Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...../..... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ OANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...../..... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ OANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của học viên, với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học từ Tiến sĩ Trần Trọng Đức. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng trên các tạp chí, các website và các tác giả khác đều được liệt kê tại phần tài liệu tham khảo. Các số liệu trong luận văn đều là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng về kết quả luận văn và cam đoan luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018 Học viên Phạm Thị Oanh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô Khoa sau đại học cùng các thầy cô giảng dạy các môn học trong quá trình học viên học tập tại Học viện. Đặc biệt là xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Trọng Đức đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ, công chức đang công tác tại Văn phòng Huyện ủy Hóc Môn, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hóc Môn đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu, số liệu để học viên đưa vào nghiên cứu, dẫn chứng trong luận văn; cán bộ, công chức cấp xã nơi khảo sát thực tế đã tận tình cung cấp thông tin giúp học viên hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Xin trân trọng cám ơn! Học viên Phạm Thị Oanh
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân CP: Chính phủ QĐ: Quyết định
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2013 Bảng 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015 Bảng 2.3: So sánh số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo qua 03 giai đoạn Bảng 2.4: Kết quả hỗ trợ vay vốn từ các nguồn quỹ giai đoạn 2009 - 2015 Bảng 2.5: Sự phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2013 Hình 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ 1 LỜI CÁM ƠN .............................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... 5 MỤC LỤC ..................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG............................................................................................................................................11 1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững ......................................................... 11 1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghéo đói .......... 11 1.1.2. Quan niệm chung về giảm nghèo bền vững..................................... 15 1.1.3. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo ..................... 17 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ............................ 21 1.1.5. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội...................25 1.2. Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững........................................ 26 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................. 26 1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................... 27 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................. 32 1.3. Cách tiếp cận Quản lý công trong nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững ................................................................................... 33 1.3.1 Tiếp cận từ góc độ pháp lý.. .............................................................. 34 1.3.2 Tiếp cận từ góc độ chính trị .............................................................. 34 1.3.3 Tiếp cận từ góc độ xã hội .................................................................. 35 1.3.4 Tiếp cận từ góc độ kinh tế ................................................................. 35
- 1.4. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững ................................... 36 1.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới...................................... 36 1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong cả nước ............................. 38 Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................44 2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn ............................................................. 44 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 44 2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ............................................................... 45 2.1.3.Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................. 46 2.1.4. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện ........................................... 47 2.1.5. Cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về Giảm nghèo bền vững ................ 52 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn............................................................................................. 55 2.2.1. Hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo bền vững ........................................................................................................ 55 2.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững ................ 58 2.2.3. Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .......... 62 2.2.4. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ............................................................................ 64 2.2.5. Huy động nguồn lực ......................................................................... 72 2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát .............................................................. 76 2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 77 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân .................................................... 77 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 84
- CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................85 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 85 3.1.1. Những quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng và chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến năm 2020 ........................................ 85 3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu của Thành phố Hồ Chí Minh về giảm nghèo bền vững đến năm 2020 ........................................................................................ 87 3.1.3. Mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn đến năm 2020 .................................. 88 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn đến năm 2020 ...................................................... 94 3.2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ....................... 94 3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững ......................................................................................................... 95 3.2.3. Tổ chức lồng ghép thực hiện chính sách giảm nghèo...................... 97 3.2.4. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong QLNN về giảm nghèo bền vững.............................100 3.2.5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ............................................................................................ 102 3.2.6. Xã hội hóa huy động các nguồn lực chăm lo hộ nghèo, hộ cận nghèo về mọi mặt ..................................................................................................... 103 3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ........................... 104 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngay từ khi mới dành được độc lập, tự do, Bác Hồ đã xem công việc xóa đói giảm nghèo rất quan trọng và cấp bách như là diệt giặc. Người đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba thứ giặc cần phải diệt và giao nhiệm vụ cho nhân dân toàn quốc: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất và tiết kiệm để xóa đói giảm nghèo. Chính vì lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân” và “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân”... “Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay đến mấy cũng không thể thực hiện được”. Trong những năm qua, học tập và làm theo lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để làm cho nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc. Nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo cả nước đã giảm xuống. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tốc độ giảm nghèo bình quân hàng năm khoảng 2%, xu hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra với tỷ lệ hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo giảm nhanh. Đây là một thành tựu to lớn, khá quan trọng thể hiện việc thực hiện thắng lợi chiến lược xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, góp phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b ng, văn minh”. 1
- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi đầu chương trình xóa đói giảm nghèo vào đầu năm 1992 (nay là chương trình giảm nghèo bền vững). Hơn 25 năm (1992 - 2017) triển khai thực hiện, có thể khẳng định nhiệm vụ giảm nghèo luôn được Đảng bộ, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, chính quyền Thành phố đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quan điểm kiên định, nhất quán và xuyên suốt vì mục tiêu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là dân nghèo đang sinh sống trên địa bàn Thành phố. Hóc Môn là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, người dân nhập cư đông, có diện tích tự nhiên là 10.943,4 ha gồm 11 xã, 01 thị trấn với 87 ấp - khu phố, 1.430 tổ nhân dân - tổ dân phố. Cùng với cả nước và thành phố nói chung, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững luôn được cả hệ thống chính trị huyện Hóc Môn quan tâm, xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện nh m tạo sự chuyển biến tích cực về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, giảm số hộ nghèo và tăng dần số hộ khá bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo cho người nghèo được hỗ trợ các nhu cầu tối thiểu, được chăm sóc sức khỏe, có cơ hội được học tập, có thể tự vươn lên trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo đó, từ năm 1992 đến cuối năm 2017, huyện đã thực hiện 05 giai đoạn Giảm nghèo theo các tiêu chí do Thành phố quy định, đã hỗ trợ hơn 28.000 lượt hộ vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ cho hộ nghèo có điều kiện tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn vay, đất đai, công nghệ, thị trường… và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở…). Qua đó, góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư, đời sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, 2
- nhiều hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, có việc làm ổn định, tăng thu nhập, có tích lũy và vượt được chuẩn nghèo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện công b ng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện còn một số hạn chế; sự phối kết hợp giữa một số cơ quan liên quan về thực thi hoạt động QLNN về giảm nghèo còn chưa hiệu quả, còn hạn chế; việc điều tra, khảo sát thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số xã - thị trấn chưa sâu sát, chưa đúng với thực tế của hộ nghèo; một số nơi còn chạy theo thành tích; chính sách hỗ trợ hộ nghèo khi được thoát nghèo còn mang tính tình thế nên chưa giải quyết căn nguyên của tình trạng nghèo tại địa phương; một số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập chưa cao dẫn đến vẫn còn trường hợp tái nghèo; công tác tuyên truyền vận động hộ cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế còn hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo tham gia học nghề còn thấp; một bộ phận người nghèo còn có tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng,... Tính đến cuối năm 2016, theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, trên địa bàn huyện Hóc Môn tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn cao (có 3.135 hộ nghèo với 12.361 nhân khẩu (tỷ lệ 3,62%); 2.064 hộ cận nghèo với 8.066 nhân khẩu (tỷ lệ 2,38%) so với tổng số hộ dân toàn huyện (86.618 hộ). Đây là những vấn đề hạn chế, khó khăn, thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới. Giảm nghèo bền vững là sự nghiệp đấu tranh lâu dài, cần được thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục và tổ chức thực hiện phải phân kỳ theo lộ trình và giải pháp phù hợp. Đặc biệt, yếu tố quan trọng để giảm nghèo có hiệu 3
- quả là Nhà nước tạo động lực giảm nghèo, tác động b ng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Trước tình hình đó, việc nâng cao công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại huyện Hóc Môn là yêu cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: "Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý công. 2. T nh h nh nghiên cứu liên qu n đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Một số công trình, đề tài của các tác giả nghiên cứu có liên quan như sau: Trần Thị Bích Hạnh (2005), Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đã phân tích hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đã được triển khai thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung và chỉ ra những thành công cũng như các bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi các chính sách và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nh m tăng cường chất lượng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại các tỉnh phù hợp với những đặc điểm của vùng duyên hải miền Trung. - Hoàng Thanh Đạm (2015), Công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Là công trinh nghiên cứu sâu sắc nh m góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo đối với các địa phương miền núi. Đánh giá thực trạng xóa đói, giảm nghèo và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng 4
- Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nh m tăng cường xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020. - Nguyễn Út Ngọc Mai (2015), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Là công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nh m đổi mới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tiếp cận từ các khía cạnh thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, nguồn lực, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát gắn liền với địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. - Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đã tổng hợp và làm rõ các quan điểm lý luận về nghèo đói và chống nghèo đói hiện nay một cách có hệ thống, trên cơ sở đó làm rõ vai trò Quản lý nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương nói riêng; kết quả giảm nghèo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn 2010 -2015. Từ đó đề ra giải pháp quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày càng tốt hơn, mang lại hiệu quả cao. - PGS.TS Lê Quốc Lý (chủ biên), Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2012. Nhóm tác giả đã làm rõ thực trạng nghèo đói ở Việt Nam, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói 5
- giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả hướng tới việc đề xuất giải pháp để xóa đói giảm nghèo ở nước ta cho giai đoạn phát triển trong thời gian tới. Cuốn sách được đánh giá là một công trình khoa học công phu và nghiêm túc, có giá trị tham khảo tốt cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chính sách và hoạch định chính sách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý nhà nước, chính sách, nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Mỗi công trình khai thác ở những khía cạnh khác nhau, đối tượng khác nhau, địa bàn khác nhau,… Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu khách quan của quá trình phát triển và từ thực tiễn của một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã – thị trấn văn minh đô thị, cần nghiên cứu một cách toàn diện về Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nh m nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo nh m đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của của sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6
- * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó xác định những hạn chế, nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất những giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận quản lý Nhà nước về giảm nghèo và thực tiễn quản lý Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hóc Môn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu vấn đề Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn từ năm 2009 đến năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020. 7
- 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn * Phương pháp nghiên cứu của đề tài Các phương pháp cụ thể sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,…dựa trên các tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, chương trình, kế hoạch, các nghiên cứu đã có, các tài liệu liên quan đến giảm nghèo bền vững để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt luận văn sử dụng các phiếu khảo sát thông tin để thực hiện khảo sát đối với 190 cán bộ, công chức hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện, xã – thị trấn có thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Và khảo sát đối với 220 hộ nghèo, hộ cận nghèo là tại 02 xã, 01 thị trấn (01 xã là thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa của huyện (xã Nhị Bình); 01 xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc mức trung bình (xã Tân Thới Nhì) và Thị trấn Hóc Môn là thuộc đô thị của huyện) nh m phục vụ các nội dung nghiên cứu. * Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý nhà nước và những quy định của pháp luật có liên quan, về khoa học hành chính công. 6. Ý nghĩ lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận dưới nhiều góc độ của các ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là tiếp cận dưới góc độ của ngành khoa học Hành chính công, vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nh m nâng 8
- cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. - Luận văn tập trung hệ thống một cách cơ bản các khái niệm về nghèo đói, nghèo đa chiều và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Đóng góp này giúp cho nghiên cứu quản lý nhà nước với đối tượng cụ thể là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hóc Môn. Luận văn đã cung cấp thông tin về thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống, phân tích, tổng hợp và nhận diện những đặc điểm đặc thù quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Luận văn tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nh m tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững hiệu quả. Đóng góp này nh m giúp cho các huyện, quận của thành phố Hồ Chí Minh có những cách thức tổ chức quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao, phù hợp với những điều kiện thực tế của địa phương mình. - Về thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, luận văn sẽ tổng kết thực tiễn và chỉ ra những vấn đề bất cập, hạn chế cũng như nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động quản lý nhà nước. Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nhà nước về giảm nghèo bền vững phù hợp với địa phương huyện Hóc Môn góp phần thực hiện thành công chương trình 9
- “giảm nghèo bền vững của huyện giai đoạn 2016 - 2020” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020) và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Lao động – Thương binh – xã hội huyện Hóc Môn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn