intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội" nhằm phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn xác định một số định hướng và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông nói chung và cụ thể là trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MINH HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MINH HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Hồng Khanh HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể các tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Quản lý Công khóa HC22, các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý Nhà nước, khoa sau Đại học của Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Hồng Khanh đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt Luận văn này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của các Thầy, Cô chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo, công chức Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có điều kiện tìm hiểu thông tin làm nguồn tư liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Minh Hải
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG .......................................................................................... 9 1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật thông tin – truyền thông ..................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thông tin và truyền thông ......................... 9 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực thông tin - truyền thông ......................................................................................... 16 1.1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thông24 1.2. Nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin - truyền thông......................................................................... 25 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật ............................................. 25 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật ................................................ 31 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin - truyền thông ................................................................. 38 1.3.1. Thể chế pháp luật của nền hành chính. ....................................................... 39 1.3.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. ............................................. 43 1.3.3. Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức trong hệ thống chính trị. .......................................................................................................................... 44
  5. 1.3.4. Các yếu tố khác ........................................................................................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 48 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 49 2.1. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc trên địa bàn Thành phố Hà .................. 49 2.1.1 Khái quát chung về Thành phố Hà Nội........................................................ 49 2.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................... 54 2.1.2.1. Chủ thể quản lý .................................................................................... 54 2.1.2.2. Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội .................................................. 55 2.2. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trên lĩnh vực thông tin truyền thông của Hà Nội trên thực tế ...................................................................... 58 2.3.1. Lĩnh vực công nghệ thông tin ..................................................................... 58 2.3.2. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông .................................................................. 65 2.3.3. Lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông, thông tin điện tử ....................... 71 2.3.4. Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ............................. 82 2.3.5. Lĩnh vực cải cách hành chính và tăng cường kỷ cương hành chính ........... 88 2.3. Đánh giá chung về thực trạng QLNN trên địa bàn Thành phố ....... 90 2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. 90 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 93 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 96 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............... 97 3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội ............................................ 97 3.1.1. Dự báo tình tình ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội ..................................................................................... 97 3.1.2 Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực trong Thông tin - Truyền thông ....................................................................................................... 99
  6. 3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông tại Hà Nội............................................ 107 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. ........................................................... 108 3.2.2. Đổi mới tư duy, nhận thức quản lý nhà nước ........................................... 112 3.2.3 Hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ........................... 113 3.2.4 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hợp lý .............................................. 121 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 124 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 126
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCVT Bưu chính viễn thông BCXBTT Báo chí xuất bản truyền thông CCVC Công chức viên chức CNTT Công nghệ thông tin CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước DVC TT Dịch vụ công trực tuyến HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TT&TT Thông tin và Truyền thông UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VHTT Văn hóa thông tin XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thông tin và Truyền thông giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt tại Việt Nam, được xem là nền tảng vững chắc phục vụ cho tiến trình phát triển đất nước bền vững như: truyền tải và gây ảnh hưởng tới mọi vấn đề của xã hội; tác động đến nhận thức và hành động của công chúng. Tuy nhiên mặt trái của TT&TT cũng gây ra những tác hại và hệ lụy lớn cho xã hội, cho nhà nước và các cá nhân như thông tin sai lệch, thông tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng, ... Để quản lý TT&TT, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Báo chí, Luật xuất bản, Luật Quảng cáo, Luật Viễn thông, ... và các Nghị định về TT&TT như Nghị định 72/2020/NĐ-CP về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, ... Chỉ thị số 58/CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã xác định: Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin giữ một vai tr rất 1
  9. quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay, là nh n tố quan trọng, là kênh kết nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế và thời đại toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hoá đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin. Cùng với việc xác định thông tin truyền thông là mũi nhọn của nền kinh tế thì công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Hà Nội là trung t m chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước; trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông đã được chú trọng triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả, song vẫn tồn tại những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi và thi hành pháp luật; sự bất cập trong các văn bản quản lý nhà nước; tồn tại một số bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông….Vì vậy, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông được xem là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông tại địa bàn Hà Nội, dưới góc độ quản lý công, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác QLNN bằng pháp luật về lĩnh vực thông tin truyền thông trong hoạt động của các CQNN là một lĩnh vực mới do vậy không có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về lĩnh vực này mà chủ yếu là các công trình 2
  10. nghiên cứu về công nghệ thông tin, báo chí, truyền thông phục vụ công tác quản lý và phát triển kinh tế, xã hội. những góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau, nhiều vấn đề liên quan đến đề tài quản lý nhà nước bằng pháp luật trong các lĩnh vực đã được nhiều nhà khoa học đi s u nghiên cứu và đạt được những thành tựu lý luận quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn xây dựng và phát triển các ngành nói chung và ngành thông tin – truyền thông nói riêng trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Do khuôn khổ của luận văn, tác giả không thể thống kê đầy đủ, chỉ xin giới thiệu một số công trình có tính tiêu biểu như sau: * Nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài: Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng internet và các phương tiện truyền thông khác. Tất cả đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với người d n nói chung và đặc biệt là người trẻ hoặc trẻ em nói riêng. Trong cuốn sách “Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thông (hệ thống các media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng, đồng thời dễ dàng làm ảnh hưởng tới tư tưởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy, tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống media được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổ chức, cá nh n sử dụng. Bài viết “Study Shows How Internet Use Affects Today’s Youth” của tác giả Michael Harper cho thấy: các thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các thiết bị thông tin hiện đại trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lượng thông tin phong phú, internet cũng mang lại sự lạc hướng về thông tin đối với giới trẻ. 3
  11. Điều này cho thấy, internet nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hưởng nhất định đối với giới trẻ. Ngoài ra c n có thể kể tới một số công trình nghiên cứu, bài viết khác về sự ảnh hưởng của Internet, của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với lối sống, hành vi của giới trẻ như: “The Impact of Social Media on Children, Adolescents, and Families” của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen Clarke-Pearson đã ph n tích về thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; Bài viết “Impact of media use on children and youth” đã có những ph n tích s u sắc về sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng như: tivi, tr chơi điện tử, video m nhạc, Internet… đối với trẻ em và thanh thiếu niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với giới trẻ: Một góc nhìn nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge, trong đó đã chỉ ra rằng, phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa ra những “chỉ số” để những người trẻ định hình cái gì là “bình thường” và “không bình thường”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ về bản th n và những người xung quanh mình. * Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc: (1) Luận văn thạc sĩ ngành Luật của tác giả Lê Xu n Vũ (2012): “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực Hải quan – qua thực tiễn Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài đã chỉ ra được các khái niệm về quản lý nhà nước bằng pháp luật từ đó liên hệ thực tiễn trong lĩnh vực Hải quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên tác giả chủ yếu nêu ra các quan điểm về mặt lý thuyết, chưa chỉ rõ và nổi bật được tình hình thực tiễn và các biện pháp quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực Hải quan tại địa phương. (2) Luận văn thạc sĩ Quản lý công của tác giả Lê Thanh Tùng (2017): “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ”. Luận văn đã ph n tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều 4
  12. hành công việc tại Bộ Nội vụ và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế trên cơ sở nguồn số liệu có được. Luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội vụ, làm cơ sở tham khảo trong quá trình xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của Bộ Nội vụ. (3) Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của tác giả Phạm Minh Tuấn (2015): “Quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Đề tài đã tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác QLNN về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh Hà Giang, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang góp phần HĐH nền hành chính, phục vụ cho công tác cải cách hành chính, phát triển KT-XH, giữ vững và ổn định an ninh – quốc phòng tỉnh biên giới. Đề tài chỉ nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN chưa thực sự đi s u vào công tác chỉ đạo điều hành, chưa đề cập được đến công tác tham mưu văn bản, vận dụng các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước và tình hình nghiên cứu chưa phản ánh sâu và sát với thực tế về sự phát triển của CNTT hiện nay chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn với sự tác động của rất nhiều yếu tố. (4) Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bình (2017): “Quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Tác giả đã có liệt kê và có so sánh, đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của tỉnh Kon Tum với các Thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên tỉnh Kon Tum là tỉnh biên giới thuộc khu vực Tây Nguyên với nhiều dân tộc thiểu số, điều kiện địa hình tự nhiên, dân trí, kinh tế, xã hội còn nhiều khó găn để phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông. 5
  13. (5) Bài viết “Vấn đề và giải pháp quản lý truyền thông ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0” của PGS TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Tác giả đã ph n tích chỉ ra được sự dịch chuyển, biển đổi và phát triển nhanh, rộng của xã hội thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó đã tác động một cách toàn diện, sâu sắc đến nền báo chí truyền thông Việt Nam, dẫn tới những thách thức mới, yêu cầu mới với công tác quản lý báo chí truyền thông. Ngoài ra tác giả có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản lý truyền thông ở các tổ chức Đảng, Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí, từng bước xây dựng và thực thi chiến lược quản lý truyền thông trong lĩnh vực truyền thông chính phủ; đầu tư phát triển nguồn lực và tạo cơ chế phát triển ngành công nghiệp truyền hông và lĩnh vực truyền thông doanh nghiệp trong nước hiện nay. Bên cạnh đó cần đầu tư và có chính sách phát triển các doanh nghiệp công nghệ, xây dựng các phần mềm hoặc ứng dụng các phần mềm phân tích, lọc nội dung và đảm bảo thông tin trên môi trường truyền thông số hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy cho đến hiện nay, dưới góc độ quản lý công, chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn xác định một số định hướng và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông nói chung và cụ thể là trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay nói riêng. 6
  14. - Nhiệm vụ: Thứ nhất, phân tích, làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông. Thứ hai, ph n tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội những năm qua và nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ ba, xác định một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông của thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các khía cạnh lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông của thành phố Hà Nội. - Không gian nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội; luận văn không nghiên cứu hoạt động quản lý của chính quyền cấp huyện, cấp xã và cấp trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà nước, pháp luật và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. 7
  15. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: ph n tích và tổng hợp, đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê… Ngoài ra, luận văn c n dựa vào số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức và phương hướng nhiệm vụ hằng năm và giai đoạn tại Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về cơ sở lý luận: Hệ thống hóa các lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trong giai đoạn hội nhập. - Về thực tiễn: Kết quả của luận văn góp phần vào việc tổng kết công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới hiện nay. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập, giảng dạy dành cho các đối tượng có nhu cầu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trên địa bàn Hà Nội 8
  16. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG 1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật thông tin – truyền thông 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thông tin và truyền thông * Khái niệm, đặc điểm của thông tin Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại mà thuật ngữ thông tin được sử dụng và đề cập mọi lúc, mọi nơi như: Thông tin đại chúng, xã hội thông tin, công nghệ thông tin, thông tin phát thanh, thông tin truyền hình… Tuy nhiên khi nhắc đến thông tin, trong số mỗi chúng ta chưa chắc rằng ai cũng có thể cắt nghĩa một cách chính xác nhất về định nghĩa Thông tin là gì? Có thể nói, khái niệm thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học, cũng là khái niệm trung t m của xã hội trong kỷ nguyên số. Thông tin đã tổn tại từ rất l u và qua sự phát triển, tiến hóa của con người ngày nay chúng ta có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức. Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức – Thông tin là điều mà người ta biết, hoặc thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người,… Nguyên nh n của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do đặc điểm của thông tin là phi vật thể, không thể cầm nắm được. Người ta bắt gặp thông tin không chỉ trong quá trình hoạt động mà c n thông qua các tác động trừu trượng của nó. Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông” của tác giả Philipe Breton, Serge Proulx, (Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1996), Từ Latin “Information”, 9
  17. gốc của từ hiện đại “Information” (thông tin) cho rằng, thuật ngữ thông tin có thể hiểu theo hai hướng nghĩa: thứ nhất, thông tin là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng; thứ hai, thông tin là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Theo nghĩa thông thường: thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các kho dữ liệu hoặc từ tất cả các sự vật, hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Theo quan điểm triết học: thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Khi khoa học công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông: Thông tin là đối tượng, là mục tiêu vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp được truyền tải. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng: Thông tin hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Trong lĩnh vực báo chí: Thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả c u chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nh n tố của thực tại. Ví dụ khi ta sử dụng thông tin để nói về c u chuyện do nhà báo kể lại bao gồm một hoặc một số sự kiện liên kết thành. 10
  18. Như vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin trong các môi trường, hoàn cảnh khác nhau lại mang những ý nghĩa khác nhau. Liên quan đến thuật ngữ “thông tin”, trong phạm vi luận văn này, có khái niệm liên quan là Công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin được hiểu là việc sử dụng tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và mạng viễn thông nhằm tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng nền tảng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc ph ng, an ninh và các hoạt động khác nhằm n ng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (điểm 5, điều 4, Luật Công nghệ thông tin 2006). * Khái niệm, đặc điểm của truyền thông Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi người trong xã hội. Do đó, đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm về truyền thông được đưa ra tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Một số nhà lý luận về truyền thông cho rằng truyền thông chính là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng thông qua ngôn ngữ. Một số ý kiến khác lại cho rằng truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống. Theo quan niệm của Dean C. Barnlund – một nhà nghiên cứu truyền thông người Anh cho rằng “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn” 11
  19. Theo quan điểm của Frank Dance – Giáo sư về truyền thông học người Mỹ lại quan niệm: “Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người”. Có thể tháo rằng có rất nhiều định nghĩa về Truyền thông, mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung cơ bản về truyền thông và ta có thể tổng hợp đưa ra một khái niệm về Truyền thông như sau: “Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm, ... là một kiểu tương tác xã hội trong đó có ít nhất hai hoặc nhiều tác nhân tương tác lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, tổ chức, cộng đồng, xã hội” Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ 12
  20. chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia. Liên quan đến thuật ngữ “truyền thông”, trong phạm vi luận văn này, có khái niệm liên quan là Truyền thông đại chúng được hiểu là hoạt đồng truyền thông được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo giấy, báo điện tử, đài, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, ... hướng tới những nhóm công chúng lớn. Đặc điểm của truyền thông là thông điệp được truyền tải đến công chúng một cách nhanh chóng, tuy nhiên đ y lại là hoạt động luôn chịu tác động và sự giám sát từ nhiều phía như: các hội, nhóm công chúng xã hội rộng lớn, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước. Ngày nay, truyền thông có vai trò quan trọng tỏng việc hình thành, thể hiện dư luận xã hội. Sự tác động của các phương tiện truyền thông tác động lên các đối tượng khác nhau sẽ tạo ra những hiệu ứng, hiệu quả khác nhau do có sự khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, nhân tố t m lý và cường độ giao tiếp đối với các phương tiện truyền thông. Theo thuật ngữ, có nhiều cách hiểu/định nghĩa về thông tin và truyền thông. Dưới góc độ quản lý nhà nước, các nội dung của thông tin và truyền thông được quản lý gồm: báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông). * Vai trò của thông tin truyền thông Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2