Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhận dạng thực trạng vấn đề bảo trợ xã hội, đặc biệt là việc triển khai, thực hiện các chính sách về bảo trợ xã hội đối với người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn sẽ nỗ lực góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ VÂN UYÊN NGUYỄN THỊ VÂN UYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ LÝ QUẢN TRÊN HỘINHÀ ĐỊA VỀ NƢỚC BÀN ĐẮK NÔNG TỈNHĐỘNG HOẠT BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, năm 2018 Đắk Lắk, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ VÂN UYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HÒA Đắk Lắk, năm 2018 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn của TS. Lê Văn Hòa. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Uyên iii
- LỜI CẢM ƠN Sau gần 02 năm học tập, em đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo lớp cao học chuyên ngành quản lý công và đƣợc Học viện Hành chính Quốc gia tin tƣởng gia đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, nghiên cứu viết luận văn, trƣớc hết xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp luận của ngành khoa học quản lý công để tôi có kiến thức nền tảng thực hiện Luận văn này. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới TS. Lê Văn Hòa là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn trên cơ sở tinh thần khoa học nghiêm túc trong suốt quá trình làm luận văn. Xin đƣợc cảm ơn Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông đã cung cấp cho tôi nhũng thông tin, số liệu cần thiết để hoàn thành đƣợc Chƣơng 2 của Luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! iv
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ i 1. Lý do chọn đề tài luận văn ................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .......................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ...................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ........................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................... 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI .......... 9 1.1. Tổng quan quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội.................................................................... 9 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội.................................................. 17 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội ................................. 25 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội tại Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông .............................................................................................. 27 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................ 31 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG .................................................................. 32 2.1. Khái quát chung về Đắk Nông ............................................................................................. 32 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ................. 36 2.3. Kết quả thực hiện bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017 ................. 49 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông ... 54 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................................ 60 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ............................................... 61 3.1. Mục tiêu và quan điểm bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông .................................................. 61 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ................................................................................................................................................ 66 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................................... 78 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................ 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ASXH An sinh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội LĐ-TB&XH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội BHYT Bảo hiểm y tế TGXH Trợ giúp xã hội CTXH Công tác xã hội QLNN Quản lý nhà nƣớc NKT Ngƣời khuyết tật XHCN Xã hội chủ nghĩa CBCC Cán bộ công chức
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng Số liệu đối tƣợng BTXH tỉnh Đắk Lắk qua các năm 1.1 25 2013-2017 Kinh phí chi trả trợ cấp BTXH tỉnh Đắk Lắk 2013 – 1.2 26 2017 2.1 Dân số trung bình tỉnh Đắk Nông 2013 - 2017 31 Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Đắk 2.2 31 Nông giai đoạn 2013 - 2017 Tổng hợp số liệu cơ sở BTXH trên địa bàn tỉnh Đắk 2.3 40 Nông Kinh phí trợ cấp thƣờng xuyên tỉnh Đắk Nông 2013 – 2.4 46 2017 2.5 Tổng hợp hỗ trợ đột xuất tỉnh Đắk Nông 2013 - 2017 47 2.6 Tổng hợp cứu đói qua các năm 2013 – 2017 47 ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Lao động – Thƣơng binh và 2.1 37 Xã hội tỉnh Đắk Nông iii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Ngày nay, trong một xã hội văn minh, hiện đại, sự phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần đƣợc đánh giá bởi nền kinh tế phát triển, mà còn dựa trên cách thức mà quốc gia đó quan tâm, chăm lo cho công dân nƣớc mình. Cùng với truyền thống “là lành đùm lá rách” luôn hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, trải qua bao thế hệ, truyền thống đó vẫn luôn đƣợc giữ gìn và phát huy. Bảo trợ xã hội (BTXH) là sự chăm lo về vật chất, y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các đối tƣợng yếu thế cụ thể là các trẻ em mồ côi, ngƣời tàn tật không có khả năng lao động và tự phục vụ, ngƣời già neo đơn, những ngƣời bệnh tâm thần.... Bảo trợ xã hội thể hiện sự văn minh, tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà nƣớc ta đối với các đối tƣợng yếu thế. Trong thời gian gần đây, hoạt động bảo trợ xã hội đƣợc tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên. Là một tỉnh miền núi, với trên 40 dân tộc của các địa phƣơng cùng sinh sống trên địa bàn, đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của thiên tai và một số yếu tố khác đã làm cho đối tƣợng bảo trợ xã hội cần đƣợc trợ giúp rất lớn. Nhƣng với sự nỗ lực thực hiện chăm lo các đối tƣợng yếu thế, đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn, nên hoạt động bảo trợ xã hội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, việc chăm lo cho các đối tƣợng đƣợc quan tâm thực hiện. Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho khoảng 8.867 đối tƣợng yếu thế đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên tại cộng đồng… nhờ vậy các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, công tác quản lý đối với hoạt động bảo trợ xã hội 1
- vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục nhƣ: lực lƣợng thực hiện cũng nhƣ quản lý hoạt động BTXH còn thiếu và yếu; công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về bảo trợ xã hội chƣa thật sự chủ động, còn trông chờ vào hƣớng dẫn của cấp trên; công tác tuyên truyền phổ biến còn hình thức, các chính sách chƣa thật sự đến với ngƣời dân cũng nhƣ các đối tƣợng bảo trợ xã hội; việc quản lý đối tƣợng không thống nhất, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý chƣa cao nên thƣờng xảy ra trùng lắp, thực hiện sai đối tƣợng; hoạt động thanh tra kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, lỏng lẽo, chỉ khi có dƣ luận mới tiến hành kiểm tra… Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội đã dẫn đến nhiều yếu kém trong hoạt động nhƣ: các đối tƣợng chƣa đƣợc chăm lo kịp thời, chính sách tác động chƣa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tƣợng, chƣa thể hiện đƣợc tính ƣu việc của chính sách. Chính vì lý do đó, học viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công: “Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến hiện tại có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kể nhƣ sau: - Quản lý nhà nước đối với hoạt động nhân đạo ở Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng, năm 2010. Luận văn chú trọng đến các giải pháp về QLNN đối với hoạt động nhân đạo, chủ yếu tập trung vào hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. - Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn Thạc sĩ Kinh tế của tác giả Trịnh Quang Nghĩa, năm 2011. Luận văn chủ 2
- yếu tập trung vào các hoạt động BTXH ở tỉnh Quảng Ngãi và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động BTXH ở tỉnh Quảng Ngãi. - Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Thanh, năm 2013. Luận văn đánh giá quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội, phân tích thực trạng công tác quản lý; từ đó, tìm ra nguyên nhân các tồn tại, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. - Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công của tác giả Nguyễn Tiến Ngọc, năm 2014. Luận văn tìm kiếm và xác định đƣợc những nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp của Lê Quốc Lý (2014) đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam gần đây thông qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tƣợng thụ hƣởng chính sách; trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020 cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phục những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở nƣớc ta (thiết kế và thực thi chính sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của đối tƣợng thụ hƣởng về chính ASXH). - Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội có thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nƣớc ta - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Phúc (2012); “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội 3
- ở nƣớc ta những năm tới” của Mai Ngọc Cƣờng (2012); “Hệ thống an sinh xã hội cho ngƣời nông dân Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn (2012); "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ƣu đãi ngƣời có công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững" của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2011); “Bảo đảm an sinh xã hội dƣới ánh sáng Đại hội XI của Đảng” của Dƣơng Văn Thắng (2011). Các bài viết nói trên đã đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung vấn đề thực tiễn về ASXH ở nƣớc ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam trên quan điểm các nghị quyết chuyên đề của Đảng về ASXH. - Ngoài các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sau đây cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH : “An sinh xã hội ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đại học Kinh tế Quốc dân (2008); Hội thảo“Xây dựng Chiến lƣợc an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) (2009); “An sinh xã hội ở nƣớc ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ƣơng (2012)... Qua các hội thảo này, cũng đã có nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH cũng nhƣ vai trò của nhà nƣớc trong thực hiện chính sách ASXH, thực trạng và giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam. Hội thảo “Phát triển kinh tế và an sinh xã hội - từ lý luận đến thực tiễn các miền tỉnh miền Trung” của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III (2012). Kỷ yếu Hội thảo bao gồm các chuyên đề lý luận về an sinh xã hội; kết quả thực thi chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở xã hội) ở miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng. Hội thảo “Tăng trƣởng xanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra” 4
- của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Vùng Trung bộ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III (2014) đã bàn về vấn đề tăng trƣởng xanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động nhân đạo, hoạt động bảo trợ xã hội. Tuy nhiên bảo trợ xã hội còn khá mới mẽ ở Việt Nam, ít đƣợc quan tâm nghiên cứu, cơ sở lý luận thực sự chƣa nhiều. Cho đến hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về “Quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Một là nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo trợ xã hội và quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội. - Hai là nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017. - Ba là nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 5
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo trợ xã hội và quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2013 – 2017 và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy vật phép biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng làm cơ sở phƣơng pháp luận để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn. Dựa trên nền tảng lý luận quản lý công và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phƣơng pháp dƣới đây: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nƣớc, các báo cáo...) liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Phƣơng pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu. 6
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Tác giả sử dụng các phƣơng pháp này để phân tích cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đối chiếu giữa thực tế và lý luận, từ đó tổng hợp lại thành những quan điểm, luận điểm, những kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhận dạng thực trạng vấn đề bảo trợ xã hội, đặc biệt là việc triển khai, thực hiện các chính sách về bảo trợ xã hội đối với ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn sẽ nỗ lực góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những giải pháp đƣợc đề xuất của luận văn có thể đƣợc tham khảo để sử dụng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại các cơ quan Nhà nƣớc cấp tỉnh, đồng thời có thể xem xét nhƣ là các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nƣớc trong hoạt động này. Hiện nay các nghiên cứu về vấn đề bảo trợ dù ở cấp độ chung cả nƣớc, cấp độ vùng Tây Nguyên hay cấp độ tỉnh Đắk Nông đã cung cấp một số tƣ liệu giúp cho việc nhận diện ban đầu về thực trạng bảo trợ xã hội tại Đắk Nông bƣớc đầu có những thành công nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hoạt động bảo trợ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là lý do chính tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp sức về mặt thực tiễn giúp cho hoạt động bảo trợ xã hội mang lại thành công hơn nữa. Kết quả nghiên cứu của đề tài này hy vọng sẽ giúp tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện sống, phát triển và hòa nhập cộng đồng. 7
- 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục. Phần nội dung đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông. 8
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Bảo trợ xã hội Gần đây, có thể thấy thuật ngữ “Bảo trợ xã hội” qua những tài liệu nghiên cứu và các thảo luận chính sách trong nhiều hội thảo quốc tế. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, khái niệm này còn chƣa rõ ràng, chủ yếu là do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh. Với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trƣờng lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngƣời dân [45]. Trợ giúp xã hội còn đƣợc xem nhƣ “phao cứu sinh” nhằm hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội không bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng hóa [24]. Nhƣ vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có nội hàm hẹp hơn so với an sinh xã hội và đƣợc triển khai dƣới hình thức trợ cấp xã hội trên thực tế. Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội không có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội” là “sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nƣớc (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp từ ngƣời dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tƣợng đƣợc nhận [44]. Mặc dù các tổ chức phát triển quốc tế đều sử dụng định nghĩa riêng về bảo trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thông qua các can thiệp chính sách cần thiết của nhà nƣớc và các hoạt động tình nguyện ở cộng đồng. Lấy ví dụ, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh vào 9
- việc kiềm chế nguy cơ gây tổn thƣơng, làm mất nguồn sinh kế. Trong khi đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại hƣớng vào khả năng duy trì mức sống thông qua việc làm nhƣ một quyền của ngƣời lao động, đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại chú trọng đến tính dễ tổn thƣơng của ngƣời dân khi gặp rủi ro nếu không có sự bảo trợ xã hội cụ thể: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) “Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nƣớc hoặc tập thể, cộng đồng ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp” [26]. Tổ chức này muốn nhấn mạnh về khía cạnh bảo hiểm và mở rộng tạo việc làm cho những đối tƣợng ở khu vực kinh tế không chính thức. Định nghĩa này có xu hƣớng nghiên về mức sống và quyền con ngƣời. Cơ quan này thiên về những giả thuyết gắn với điều kiện lao động. Ngân hàng Thế giới (WB) “Bảo trợ xã hội là những biện pháp cộng đồng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó và kiềm chế đƣợc nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thƣơng và những bấp bênh thu nhập” [26]. Định nghĩa này nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lƣới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con ngƣời. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) “Bảo trợ xã hội là các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trƣờng lao động, giảm thiểu rủi ro của ngƣời dân và nâng cao năng lực của họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập” [16]. ADB cũng cho rằng BTXH có 5 hợp phần chính (i) Các chính sách chƣơng trình thị trƣờng lao động, (ii) Bảo hiểm xã hội, (iii) Trợ giúp xã hội, (iv) Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) Bảo vệ trẻ em. Đây cũng là phần có tính truyền thống của bảo trợ xã hội theo quan niệm của ADB. Định nghĩa này nhấn mạnh tính dễ tổn thƣơng nếu ngƣời dân không có bảo trợ xã hội và tác hại của thiếu bảo trợ 10
- xã hội đối với ngƣời khác, tập trung vào khía cạch cải thiện thu nhập; hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động và nâng cao năng lực của ngƣời dân. Viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) “Bảo trợ xã hội là những hành động công ích nhằm giảm thiểu tính tổn thƣơng, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng hóa, là những điều không thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội” [16]. Định nghĩa này nhấn mạnh tính dễ tổn thƣơng và bần cùng hóa, do vậy bảo trợ xã hội hƣớng vào ngƣời nghèo hoặc những ngƣời khó khăn nhất thuộc tầng lớp không ai mong muốn nhất trong xã hội. Nhƣng cho dù theo định nghĩa nào, các tổ chức quốc tế đều thống nhất trong cách tiếp cận coi bảo trợ xã hội nhƣ một biện pháp kiềm chế nguy cơ bị tổn thƣơng, duy trì đƣợc thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào đói nghèo. Mục đích của bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu đối với các trƣờng hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ sức lo liệu đƣợc cuộc sống. Đối với Việt Nam, bảo trợ xã hội nhƣ một lƣới an toàn nhằm bảo đảm sự an toàn về đời sống của ngƣời dân khi họ bị rơi vào hoàn cảnh rủi ro và tự bản thân không khắc phục đƣợc. Các hoạt động cứu trợ xã hội, giảm nghèo nhằm hạn chế nguy cơ dễ bị tổn thƣơng ở những đối tƣợng yếu thế, mất nguồn thu nhập và sinh kế và không có điều kiện tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản. - Quan điểm hiện đại về bảo trợ xã hội xem xét sự trợ giúp dƣới ba hình thức: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp xã hội và dịch vụ xã hội. Tóm lại bảo trợ xã hội là những giải pháp, sáng kiến nhằm đem lại thu nhập và dịch vụ cơ bản cho các cá nhân và nhóm yếu thế, bảo vệ họ khỏi các nguy cơ đe dọa sinh kế, đói nghèo, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng, thúc đẩy công bằng xã hội. - Hiện nay, thuật ngữ BTXH đƣợc tiếp cận dƣới nhiều tên gọi khác nhau nhƣ là ASXH, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội…nhƣng nhìn chung chúng đều muốn góp phần bảo vệ xã hội nhờ nhiều biện pháp công cộng 11
- nhằm giúp đỡ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải nhƣ là mất đi hoặc giảm đi nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. - BTXH còn thể hiện sự giúp đỡ, chăm sóc về y tế, văn hóa và trợ giúp cho các gia đình góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Qua một số cơ sở lý luận nêu trên có thể đƣa ra khái niệm về BTXH nhƣ sau: BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ, những hành động chủ yếu của Nhà nước và cộng đồng xã hội bằng các hình thức khác nhau nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm nhẹ và kiềm chế nguy cơ dễ bị tổn thương, bần cùng hóa, hòa nhập với cộng đồng, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, thúc đẩy công bằng và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự trong xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, chủ thể quản lý ở đây là nhà nƣớc, đối tƣợng quản lý là các quá trình xã hội, hành vi cá nhân và tổ chức xã hội, phƣơng thức quản lý là bằng quyền lực Nhà nƣớc và có tổ chức cao, mục tiêu quản lý là duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và tăng cƣờng quyền lực Nhà nƣớc. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội QLNN về hoạt động BTXH là một tập hợp các tác động quản lý của Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý và sự tham gia của các đối tƣợng BTXH, cơ sở BTXH và các chủ thể khác ngoài Nhà nƣớc để tổ chức đời sống xã hội theo mục tiêu đảm bảo giảm nguy cơ rủi ro cho đối tƣợng yếu thế có cuộc sống cơ bản, tạo nên công bằng xã hội, thực hiện an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. * Về chủ thể quản lý 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn