intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 - 2026

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 - 2026" nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên đoạn tuyến quốc lộ 26 từ Km32-Km151 đi qua tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 - 2026

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA . NGUYỄN VĂN LÃNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐOẠN TUYẾN QUỐC LỘ 26 ĐI QUA TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024-2026 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk – Tháng 9 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA . NGUYỄN VĂN LÃNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐOẠN TUYẾN QUỐC LỘ 26 ĐI QUA TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024-2026 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH TS. ĐINH KHẮC TUẤN Đắk Lắk – Tháng 9 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đề án: "Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024- 2026" là công trình nghiên cứu khoa học của học viên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Khắc Ánh và TS. Đinh Khắc Tuấn. Nội dung của Đề án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin của một các cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quản lý, khai thác tuyến đường. Các số liệu trong Đề án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Học viên xin cam đoan chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Tác giả đề án Nguyễn Văn Lãnh
  4. LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô của Học viện trong thời gian vừa qua; qua quá trình học tập, tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đường bộ nói chung. Để các kiến thức học được từ lý thuyết đến với thực tiễn công việc, bản thân đã chọn Đề án "Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024- 2026", làm đề án tốt nghiệp của khóa học thạc sĩ; qua quá trình xây dựng đề án, bản thân đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, trong Học viện Hành chính quốc gia. Bản thân xin gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt tới PGS.TS. Đặng Khắc Ánh và TS. Đinh Khắc Tuấn công tác tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, người thầy tận tâm đã giúp đỡ tôi hết mình để tôi có thể hoàn thành đề án này. Bản thân xin cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn thuộc Khu Quản lý đường bộ III, Văn phòng Quản lý đường bộ III.5, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 501 đã tạo điều kiện, giúp đỡ cung cấp số liệu, thông tin trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề án này. Bản thân đã nỗ lực hết mình, vận dụng những kiến thức trong quá trình học tập để hoàn thành đề án. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của đề án khá rộng, với kiến thức của bản thân không thể nắm bắt hết tất cả các vấn đề, nhiều nội dung cùng một thời điểm, vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của các Thầy, Cô để đề án được hoàn thiện hơn. Tác giả đề án Nguyễn Văn Lãnh
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa GTNT Giao thông nông thôn KCHT Kết cấu hạ tầng KCHT GT Kết cấu hạ tầng giao thông KCHT GTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KT-XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Nguồn hỗ trợ phát triền chính thức QLDA Quản lý dự án QLĐB Quản lý đường bộ QPPL Quy phạm pháp luật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TPCP Trái phiếu chính phủ. TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TCĐBVN Tổng cục Đường bộ Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Thứ tự Nội dung Trang Bảng 2.1. Tài sản công trình đường bộ km32- 1 22 km151, quốc lộ 26, địa phận tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.2. Số lượng nhân sự Văn phòng Quản lý 2 24 đường bộ III.5 Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu đếm xe từ 2021 đến 3 28 2023, quốc lộ 26, tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.4. Kinh phí thanh toán cho nhà thầu bảo 4 28 dưỡng thường xuyên đường bộ, quốc lộ 26 Bảng 2.5. Số liệu tai nạn giao thông từ năm 2021 5 30 đến 2023, quốc lộ 26, địa phận tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.6. Số liệu vi phạm hành lang an toàn 6 32 đường bộ, quốc lộ 26 Bảng 2.7. Số liệu vi phạm xe quá tải trọng, kích 7 35 thước thùng hàng trên quốc lộ 26, tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.8. Kinh phí sửa chữa định kỳ hàng năm 8 37 trên quốc lộ 26, địa phận tỉnh Đắk Lắk
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Thứ tự Nội dung Trang Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Văn phòng 1 24 Quản lý đường bộ III.5 Hình ảnh 2.1. Hình ảnh giải tỏa vi phạm hành lang 2 an toàn đường bộ trên đoạn tuyến quốc lộ 26, địa 34 phận tỉnh Đắk Lắk Hình ảnh 2.2. Hình ảnh xử lý xe vi phạm trên đoạn 3 36 tuyến quốc lộ 26, địa phận tỉnh Đắk Lắk Biểu đồ 2.1. Biểu đồ Kinh phí sửa chữa định kỳ 4 38 (năm 2021-2024) Hình ảnh 3.1. Hình ảnh quản lý tài sản trên nền 5 47 tảng GOOG Map
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết đề án ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ........................................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ........................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu của đề án......................................................... 7 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn .............................. 8 7. Kết cấu của đề án.................................................................................... 8 Chương 1: ........................................................................................ 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.......................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................................................. 10 1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng gıao thông đường bộ ................................................................................................................. 20 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐOẠN TUYẾN QUỐC LỘ 26 ĐI QUA TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................... 21 2.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến từ Km32-Km151 quốc lộ 26, tỉnh Đắk Lắk................................................... 21 2.2. Thực trạng quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk ....................................................... 23 2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 39 Chương 3: ........................................................................................ 43 GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ CÁC NGUỒN LỰC ....................... 43 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ................................................... 43
  9. 3.1. Mục tiêu của đề án ............................................................................. 43 3.2. Những giải pháp tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 ..................................................... 44 3.3. Phân công nhiệm vụ để thực hiện đề án ............................................. 50 3.4. Lộ trình thực hiện đề án ..................................................................... 53 3.5. Nguồn lực dự kiến thực hiện.............................................................. 53 KẾT LUẬN ............................................................................................. 54 1. Kết luận ................................................................................................ 54 2. Kiến nghị .............................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 57
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề án Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Về vị trí địa lý, Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia; Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên; Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai và Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Về khí hậu: Tỉnh Đắk Lắk có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do độ cao địa hình lớn, nên khí hậu ở đây khá khác biệt giữa các khu vực. Nhiệt độ ở Đắk Lắk thường dao động từ 20°C đến 30°C vào ban ngày, nhưng có thể giảm xuống dưới 10°C vào ban đêm, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Đắk Lắk có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, trong khi mùa mưa chủ yếu là từ tháng 6 đến tháng 10. Vào mùa mưa, Đắk Lắk có thể nhận được lượng mưa khá lớn, đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9. Đắk Lắk có mạng giao thông liên tỉnh, rộng khắp với vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Theo chiều dài nối liền giao thông với tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Nông là đường Hồ Chí Minh mới triển khai thi công và đưa vào khai thác năm 2015; theo chiều Đông - Tây nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa là Quốc lộ 27 và Quốc lộ 26, nối với Phú Yên là Quốc lộ 29 các đoạn tuyến này là đường cấp III miền núi. Tỉnh Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột đã được nâng cấp, mở tuyến bay thẳng tới Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thành phố Vinh, Hải Phòng... Hệ thống giao thông liên vùng, liên tỉnh là điều kiện quan trọng cho tỉnh Đắk Lắk mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, tăng cường liên kết, hợp tác về mọi mặt giữa tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh lân cận để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, phát triển kinh tế địa phương; góp phần ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.
  11. 2 Những năm gần đây Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã đầu tư hạ tầng tầng giao thông cho tỉnh Đắk Lắk như cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, dự án nâng cấp quốc lộ 14 thuộc dự án đường Hồ Chí Minh, dự án dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, dư án Tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ, dự án Xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn EaDrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk các dự án đã được đầu tư, cải tạo, mở rộng, đáp ứng yêu cầu cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện tham gia giao thông do nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao; đồng thời các khu cụm công nghiệp, khu dân cư và nhà dân dọc hai bên các tuyến đường quốc lộ cũng phát triển theo; từ đó xuất hiện các vi phạm về xe chở quá tải trọng cho phép khi tham gia giao thông; vi phạm về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, dẫn đến đoạn tuyến nhanh hư hỏng, xuống cấp; đòi hỏi các cơ quan phải quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhằm duy trì khả năng khai thác tuyến đường được hiệu quả nhất như trục đường ngang quốc lộ 26. Theo số liệu báo cáo của Văn phòng Quản lý đường bộ III.5 đoạn tuyến này được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2008. Qua theo dõi mật độ giao thông những năm gần đây tăng đột biến; để duy trì khả năng khai thác tuyến đường quốc lộ 26 được êm thuận, an toàn đòi hỏi các cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương liên quan cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thực tế cho thấy việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay; chưa đầu tư đủ nguồn vốn để sửa chữa định kỳ hàng năm hoặc có đầu tư
  12. 3 sửa chữa cục bộ một số đoạn ngắn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao; công tác xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng còn chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn tiếp diễn; tai nạn giao thông vẫn còn ở mức báo động. Là một công chức đang công tác tại Văn phòng Quản lý đường bộ III.5, tác giả nhận thấy việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và bất cập. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới cần phải có giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề án: “Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024-2026” làm đề án thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông để duy trì chất lượng khai thác mặt đường bảo đảm êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông đóng vai trò quan trọng để kéo dài tuổi thọ của công trình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa được quan tầm đúng mức. Tại các diễn đàn khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội, đề tài quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ luôn mang tính thời sự cao. Việc nhận thức, thay đổi cách thức thực hiện đối với công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông là rất cần thiết đã được các nhà khoa học, nghiên cứu: - Bộ Giao thông vận tải (2014), “Đề án đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông”, Quyết định số 4106/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải. Với nội dung chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước từ năm 2014
  13. 4 đến năm 2020. Nội dung của đề án là: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước và điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế có liên quan. Tách bạch rõ ràng giữa công tác quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì của doanh nghiệp trong quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa đầu tư, quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông bằng các hình thức phù hợp, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và phù hợp với yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xử lý công việc. Tăng cường công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu các thủ tục hành chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc thực thi nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cả về chất lượng, ý thức, trình độ, trách nhiệm trong quản lý, điều hành quản lý kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc cũng như kỷ cương, kỷ luật, khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.
  14. 5 - Tác giả Nguyễn Văn Nghi, “Phát triển hạ tầng giao thông để đẩy mạnh phát triển kinh tế Việt Nam”, Theo Tạp chí Công thương, ngày 17/5/2021. Nguyên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nghi đã khái quát tầm quan trọng của phát triển kết cấu hạ tầng nói chung đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giao lưu và hội nhập quốc tế, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa là rất cần thiết, một kết cấu hạ tầng giao thông tốt sẽ là cầu nối quan trọng trong việc kết nối giao thương đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu này chưa đề cập và đi sâu đến công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông để duy trì khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiệu quả nhất. - Bộ Giao thông vận tải“Thay đổi tư duy giúp Ngành đường bộ tiếp tục phát triển”, Tạp chí Giao thông vận tải số ra ngày 25/12/2023. Đây là phát biểu tại buổi Tổng kết nhiệm vụ năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Cục Đường bộ Việt Nam. Lãnh đạo ngành Giao thông vận tải cũng đã nhận định và chỉ đạo cần phải chú trọng xây dựng pháp luật, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan; đề cao công tác chuyển đổi số, phân cấp, phân quyền trong quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; ưu tiên xử lý các điểm đen phát sinh, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông góp phần giảm tai nạn giao thông trong quá trình khai thác; tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên (sơn sửa, bổ sung biển báo, cọc tiêu, ...), kịp thời sửa chữa các hư hỏng, đảm bảo giao thông êm thuận. Việc nghiên cứu để làm tốt hơn công tác quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong những năm qua mặc dù đã có nhiều các nghiên cứu, đánh giá, chỉ đạo thực hiện nhưng qua tìm hiểu chưa có đề tài nghiên cứu nào bao quát, đánh giá hết toàn bộ những kết quả của quá trình tổ chức thực hiện việc quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và quản lý bảo
  15. 6 vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26, địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. - Báo Đắk Lắk ngày 18/01/2024 đã có bài viết“Ra quân giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông dọc quốc lộ 26 đoạn qua xã Ea Phê”. Với nội dung chủ yếu là công tác phối hợp liên ngành để xử lý các vi phạm hành lang an toàn đường bộ dọc tuyến quốc lộ 26, đã tổ chức tháo dỡ các biển hiệu, mái che, lều bạt… làm cản trở, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Đi cùng với đó là kết hợp tuyên truyền, vận động người dân, các hộ kinh doanh buôn bán, dọc hai bên đoạn tuyến quốc lộ 26 chấp hành quy định của pháp luật khi kinh doanh, mua bán, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất an toàn giao thông. - Báo Đắk Lắk ngày 23/3/2024 đã có bài viết với nội dung: “Nâng cấp, mở rộng đồng bộ Quốc lộ 26 đoạn qua huyện Krông Pắc nhu cầu cấp thiết”. Phân tích của bài báo cũng đã nêu lên tầm quan trọng của đoạn tuyến quốc lộ 26 và mức độ lưu lượng xe tăng nhanh hiện nay dẫn đến việc cấp thiết là cần phải quan tâm nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các đoạn tuyến bị nhỏ hẹp trên quốc lộ 26, địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu của đề án là công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý, bảo vệ đoạn tuyến từ Km32- Km151 quốc lộ 26, tỉnh Đắk Lắk. Về không gian: Đề án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn 2021-2023. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2026.
  16. 7 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên đoạn tuyến quốc lộ 26 từ Km32-Km151 đi qua tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án Để thực hiện những mục tiêu trên, đề án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ đoạn tuyến quốc lộ 26, phân tích nguyên nhân và hạn chế đối với công tác quản lý, bảo vệ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đoạn tuyến quốc lộ 26 tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024-2026. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề án 5.1. Phương pháp luận Đề án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thống kế, thu thập thông tin, tài liệu: Phân tích, thu thập các báo cáo của các đơn vị tham gia quản lý tuyến đường, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến nội dung của đề án. Thông tin, số liệu thu thập thông qua báo cáo hàng năm của Khu Quản lý đường bộ III, Văn phòng Quản lý đường bộ III.5 niên giám thống kê, báo cáo hàng năm và định kỳ hàng quý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  17. 8 - Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu: Các số liệu thu thập được chọn lọc, xử lý và tổng hợp theo phương pháp thống kê. Toàn bộ số liệu nghiên cứu, khảo sát, thu thập được xử lý trên phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích, mô tả tổng hợp: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả, để phân tích, chuẩn hóa số liệu đã thu thập được từ các nguồn số liệu. Ngoài ra, nội dung đề án có sử dụng phương pháp lịch sử và logic để xây dựng nội dung trong báo cáo đề án. 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn 6.1. Hiệu quả của đề án Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm, phong phú thêm, thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức thực hiện, giúp công việc quản lý nhà nước về đường bộ hiệu lực, hiệu quả hơn; đặc biệt là trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26, đi qua tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ làm rõ được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 từ Km32-Km151 tỉnh Đắk Lắk. Từ đó giúp hiểu rõ nguyên nhân đưa ra các giải pháp để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp, gây nguy hại cho công trình đường bộ; đảm bảo cho việc người dân và doanh nghiệp dọc hai bên quốc lộ hạn chế việc vi phạm hành lang an toàn đường bộ thời gian tới. 7. Kết cấu của đề án Nội dung của đề án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề án được tác giả xây dựng và trình bày
  18. 9 thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 2: Thực trạng quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp, lộ trình, các nguồn lực tổ chức thực hiện đề án quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đoạn tuyến quốc lộ 26 đi qua tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024-2026.
  19. 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1. Những khái niệm cơ bản Để trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần làm rõ các khái niệm cơ bản sau đây: a) Khái niệm về đường bộ Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. b) Khái niệm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Là công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. c) Công trình đường bộ gồm: Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. d) Khái niệm về mạng lưới đường bộ Theo điều 39 Phân loại đường bộ, Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau: Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên;
  20. 11 đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực. Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Đường đô thị (hay đường phố) là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân. đ) Khái niệm phạm vi đất dành cho đường bộ: Gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ (phần đất này phụ thuộc vào cấp đường; đường quốc lộ 26 là đường cấp III miền núi) e) Đất của đường bộ: Bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2