Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố Viêng Chăn –Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
lượt xem 9
download
Luận văn khái quát hóa cơ sở khoa của Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho các nhà quản lý đối với vấn đề hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với đối với ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố Viêng Chăn –Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHANCHOUNY VONGSA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN - CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHANCHOUNY VONGSA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN - CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: GVCC, TS Đào Đăng Kiên TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Người viết luận văn CHANCHOUNY VONGSA
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính quốc gia, đã rất nhiệt tình giảng dạy truyền thụ những kiến thức cơ bản và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam. Tác giả đặc biệt cảm ơn GVCC, TS Đào Đăng Kiên đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành Luận văn này. Em chân thành cảm ởn các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã cung cấp số liệu, cách tiếp cận và tiến hành hoàn thành Luận văn. HỌC VIÊN CHANCHOUNY VONGSA
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................ 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................... 11 1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại ................... 11 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại................................................... 11 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ........................................... 12 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại.................................................. 16 1.2. Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại ................................ 18 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ........................................................... 18 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại ........... 21 1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại ................................................................................................... 28 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan (PEST) ................................................. 28 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan .................................................................. 30 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN, CHDCND LÀOGIAI ĐOẠN 2015 - 2018 ......................................................................................... 34
- 2.1. Tình hình quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào ................................................................. 34 2.1.1. Xây dựng thể chế, chính sách về ngân hàng thương mại ............... 34 2.1.2. Tổ chức bộ máy trong hệ thống ngân hàng .................................... 40 2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng ................................ 44 2.1.4. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.................................... 49 2.1.5. Thanh tra, giám sát ngân hàng các ngân hàng thương mại ............ 56 2.2. Đánh giá chung ..................................................................................... 59 2.2.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 59 2.2.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại ................................................................................................ 64 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại ........................................................................ 72 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 74 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ................................................. 76 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................ 76 3.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại ở thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào ................................................................. 76 3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại ở thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào .................................................... 78 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho NHTM hoạt động ................................................................................................... 78 3.3.2. Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với NHTM .................................... 79 3.3.3. Tăng cường năng lực quản trị điều hành ........................................ 80
- 3.3.4. Tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức QLNN đối với NHTM ................................................................................................................... 81 3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động NHTM . 84 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 87 1. Kết luận .................................................................................................... 87 2. Kiến nghị .................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng QLNN Quản lý nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước KTTT Kinh tế thị trường CSTT Chính sách tiền tệ XHCN Xã hội chủ nghĩa TCTD Tổ chức tín dụng VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật HĐQT Hội đồng quản trị NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TTGSNH Thanh tra, giám sát ngân hàng NHTMNN Ngân hàng thuwong mại nhà nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước BĐH Ban điều hành
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của bộ máy Ngân hàng nhà nước Lào....................41 Bảng 2.2: Nợ quá hạn của khoản vay của NHTM Viêng Chăn......................49 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ N và K qua các năm 2016, 2017, 2018..............................50 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ củaNHTM Viêng Chăn........................................50 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ dư nợ qua các năm 2016, 2017, 2018................................51 Biểu đồ 2.4: Diễn biến dư nợ NHTM Viêng Chăn – Lào...............................52 Bảng 2.4: Diễn biến dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng.....................52 Biểu đồ 2.5: Diễn biến dư nợ phân theo đối tượng khách hàng qua các năm 2016, 2017, 2018.............................................................................................52 Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn NHTM Viêng Chăn qua các năm 2016, 2017, 2018......................................................................................................53
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngân hàng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, là công cụ hữu hiệu của Chính phủ để điều tiết nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đang tiến hành cải cách, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ hệ thống ngân hàng nhà nước một cấp, chuyển sang ngân hàng hai cấp : Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh, các hệ thống tín dụng khác. Hệ thống NHTM đã phát triển đa dạng về mô hình tổ chức, loại hình sở hứu, đa dạng nghiệp vụ. Hệ thống chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng ngày càng được nâng cấp. Đồng thời, trình độ đội ngũ nhân viên NH ngày càng nâng lên, có tính chuyên nghiệp hơn ... giúp việc xử lý, tác nghiệp được chính xác. Viêng Chăn là thủ đô của CHDCND Lào, là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, nơi tập trung nhiều NHTM.Những năm qua, sự quản lý của nhà nước đối với các tổ chức tài chính nói chung và các NHTM nói riêng đã thu được nhiều kết quả, hạn chế được sự thất thoát dòng tiền ra nước ngoài, kích thích hoạt động tín dụng trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về vốn để khởi nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, cản trở sự phát triển của nền kinh tế. 1
- Tuy nhiên, Hệ thống NHTM tại Viêng Chăn vẫn còn yếu về nhiều mặt. Điều này thể hiện ở những góc độ như: Thứ nhất, Chất lượng hoạt động tín dụng còn thấp . Hầu hết các NHTM đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Bên cạnh đó, các NHTM thường có cơ cấu tín dụng bất hợp lý, trình độ quản lý, giám sát thấp. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng mặc dù ngày càng được cải tiến nhưng so với khu vực và thế giới thì sản phẩm dịch vụ của NH vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp. Sự liên kết giữa các ngân hàng thiếu chặt chẽ, đôi khi vì cạnh tranh, vì lợi ích cục bộ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của hệ thống NHTM. Thứ hai, Tiềm lực vốn còn nhỏ bé. Phần lớn các NHTM Việt Nam đều có vốn tự có thấp nếu đem so sánh với vốn tự có của các ngân hàng trong khu vực. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm sức mạnh tài chính suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh yếu. Mức độ phát triển công nghệ của các NHTM tại Viêng Chăn chưa đồng đều. Nhiều ngân hàng đã áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới nhưng còn nhiều ngân hàng vẫn áp dụng trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, đại lý bao thanh toán. Thứ ba, Trình độ quản trị ngân hàng còn bất cập. Trình độ quản trị của các NHTM tại Viêng Chăn còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Hầu hết các nhà quản trị ngân hàng của Viêng Chăn chưa được đào tạo nghề quản trị ngân hàng một cách bài bản Để quản lý nhà nước (QLNN) đối với các NHTM ngày càng hiệu quả hơn, tôi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố Viêng Chăn –Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài về ngân hàng, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và khai thác khác nhau. Ở mỗi quốc gia đều có nghiên cứu và đưa ra những quy định để quản lý ngân hàng: Thứ nhất, Về giáo trình và sách chuyên khảo Phan Thị Cúc 2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, H, 2011. Giáo trình Ngân hàng thương mại trình bày các nội dung chính: tổng quan về ngân hàng thương mại, những vấn đề chung trong cho vay, tín dụng ngắn hạn tài trợ cho kinh doanh, tín dụng trung - dài hạn để tài trợ cho đầu tư, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng. Giáo trình chưa đề cập đến QLNN đối với hệ thống NHTM Mai Văn Bưu (2011), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, H. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại do TS.Mai Văn Bạn làm chủ biên gồm 6 chương, được biên soạn trong mối liên hệ với các môn học thuộc ngành tài chính ngân hàng, thể hiện đầy đủ những nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Giáo trình hữu ích khi nghiên cứu cơ bản về nghiệp vụ NHTM, nhưng hàm lượng và tính quản công chưa cao, chưa được đề cập một cách cơ bản Nguyễn Lương (2010), Giáo trình Tái cấu trúc ngân hàng thương mại theo chuẩn Basell II. NXB Đại học kinh tế - DDHQG Hà Nội. Basel là “sản phẩm” của Ủy ban giám sát các Ngân hàng (The Basel Committee on Banking Supervisions - BCBS) với mục tiêu chuẩn hóa các quy định về an toàn vốn - CAR trong hoạt động ngân hàng. Năm 2006, Basel II được ban hành với các chuẩn mực được điều chỉnh sát hơn với thị trường và đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của toàn hệ thống.Việc triển khai Basel giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp 3
- dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro. Thứ hai, Về đề tài khoa học Lê Đình Thu làm chủ nhiệm Đề tài khoa học (2014): "Nhu cầu nhân lực của ngành ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ XXI". Đề tài chủ yếu luận bàn về nhu cầu nhân lực ngân hàng nói chung, nhất là nhu cầu về năng lục điều hành và quản trị rủi ro trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, khoảng trống kẽ hở của đề tài chưa chưa sâu, chưa nhiều về nhu cầu nhân lục quản trị nhà nước và quản trị NHTM, cần làm rõ rõ hơn nhu cầu đối với nhân lực quản trị nhà nước đối với ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng Phạm Thanh Bình Đề tài khoa học (2018) : "Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ XXI". Đề tài nghiên cứu làm rõ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt nam, phân tích thực trạng và đưa ra các hạn chế và nguyên nhân nhân lực ngân hàng trong thời kỳ trước thế kỷ XXI. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp phát triển nguôn nhân lực có tính khả thi và có tính thực tiễn cao. Nhưng đề tài nghiên cứu ở tầm vĩ mô, thời gian mghiên cứu mang tính định hướng, dự báo dài khó có thể chính xác và chưa phù hợp với điều kiện, phạm vi nghiên cứu luận văn quản lý công của tác giả Vũ Thị Liên Đề tài khoa học 2015) "Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường" do Vũ Thị Liên làm chủ nhiệm. Đề tài đã 4
- khái quát hóa những vấn đề về quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phạm vị nghiên cứu rộng mang tầm vĩ mô, Có tính gợi mở cao trong nghiên cúu Thứ ba, Về luận án và luận văn Ngô Thị Liên Hương (2011), Đa dạng hóa dịch vụ tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân, HN. Luận án đã đề xuất một hệ thống mới các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thực hiện đa dạng hoá dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: (1) Chỉ tiêu định lượng như số lượng dịch vụ và kênh phân phối, thị phần và số lượng khách hàng, lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tiền vay gia tăng hàng năm, an toàn trong hoạt động Ngân hàng; (2) Chỉ tiêu định tính như tính toàn diện về dịch vụ kết hợp với các tiện ích gia tăng, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hoá dịch vụ tại ngân hàng thương mại bao gồm: (1) Các nhân tố bên ngoài như môi trường kinh tế, phát luật, văn hóa xã hội, công nghệ, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, rào cản tham gia vào ngành; (2) Các yếu tố chủ quan của ngân hàng thương mại như quy mô và năng lực tài chính, mô hình hoạt động, uy tín và thương hiệu, sự thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ. Luận án có hữu ích và định hướng cho nghiên cứu của tác giả về những nhân tố tác động, các chỉ tiêu định lượng và định tính về dịch vụ. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với NHTM của một thủ đô Nguyễn Thị Thu Đông (2011), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án Tiến sỹ. ĐHKTQD, HN. Từ lý luận chung về tín dụng ngân hàng, luận án đã đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng và xây dựng hệ thống một số nhóm chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng trong quá trình hội nhập. Một số nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân 5
- hàng thương mại (ngân hàng thương mại) thể hiện trên các mặt cụ thể sau : (1) Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế; (2) Phương diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng thương mại; (3) Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại; (4) Mức độ an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; (5) Năng lực quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Đây là, luận án hữu ích cho các nhà quản trị NHTM về năng lực tài chính và độ an toàn hoạt động tín dụng. Nếu luận bàn sâu hơn về năng lục quản trị nhà nước đối với NHTM nói chung và quản trị NHTM nói riêng thì giá trị và hàm lượng khoa học cũng như thực tiễn của luận án sẽ cao hơn Nguyễn Chí Thành (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ngân hàng nhà nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng,Hà Nội. Luận văn bàn luận chủ yếu về giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực, các khái niệm, các giải pháp có tính khả thi cao. Hạn chế của luận văn chưa đưa ra được các tiêu chí để nâng cao hiệu quả quản trị và đối tương nâng cao năng lực chỉ bàn đến công chức của NHNN mà không bàn đến nhân lực trong hệ thống NHTM Ouanlasy Manivanh (2015),Chất lượng công chức ngân hàng nhà nước, nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn cao học quản lý công tại Học viện Hành chính quốc gia. Đây là, luân văn cao học quản lý công, do đó nội hàm khoa học về quản lý công được thể hiện rất cao, rất hữu ích cho tác giả nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên, luận văn đã công bố chỉ bàn về công chức NHNH và trên phạm vi không gian rộng mang tính quốc gia nước CHDCND Lào. Do đó, hạn chế hữu ích đối với luận văn tôi đang nghiên cứu Thứ tư,Về các công trình công bố trên các tạp chí và kỷ yêu khoa học Nguyễn Hương Giang (2010), “Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 23. Bài báo 6
- có tinh cập nhật cao, luận bàn về chính sách của NHNN có tính phù hợp một phần trong nghiên cứu luận văn của tôi. Tuy nhiên, sự khác biệt về không gian quốc gia Việt Nam và Lào, cần được hệ thống cho phù hợp hơn Phạm Hoài Bắc (2010) “Quan điểm và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 24. Công trình công bố này có ý nghĩa khoa học cao, chỉ ra những định hướng và giải pháp hữu ích cho nghiên cứu của tôi. Hạn chế, tác giả chỉ luận bàn về đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng Việt nam nói chung Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, (Kỷ yếu hội thảo),Nxb Thống kê, Hà Nội. Tài liệu hội thảo rất hữu ích, gợi mở hướng nghiên cứu trên phạm vi đa dạng và phong phú, nhưng hạn chế của hội thảo chỉ bàn về về gắn kết đào tạo nguồn nhân lực Nội dung của các công trình, giáo trình, đề tài, luận án và luận văn,bài viết, nêu trên có tính khoa học và thực tiễn, tính cập nhật và thời sự cao, đề xuất nhiều giải pháp có tính thực tiễn và khả thi.Những vấn đề bất cập của hệ thống ngân hàng Nhà nước vẫn được coi là xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà chưa chú ý đến Ngân hàng nhà nước với tư cách là ngân hàng trung ương của đất nước có chức năng ngân hàng của các ngân hàng, chịu trách nhiệm ổn định đồng tiền và gián tiếp ổn định hệ thống. Những vấn đề bất cập nêu trên đã gợi mở cho nhiều công trình nghiên cứu sau này. Như vậy, có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu phong phú và đa dạng về ngân hàng, nhưng chủ yếu tìm hiểu về nguồn nhân lực của ngân hàng, gần như chưa có công trình nào nghiên cứu về QLNN đối với các NHTM, nếu có thì đó là sự quản trị của nội bộ ngân hàng, không phải là quản lý của nhà nước, tức là chưa đề cập đến sự QLNN đối với các ngân hàng nói 7
- chung, trong đó có NHTM nói riêng. Đây là một khoảng trống cần tìm hiểu, nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với NHTM tại Viêng Chăn, CHDCND Lào 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, đề tài triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, Khái quát hóa cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với NHTM Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với NHTM tại Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, làm rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NHTM tại Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Những vấn đề lý luận và thực tiễn Quản lý Nhà nước đối với NHTM; Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác ngân hàng thương mại ở Viêng Chăn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập sâu rộng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại Viêng Chăn, nước CHDCND Lào - Về thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 và định hướng cho những năm tiếp theo. - Về nội dung : 8
- Thứ nhất, Quản lý nhà nước đối với NHTM, là lĩnh vực có nội dung rộng và phức tạp. Vì thời gian và dung lượng có hạn chế, luận văn chỉ tập trung vào các nội dung quản lý nhà nước đối với NHTM tại Viêng Chăn, nước CHDCND Lào Thứ hai, Có rất nhiều chủ thể tham gia Quản lý Nhà nước đối với NHTM. Luận văn tập trung vào nghiên cứu các chủ thể như sau : Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Chính quyền thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Caysonphomvihan 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thu thập và hồi cố thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu : (1) Tình hình nghiên cứu đề tài (2) Chương 1 của luận văn và (3) chương 2 của luận văn. - Phương pháp tổng hợp, phân tích : Phân tích tổng hợp, phân tính được sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích qui định của của pháp luật về NHTM, của các chủ thể các Bộ/ngành và thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào. - Phương pháp thống kê : Phương pháp này được sử dụng trong việc thống kê các số liệu, những vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước đối với NHTM tại Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia đầu ngành về ngân hàng, về quản lý nhà nước đối với Ngân hàng thương mại 9
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn dự kiến sẽ có những đóng góp như sau : Thứ nhất, Luận văn khái quát hóa cơ sở khoa của Quản lý nhà nước đối với NHTM. Qua đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhưng ai quan tâm đến vấn đề Quản lý nhà nước đối với NHTM Thứ hai, Luận văn khuyến nghị một số giải pháp có tính khả thi cho các nhà quản lý đối với vấn đề hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với đối với NHTM 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học củaquản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mại tại thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào giai đoạn 2015 - 2018 Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiệnquản lý nhà nước đối với ngân hàng thương mạitại thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, tầm nhìn đến năm 2030. 10
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Trước khi tìm hiểu về ngân hàng thương mại, chúng ta cũng cần có những hiểu biết cơ bản cũng như là khái niệm, đặc trưng của ngân hàng nói chung. Theo cách hiểu chung nhất thì ngân hàng chính là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Qua đó, Ngân hàng là nơi kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. Do ảnh hưởng của chúng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, các ngân hàng bị quy định tại hầu hết các nước. Hầu hết các ngân hàng hoạt động theo một hệ thống được gọi là hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn mà họ chỉ nắm giữ một dự trữ nhỏ của các khoản tiền gửi và cho vay phần còn lại để kiếm lời. Điều này nói chung là tùy thuộc vào các yêu cầu vốn tối thiểu được dựa trên một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm NHTM. Các cách hiểu khác nhau là do cách tiếp cận khác nhau và đứng trên các góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại. Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Cũng có ý kiến lại cho rằng NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn