intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND cấp tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh nhằm đề ra quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………../…………… …......./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ CẨM VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/…………. .……/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ CẨM VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc của chính bản thân tôi, đồng thời được sự hướng dẫn khoa học của cô PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính Quốc gia. Các tài liệu, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép của bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào của những người đi trước.
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau Đại học, các phòng, ban có liên quan của Học viện và Giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được tham gia và hoàn thành khóa học thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. Để hoàn thành được luận văn, tôi xin trân trọng cám ơn cô PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và trang bị cho tôi nhiều kiến thức để hoàn thành khóa học và luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn để tôi đưa vào nghiên cứu, dẫn chứng trong luận văn giúp tôi hoàn thành luận văn và xin trân trọng cảm ơn người thân hết lòng giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được kết quả ngày hôm nay. Mặc dù rất tâm huyết với đề tài và đã có rất nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong quý thầy cô tiếp tục chỉ dẫn, đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn !
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............ 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................ 10 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.... 12 1.1. Hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ............... 12 1.1.1. Khái niệm hoạt động đối ngoại................................................... 12 1.1.2. Nội dung hoạt động đối ngoại của UBND cấp tỉnh.................... 12 1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ........................................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 13 1.2.2. Vai trò và đặc điểm quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................................................................................ 15 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................................................................................ 19
  6. 1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh............................................................................................. 20 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh............................................................................................. 20 1.2.5.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ........................................ 20 1.2.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................................................................................ 22 1.2.5.3. Xây dựng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .......................... 23 1.2.5.4. Công tác phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................... 26 1.2.5.5. Thanh tra, kiểm tra về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ..................................................................................................... 27 1.2.5.6. Đảm bảo ngân sách, trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ............................................... 28 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ........................................................... 29 1.3.1. Yếu tố khách quan ...................................................................... 29 1.3.2. Yếu tố chủ quan .......................................................................... 31 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của một số địa phương và bài học kinh nghiệm ................................................................ 33 Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH ..... 39
  7. 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh và ảnh hưởng của các điều kiện đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Tây Ninh ......................................................................... 39 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh39 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................... 39 2.1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh ........... 40 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh .......... 42 2.2. Khái quát về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ......................................................................................................... 44 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ........................................................................ 47 2.3.1. Về ban hành thể chế quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ............................................................... 47 2.3.2. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ...................................................................... 52 2.3.3. Về xây dựng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ................ 56 2.3.4. Về công tác phối hợp sở, ban, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ......... 58 2.3.5. Về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh .................................................................................. 68 2.3.6. Về đảm bảo ngân sách, trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.......................... 70 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh .......................................... 71 2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................... 71
  8. 2.4.2. Hạn chế ....................................................................................... 73 2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................. 78 Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 82 CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH ................................................................... 84 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ................................................. 84 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ................................................. 88 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ................ 88 3.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ................................................................................... 90 3.2.3. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ............................................................... 94 3.2.4. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc................................ 96 3.2.5. Mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các địa phương và các đối tác nước ngoài................................................................... 97 Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 101 KẾT LUẬN ........................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 104
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân QLNN: Quản lý nhà nước
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thống kê trình độ của đội ngũ công chức Sở Ngoại vụ ...................... 59 Biểu 2.2. Kinh phí phục vụ QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh ..... ............................................................................................................................. 72
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, công tác đối ngoại giữ một vị thế quan trọng phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, công tác đối ngoại đã góp phần vào việc duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và ngày càng được khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa quan hệ của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững. Tại Tây Ninh và các tỉnh, thành khác trong cả nước, hoạt động đối ngoại cũng góp phần quan trọng mở rộng hợp tác, giao thương tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại các địa phương, cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của các địa phương, thúc đẩy quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa với các nước trên thế giới; tạo điều kiện để các địa phương bứt phá mạnh mẽ về kinh tế... Tây Ninh là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh trong đó có các đường Xuyên Á, quốc lộ 22, quốc lộ 22B, đường Hồ Chí Minh, là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN, ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 03 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và mở rộng môi trường đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh tích cực phấn đấu xây dựng tỉnh Tây Ninh trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phía Nam. Để 1
  12. đạt mục tiêu này, tỉnh cần đẩy mạnh thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển nhất là nguồn lực từ các đối tác quốc tế để tỉnh Tây Ninh ngày càng phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh. Trong những năm qua (giai đoạn 2015 - 2020), tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh duy trì tốc độ phát triển ổn định và khá toàn diện trên các lĩnh vực; an ninh quốc phòng được đảm bảo; tình hình an ninh chính trị khu vực biên giới cơ bản ổn định. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, trở thành mô hình đối ngoại an toàn khởi sắc. Tỉnh đã tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Nga, Belarus..., đồng thời tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác với các tỉnh giáp biên Campuchia góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia. Công tác phân giới cắm mốc đã hoàn thành kế hoạch Trung ương giao, góp phần hòa vào sự kiện pháp lý quan trọng của hai quốc gia Việt Nam - Campuchia trong việc ký kết văn kiện pháp lý công nhận 84% kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về công tác đối ngoại thì vẫn còn một số mặt chưa tạo được những đột phá quan trọng, có lúc chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, bản thân nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong tiến trình hội nhập và phát triển. Mặt khác, trong công tác QLNN về hoạt động đối ngoại cũng còn những hạn chế như hệ thống thể chế mặc dù đã ban hành nhưng còn thiếu; tổ chức bộ máy đã phân công trách nhiệm rõ ràng nhưng còn thiếu bộ phận chuyên trách ở các sở, ngành và địa phương; đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán; công tác phối hợp 2
  13. giữa các sở, ngành và địa phương có lúc còn thiếu gắn kết, chưa chủ động; thanh tra, kiểm tra chưa đi vào chiều sâu và vẫn còn mang tính “hình thức”; ngân sách, trang thiết bị phục vụ còn quá thấp, hơn nữa còn dàn trải ở các sở, ngành và địa phương. Nguyên nhân của hạn chế do nhận thức của lãnh đạo quản lý các cấp về hoạt động đối ngoại chưa đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị thế và tầm quan trọng của công tác đối ngoại; hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh còn chậm; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại chưa đi vào thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao; môi trường và điều kiện làm việc về hoạt động đối ngoại còn thiếu. Vì vậy, việc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại là quan trọng và cần thiết để nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Tây Ninh ngày càng thiết thực hơn, phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh. Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tại “Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình với hy vọng góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh. Qua đó, đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho hoạt động đối ngoại của tỉnh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lĩnh vực đối ngoại từ trước đến nay đã được các nhà khoa học, nhà quản lý, các nghiên cứu sinh, các học viên cao học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện và giác độ khác nhau, như: Cuốn sách “Quan hệ chính trị quốc tế”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của GS.TS. Dương Xuân Ngọc và TS. Lưu Văn An. Cuốn sách đã cung cấp 3
  14. những chủ thể trong quan hệ chính trị quốc tế (bao gồm các quốc gia có chủ quyền, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia, các phong trào chính trị - xã hội và các chủ thể - cá nhân với tư cách là các chính khách phi chính phủ). Trong đó, quốc gia - chủ thể chủ yếu của quan hệ chính trị quốc tế - được phân tích sâu về khía cạnh lợi ích quốc gia, sức mạnh quốc gia, chủ quyền quốc gia. Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị quốc tế cũng được phân tích đầy đủ như: cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, địa - chính trị, khủng bố quốc tế. Bên cạnh đó, quan hệ chính trị quốc tế thời kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, những xu thế chủ yếu của quan hệ chính trị quốc tế đương đại và chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc; cơ sở hoạch định và sự vận hành chính sách đối ngoại của nhà nước - quốc gia cũng là những nội dung khá quan trọng trong cuốn sách. Trên cơ sở những phân tích trên, các tác giả vận dụng phân tích nội dung đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và rút ra những bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời gian tới. Quan hệ chính trị quốc tế là một môn khoa học mới, trang bị cho người học những tri thức cơ bản về chính trị thế giới, hiểu rõ sự đa dạng và tính phức tạp của các mối quan hệ quốc tế. Cuốn sách đã giúp cho người học, người đọc những kiến thức toàn diện nhất về quan hệ chính trị quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta với tư cách là một chủ thể trong mối quan hệ đó. Cuốn sách “Vài ngón nghề ngoại giao”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Cuốn sách là sản phẩm kết tinh trí tuệ và tâm huyết của cả một cuộc đời làm đối ngoại hơn 60 năm của Người. Bằng việc đi sâu phân tích kỹ các kỹ năng cơ bản, quan trọng trong công tác ngoại giao như: nghiên cứu, đàm phán, xử lý tình huống, ngoại giao đa 4
  15. phương..., cuốn sách đã giúp người đọc tiếp cận được với các bí quyết, phương pháp và kỹ năng đối ngoại một cách bài bản, có hệ thống, mang màu sắc rất Việt Nam, đồng thời bám sát sự vận động không ngừng của đời sống quan hệ quốc tế. Những tình tiết trong cuốn sách chứa đựng góc nhìn sâu sắc của cá nhân, vừa mang dấu ấn của sự phát triển đất nước trong dòng chảy thời đại. Cuốn sách “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010)”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của GS, NGND Vũ Dương Ninh. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, góp phần giới thiệu một cách có hệ thống quá trình lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến 2010. Cuốn sách khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải theo tiến trình lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của nước nhà từ những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến Cách mạng Tháng Tám, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thống nhất, hội nhập quốc tế cho tới thập niên đầu của thế kỷ XXI. Cuốn sách trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại để từ đó rút ra những nhận định chung và những bài học kinh nghiệm. Đây là tài liệu nghiên cứu, tham khảo bổ ích đối với các cán bộ nghiên cứu, cán bộ làm công tác đối ngoại, thiết thực phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khoa học chính trị, lịch sử hiện đại và những độc giả quan tâm đến đề tài này. Cuốn sách “50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia thành tựu và triển vọng”, Nxb Thông tin và Truyền thông, của TS Trần Xuân Hiệp (năm 2018). Đây là công trình nghiên cứu của tác giả với mong muốn góp phần làm rõ thêm mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trong suốt nửa thế kỉ qua. Cuốn 5
  16. sách giới thiệu những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Campuchia ở thời kỳ sau Chiến Tranh Lạnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn nhìn vào những hạn chế, những vấn đề đang cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, dù quan hệ Việt Nam - Campuchia có thể sẽ phải đối diện với những thách thức, khó khăn mới cả khách quan và chủ quan, nhưng những lợi ích chung trong việc duy trì và thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hợp tác giữa hai nước, ý chí hợp tác của các nhà lãnh đạo hai bên và tiến trình hội nhập khu vực ngày càng chặt chẽ do ASEAN dẫn dắt chính là những nhân tố quyết định tương lai của quan hệ Việt Nam - Campuchia trong những thập niên tiếp theo của thế kỉ XXI. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ Ngoại giao và nhiều văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh... về nội dung hoạt động đối ngoại của tỉnh và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương QLNN về hoạt động đối ngoại... “Quản lý hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh qua hoạt động thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh”, năm 2012 của tác giả Đặng Thúy Loan. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh. “Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Đắk Nông”, năm 2016 của tác giả Trần Văn Khang. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở 6
  17. lý luận về QLNN đối với hoạt động đối ngoại của tỉnh Đắk Nông, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Đắk Nông. “Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang”, năm 2017 của tác giả Huỳnh Thanh Hải. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang. “Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, năm 2017 của tác giả Đào Hữu Tấn. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, vận dụng trong nghiên cứu thực trạng QLNN đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Quảng Bình, từ đó, đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã cho ta thấy khá đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về hoạt động đối ngoại của ngành ngoại giao nói chung và hoạt động đối ngoại của địa phương nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình này chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở góc độ lý luận về tình hình thế giới và Việt Nam, các chủ trương, đường lối của đối ngoại Việt Nam trong từng giai đoạn khác nhau và thông qua việc nghiên cứu nội dung các luận văn đã bảo vệ thành công, tác 7
  18. giả nhận thấy các luận văn đã đánh giá được thực trạng của hoạt động đối ngoại. Qua đó, giúp tác giả có cái nhìn khái quát và tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm phát hiện những vấn đề mới cần bổ sung, nghiên cứu thêm mà các tác giả đi trước chưa đề cập cũng như đối chiếu tình hình thực tế của tỉnh để đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND cấp tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh nhằm đề ra quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND cấp tỉnh. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2020 chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, đề ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 - 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh. 8
  19. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh. - Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2020 . 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về QLNN hoạt động đối ngoại. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu tài liệu: + Nghiên cứu các bài viết, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, giáo trình có liên quan để rút ra các vấn đề lý luận QLNN về hoạt động đối ngoại của UBND tỉnh Tây Ninh. + Nghiên cứu các báo cáo 01 năm, 02 năm, 05 năm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đối ngoại; tình hình, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia; công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh...; báo cáo chuyên đề về công tác đối ngoại và tình hình biên giới, công tác phân giới, cắm mốc của tác giả Trần Thị Thu Hằng. + Nghiên cứu các tài liệu: Hướng dẫn về công tác ngoại vụ địa phương của Bộ Ngoại giao; Lớp bồi dưỡng kiến thức công tác đối ngoại và lễ tân ngoại giao, năm 2011 - Tây Ninh; Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đối ngoại và lễ tân, năm 2009 - Thành phố Hồ Chí Minh; + Nghiên cứu Tạp chí thông tin đối ngoại của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và Ban Tuyên giáo Trung ương, trong đó có bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về hoạt động đối ngoại phải tranh 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2