intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng để làm rõ các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ BỘ…………../…………… GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …......./……. …………../…………… …......./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ PHƢƠNG TRANG ĐỖ PHƢƠNG TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI – TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO BỘ GIÁO DỤCĐÀO DỤC VÀ VÀ ĐÀO TẠO TẠO BỘ VỤ BỘ NỘI NỘI VỤ ………/………. ………/…………. ……/…… ……/……… HỌC HỌC VIỆN VIỆN HÀNH HÀNH CHÍNH CHÍNH QUỐC QUỐC GIA GIA ĐỖ PHƢƠNG TRANG ĐỖ PHƢƠNG TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU NINH MỘC BÀI – TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG LUẬN VĂNMã số: 8SĨ THẠC 34QUẢN 04 03 LÝ CÔNG Chuyên ngành Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO ĐĂNG KIÊN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO ĐĂNG KIÊN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc của chính bản thân tôi, đồng thời được sự hướng dẫn khoa học của Thầy hướng dẫn TS. Đào Đăng Kiên – Nguyên phó trưởng khoa Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. Các trích dẫn, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép nguyên văn bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào của những người đi trước. Tác giả Đỗ Phƣơng Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau Đại học Học viện, các phòng, ban có liên quan của Học viện và Giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Để hoàn thành được luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đào Đăng Kiên, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và trang bị cho tôi nhiều kiến thức để hoàn thành khoá học và luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài và những đồng nghiệp của tôi cũng như những chuyên gia trong và ngoài ngành Hải quan đã hỗ trợ, tư vấn cho tôi rất nhiều điều bổ ích cho nội dung luận văn, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Giá trị gia tăng GTGT 2 Ngân sách Nhà nước NSNN 3 Quản lý Nhà nước QLNN 4 Hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS 5 Xuất nhập khẩu XNK 6 Thủ tục hải quan TTHQ 7 Gian lận thương mại GLTM 8 Hải quan cửa khẩu HQCK Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại khu vực biên 9 Hiệp định GMS giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng 10 Doanh nghiệp DN 11 Địa điểm kiểm tra chung CCA 12 Biên bản ghi nhớ MOU
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc 42 Bài Cơ cấu nhân sự tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc 2.2 43 Bài 2.3 Thống kê kim ngạch XNK từ năm 2014 - 2018 44 Thống kê tờ khai, kim ngạch XNK từ năm 2014 - 2.4 51 2018 Số thu thuế tại Chi cục HQCK Mộc Bài giai đoạn 2.5 52 2014-2018 2.6 Số vụ vi phạm bị phát hiện từ năm 2014-2018 56 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang 1.1 Sơ đồ Tiếp nhận khai báo thuế của Doanh nghiệp 23 Quy trình kiểm tra Hải quan tại cặp cửa khẩu Mộc Bài 1.2 30 – Ba Vet 2.1 Bản đồ về hành chính tỉnh Tây Ninh 39 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc 2.2 42 Bài Quy trình thông quan và kiểm tra hàng hóa (luồng 2.3 49 vàng + xanh) 2.4 Quy trình thông quan và kiểm tra hàng hóa (luồng đỏ) 50 2.5 Bản đồ về hành lang kinh tế phía Nam. 61
  7. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục Nội dung Trang 1 Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu 96 2 Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 98 3 Quy trình kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu 101
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn ................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ............................................................. 9 1.1. Tổng quan lý luận về hàng hóa xuất nhập khẩu....................................... 9 1.1.1. Khái niệm hàng hóa xuất nhập khẩu.................................................. 9 1.1.2. Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu ..................................................... 11 1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của hàng hóa xuất nhập khẩu................................... 11 1.2. Những khái quát chung về Hải quan; chức năng, nhiệm vụ của Hải quan trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu .......................................................... 14 1.2.1. Khái niệm về Hải quan ...................................................................... 14 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu .............................................................................................................. 14 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ................ 21
  9. 1.3.1. Khái niệm về quản lý nhà nước ......................................................... 20 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK. ......................... 21 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở một số Cục Hải quan trong nước và bài học rút ra cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh ................................................................................... 33 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn năm 2017 ....................................................... 33 1.4.2. Kinh nghiệm chống thất thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ...................................................................................................... 34 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục HQCK Mộc Bài .......................... 35 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI, TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 .................................................................. 38 2.1. Tổng quan chung về cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh ........................ 38 2.1.1. Khái niệm về cửa khẩu ...................................................................... 38 2.1.2. Vị trí địa lý của cửa khẩu Mộc Bài .................................................... 38 2.2. Giới thiệu khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài ................. 40 2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển Chi cục HQCK Mộc Bài ................ 40 2.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Chi cục HQCK Mộc Bài .................. 41 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2018..................................... 44 2.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài ............................................................................................... 44 2.3.2. Công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài ........................................................................................................ 52
  10. 2.3.3. Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài.................... 55 2.3.4. Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài ........................................................................................................ 60 2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ................................................................... 63 2.4.1. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu .............................................................................................................. 63 2.4.2. Đánh giá về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 67 2.4.3. Đánh giá về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu .......................................... 69 2.4.4. Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài ........................................................................................................ 70 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI .......................................................................................... 73 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2020 ...................................................... 73 3.1.1. Quan điểm về phát triển Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2020 ...................................................................................................... 73 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Chi cục HQCK Mộc Bài.............................. 74 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ......................................... 78 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh .............................................................. 80
  11. 3.2.1. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài .......................................................................... 80 3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế ...................................................... 83 3.2.3. Hoàn thiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu .......................................... 84 3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm 2020 ............. 86 3.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................... 87 3.3.1. Kiến nghị với Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh ....................................... 87 3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan ...................................................... 88 3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh ................................................. 89 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 PHỤ LỤC 01 .................................................................................................. 96 PHỤ LỤC 02 .................................................................................................. 98 PHỤ LỤC 03 ................................................................................................ 101
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, giữa trong và ngoài nước có chiều hướng phát triển, số lượng và chất lượng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta và Vương quốc Campuchia, nước láng giềng giáp biên giới ngày càng gia tăng. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) qua biên giới được Nhà nước giao cho cơ quan hải quan đảm trách. Cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục cho hàng hóa XNK qua biên giới, thu thuế nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Hải quan do Quốc hội ban hành. Việc QLNN đối với hàng hóa XNK do cơ quan hải quan thực thi gọi là QLNN về hải quan đối với hàng hóa XNK. Công tác QLNN về hải quan đối với hàng hóa XNK ở nước ta nói chung và tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh nói riêng, đã có nhiều cố gắng, có những bước cải cách hiện đại hóa để đáp ứng công tác QLNN về XNK hàng hóa cũng như môi trường hội nhập kinh tế sâu, rộng của đất nước. Cụ thể là các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, thuế XNK, công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK đang đặt ra các vấn đề cấp thiết trong công tác QLNN về hải quan đối với hàng hóa XNK. Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành sự quan tâm rất lớn đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở biên giới cũng như thương mại biên giới với Campuchia. Các cửa khẩu, đường xá, chợ biên giới đã được nâng cấp đảm bảo cho vận chuyển hàng và người qua biên giới ngày càng gia tăng. Bên cạnh hạ tầng cứng, chúng ta cũng đã dần hoàn thiện các khung pháp lý trong nước và hiệp định, thỏa thuận về thương mại biên giới (hạ tầng mềm). Mặc dù 1
  13. đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Tây Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện trong công tác quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tuy nhiên, tại cửa khẩu Mộc Bài vẫn còn có một số biểu hiện bất cập cần phải cải thiện hơn nữa cụ thể như sau : Thứ nhất, Hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu chưa nhất quán, thường xuyên thay đổi và tương thích với luật pháp quốc tế nên hiệu lực và hiệu quả quản lý chưa cao. Thứ hai, Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan còn rườm rà; Năng lực về đội ngũ cán bộ hải quan tại các cửa khẩu còn hạn chế, vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Nhìn chung, chưa đáp ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta. Thứ ba, Việc triển khai mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Mộc Bài - Bavet chưa thực hiện được do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý cùng với chính sách điều hành của hai nước khác nhau; chưa thống nhất địa điểm kiểm tra chung của hai nước; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đảm bảo. Thứ tư, Thực tế tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hiện nay, công tác QLNN đối với hàng hóa XNK đang gặp nhiều khó khăn nhất định cụ thể như về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng hải quan; tình trạng gian lận qua giá tính thuế của các doanh nghiệp tăng; tình hình doanh nghiệp buôn lậu núp bóng hàng quá cảnh và tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép qua cửa khẩu Mộc Bài ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài nói riêng và Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh nói chung cần có những bước cải cách hiện đại hóa mang tính đột phá để tạo điều kiện cho các hoạt động XNK hàng hóa ngày càng thuận lợi và thông thoáng hơn, qua đó mới góp phần phát triển kinh tế, 2
  14. thương mại và xây dựng tuyến biên giới ổn định, hòa bình và phát triển. Là một công chức đang công tác trong ngành hải quan và bản thân luôn nhận thức rõ vai trò của mình là “binh chủng đặc biệt”, “là người gác cửa của đất nước” về kinh tế. Vì vậy hoàn thiện công tác QLNN về hải quan đối với hàng hóa XNK là yêu cầu cần thiết khách quan. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh”, để làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề QLNN đối với hàng hóa XNK ở phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý công. Có thể nêu lên một số công trình khoa học tiêu biểu như sau Thứ nhất, về đề tài cấp Bộ Tác giả Lê Văn Tới (2014), “Lý luận và thực tiễn thực hiện thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”; nghiên cứu trường hợp cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Đensavanh (Lào)”. Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính. Đề án đã nghiệm thu, nghiên cứu chủ yếu của đề tài về quá trình triển khai áp dụng thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đensavanh. Đề tài đã khái quát, hệ thống và làm rõ các vấn đề của thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”; đánh giá thực trạng quá trình triển khai áp dụng thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” cho các cặp cửa khẩu đường bộ; đề xuất định hướng, hệ thống các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn chỉnh các bước của thủ tục cho phù hợp với yêu cầu thực tiển đặt ra. Nhìn chung, giá trị của đề tài là tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động 3
  15. vận chuyển người, hàng hóa qua lại biên giới của các nước theo Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại khu vực biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS), nhưng nghiên cứu của đề tài là ở tỉnh Quảng Trị, tính khác biệt về hướng nghiên cứu của đề tài luận văn cao học quản lý công của tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi không gian của tỉnh Tây Ninh. Thứ hai, về luận văn thạc sỹ Tác giả Vũ Anh Tuấn (2016), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Hải phòng. Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn nêu được những vấn đề lý luận về hàng hóa xuất nhập khẩu, thực trạng quản lý nhà nước về hải quan tại cảng biển Hải Phòng và đưa ra những phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên cứu của đề tài về cả nội dung và tính logic của quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Tác giả Nguyễn Minh Thình (2017), Quản lý nhà nước đối với thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Luận văn đã hệ thống được khung lý thuyết về quản lý thuế xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh, từ đó có các giải pháp hoàn thiện. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên cứu của đề tài về cả nội dung và tính logic của quản lý thuế xuất nhập khẩu. Tác giả Hoàng Diệu Hoa (2017), Quản lý nhà nước về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về hải quan và công tác QLNN về hải quan; phân tích, đánh giá 4
  16. thực trạng QLNN về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài để đề xuất một số giải pháp chung và giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả QLNN về Hải quan tại Chi cục này. Thứ ba, về các bài báo khoa học trên các Tạp chí Tác giả Bùi Thái Quang (2014), Nâng cao năng lực quản lý hải quan đối với thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính số 7 - 2014. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một số bất cập trong quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất 10 giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý hải quan đối với thuế xuất, nhập khẩu ở nước ta trong thời gian tới. TS. Đào Đăng Kiên (2019), Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu của Hải quan tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Công Thương số tháng 2 năm 2019, tr 169. Bài báo phân tích những kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu của Hải quan Tây Ninh giai đọan 2015 – 2018, những khó khăn, phức tạp và những hạn chế của xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu, chỉ ra những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu tại tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới tầm nhìn đến năm 2025. Hạn chế và khoảng hở của bài báo là hàm lượng cơ sở khoa học, tính pháp lý chưa cao hay sơ sài cần được làm rõ hơn, chưa chỉ ra được bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Cục Hải quan Tây Ninh trong giai đoạn 2019 đến năm 2025 Những công trình, bài báo nghiên cứu nêu trên có tính cập nhật, hệ thống lý thuyết và phân tích có tính logic, biện chứng về mô hình kiểm tra một cửa một điểm dừng, quản lý thuế, quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển và quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu sân bay. Tuy nhiên, chưa có tính hệ thống về lý thuyết, hướng nghiên cứu mang tính gợi ý, xác định và phát triển xuất nhập khẩu nói chung, chứ chưa có công trình 5
  17. nghiên cứu sâu và toàn diện về QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài thuộc Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh. Nhưng các công trình nêu trên cũng là nguồn tư liệu quý để tác giả luận văn tham khảo và kế thừa. Đề tài: " Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài – tỉnh Tây Ninh ” là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng để làm rõ các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nói trên, đề tài triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, Khái quát hóa cơ sở lý luận về hàng hóa xuất nhập khẩu và QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh làm rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 6
  18. Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh. Cụ thể hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan qua cửa khẩu Mộc Bài do Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài QLNN. Do đó phạm vi về không gian của đề tài là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài. - Về thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 và định hướng đến năm 2020. - Về nội dung : Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Vì thời gian và dung lượng có hạn chế, luận văn chỉ tập trung vào các nội dung QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, cụ thể như sau: (1) Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; (2) Về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; (3) Về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; (4) Về triển khai Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện được đề tài này, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 5.1. Phƣơng pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử triết học Mác-Lênin. 7
  19. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các nguồn tài liệu, công trình được công bố khác nhau. 5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. 5.2.3. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được được sử dụng trong việc thống kê số liệu, những vấn đề có liên quan đến thực trạng QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn dự kiến sẽ có những đóng góp như sau: Thứ nhất, Luận văn khái quát hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thứ hai, Luận văn khuyến nghị một số giải pháp có tính khả thi cho các nhà quản lý đối với vấn đề hoàn thiện QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài chia thành 03 chương, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh - Giai đoạn 2014-2018. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. 8
  20. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1.1. Khái niệm hàng hóa xuất nhập khẩu Theo điều 4 Luật Hải quan năm 2014 quy định thì hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. Xuất nhập khẩu (XNK): hiện nay ở nước ta có nhiều khái niệm khác nhau. Song xét về đặc trưng thì XNK được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa qua biên giới quốc gia. Tức là vai trò của nó như chiếc cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất. (ví dụ : lao động và vốn), nhất là XNK trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa XNK như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hóa (thậm chí cả các yếu tố sản xuất). Như vậy, XNK được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp. Xuất nhập khẩu là một trong những ngành giúp lưu thông hàng hóa, tạo mối quan hệ với các nước khác cũng như mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và vững mạnh hơn. Với các quốc gia đang phát triển, thì xuất nhập khẩu là trong những khâu cơ bản của hoạt động thương mại, giúp liên kết chặt chẽ các nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Ngoài ra, xuất nhập khẩu còn giúp đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng trong nước, và giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1