intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN về hoạt động của đạo Tin lành, áp dụng trong QLNN về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về đạo Tin lành ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ TRỊNH THU HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ TRỊNH THU HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC ĐĂK LĂK, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứa của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Chức. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học. Các số liệu, trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính khách quan, khoa học; các trích dẫn theo đúng quy định và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ Võ Trịnh Thu Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý công, tác giả nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình của quý thầy, cô công tác tại Học viện hành Chính quốc gia. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô đã quan tâm, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Văn Chức, người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp học viên hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp, bổ sung của độc giả và hy vọng được tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn về lĩnh vực quản lý Nhà nước về tôn giáo nói chung và về đạo Tin lành nói riêng để góp phần vào công tác quản lý Nhà nước được tốt hơn, góp phần hoàn thiện, cải cách nền hành chính Nhà nước ngày càng hiện đại, tiến bộ hơn. Tác giả Võ Trịnh Thu Hiền
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTGCP Ban Tôn giáo Chính phủ BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CP Chính phủ CT Chỉ thị KGVX Khoa giáo văn xã KH Kế hoạch KL Kết luận NĐ-CP Nghị định Chính phủ NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS.TS. Phó Giáo sư Tiến sỹ QH Quốc hội QLNN Quản lý nhà nước TCQLĐĐ Tổng cục quản lý đất đai TTg Thủ tướng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội VX Văn xã
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH PHÚ 43 YÊN Bảng 2.2. BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÍN ĐỒ TỈNH PHÚ YÊN 59
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 10 VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH 1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn 10 1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước 19 về hoạt động của đạo Tin lành 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin 28 lành 1.3.1 Chủ thể, đối tượng quản lý 28 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 31 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 37 ở một số địa phương 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 37 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 39 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên 40 Tiểu kết Chương 1 43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUẢN LÝ 44 NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến quản lý 44 nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.2. Hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 53 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh 63 Phú Yên 2.4. Nhận xét quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên 74 địa bàn tỉnh Phú Yên 2.4.1. Kết quả quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành và 74 nguyên nhân 2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành và 75 nguyên nhân Tiểu kết Chương 2 77
  8. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN 79 THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY 3.1. Dự báo xu hướng hoạt động và phát triển của đạo Tin lành và 79 quản lý đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 3.2. Quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo và đạo Tin lành 90 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo 95 Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 3.3.1. Nâng cao nhận thức tuyên tuyền cho cán bộ, công chức và 95 tín đồ, chức sắc tôn giáo về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Phú Yên 3.3.2. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật và chính 97 sách trong quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành trên địa bàn Tỉnh 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tín ngưỡng, tôn giáo trên 100 địa bàn Tỉnh 3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý nhà nước về 103 tôn giáo và đạo Tin lành trên địa bàn Tỉnh 3.3.5. Quản lý tôn giáo gắn với quản lý dân tộc chống lợi dụng hoạt 106 động của đạo Tin Lành gây mất ổn định chính trị trên địa bàn Tỉnh 3.3.6. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo 107 trên địa bàn Tỉnh 3.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý Nhà nước về 109 hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn Tỉnh 3.4. Một số khuyến nghị 110 3.4.1. Đối với Trung ương 110 3.4.2. Đối với Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ 110 3.4.3. Đối với tỉnh Phú Yên 111 Tiểu kết Chương 3 113 KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC 123
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đạo Tin lành ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ XVI trong phong trào cải cách Ki-tô giáo. Đạo Tin lành do Hội truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp Hoa Kỳ truyền vào Việt Nam và đặc cơ sở đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng vào năm 1911 [46]. Mặc dù có những bước thăng trầm trong quá trình tồn tại, phát triển, nhưng với lòng kiên đạo của các nhà truyền giáo trong sứ mệnh “Mở rộng Nước Chúa”, đạo Tin lành cho đến nay đã trở thành một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. Xuất hiện muộn hơn những tôn giáo khác, nhưng đạo Tin lành lại phát triển khá nhanh, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Là tôn giáo cải cách, có nhiều yếu tố tiến bộ, đề cao tính dân chủ, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội đơn giản nên đạo Tin lành có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Đạo Tin lành với giáo lý răn cho con người sống tiết kiệm, chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh hành vi, nhân cách của con người, tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của một bộ phận đồng bào, góp phần hạn chế một số hủ tục trong tang ma, cưới xin; giảm bớt các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, bạo lực trong gia đình, phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạo Tin lành cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế như tạo sự va chạm với các tập tục gia đình xã hội, tín ngưỡng cổ truyền của cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong thời gian du nhập vào Việt Nam, đạo Tin lành đẩy mạnh việc truyền giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, trong đó có các huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Yên. Địa bàn các huyện miền núi của Phú Yên với vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều tín ngưỡng, 1
  10. tôn giáo khác nhau, trình độ dân trí còn thấp, trình độ sản xuất còn kém phát triển so với những vùng khác, nên các thế lực thù địch, chống đối nhà nước luôn quan tâm đặt biệt tới và ra sức lợi dụng đạo Tin lành, kích động, lôi kéo giáo dân, tuyên truyền đòi thành lập “Nhà nước Đêga”. Điều đó cho thấy, hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh những yếu tố tôn giáo thuần túy còn chứa đựng nhiều vấn đề mang tính phi tôn giáo rất phức tạp. Đạo Tin lành du nhập vào tỉnh Phú Yên, đầu tiên là vào Sông Cầu (nay là thị xã Sông Cầu) năm 1928, năm 1929 thì vào Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa) rồi dần dần lan rộng sang các địa phương khác trong tỉnh; năm 2018, Tin lành Phú Yên kỷ niệm 90 năm Tin lành đến Sông Cầu và năm 2019 kỷ niệm 90 năm Tin lành đến Tuy Hòa [4], [5]. Đến nay, có 09/09 huyện, thị xã, thành phố, 52/110 xã, phường, thị trấn, 147/625 thôn, buôn, khu phố có đạo Tin lành [8]. Tổng số tín đồ đạo Tin lành so với dân số tại địa phương là 4.724/1.020.400 người, chiếm 0,6% dân số của tỉnh; số tín đồ là người dân tộc thiểu số: 1.683 người [7]. Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng tín đồ và hệ phái của đạo Tin lành; trước thời điểm Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (01/01/2018) toàn tỉnh có 81 điểm nhóm, trong đó có 37 điểm nhóm của 06 hệ phái đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; còn lại 41 điểm nhóm thuộc 14 hệ phái Tin lành chưa được đăng ký sinh hoạt tôn giáo [7]; bên cạnh đó, tình trạng chuyển nhượng, hiến, tặng đất đai và xây dựng cơ sở thờ tự trái phép tại một số điểm nhóm đã đăng ký; sự gia tăng hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo quần chúng, tranh giành tín đồ ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số giữa các tổ chức Tin lành đã được 2
  11. công nhận và chưa được công nhận, … gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động của đạo Tin lành có lúc có nơi chưa có sự thống nhất. Một số nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, chưa kịp thời hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân của đạo Tin lành thực hiện đúng quy định pháp luật, còn đùn đẩy trách nhiệm như: cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho các tổ chức đã được nhà nước công nhận; giải quyết, xử lý đối với hoạt động trái pháp luật, phức tạp về an ninh trật tự trong đạo Tin lành. Việc tranh thủ chức sắc, chức việc, người có uy tín, công tác xây dựng lực lượng “cốt cán phong trào” trong đạo Tin lành chưa phát huy hiệu quả, còn nhiều bất cập. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành nhiều lúc, nhiều nơi nhất là ở cơ sở còn quá cứng nhắc. Công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo không đúng chuyên môn diễn ra trong thời gian dài; tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác tôn giáo, nhất là cấp xã còn kiêm nhiệm, chưa ổn định, dẫn đến việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết công việc liên quan đến đạo Tin lành thiếu hiệu quả. Mặc khác, nhận thức về hoạt động tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng của cấp ủy, chính quyền một số nơi còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, lúng túng; có nơi còn ngăn cản, hạn chế các hoạt động của đạo Tin lành; có nơi buông lỏng quản lý, ngại va chạm, việc phân định chức năng của chính quyền chưa rõ ràng. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên ” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công không chỉ có một ý nghĩa nghiên cứu lý luận và thực tiễn hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mà còn có ý nghĩa lý luận và 3
