intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG PHƢỚC AN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG PHƢỚC AN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ VĂN TRÂN THỪA THIÊN HUẾ - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của học viên. Đề tài luận văn được học viên nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã được học, thu thập các thông tin, số liệu, điều tra khảo sát thực tiễn và được sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo – TS. Ngô Văn Trân. Những số liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn trung thực, chính xác. Học viên xin chịu trách nhiệm về kết quả của luận văn. Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 9 năm 2019 Học viên Trƣơng Phƣớc An
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, bản thân tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và quý thầy, cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Lớp Quản lý công HC22.T4, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích, hướng dẫn, chỉ bảo thêm để làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Bản thân tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Văn Trân đã trực tiếp chỉ bảo, nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt các kỹ năng, kiến thức để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm và hoàn thiện luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Học viên kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn./. Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 9 năm 2019 Học viên Trƣơng Phƣớc An
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững .................................................................................8 1.1.1. Di sản văn hóa vật thể .......................................................................................8 1.1.2. Phát triển bền vững .........................................................................................12 1.1.3. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ...........................................................................................................................13 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững............................................................................................................15 1.2.1. Xây dựng thể chế, quy hoạch và tuyên truyền hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể ..........................................................................................15 1.2.2. Xây dựng, tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ...............18 1.2.3. Huy động nguồn lực và thực hiện xã hội hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ....................................23 1.2.4. Thực hiện trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị, phục vụ phát triển kinh tế gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững .........................................................................23 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ......................................................24 1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể ............................26 1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý di sản văn hóa vật thể................26 1.3.2. Đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ...............................................................................27 1.3.3. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hưởng thụ văn hóa của nhân dân. ...............28 1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể ..............................................................................................................................29
  6. 1.4.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................29 1.4.2. Yếu tố khách quan ...........................................................................................31 1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương đối với quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể .................................................................................................................31 1.5.1. Kinh nghiệm của các địa phương ....................................................................31 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.......................................38 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và di sản văn hóa vật thể thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trên địa bàn thành phố Huế .........................38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội .................................................38 2.1.2. Khái quát Quần thể Di tích Cố đô Huế và di sản văn hóa vật thể trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................42 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ......46 2.2.1. Thực hiện chiến lược, quy hoạch và tuyên truyền về hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ..............................46 2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể .......................................................52 2.2.3. Huy động các nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ..........................58 2.2.4. Thực hiện trùng tu, giải tỏa, tái định cư dân cư, phục vụ tham quan du lịch trong khu vực bảo tồn di tích đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững ........................64 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể ...............70 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ......73 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................73 2.3.2. Những hạn chế ................................................................................................75
  7. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................79 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................................................82 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ...............................................................................82 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ......86 3.2.1. Xây dựng thực hiện chiến lược, quy hoạch và tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước......................................................................................................86 3.2.2. Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ....91 3.2.3. Đầu tư các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong quản lý di sản văn hóa thật thể ...............................................................................................96 3.2.4. Thực hiện trùng tu, bảo tồn, khai thác và quản lý dân cư, tái định cư dân cư trong vùng di tích ....................................................................................................101 3.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể ......................................................................................................................104 3.3. Kiến nghị ..........................................................................................................105 3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...........................................................105 3.3.2. Với tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................................................................106 KẾT LUẬN ............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCCVC : Cán bộ, công chức, viên chức CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa DSVH : Di sản văn hóa DSVHVT : Di sản văn hóa vật thể HĐND : Hội đồng nhân dân Nxb : Nhà xuất bản QLNN : Quản lý nhà nước TW : Trung ương TT Huế : Thừa Thiên Huế Tr. : Trang VH-TT : Văn hóa – Thông tin VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở VHTT : Sở Văn hóa – Thể thao UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Người dân và CBCCVC hiểu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHVT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững .............................................51 Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................................................................54 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của cán bộ về chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ làm công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị DSVHVT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững .............................................58 Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng của du khách tại các địa điểm DSVHVT thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trên địa bàn thành phố Huế ...................................................63
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hóa là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, là bộ phận hợp thành của Di sản Văn hóa dân tộc, của nhân loại, là thông điệp nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế là một chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển sâu rộng trong giai đoạn quốc tế hóa hiện nay. Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế được lịch sử và thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng phát triển du lịch vì có đến 5 di sản văn hóa thuộc 3 loại hình khác nhau, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993 - di sản vật thể); Nhã nhạc cung đình Huế (2003 - di sản phi vật thể); Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu); Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu). Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc trùng tu, bảo tồn, phát triển Quần thể Di tích Cố đô Huế nói chung, di sản văn hóa vật thể trên địa bàn thành phố Huế nói riêng. Vì vậy, hàng trăm công trình xuống cấp đã được phục chế, bảo tồn, khai thác phục vụ cho phát triển du lịch, văn hóa…Qua đó góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phải nhìn nhận khách quan rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các di sản văn hóa ở thành phố Huế chưa phát huy hết tiềm năng và chưa tương xứng với vị thế chính trị, văn hóa của vùng đất giàu văn hóa, lịch sử này. Trước hết, do đặc thù địa lý, vùng đất này thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tục với cường độ cao cùng với chiến tranh khốc liệt đã hủy hoại đáng kể các công trình di tích, thậm chí biến các công trình di tích vật thể ở đây thành phế tích. Đặc biệt, do chiến tranh và quản lý đô thị chưa chặt chẽ 1
  11. đã tạo môi trường cho cư dân xâm lấn các di tích làm nhà cư ngụ, cùng những tác động của quá trình đô thị hóa và sự hạn chế, thiếu toàn diện, nhiều khiếm khuyết của công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này ở thành phố Huế là những nguyên nhân chủ yếu khiến việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn thành phố Huế gặp nhiều hạn chế, không đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đang trở nên cấp thiết. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với Di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn chuyên ngành Quản lý công; có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Văn hóa, di sản văn hóa là một lĩnh vực được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố. Một số công trình tiêu biểu sau: - Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam của Dương Văn Sáu (2008), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống di tích, di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Đồng thời đã cung cấp cho các nhà quản lý có thêm sự nhìn nhận, đánh giá để hoạch định chính sách phát triển du lịch cho tương xứng với tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam [25]. - Một con đường tiếp cận di sản văn hóa (tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6), Cục di sản văn hóa (2004, 2005, 2006, 2008, 2010, 2012). Nội dung sách đề cập đến những vấn đề về di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể và bảo tàng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về di sản văn hóa 2
  12. dưới nhiều góc nhìn tiếp cận khác nhau: Ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo, các khu di tích, di sản văn hóa của một vùng đất. Cho dù ở phương diện tiếp cận nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải kế thừa và phát huy, bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa, bản sắc dân tộc trong nền văn hóa nước nhà [13]. - Di sản văn hóa Việt Nam, bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn, Nguyễn Thịnh (2012), Nxb. Xây dựng, Hà Nội. Tác giả đã khẳng định mỗi đất nước hay mỗi quốc gia đều có di sản văn hóa riêng biệt, đặc trưng cho nền văn hóa của quốc gia đó được thể hiện qua bản sắc văn hóa dân tộc dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức đều chứa đựng một tâm hồn, một nội dung sâu sắc và tự khẳng định với biểu hiện độc đáo bản sắc văn hóa riêng [27]. - Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2010). Công trình công bố nhiều bài viết đề cập đến những bất cập quy định giữa các văn bản pháp lý như: Luật Đất đai năm 2003, Luật Di sản Văn hóa năm 2001, tình trạng dân cư sinh sống trong các khu vực bảo vệ I và II di tích, từ đó đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên [33]. - Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, Trần Thị Hồng Minh (2014), Luận án tiến sỹ Triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận án làm rõ thực trạng, một số vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp, phương hướng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phù hợp tương xứng với tiềm năng [22]. - Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Hoàng Văn Tình (2016), luận văn Thạc sĩ, học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trong đó nhấn mạnh đến công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử với mục đích vừa giữ gìn vừa phát huy giá trị vốn có của các di tích lịch sử văn hóa đó [32]. 3
  13. - Quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trương Thị Diệu Thúy (2017), luận văn Thạc sĩ, học viện hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận văn đã làm nổi bật lên những nét đặc trưng của các di sản văn hóa tại huyện Lệ Thủy, tác giả đã đề xuất các giải pháp có hướng tích cực nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa trên địa bàn [30]. - 30 năm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế, Phan Thanh Hải (2012), Tạp chí di sản văn hóa. Qua bài viết, tác giả “xác định: Di sản văn hóa Huế là một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán, cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo. Tuy nhiên, sau khi triều Nguyễn chấm dứt, hai cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945-1975) đã tàn phá nghiêm trọng các di sản văn hóa. Ngoài ra, việc quản lý lỏng lẻo cùng việc tu sửa các di tích một cách tùy tiện trước đây đã gây ảnh hưởng bất lợi cho các di sản. Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn di tích cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng: Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Bài viết đã cho thấy được cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt được của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của Huế trong giai đoạn hiện nay [19]. Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Những tư liệu này là nguồn tài liệu cần thiết để tác giả luận văn tham khảo, bổ sung. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu một số các di sản cụ thể và chỉ xem đó là đối tượng của ngành văn hóa học và ngành lịch sử, ngành khoa học xã hội - 4
  14. nhân văn. Chưa có đề tài nào nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với tư cách là đối tượng của ngành Quản lý công trong lĩnh vực quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế không trùng với các nghiên cứu về di sản văn hóa tại thành phố Huế của những người đi trước. Đề tài này chỉ lựa chọn di sản văn hóa vật thể thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trên địa bàn thành phố Huế là đối tượng quản lý nhà nước, tất nhiên có sử dụng những kiến thức tổng quát về di sản văn hóa trong những vấn đề có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu đề tài luận văn nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhiệm vụ: + Tổng hợp, thu thập và hệ thống lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
  15. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa . - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tổng hợp các lý luận có liên quan đến đề tài luận văn. + Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin và lấy ý kiến từ 02 nhóm đối tượng: (1) cán bộ, công chức, viên chức các phường có di sản trên địa bàn thành phố Huế và tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; (2) du khách và người dân tại các phường có di sản trên địa bàn thành phố Huế. Mỗi nhóm đối tượng sẽ thực hiện phát 150 phiếu. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát cụ thể di sản văn hóa vật thể, đánh giá và phân tích thực trạng của các di sản văn hóa vật thể. + Phương pháp khảo cứu tư liệu: Khảo cứu kinh nghiệm của các đơn vị có hệ thống di sản văn hóa tương đồng với thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6
  16. + Phương pháp xử lý tài liệu và số liệu nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phần mềm tin học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: + Phân tích, đánh giá và xác định được nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Đề tài có thể làm tài liệu cho các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương tham khảo trong thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. + Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên giảng dạy về văn hóa, quản lý văn hóa và những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7
  17. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa vật thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững 1.1.1. Di sản văn hóa vật thể Văn hóa Đây là khái niệm bao quát một phạm vi rộng lớn. Trong đời sống, khái niệm văn hoá được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới hiện có gần một nghìn định nghĩa khác nhau về văn hoá. Văn hoá: gốc La tinh là cultus, nghĩa là “trồng trọt”, từ này phát triển ra nghĩa “chăm sóc” (cây cối), từ “chăm sóc” (cây cối) đến “chăm sóc‟ (con người) = giáo dục. Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hoá” bắt nguồn từ chữ cultus (culture, cultura) đều có ý nghĩa liên quan đến chăm sóc, giáo dục... Theo quan niệm của Trung Quốc, “văn” vốn có nghĩa là “đẹp”, “hoá = trở thành”, “văn hoá” có nghĩa là “trở thành đẹp, thành giá trị”. Ở Việt Nam: Văn hoá được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong Tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn)... Tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn thường nhắc tới một vài định nghĩa tiêu biểu như định nghĩa của GS. Đào Duy Anh, GS. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm... GS. Đào Duy Anh định nghĩa ngắn gọn: “Văn hoá là sinh hoạt của con người về mọi phương diện sinh hoạt”.. Còn GS. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [1, tr.18]. 8
  18. Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [18, tr.20] Tuy có nhiều cách hiểu với nội dung khác nhau song các khái niệm về văn hoá này đều xoay quanh các điểm chính: (1) Văn hoá là giá trị; (2) những giá trị đó phải do con người sáng tạo ra (phân biệt với cái tự nhiên); (3) sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục; (4) những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ. Di sản văn hóa Theo Công ước di sản thế giới (do Đại hội đồng UNESCO soạn thảo năm 1972, đến nay đã có sự tham gia của gần 180 quốc gia và khu vực) thì di sản gồm 3 loại: Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đề cập tới loại hình di sản văn hoá, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Di sản là cái của thời trước để lại. Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên" [42,tr.18]. Khái niệm di sản văn hóa trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi 9
  19. phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [20]. Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”. Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học...mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau. Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [23, tr 7]. Di sản văn hóa vật thể Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVHVT được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVHVT luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVHVT luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVHVT lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ. 10
  20. Theo Công ước di sản thế giới, DSVHVT bao gồm: - Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố hay cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Quần thể các công trình xây dựng: Quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau là do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Các di chỉ: Các tác phẩm do con người sáng tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo, các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Điều 4, Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 2001 giải nghĩa: DSVHVT là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Trong đó: (1) Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; (2) danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; (3) di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; (4) cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học [23, tr 9, 10]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1