Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa kiến thức về các vấn đề pháp lý khoa học và yêu cầu từ thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn. Phân tích thực trạng của quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH XUÂN HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK, NĂM 12/2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH XUÂN HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG ĐĂK LĂK, NĂM 12/2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp “Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum”, chuyên ngành quản lý công là công trình nghiên cứu của riêng tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Kon Tum, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Tác giả đề tài Huỳnh Xuân Hậu
- LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS: Trịnh Đức Hưng. Người trực tiếp tận tình hướng dẫn và cung cấp nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này. Xin trân thành cảm ơn quý thầy, cô Học Viện Hành chính đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ và cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích, để tôi có thể vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn đến lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum; các Sở ban ngành; Lãnh đạo UBND thành phố Kon Tum và các phòng, ban, ngành của thành phố Kon Tum; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum; Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum; Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân các xã, phường và các hộ dân đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến trong quá trình thu thập thông tin luận văn tốt nghiệp; đó là những căn cứ hết sức quan trọng để đánh giá quá trình quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. Xin cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ; cảm ơn các học viên lớp cao học HC22 – TN11 (niên khóa 2017 - 2019) đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Kon Tum, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Tác giả đề tài Huỳnh Xuân Hậu
- DANH MỤC VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CTRTT: Chất thải rắn thông thường CTTT: Chất thải thông thường CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn CP: Cổ phần TP: Thành phố HTX: Hợp tác xã KT-XH: Kinh tế - xã hội DTTS: Dân tộc thiểu số TP. BMT : Thành phố Kon Tum UBND: ủy ban nhân dân QLĐT: Quản lý đô thị TN & MT: Tài Nguyên và Môi trường
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum .................................................................. 57 Bảng 2.2: ...................................................................................................... 61 Bảng 2.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại các bãi rác........................................ 62 Bảng 2.4: Khối lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh năm 2014 – 2018 ...... 63 Bảng 2.5: Tình trạng sử dụng lò đốt xử lý chất thải y tế từ năm 2014- 2018 ............................................................................................................... 65 Bảng 2.6: Các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum .................................................................. 69
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM .............. 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn ................................ 8 1.2. Đặc điểm, các tác hại của chất thải rắn đến môi trường, môi sinh và con người .................................................................................................... 11 1.3. Sự cần thiết, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất thải rắn..... 19 1.4. Nội dung quản lý quản lý nhà nước đối với chất thải rắn................ 26 1.5. Bài học kinh nghiệm ........................................................................ 33 Chƣơng 2. THỰC TRANG CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM, TỈNH KON TUM ................................... 36 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh KonTum .......................................................... 36 2.2. Thực trạng rác thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum................ 59 2.3. Thực trạng QLNN đối với rác thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ..................................................................................................... 68 2.4. Thành tựu và hạn chế QLNN đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum ........................................................................................ 83 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ..................................................................................................... 89 3.1. Quan điểm của Đảng về QLNN đối với quản lý chất thải rắn......... 89 3.2. Một số giải pháp ............................................................................... 93 3.3. Một số khuyến nghị........................................................................ 100
- KẾT LUẬN .......................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 107
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như sự quá tải của thành thị đối với các công tác an sinh xã hội, trong đó phải kể đến vấn đề quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn hiện đang là một trong những nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý chất thải rắn là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp tập trung ở nước ta. Việc quản lý chất thải rắn không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn như tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, gây dịch bệnh và phá hủy môi trường đất. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật khá đồng bộ để quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Luật BVMT (2014) trong đó có quy định cụ thể về công tác quản lý, xử phạt về chất thải rắn đô thị; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT - BYT-TNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về quản lý chất thải y tế... Mặc dù vây, hiện nay công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam nói chung và ở Kon Tum nói riêng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại chất thải rắn gây ra đã trở nên phổ biến và ngày càng trở nên trầm trọng tại nhiều đô thị, là một trong chủ đề nóng thường được đề cập trên các diễn đàn xã hội cũng như trên nghị trường và Thành phố Kon Tum cũng không phải ngoại lệ. Hiện tại ở Thành phố Kon Tum, công tác 1
- quản lý thu gom và xử lý hợp vệ sinh các loại chất thải rắn vẫn đang là bài toán nan giải cho các cấp chính quyền Thành phố. Công tác thu gom và vân chuyển chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được giao cho Công ty TNHH một thành viên đô thị và Môi trường Kon Tum và Công ty TNHH MTV Song Nguyên Kon Tum đảm nhân, chất thải rắn nguy hại như rác thải y tế nguy hại được đốt tại các lò đốt của Bệnh viện. Tuy nhiên, một số chất thải rắn nguy hại của các cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở sửa chữa, sản xuất nhỏ chưa được kiểm soát chặt chẽ đã để lẫn vào rác thải sinh hoạt và được xử lý chung cùng với các loại rác thải khác. Đây là nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng. Để thành phố ngày càng phát triển, trở thành một thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, xã hội, văn hoá của toàn tỉnh cũng như của cả vùng Tây Nguyên, trong những năm tới, ngoài việc phải đẩy mạnh đầu tư nhằm phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và văn hóa xã hội, Thành phố còn cần phải quan tâm mạnh mẽ đến công tác bảo vệ môi trường trong đó quan trọng nhất là đề ra các chính sách quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên toàn địa bàn. Việc quản lý và tái sử dụng hợp lý thì rác thải sinh hoạt cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Nhằm mục đích tư vấn cho các cấp lãnh đạo chính quyền Thành phố trong việc xây dựng các chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này trong tương lai, tác giả đã chọn đề nghiên cứu " Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum" nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
- Liên quan đến quản lý chất thải đã có nhiều nghiên cứu, đề án thực hiện, có thể dẫn ra một số tài liệu sau: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên Luận văn Thạc sĩ: “Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên” của tác giả Bùi Thị Nhung đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý chất thải nói chung, và cứu việc quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát thải và quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên. Đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề nói trên. Đề tài mang tính thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà quản lý tham khảo để đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị” của tác giả Đậu Hồng Cảnh Minh Phương đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, đánh giá những ưu điểm và hạn chế bất cập còn tồn tại và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Trị để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này.. Luận văn Thạc sĩ: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Minh Phương đã nghiên cứu và đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn, khối lượng, thành phần chất thải rắn và các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cũng như tác giả đã đưa ra một số định hướng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Thực hiện 3
- thu gom rác thải theo giờ trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hạn chế trên 50% số lượng các th ng rác đặt trên các đường phố khu nội thị và hạn chế tối đa 80% việc đặt th ng rác trên đ ờng phố chính; xây dựng và phát triển mô hình “Tổ dân phố không rác” tại 7 quận/huyện của thành phố Đà Nẵng. Lồng ghép tuyên truyền việc thực hiện mô hình vào ch ơng trình xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Minh Phương, 2012). Luận án: “Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn thành phố Hà Nội” của tác giả Nghiêm Xuân Đạt đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý chất thải nói chung, chất thải rắn nói riêng ở Hà Nội. Tác giả đã xác định ph ơng h ớng đổi mới công tác vệ sinh môi tr ờng đô thị, đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế quản lý chất thải rắn ở thành phố; đồng thời kiến nghị các giải pháp chủ yếu và khả thi để thực hiện mô hình đó, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý môi trường đô thị nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng ở Hà Nội và các thành phố lớn khác, nhằm bảo vệ sức khỏe và nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống nhân dân giữ cho môi tr ờng đô thị trong lành, cảnh quan tự nhiên và nhân tạo của Thủ đô phong phú, đa dạng, hấp dẫn (Nghiêm Xuân Đạt, 2012). Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải nguy hại nói riêng còn hầu như không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về chất thải rắn. Vì vậy, với đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum” tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện vấn đề quản lý của nhà nước đối với chất thải rắn, đặc biệt là tại thành phố Kon Tum. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích: Trên cơ sở các kiến thức quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, phân tích thực trạng quản lý nhà nước 4
- về chất thải rắn ở Thành phố Kon Tum trong thời gian qua. Đề tài luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quản lý nhà nước về chất thải rắn và hạn chế chi phí xử lý chất thải rắn, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. 3.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn cụ thể như sau: + Hệ thống hóa kiến thức về các vấn đề pháp lý khoa học và yêu cầu từ thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn. + Phân tích thực trạng của quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. + Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề pháp lý khoa học và thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Các chính sách của Nhà nước, các giải pháp của các đơn vị chức năng trong lĩnh vực quản lý môi trường đối với việc thu gom, vân chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. + Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý nhà nước về chất thải rắn trong thời kì đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5
- - Khảo sát cụ thể chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn. - Phương pháp điều tra, quan sát thực tế tại một số vị trí nhằm nắm bắt các thông tin về thực trạng chất thải rắn và tình trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn. - Khảo sát tư liệu: Khảo cứu kinh nghiệm các tỉnh, thành phố có hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn, các thiết chế đặc trưng, tương đồng và những tỉnh có điều kiện đặc thù giống thành phố Kon Tum. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, cũng như thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn hiện nay, định hướng hướng phát triển của địa phương, luận văn sẽ phân tích những điểm mạnh, những hạn chế để chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn. Từ đó, tác giả luận văn có thể bước đầu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum trong những điều kiện phát triển hiện nay. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh các mô hình quản lý tại các địa phương để tìm ra các điểm mạnh, hạn chế để khắc phục trong việc xây dựng tổ chức bộ máy một cách hợp lý và có hiệu quả cao. - Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu: sử dụng tổng hợp các tài liệu dưới dạng các văn bản, sách, tạp chí liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn; các số liệu, thống kê và phân loại, các nguồn lực cho việc quản lý nhà nước về chất thải rắn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp về các mặt sau: 6.1. Về lý luận 6
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn, vận dụng vào hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn tại một tỉnh Tây nguyên. 6.2. Về thực tiễn - Tái hiện một bức tranh tổng thể về thực trạng hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. - Những đánh giá tổng quan thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum là cơ sở cho việc đánh giá kết quả triển khai, thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về chất thải rắn tại một địa phương cụ thể;. - Các giải pháp quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum được đề xuất sẽ trở thành những cứ liệu khoa học quan trọng để tham khảo trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phương, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về chất thải rắn ở cơ sở . 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chƣơng 2: Thực trạng chất thải rắn tại đô thị và quản lý nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chƣơng 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. 7
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1 Chất thải Chất thải hay còn gọi là rác thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh. Theo cách hiểu khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vứt bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại. Mỗi ngày, hàng ngàn tấn rác thải được thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. 1.1.2 Chất thải rắn Chất thải rắn (Soild Waste): Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu thì " Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là b n thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác". Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn thông thường: Thuật ngữ Chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế và tại một số văn bản quy phạm pháp luật có nhiều điều, khoản đề cập đến thuật ngữ chất thải rắn thông thường, nhưng chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa Chất thải rắn thông thường. Chất thải rắn 8
- thông thường có thể được hiểu là: một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người như sinh hoạt, tiêu d ng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...phân loại Chất thải rắn thông thường: Theo Luật Bảo vệ môi trường, Chất thải rắn được phân loại thành hai nhóm chính: Chất thải có thể d ng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Chất thải rắn nguy hại: Là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị; Chất thải rắn do hoạt động công nghiệp được gọi là chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn do hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh được gọi là chất thải rắn y tế; Chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất thải rắn nông nghiệp. 1.1.3. Các khái niệm về quản lý - Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt, "quản lý" được hiểu là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. - Quản lý chất thải: Theo Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì “quản lý chất thải” là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vân chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Còn theo Cô ng ước Basel (1989) về kiểm soát, vân chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng thì "quản lý chất thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vây, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn 9
- phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn [10]. - Quản lý chất thải rắn: Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ- CP thì "Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vân chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối vói môi trường và sức khoẻ con người". - Quản lý chất thải rắn thông thường: Sau khi đã tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về quản lý chất thải, ta có thể đưa ra định nghĩa ph hợp về quản lý CTRTT như sau: Quản lý chất thải rắn thông thường là một quá trình thực hiện liên tục các hoại động phân loại, thu gom, vân chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường. - Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. - Theo Điều 3 - Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR [5] đưa ra các định nghĩa sau: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. + Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. + Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. 10
- + Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối c ng. + Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn. + Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp ph hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. - Quản lý nhà nước về chất thải rắn: Là một cơ cấu tổ chức nhà nước quản lý chuyên trách về chất thải rắn có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến chất thải rắn về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. 1.2. Đặc điểm, các tác hại của chất thải rắn đến môi trƣờng, môi sinh và con ngƣời 1.2.1. Đặc điểm Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn: Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy chất ở nhiệt độ 550o C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của hữu cơ trong chất thải rắn. Tuy nhiên sử dụng VS để mô tả khả năng phân huỷ sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng vì một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân huỷ sinh học là giấy in và cành cây. Thay vào đó, hàm lượng lignin của chất thải rắn có thể áp dụng tỉ lệ phần dễ phân huỷ sinh học của chất thải rắn. Theo đó, những chất hữu cơ có thành phần lignin cao, khả năng phân hủy sinh học thấp đáng kể so với các chất khác. Trong thực tế, chất hữu cơ có trong chất thải rắn đô thị 11
- thường được phân loại dựa vào khả năng phân hủy nhanh hoặc chậm. Sự phát sinh mùi hôi Mùi hôi có thể sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời gian dài trong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đỗ. M i hôi phát sinh đáng kể ở các thùng chứa bên trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm. Sự hình thành mùi hôi là do sự phân hủy kị khí của các thành phần hữu cơ dễ phân hủy nhanh tìm thấy trong chất thải rắn. Sự sản sinh các côn trùng vào thời gian hè ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Sự sinh sản của ruồi trong chất thải rắn là vấn đề đáng quan tâm. Sự chuyển đổi lý - hóa sinh của chất thải rắn là những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành quản lý chất thải rắn gồm: Phân loại, giảm thể tích cơ học, giảm kích thước cơ học phân loại quá trình này có thể tách riêng các thành phần CTR nhằm tách riêng từ hỗn hợp sang dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị. Sự chuyển đổi hóa học: Quá trình chuyển hoá của CTR bao gồm quá trình chuyển pha : từ rắn sang lỏng, lỏng sang khí … Để làm giảm thể tích và thu hồi sản phẩm của quá trình chuyển hoá hoá học thường sử dụng các phương pháp sau: Đốt (hay sự oxy hoá hoá học): là phản ứng hỗn hợp có sự tham gia của oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải sinh ra các hợp chất bị oxy hoá cùng với sự phát sáng và toả nhiệt. Sự chuyển đổi sinh học: Dựa trên đặc điểm của CTR đô thị có các thành phần rác hữu cơ, có thể bị phân huỷ bởi vi sinh vật như : vi khuẩn, nấm men. Tóm lại, đăc điểm của chất thải rắn: Có khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn, chuyển đổi lý - hóa sinh của chất thải rắn: có thể xảy ra trong quá trình vận hành quản lý chất thải rắn, sự chuyển đổi hóa học trong quá trình chuyển hoá của CTR bao gồm quá trình chuyển pha: từ rắn sang lỏng, lỏng sang khí và sự chuyển đổi sinh học: Dựa trên đặc điểm của chất thải rắn đô thị có các thành phần rác hữu cơ, có thể bị 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn