intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> …………/…………<br /> <br /> ……/……<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KIM DUNG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC<br /> TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> <br /> TS. Lƣơng Minh Việt<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2017<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Danh mục các chữ viết tắt<br /> Danh mục các bảng<br /> MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1<br /> Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI<br /> NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ..............................7<br /> 1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ......... 7<br /> 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực<br /> trong các khu công nghiệp.......................................................................... 18<br /> 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu<br /> công nghiệp của một số nước trên thế giới ................................................ 26<br /> Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN<br /> NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC .........34<br /> 2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và tình hình<br /> các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 34<br /> 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc .... 40<br /> 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu<br /> công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................... 49<br /> 2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các<br /> khu công nghiệp ......................................................................................... 68<br /> Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC<br /> KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC .........................................................76<br /> 3.1. Định hướng, quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với nguồn<br /> nhân lực trong các khu công nghiệp ........................................................... 76<br /> 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực<br /> trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................................ 77<br /> KẾT LUẬN ..............................................................................................................99<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br /> KCN<br /> <br /> Khu công nghiệp<br /> <br /> KH&CN<br /> <br /> Khoa học và công nghệ<br /> <br /> LLLĐ<br /> <br /> Lực lượng lao động<br /> <br /> NNL<br /> <br /> Nguồn nhân lực<br /> <br /> NNLCLC<br /> <br /> Nguồn nhân lực chất lượng cao<br /> <br /> QLNN<br /> <br /> Quản lý nhà nước<br /> <br /> TB&XH<br /> <br /> Thương binh và Xã hội<br /> <br /> DANH MỤC CÁC BẢNG<br /> <br /> Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ<br /> tướng Chính phủ phê duyệt ....................................................................38<br /> Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN từ năm<br /> 2010 đến năm 2015.................................................................................42<br /> Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực ở một số KCN năm 2015 ................43<br /> Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất trong<br /> các KCN đến hết năm 2015 ....................................................................45<br /> Bảng 2.5. Tình hình sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp trong KCN tỉnh<br /> năm 2015 ................................................................................................61<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của<br /> mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng định nguồn nhân lực là<br /> nguồn lực quyết định nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn nguồn lực tự nhiên<br /> và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào quá trình kinh tế - xã hội<br /> nên không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò động lực<br /> của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con người với sức<br /> lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử<br /> dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử<br /> dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại sức mạnh của nguồn lực<br /> con người. Đúng như Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc<br /> UNESCO đã nhận định: Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân<br /> và là mục đích của sự phát triển. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược<br /> của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy<br /> đủ những giá trị to lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của<br /> mọi sáng tạo, “nguồn tài nguyên” vô giá, vô tận của đất nước.<br /> Để phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, nâng cao<br /> chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định. Ở nước<br /> ta, xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được<br /> xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI<br /> đến nay, Đảng đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong<br /> sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động<br /> lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ<br /> quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ:<br /> “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”.<br /> Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại<br /> hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao<br /> chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá<br /> <br /> 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2