intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ MINH NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ MINH NGỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN TÍNH HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện với sự hƣớng dẫn của TS. Vũ Văn Tính. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Các kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Minh Ngọc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ…………………………………………………………………………….8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ........................................................ 8 1.1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 16 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 19 1.2. Nội dung và quy trình quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ......................................................................... 20 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 20 1.2.2. Quy trình quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 23 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ..... 24 1.3.1. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 24 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ............................................. 25 1.3.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ............................................................. 27
  5. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI ..................................................... 30 2.1. Tổng quan về quận Long Biên, thành phố Hà Nội .................................. 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc ............................................. 32 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2013 – 2017 ................... 33 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội ........................ 41 2.2.1. Tình hình ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội .................................................................... 41 2.2.2. Thực trạng các nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội 42 2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội ........... 47 2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội…………………………………………………………………………...47 2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế............................................... 56 CHƢƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI........................................ 60 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT .................................................................. 60 3.1.1. Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng đảm bảo ANTT xã hội …………………………………………………………………………...60 3.1.2. Đòi hỏi về đảm bảo pháp chế trong nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam .. 61 3.1.3. Nhu cầu đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân ........................... 62
  6. 3.1.4. Nhu cầu nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ................................. 62 3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự .............................................................. 63 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, Hà Nội…………………………………………………………………………...64 3.3.1. Giải pháp chung .................................................................................... 64 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự .............................................................. 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 0
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự ANND An ninh nhân dân CAHN Công an hà nội CATP Công an thành phố CAQ Công an quận ĐTCB Điều tra cơ bản ĐTHS Điều tra Hình sự ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QLNN Quản lý Nhà Nƣớc QLHC Quản lý Hành chính QT Quản trị
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 17 Hình 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 20 Hình 1.3. Quy trình quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................................................... 23 Hình 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ............................................. 25 Hình 1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................... 27 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc quận Long Biên, thành phố Hà Nội ............................................................................................................. 32 Hình 2.2 Đánh giá của ĐTNC về thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội.......................................................................... 45 Hình 2.3 Đánh giá của ĐTNC về thực trạng các nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 ........................................... 47 Hình 2.4 Đánh giá của ĐTNC về thực trạng quy trình quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn Quận Long Biên, Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 ..................................................... 54 Hình 3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...................................................... 66
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Đi song song cùng với sự phát triển KT-XH là sự ra đời của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT) cũng phát triển nhanh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, nhất là vũ trƣờng, karaoke, massage, cho thuê lƣu trú, dịch vụ cầm đồ… phát triển khá sôi động. Kinh tế xã hội phát triển, theo đó, nhiều ngành nghề có yếu tố nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về ANTT nhƣ: Kinh doanh dịch vụ massage, lƣu trú, karaoke, cầm đồ... cũng phát triển theo. Trƣớc tình hình đó, công tác quản lý nói chung và quản lý nhà nƣớc nói riêng đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT đƣợc các lực lƣợng chức năng của các địa phƣơng quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực ở nhiều địa phƣơng. Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự giúp quản lý tình hình hoạt động của các cơ sở này, hạn chế tối đa những tiềm ẩn rủi ro về tệ nạn xã hội nói riêng và những ảnh hƣởng tiêu cực đến xã hội nói chung từ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về trật tự xã hội. Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô. Quận đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã và 3 thị trấn. Chỉ sau hơn mƣời năm xây dựng và phát triển, quận 1
  10. Long Biên đã có nhiều đổi thay đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng, đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của Thủ đô. Gần đây nhất, theo báo cáo của UBND quận, kinh tế trên địa bàn quận phát triển đúng hƣớng và có mức tăng trƣởng khá, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vƣợt so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, đến giai đoạn 2016 – 2017, thƣơng mại dịch vụ chiếm 56%, công nghiệp chiếm 43,99%, nông nghiệp chiếm 0,01%. Đáng chú ý, thu ngân sách hàng năm của quận tăng cao, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, phát triển. Trong 5 năm, 2011 - 2016, quận Long Biên có sự đột phá lớn khi chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn quận trung bình giai đoạn này là 3.833/871 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 25,9%, nếu loại trừ nguồn thu đấu giá là 18%/năm. Chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm đều tăng, số thu trung bình giai đoạn 2011 - 2016 là 512,4/358 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch đề ra. Ngoài ra, Quận cũng đã huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, tạo bƣớc đột phá về quy hoạch và phát triển hạ tầng, làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị trên địa bàn. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, trên địa bàn quận Long Biên, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về trật tự xã hội cũng phát triển theo đó, cùng với rất nhiều những phát sinh tiêu cực, đòi hỏi cơ quan nhà nƣớc và quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Long Biên là một trong những quận trọng điểm của Thủ đô về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó, có bảy phƣờng đƣợc xác định là phƣờng trọng điểm về an ninh trật tự. Vì vậy, thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự nói chung và quản lý nhà nƣớc đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận luôn đƣợc Quận Long Biên xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện đạt hiệu quả tốt. Quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội những năm qua 2
  11. đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, giúp khắc phục những hạn chế và phát sinh liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những hạn chế liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội cũng vẫn còn tồn tại những hạn chế liên quan đến nội dung, quy trình quản lý, nguồn nhân lực quản lý... Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, nhìn nhận thực tế khách quan từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận trong những năm tới, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về đề tài quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là đề tài nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm từ các học giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, số lƣợng đề tài liên quan đến nội dung này lại khá hạn chế, hầu hết là các đề tài nhỏ lẻ hoặc các bài viết nhỏ. Các đề tài nghiên cứu có quy mô và tập trung khá ít. Trong phạm vi của đề tài, tác giả tổng quan lại một số đề tài nhƣ sau: Chuyên đề “Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh” tại Sở VH, TT và DL, Sở Y tế và Công an tỉnh Nam Định năm 2017. Chuyên đề nghiên cứu thực tiễn quản lý Nhà nƣớc đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công 3
  12. tác quản lý Nhà nƣớc đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm tới. Đại tá Nguyễn Văn Long - Trƣởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH với bài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” năm 2017. Đề tài tổng hợp những vấn đề nổi cộm khi nghiên cứu thực tiễn, qua công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Chuyên đề “Công tác quản lý cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, góp phần phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” thực hiện năm 2016 của Thƣợng tá Nguyễn Đức Phúc - Phó trƣởng phòng PC64- CA tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyên đề đã nói lên thực tế công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đƣa ra những phƣơng án giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn. Hầu hết các đề tài nghiên cứu về đề tài quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là các chuyên đề nhỏ, các luận văn, luận án viết đề tài này rất hạn chế, thậm chí hầu nhƣ không có. Nhƣ vậy, số lƣợng các đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là rất hạn chế, và nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội hiện nay là không có. Vì vậy, lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu giúp tác giả tránh khỏi tình trạng trùng lặp về đề tài, đồng thời cũng có ý nghĩa sâu sắc đối với địa 4
  13. bàn nghiên cứu khi đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2020. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. (2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017. (3) Đƣa ra những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, Hà Nội đến năm 2020. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Các quan điểm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. - Về mặt không gian: Quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Về mặt thời gian: Quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017 và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối 5
  14. với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịc sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nƣớc, phƣơng châm, nguyên tắc của ngành Công an trong QLNN về an ninh, trật tự nói chung, trong quản lý nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói riêng. Quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng một số phƣơng pháp cụ thể sau: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo phát triển kinh tế, xã hội, các báo cáo, đề án về quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và các địa phƣơng khác nói chung trong giai đoạn 2011-2017. Đồng thời, dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc thu thập từ các công trình nghiên cứu trƣớc đây, các bài viết trên các tạp chí, internet, tivi… có uy tín, có thể sử dụng trong luận văn. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp phỏng vấn trắc nghiệm thông qua bảng hỏi, đƣợc phát đến 100 đối tƣợng nghiên cứu (ĐTNC) là cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh về ngành nghề này trên địa bàn quận Long Biên. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu 10/100 đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn để thu thập các ý kiến đánh giá sâu hơn về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên trong những năm qua. Sau khi các dữ liệu đƣợc thu thập, chúng sẽ đƣợc xử lý thông qua các phƣơng pháp cơ bản về thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng phần mềm tính toán, vẽ biểu đồ Excel để đƣa ra kết quả cuối cùng sử 6
  15. dụng trong luận văn này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và về mặt thực tiễn. Trƣớc tiên, đề tài đã tìm hiểu để hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự nói riêng, vì vậy, đề tài có thể đƣợc sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo cho các tác giả sau này khi nghiên cứu về vấn đề này. Đó chính là ý nghĩa về mặt khoa học của đề tài. Ngoài ra, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017, để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2020, vì vậy, đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với địa bàn quận nói riêng trong công tác quản lý nhà nƣớc và có thể đƣợc sử dụng tham khảo về giải pháp cho các địa phƣơng khác nói chung. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục, phụ lục và các danh mục, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Chƣơng 3: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự - Từ thực tiễn quận Long Biên, Hà Nội. 7
  16. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự 1.1.1. Khái niệm cơ bản - Quản lý Theo Henry Fayol, (1841 – 1925), một học giả ngƣời Pháp quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực quản lý và nổi tiếng bởi thuyết quản lý Fayol gây đƣợc sự chú ý trong giai đoạn thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor đƣợc truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang châu Âu với ảnh hƣởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ XX, Ông cho rằng, những công việc của một nhà quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Quản lý nói chung hay quản lý doanh nghiệp nói riêng bao gồm những đề tài chính sau: Hoạch định, Tổ chức, Bố trí nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát. Theo Mary Parker Follett (1868-1933), một nhà văn, một nhà quản lý nổi tiếng trên thế giới vào đầu thế kỷ XX với những cách hiểu về quản lý và quản trị rất khác biệt trong giai đoạn đó và có giá trị về sau này, bà định nghĩa quản lý là “nghệ thuật khiến công việc đƣợc làm bởi ngƣời khác”. Theo Rober Kreitner, quản lý hay quản trị lại đƣợc hiểu nhƣ sau: “QT là tiến trình làm việc với ngƣời khác và thông qua ngƣời khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trƣờng thay đổi. Trọng tâm của tiến trình quản trị là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn của tổ chức”. Theo nhà văn, nhà quản lý nổi tiếng thế giới, Mary Parker Follett (1868-1933), bà định nghĩa quản lý là “nghệ thuật khiến công việc đƣợc làm bởi ngƣời khác”. 8
  17. Theo Robert Albnese, khái niệm quản lý hay quản trị nhƣ sau: “QT là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con ngƣời và tạo điều kiện thay đổi để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức” [36, tr4]. Theo Harold Kootz & Cyril O`Donnell, quản lý đƣợc hiểu là: “QT là việc thiết lập và duy trì một môi trƣờng nơi mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt các mục tiêu của nhóm” [36, tr4]. Theo quan niệm của C. Mác, Ông đề cập đến khái niệm quản lý ở góc độ sau: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà đƣợc tiến hành tuân theo một quy mô tƣơng đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhƣng một dàn nhạc phải có nhạc trƣởng” [22, tr 342]. Nhƣ vậy, “Quản lý” là đặc trƣng cho quá trình điều khiển và dẫn hƣớng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, trí thực và giá trị vô hình). Có thể hiểu, “Quản lý” đặc trƣng cho quá trình điều khiển, dẫn hƣớng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, trí thực và giá trị vô hình). Có thể hiểu nôm na, quản lý nói chung hay quản lý trong các tổ chức nói riêng bao gồm những đề tài chính sau: Hoạch định, Tổ chức, Bố trí nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát. 9
  18. - Quản lý nhà nước Theo giáo trình “Quản lý hành chính nhà nƣớc”, khái niệm “quản lý nhà nƣớc” đƣợc nhắc đến nhƣ sau: “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [24, tr 407]. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố có tính tổ chức; đƣợc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; đƣợc bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc (hoặc một số tổ chức xã hội trong trƣờng hợp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc). Theo Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật: “Quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của PGS.TS. Phạm Hồng Thái hƣớng dẫn, “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động tổ chức mang tính quyền lực - pháp lý của các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền, hoặc các tổ chức khi đƣợc nhà nƣớc trao quyền tới ý thức, hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức, cơ quan, tới các quá trình xã hội hƣớng chúng vận động, phát triển nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định của quản lý nhà nƣớc và xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc phải phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội. Đây chính là ý nghĩa, giá trị của quản lý nhà nƣớc” [33]. Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. ... Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Có thể hiểu tổng quát, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất 10
  19. quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là các hoạt động tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. - An ninh trật tự An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Định nghĩa trên đƣợc nêu ra tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện. “An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [10]. Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định , có trật tự, kỷ cƣơng của xã hội. Trật tự, kỷ cƣơng đó đƣợc xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nƣớc ban hành (đƣợc gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống đƣợc mọi ngƣời trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi ngƣời có đƣợc cuộc sống yên ổn. Nói cách khác, trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, trong đó mọi ngƣời có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Để làm đƣợc điều đó, chúng ta phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của mọi ngƣời dân, đến trật tự, kỷ cƣơng của đất nƣớc. Vì vậy, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ cho xã hội đƣợc an 11
  20. toàn, có trật tƣ, kỷ cƣơng, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. - Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự Theo khoản 1 điều 8 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014 của Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp: Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tƣ và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tƣ kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Theo quy định của Nghị định Số: 96/2016/NĐ-CP, “Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này trong quá trình hoạt động đầu tƣ kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”[10]. Ngành nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm: 1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tƣợng, con dấu không có hình biểu tƣợng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. 2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ. 3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo. 4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà ngƣời vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2