  12. thực tiễn trên phạm vi cả nước trong quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có khá nhiều công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành, tiêu biểu như: Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Hữu Quang dịch), Nhà xuất bản Tri thức Hà Nội [35]. Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nền đạo đức Tin lành và “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản. Ông đã coi các nhân tố tôn giáo như có vai trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn minh và đặc biệt là trong sự ra đời của tư duy lý Tây phương. Trên cơ sở đó, ông khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái Tin lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối liên hệ tương đối chọn lọc với tinh thần của chủ nghĩa tư bản; do vậy đã tạo ra một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. Thậm chí ông còn khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hệ thống kinh tế là sản phẩm của cải cách Tin lành. Bensons Y Lendis (1986), Các hệ phái Tin Lành Mỹ, New York. Tác giả phân tích tổng quan về sự hình thành và phát triển, vị trí và vai trò của các hệ phái Tin lành trong đời sống xã hội nước Mỹ [18]. Bornen and Noble (1986), Các hệ phái Tin Lành Mỹ, New York. Tác giả phân tích tổng quan về sự hình thành và phát triển, vị trí và vai trò của các hệ phái Tin lành trong đời sống xã hội nước Mỹ. Mỗi hệ phái đều có lịch sử, đặc điểm riêng bởi nguyên nhân ra đời, nó ảnh hưởng đến xu hướng thần học cũng như đường hướng hoạt động của mỗi hệ phái [20]. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nxb Hà Nội. Tác giả đi nghiên cứu từ cơ bản đến cụ thể của phạm trù tôn giáo. Ngoài phần trọng tâm là tôn 4
  13. giáo học, tác giả nghiên cứu về Kitô giáo với đời sống xã hội ở cả phương Đông và phương Tây với những hình ảnh trong đời sống xã hội [52]. Trong nước đã có nhiều công trình, luận án, luận văn nghiên cứu về Tin lành, tiêu biểu như: Hoàng Minh Đô (2001), chủ nhiệm đề tài nhánh, Đạo Tin lành ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý. Công trình đã khái quát đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam, nêu rõ thực trạng và nguyên nhân, ảnh hưởng, xu thế và những vấn đề đặt ra cho công tác đối với đạo Tin lành trong thời gian tới cho nước ta [26]. Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã khái quát trình bày về những vấn đề cơ bản của đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam như lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, mối quan hệ và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống an ninh, chính trị xã hội tại những nơi có đạo [39]. Nguyễn Thanh Xuân (2006), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu tổng quan sơ lược về một số tôn giáo lớn trên thế giới có ở Việt Nam và một số tổ chức, hệ phái của một số tôn giáo. Trong đó đạo Tin lành tuy có số lượng tín đồ không nhiều nhưng được tác giả chú ý đến với đặc trưng là một tôn giáo có sự phát triển nhanh, ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội ở nước ta trước đây cũng như hiện nay [41]. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ sau thời điểm Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời chưa có công trình nghiên cứu, đề tài, luận văn về vấn đề đạo Tin lành; ở các tỉnh lân cận như Gia Lai, Đăk Lăk đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài, luận án, luận văn về vấn đề đạo Tinh lành như: Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên- Những vấn đề đặt ra với an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công An, Thành phố Hồ Chí Minh [27]. Đinh Ngọc 5
  14. Tùng (2005), Đạo Tin lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra với công tác an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công An, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội [25]. Học viện hành chính Quốc gia đã có một số luận văn, luận án nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành nói riêng như: Hoàng Văn Chức (2009), Giáo trình Quản lý Nhà nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [29]. Hoàng Văn Chức (2015), QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Bình Định. Tạp chí Quản lý nhà nước. Số 10 [30]. Thiều Thu Hương (2009) Công tác quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, nhóm Tin Lành ngoài CMA ở Việt Nam hiện nay, Luận văn chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [48]. Hoàng Văn Bé (2014) Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay, Luận văn thạc sĩ tôn giáo học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [28]. Ở Phú Yên hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của đạo Tin lành chưa có đề tài khoa học nào được công bố, mới chỉ được đề cập đến trong những báo cáo tổng kết. Vì vậy, với đề tài đã chọn, tác giả luận văn hi vọng sẽ làm sáng tỏ hơn những bất cập trong QLNN về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay, đồng thời khuyến nghị các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực nhạy cảm này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN về hoạt động của đạo Tin lành, áp dụng trong QLNN về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú 6
  15. Yên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về đạo Tin lành ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Tổng quan cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta. + Phân tích, đánh giá thực trạng đạo Tin lành và quản lý Nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. + Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý của nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo quy định của pháp luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2019 (thời điểm triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng 7
  16. Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm số liệu, tài liệu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp logic, lịch sử; - Phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng và áp dụng trong quản lý nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 6.2. Về mặt thực tiễn - Làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và cho các nhà quản lý đang thực thi công vụ trong công tác tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn 8
  17. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành Chƣơng 2: Thực trạng đạo Tin lành và quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 9
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH 1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn 1.1.1. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo 1.1.1.1. Tôn giáo: Tôn giáo là sản phẩm của con người, con người tạo ra tôn giáo để thỏa mãn nhu cầu về đức tin- niềm tin tôn giáo, khi mà họ rơi vào trạng thái bất lực, bế tắc. Tôn giáo đem lại cho họ niềm vui tinh thần theo kiểu “đền bù hư ảo”. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: tôn giáo vượt lên trên những quan điểm đã có trong lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin với phương pháp duy vật biện chứng triệt để và cách tiếp cận tôn giáo một cách khoa học về nguồn gốc, bản chất và vai trò xã hội của tôn giáo, đưa lý luận tôn giáo lên một tầm cao mới. Ở phương diện bản thể luận, chủ nghĩa duy vật vô thần trước Mác đã cho rằng: tôn giáo là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người. Tiếp tục cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật vô thần chống lại các quan điểm duy tâm thần học, Mác đồng tình với quan điểm “con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Khẳng định luận điểm này, các nhà duy vật vô thần trước Mác đã có công trong việc bác bỏ các quan niệm duy tâm thần học, nhưng họ mới dừng lại ở chỗ xem tôn giáo là kết quả giản đơn của quá trình nhận thức của con người, là biểu hiện sự hạn chế của trí tuệ. Mác đã không dừng lại ở đó, ông xem xét tôn giáo như là sự phản ánh của những điều kiện kinh tế, xã hội nhất 10
  19. định. Mác cho rằng: “Nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo” và tôn giáo “ là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực” [22, Tr.12]. Xem xét tôn giáo từ phương diện bản thể luận với phương diện nhận thức luận, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác tiếp tục công việc của chủ nghĩa duy vật vô thần, vạch ra bản chất xuyên tạc, hư ảo của các biểu tượng tôn giáo. Theo Mác “Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình” [22, Tr.13]. Để làm sáng tỏ thêm quan điểm này của Mác, Ăngghen trong tác phẩm Chống Đuy rinh cũng đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ảnh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. [21, Trang 437]. Các nhà nghiên cứu Mác- xít về tôn giáo thường coi câu nói trên đây của Ăngghen là định nghĩa của chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Từ góc độ của khoa học quản lý Nhà nước, chúng ta có thể định nghĩa tôn giáo như sau: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một tập thể người có chung một niềm tin theo một giáo chủ hoặc một giáo lý và có một cấu trúc nhất định thường gọi là giáo hội hay hội thánh. Luật tín ngưỡng tôn giáo định nghĩa: tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [45]. 1.1.1.2. Hoạt động tôn giáo Luật tín ngưỡng tôn giáo [45], định nghĩa: hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo. 11
  20. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo luật, hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo. 1.1.2. Tín đồ và chức sắc tôn giáo Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 [45]: Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và tổ chức tôn giáo thừa nhận. Tín đồ là người có nhu cầu tôn giáo, đại đa số tín đồ là nông dân, hầu hết có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc (ở Việt Nam). Họ có hai mặt vừa là công dân (có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân); vừa là tín đồ của một tôn giáo (có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ tín đồ đối với đạo của họ). Họ phải đồng thời đảm bảo hai mặt đó. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Chức sắc cũng là tín đồ của một tôn giáo, họ cũng có đủ những đặc điểm của tín đồ. Họ là người ưu tú trong các tôn giáo, được các tổ chức tôn giáo đào tạo, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử; có trình độ cao, có uy tín với tín đồ, được tín đồ yêu quý, bảo vệ. Họ thường xuyên gần gũi tín đồ, có ảnh hưởng lớn trong đời sống của tín đồ ( nắm “phần hồn” của tín đồ). 1.1.3. Tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 [45]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2