ưu đãi giúp DNNVV có nguồn vốn cần thiết, giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Các chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường, đào tạo quản lý và xúc tiến thương mại quốc tế giúp DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. HCM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp và tạo ra hơn 50% việc làm cho người lao động. Các DNNVV hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ và công nghệ. Với sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao, DNNVV đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống tại TP. HCM.
- 2 TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chương trình hỗ trợ tài chính như quỹ bảo lãnh tín dụng, các khoản vay ưu đãi và hợp tác với các ngân hàng đã giúp DNNVV tiếp cận nguồn vốn cần thiết. Thành phố cũng tổ chức nhiều khóa đào tạo về quản lý tài chính, marketing, kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự, giúp nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hội chợ thương mại, triển lãm và chương trình xúc tiến thương mại quốc tế được tổ chức thường xuyên nhằm giúp DNNVV quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường. Nhờ vào các hoạt động hỗ trợ này, nhiều DNNVV tại TP. HCM đã có cơ hội tiếp cận vốn vay, giảm bớt gánh nặng tài chính và đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các chương trình đào tạo đã giúp nâng cao kỹ năng quản lý và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù các chương trình hỗ trợ đã mang lại nhiều kết quả tích cực, vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Thủ tục hành chính phức tạp và yêu cầu bảo lãnh nghiêm ngặt khiến nhiều DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. Phạm vi tiếp cận của các chương trình đào tạo còn hạn chế, chưa phủ sóng đến toàn bộ các doanh nghiệp trong thành phố. Chi phí cao và thiếu thông tin cũng là rào cản đối với nhiều doanh nghiệp muốn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Sự chồng chéo và thiếu phối hợp giữa các chương trình hỗ trợ cũng cần được cải thiện để tối đa hóa hiệu quả hỗ trợ DNNVV. Với những lý do trên, việc xây dựng và triển khai đề án thạc sĩ quản lý công "Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" là một bước đi chiến lược và cần thiết, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố một cách bền vững và toàn diện nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu EsuhOssai - Igwe Lucky (2011), “Are small and medium enterprises” (Tạm dịch: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa). Tác giả đã phân tích DNNVV và kết luận rằng DNNVV trong kinh doanh là
- 3 một quá trình dẫn đến việc tạo ra các việc làm trong xã hội, tăng thêm thu nhập. Tác giả cũng đã chứng minh: các quốc gia như Mỹ, Anh, Malaysia, Ấn Độ,Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và một loạt các quốc gia khác đã tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển DN. DNNVV chiếm khoảng 88% quy mô các ngành công nghiệp trong khi 12% được ghi nhận vào các ngành công nghiệp trung bình tại Malaysia. Chỉ tính riêng Singapore, các DNNVV tạo cho nửa dân số có việc làm và do đó đóng góp khoảng một phần ba tổng giá trị gia tăng. DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hầu hết các quốc gia và như vậy trở thành một nguồn tạo việc làm và tạo thu nhập. Tác giả cũng ghi nhận rằng DNNVV thu hút hơn một nửa số nhân viên trong khu vực tư nhân Nhóm tác giả Diệp Tố Uyên, Phùng Thị Khang Ninh, Trần Thị Bích Nhân, Lê Văn Bắc, Trần Mạnh Dũng (2020) “Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ năm 2010 đến năm 2018. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy hiện nay tại tỉnh Phú Thọ, số lượng DNNVV chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, gia tăng quy mô kinh tế và đóng góp phần lớn vào ngân sách địa phương. Từ đó nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị để phát huy vai trò của các DNNVV trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như cung cấp thêm căn cứ khoa học để hoạch định phương hướng phát triển doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Lê Quang Mạnh (2011), “Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển DNNVV ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án này trình bày vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển DNNVV tại Việt Nam. Các chính sách và biện pháp của Nhà nước có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho DNNVV hoạt động và phát triển. Một
- 4 số vai trò bao gồm: chính sách thuế và hỗ trợ tài chinh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đào tạo và nâng cao năng lực quản lý. Nguyễn Tuấn Anh (2021), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội. Nội dung của luận án này trình bày thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội; giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân. Lâm Chí Dũng (2004), “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành lữ hành Miền Trung qua khảo sát - nhận định và giải pháp” Đề án Thạc sĩ Đại học Quy nhơn, Bình Định. Nghiên cứu của thạc sĩ Lâm Chí Dũng trong công trình đề án của mình đã nêu được những thực trạng tồn tại trong các công ty lữ hành hoạt động suốt dọc các tỉnh miền Trung qua khảo sát số liệu và khảo sát thực tế. Đề án cũng đồng thời nêu ra một số định hướng giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cho các công ty lữ hành nhỏ và vừa trên địa bàn, song vì địa bàn rộng, các khảo sát chỉ tập trung vào một số khu vực nên kết quả nghiên cứu có thể chưa thật sự khách quan và khoa học. Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Đại học Copenhagen (UoC) (2011), “Tính sẵn có và hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010”. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Trung tâm Tư vấn Chính sách kinh tế (CAP) Viện Chính sách và Chiến lược phát triển du lịch (IPSARD) Văn hóa Thể Thao và Du lịch (MARD) phối hợp thực hiện theo chương trình Phát triển du lịch (ARD), Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Bài báo cáo đã nêu ra những nguồn lực, tiềm năng sẵn có trong nguồn lực của các DNNVV của nước ta, đó là văn hóa, yếu tố con người và sự năng động. Đây là sự tổng kết của quá trình điều tra sát với thực tế do nhiều cơ quan liên kết
- 5 thực hiện, mang giá trị khoa học và áp dụng thực tế rất cao mà học viên đã kế thừa trong quá trình nghiên cứu độc lập của mình. Nguyễn Hồng Cương (2019), “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Nghiên cứu này làm sáng tỏ về vấn đề lý luận về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật, phân tích thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực thi tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới. Trần Thị Liên Trang (2017), “Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, phân tích tác động của những chính sách hiện có đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luận văn cũng đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách giúp phát triển hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề án "Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM" cho thấy rằng mặc dù có nhiều nghiên cứu thời điểm trước về hỗ trợ nhà nước đối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nhiều nỗ lực và kết quả tích cực. Ở chiều ngược lại, do phạm vi nghiên cứu khác nhau nên đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau với những đặc trưng khác nhau, đồng thời một số nghiên cứu được thực hiện đã lâu với tình hình kinh tế - xã hội thế giới đã thay đổi nhiều. Vì vậy, việc thực hiện đề án: “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM” là một hướng đi mới. Đề án là hướng đi mới để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các giải pháp mới, đồng thời nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ hiện có nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ
- 6 và vừa phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là các chính sách của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề án cho giai đoạn từ 2018-2023, giải pháp đặt ra đến năm 2030. Về nội dung: Đề án nghiên cứu nội dung của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề án nhằm phân tích thực trạng, đề án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát hóa cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương. Thứ hai, phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian sắp tới.
- 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề án được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu: Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại Cục thống kê TP. HCM thông qua niên giám thống kê về tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2017-2022; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở Trung ương để định hướng. - Phương pháp xử lý số liệu và áp dụng nghiên cứu: Phương pháp so sánh: Phương pháp này nghiên cứu kinh nghiệm từ các tỉnh tương đồng để rút ra bài học phù hợp cho điều kiện kinh tế - xã hội của TP. HCM, chủ yếu sử dụng trong chương 1 của đề án. Ngoài ra, học viên còn sử dụng các phương pháp như mô hình hóa, sơ đồ hóa, lịch sử, quy nạp và diễn dịch để bổ sung luận cứ khoa học cho đề án. Phương pháp phân tích: Phương pháp này phân tích cơ sở dữ kiện từ hai phương pháp trên, đồng thời tham khảo các nhà phân tích chính sách, nhà quản lý, khoa học để đưa ra cá luận điểm, lý giải và đề xuất phương hướng. Phương pháp này được sử dụng trong cả ba chương của đề án. 6. Hiệu quả (lợi ích) của đề án ứng dụng trong thực tiễn Một trong những lợi ích thiết thực của đề án là cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp và tốn kém. Đề án sẽ tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình cấp phép, giảm thiểu các rào cản pháp lý và thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
- 8 động và phát triển. Môi trường kinh doanh thông thoáng và minh bạch sẽ khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nhân tham gia vào thị trường. Đề án sẽ thúc đẩy sự liên kết và hợp tác giữa các DNNVV, tạo ra các mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ. Các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức, và hợp tác để khai thác thị trường mới. Sự liên kết này sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh tranh hiệu quả hơn với các doanh nghiệp lớn và mở rộng thị phần. Cuối cùng, việc nâng cao hiệu quả hỗ trợ DNNVV sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Sự phát triển bền vững của DNNVV sẽ giúp ổn định kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân tại TP. HCM. Tóm lại, đề án "Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM" mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cộng đồng, từ việc cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đến việc cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp. Các lợi ích này không chỉ giúp các DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. 7. Kết cấu của đề án Kết cấu của đề án được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương Chương 2: Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với DNNVV trên địa bàn TP. HCM
- 9 Chương 1 - Cơ sở lý luận về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cấp tỉnh 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm Khái niệm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa Các quốc gia và tổ chức quốc tế thường có các định nghĩa khác nhau về DNNVV dựa trên các tiêu chí như số lượng nhân viên, doanh thu hoặc tài sản. Ví dụ, Ủy ban Châu Âu định nghĩa DNNVV dựa trên số lượng nhân viên và doanh thu hàng năm. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có ít hơn 250 nhân viên và doanh thu hàng năm không vượt quá một số ngưỡng cụ thể. Theo Tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển (OECD), doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa dựa trên số lượng nhân viên hoặc doanh thu hàng năm, tùy thuộc vào quốc gia. Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là các doanh nghiệp có ít hơn 500 nhân viên. Ở nước ta, tùy theo thời kỳ kinh tế cụ thể định nghĩa về DNNVV xác định mức độ phát triển doanh nghiệp. Đến nay, khái niệm DNNVV về cơ bản được hiểu theo định nghĩa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 1.1.2. Tiêu chí phân loại Tại Việt Nam, doanh nghiệp phân loại thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa, dựa trên tổng số lao động đóng BHXH hoặc số vốn đăng ký kinh doanh. Dưới đây là chi tiết về tiêu chí phân loại:
- 10 Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Tiêu Siêu Nhỏ Nhỏ Vừa Chí Lao động tham Lao động tham gia gia BHXH bình Lao động tham gia Lĩnh BHXH bình quân quân năm không BHXH bình quân vực năm không quá 10 quá 100 người. năm không quá 200 nông người. Tổng doanh Tổng doanh thu người. Tổng doanh nghiệp, thu của năm không của năm không thu của năm không lâm quá 3 tỷ đồng. quá 50 tỷ đồng. quá 200 tỷ đồng. nghiệp, Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn thủy vốn của năm không vốn của năm vốn của năm không sản quá 3 tỷ đồng không quá 20 tỷ quá 100 tỷ đồng đồng Lao động tham Lao động tham gia gia BHXH bình Lao động tham gia BHXH bình quân quân năm không BHXH bình quân Lĩnh năm không quá 10 quá 100 người. năm không quá 200 vực người. Tổng doanh Tổng doanh thu người. Tổng doanh công thu của năm không của năm không thu của năm không nghiệp quá 3 tỷ đồng. quá 50 tỷ đồng. quá 200 tỷ đồng. và xây Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn dựng vốn của năm không vốn của năm vốn của năm không quá 3 tỷ đồng không quá 20 tỷ quá 100 tỷ đồng đồng Lao động tham Lao động tham gia gia BHXH bình Lao động tham gia BHXH bình quân quân năm không BHXH bình quân Lĩnh năm không quá 10 quá 50 người. năm không quá 100 vực người. Tổng doanh Tổng doanh thu người. Tổng doanh thương thu của năm không của năm không thu của năm không mại và quá 10 tỷ đồng. quá 100 tỷ đồng. quá 300 tỷ đồng. dịch vụ Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn Hoặc tổng nguồn vốn của năm không vốn của năm vốn của năm không quá 3 tỷ đồng không quá 50 tỷ quá 100 tỷ đồng đồng
- 11 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Vai trò kinh tế DNNVV đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, ví dụ, theo Báo cáo Tình hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên toàn quốc. Điều này thể hiện sự đóng góp vững chắc của DNNVV vào nền kinh tế Việt Nam. Một trong những cách quan trọng nhất mà DNNVV đóng góp vào nền kinh tế là tạo ra việc làm. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, DNNVV tạo ra khoảng 60-70% việc làm cho người lao động, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và đô thị nhỏ. Điều này không chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn cải thiện mức sống cho người lao động. Ngoài ra, DNNVV còn đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, DNNVV đóng góp khoảng 40% vào GDP của Việt Nam vào năm 2019. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của DNNVV trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Vai trò xã hội Ngoài vai trò kinh tế, DNNVV còn đóng góp tích cực vào phát triển xã hội và văn hóa. Chúng không chỉ là nguồn cung cấp việc làm mà còn là những nhà tạo ra giá trị xã hội. Một trong những cách mà DNNVV đóng góp vào xã hội là bằng cách bảo vệ và phát triển văn hóa địa phương. Chúng thường sử dụng nguyên liệu và phong cách sản xuất cục bộ, giúp bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương. Ngoài ra, DNNVV cũng thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng và các sự kiện xã hội, từ việc tài trợ cho các hoạt động từ thiện đến việc tổ chức các sự kiện văn hóa và thể thao. Điều này giúp tạo ra một môi trường sống đa dạng và phong phú cho cộng đồng. DNNVV không chỉ là nguồn lực kinh tế quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu của cộng đồng và xã hội. Sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ và tổ
- 12 chức đối với DNNVV là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội với các tế bào phát triển khỏe mạnh. 1.2. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được hiểu là các biện pháp, chính sách và chương trình do chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức tư nhân thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của DNNVV. Các biện pháp hỗ trợ này bao gồm1: hỗ trợ tài chính; đào tạo và phát triển năng lực: Cung cấp các chương trình đào tạo về quản lý, kỹ năng kinh doanh, và nâng cao tay nghề cho người lao động; hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo; mở rộng thị trường; đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện hạ tầng. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều có các chương trình và báo cáo nghiên cứu nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển DNNVV trên toàn cầu. Tại Việt Nam, khái niệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tương tự như trên thế giới, nhưng được cụ thể hóa qua các chính sách và biện pháp phù hợp với đặc thù kinh tế, xã hội và pháp lý của Việt Nam. Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và các nghị định hướng dẫn, hỗ trợ DNNVV bao gồm: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thuế và kế toan, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, đổi mới sáng tạo, Hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin và tư vấn pháp lý, Hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị 1.2.2. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.2.1. Ban hành chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố 1 World Bank: SME Finance, https://www.worldbank.org/en/topic/smefinance
- 13 Sau khi Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 1 tháng 6 Năm 2021 được ban hành và có hiệu lực, các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, trong đó có DNNVV được tập trung hoàn thiện, cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, nền hành chính công hiện đại được tăng cường, góp phần tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển. Để hỗ trợ DNVVV kịp thời và hiệu quả, bằng cách cụ thể hóa các chính sách, giải pháp hỗ trợ được quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các Chương trình, Kế hoạch, Đề án... hỗ trợ phát triển DNNVV trên mỗi địa bàn. 1.2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2021, quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể hóa Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14. Nội dung hỗ trợ theo nghị định này bao gồm nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. Dưới đây là một số nội dung hỗ trợ chính: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng Một trong những nội dung chính của nghị định là hỗ trợ tiếp cận tín dụng. DNNVV có thể được hỗ trợ thông qua cơ chế bảo lãnh tín dụng và nhận các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điều này giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm bớt khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, từ đó có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh Hỗ trợ thuế và kế toán Nghị định cũng quy định về các ưu đãi thuế và hỗ trợ kế toán cho DNNVV. Các doanh nghiệp này có thể được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính. Ngoài ra, DNNVV còn được hỗ trợ chi phí dịch vụ kế toán và lập báo cáo tài chính, giúp họ tuân thủ tốt hơn các quy định về thuế và tài chính. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn