intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích hiện trạng du lịch huyện Quảng Trạch hiện nay, những tiềm năng, lợi thế về du lịch và những khó khăn, hạn chế về du lịch nhằm tìm ra các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện, đẩy mạnh hơn nữa và góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước để phát huy thế mạnh tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của huyện phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRẦN SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRẦN SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, ngoài sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS. Phạm Đức Chính luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luận văn. Mọi số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, quan điểm, quan niệm, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Vì vậy, tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Trần Sơn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến Ban Giám đốc cùng các Thầy giáo, Cô giáo trong Học viện Hành Chính Quốc Gia và các Thầy giáo, Cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực Miền Trung đã giúp đỡ, tạo điều kiện và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Đức Chính là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Qua đây, Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình, Ban Quản lý di tích tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Trạch và các phòng, ban: Phòng Văn hóa và Thông tin; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện; Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả! Thừa Thiên Huế, ngày ........ tháng ..... năm 2019 Học viên Nguyễn Trần Sơn
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH .............................................................................................................................8 1.1. Du lịch và các loại hình du lịch ..............................................................................8 1.1.1. Du lịch và hoạt động du lịch ........................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Các loại hình du lịch trên thế giới.................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế Quốc dânError! Bookmark not defined. 1.2.1. Vai trò của du lịch đối với kinh tế - xã hộiError! Bookmark not defined. 1.2.2. Vai trò của du lịch đối với chính trị ...... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Vai trò của du lịch đối với văn hoá ....... Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Vai trò của du lịch đối với môi trường .. Error! Bookmark not defined. 1.3. Quản lý nhà nước về du lịch .................................................................. 12 1.3.1. Quản lý và quản lý nhà nước .............................................................. 12 1.3.2. Quản lý nhà nước về du lịch ............................................................... 14 1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch .......................................... 15 1.3.4. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nước về du lịch .................. 18 1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ............ 24 1.4.1. Yếu tố thuộc về nhà nước ................................................................... 24
  6. 1.4.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội.................................................................... 24 1.4.3. Yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán .............................................. 24 1.4.4. Yếu tố về cơ sở hạ tầng và khách du lịch ............................................ 25 1.4.5. Yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa ...................................................................... 25 1.5. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch............................................... 25 1.5.1. Kinh nghiệm Quốc tế...............................................................................................25 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước.................................................................................. 27 1.5.3. Bài học rút ra cho du lịch huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ........................30 Tiểu Kết Chương 1 ................................................................................................... 32 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................. 33 2.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ..................................... 33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 33 2.1.2. Điều kiện về Kinh tế - xã hội .............................................................. 35 2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch ............................................................... 37 2.1.4. Đánh giá chung về tài nguyên, tiềm năng du lịch huyện Quảng Trạch 41 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................. 46 2.2.1. Khái quát tình hình du lịch huyện Quảng Trạch.................................. 46 2.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch ... 49 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình .......................................................... 70 2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 70 2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 73 Tiểu Kết Chương 2 ................................................................................................... 78 Chương 3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .. 79
  7. 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển du lịch .............. Error! Bookmark not defined. 31.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và chiến lược nhà nước về phát triển du lịch ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 – 2025 ......................................... 79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch .............................. 83 3.2.1. Nhóm giải pháp về Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch.......................................................................................................... 84 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch ............................................... 86 3.2.3. Nhóm giải pháp về Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến du lịch và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch .................................................................. 89 3.2.4. Nhóm giải pháp về Tăng cường xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch .............................................................................................................. 91 3.2.5. Nhóm giải pháp về Nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch....... 93 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 94 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ................................................... 94 3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Trạch............. 95 Tiểu Kết Chương 3 .................................................................................................. 97 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Chử viết tắt Nguyên nghĩa 1 GDP Tổng sản phẩm nội địa 2 QLNN Quản lý nhà nước 3 KT – XH Kinh tế - Xã hội 4 TNDL Tài nguyên du lịch 5 KCHT Kết cấu hạ tầng 6 CSVC –KT Cơ sở vật chất – Kỷ thuật 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 UNTWO Tổ chức du lịch thế giới 9 CNXH Chủ nghĩa xã hội 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa 11 QPPL Quy phạm pháp luật 12 WTO Tổ chức du lịch thế giới 13 VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch 14 HĐDL Hoạt động du lịch Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên 15 UNESCO Hiệp Quốc 16 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 17 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch ............................................. 34 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động kinh tế huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 – 2018 .. 36 Bảng 2.2: Số lượng du khách đến Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018 ................. 47 Bảng 2.3: Số lượng du khách đến Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018 ............... 47 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2018 .................. 49 Bảng 2.5: Doanh thu du lịch huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 - 2018............. 49 Bảng 2.6. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Bình 62 Bảng 2.7. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch........ 63 Sơ đồ: 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Bình ....................... 51 Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch huyện Quảng Trạch ................... 53
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hiện nay nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng, tạo sức lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan cùng phát triển và là cầu nối giữa các quốc gia, các dân tộc, giữa các vùng miền trong nước. Ngoài ra, phát triển du lịch còn góp phần tích cực vào bảo tồn tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 đã khẳng định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”[42,tr10]. Trước những yêu cầu của thực tiễn, Đại hội Đảng bộ của tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã định hướng “Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”[20]. Trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Trạch là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với các tài nguyên du lịch chủ yếu bao gồm, Khu Hoành Sơn Quan (Đèo ngang), Vũng Chùa Đảo Yến (với điểm nhấn khu lăng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp), Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông), Suối Sai (xã Quảng Thạch), Suối tam cấp (xã Quảng Kim)........Bên cạnh đó, Quảng Trạch là vùng đất này có một bề 1
  11. dày lịch sử với nhiều di tích, chứng tích cách mạng, là nơi giao thoa, hội tụ nhiều luồng văn hóa, vừa mang tính chung những văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ, vừa là mảnh đất lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc quê hương. Đó đang là một cơ hội rất lớn để huyện Quảng Trạch phát huy những lợi thế và bứt phá phát triển lên từ những tiềm năng du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức khai thác các tiềm năng du lịch địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, mang thương hiệu huyện Quảng Trạch để hấp dẫn khách du lịch và đặc biệt công tác QLNN đối với du lịch ở huyện Quảng Trạch còn nhiều hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu trên, đòi hỏi phải có những công trình khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch này. Từ những đánh giá và nhìn nhận như trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ Quản lý công. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch ở phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu QLNN về du lịch du lịch tiêu biểu như sau: Tại tỉnh Quảng Bình đã có một số đề tài nghiên cứu du lịch như sau: - Lê Hùng Phi (2009) "Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển 2
  12. du lịch ở Quảng Bình" Luận văn thạc sỹ. Luận văn đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến phát triển du lịch, mối quan hệ giữa di tích, danh thắng và du lịch; quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. - Lê Thị Nga (2010), “Tiềm năng du lịch và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ”, Luận văn thạc sỹ kinh tế khoa Kinh tế. Trong đó xác định tiềm năng, lợi thế và vị trí của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đối với phát triển du lịch Quảng Bình nói chung và phát triển du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng từ đó đề xuất giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài ra có một số bài viết liên quan đến du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và một số tỉnh thành trong cả nước, cụ thể như: - Lê Thị Thúy Vinh (2010), “Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động du lịch bền vững tại Vịnh Hạ Long”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện Hành chính). - Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý Nhà nước về du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Lê Thanh Bình (2014), “Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong hoạt dộng quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí văn hóa Quảng Bình, số 11. Bài viết đã nhận diện một số thực trạng trong liên kết hợp tác quảng bá du lịch và đưa ra một số giải pháp hoạt động quảng bá du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. - Phan Hòa (2012); “Du lịch Quảng Bình trước xu thế phát triển” Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 11 năm 2012. - Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện 3
  13. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với hoạt động du lịch nói chung và ở từng địa phương nói riêng. - Phan Xuân Hòa (2011), “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020”, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã nhận diện được các hạn chế trong quá trình phát triển của du lịch Khánh Hòa giai đoạn hiện nay; đồng thời đưa ra các giải pháp để khác phục các hạn chế này. Cải thiện được tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan sẽ góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương phát triến tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. - Nguyễn Thị Doan (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Bùi Thị Hoàng Lan (2011), “Quản lý Nhà nước về vận tải du lịch- thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 191. - Vũ Thị Hạnh (2012), Phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh 2011 – 2012, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu để tham khảo và học hỏi. “Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” là một đề tài mang tính đặc thù riêng, không sao chép và trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Phân tích hiện trạng du lịch huyện Quảng Trạch hiện nay, những tiềm 4
  14. năng, lợi thế về du lịch và những khó khăn, hạn chế về du lịch nhằm tìm ra các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện, đẩy mạnh hơn nữa và góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước để phát huy thế mạnh tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của huyện phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và bổ sung, chọn lọc nhằm hệ thống hóa cở sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quảng Trạch trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu các cơ sở lý luận về du lịch và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch nhằm đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về du lịch. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Tập trung tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá các số liệu, tư liệu đối với QLNN về du lịch ở huyện Quảng Trạch từ năm 2014 đến năm 5
  15. 2018; định hướng và các giải pháp QLNN về du lịch phục vụ cho giai đoạn đến năm 2019 -2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để nhận thức, đánh giá hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê, thu thập số liệu; phương pháp so sánh, dự báo; phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, Luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu và các tài liệu có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận chung về QLNN đối với du lịch trong giai đoạn hiện nay; phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với du lịch ở huyện Quảng Trạch những năm qua, chỉ ra được những đóng góp tích cực, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất được phương hướng và các giải pháp thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch ở huyện Quảng Trạch trong thời gian từ nay đến năm 2025. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để các cá nhân, cơ quan, ban, ngành trong việc nghiên cứu tình hình du lịch ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. + Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, từ đó đưa ra được những việc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của vấn đề. 6
  16. + Đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện để phát huy các thế mạnh tiềm năng du lịch của huyện Quảng Trạch. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung luận văn gồm có 3 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Du lịch và hoạt động du lịch - Một số quan niệm về du lịch Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác. Các Giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa 8
  18. phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Với quan niệm này, du lịch mới được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở để hình thành cầu về du lịch sau này. Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biến giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu là hoạt động của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Với cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch được mở rộng, phức tạp và đa dạng, những quan niệm về du lịch ngày càng hoàn thiện, phản ánh khá đầy đủ nội hàm hoạt động của nó. Trong Tuyên ngôn Malila về du lịch (1980) thì: Du lịch được hiểu như hoạt động chủ yếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục và kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế giới. Sự phát triển du lịch gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia và phụ thuộc vào việc con người tham gia vào nghỉ ngơi và vào kỳ nghỉ, tự do đi du lịch, trong khuôn khổ thời gian tự do và thời gian nhàn rỗi mà du lịch nhấn mạnh tính nhân văn sâu sắc. “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di cuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên 9
  19. nhằm nghỉ dưỡng, chưa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kem theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [45,tr15]. Tại Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Ottawa - Canada (6/1991) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [44,tr19]. Theo Tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. [56] Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới, các nhà nghiên cứu Khoa Du lịch và khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lich. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp ”. [22,tr20] Với các định nghĩa khác nhau về du lịch, theo Luật Du lịch năm 2017, tại Điều 3 quy định khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2